intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập bài giảng Bóng rổ: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập bài giảng "Bóng rổ: Phần 1" trình bày những nội dung chính sau đây: Lý thuyết bóng rổ; Kỹ thuật các bước di chuyển trong bóng rổ; Kỹ thuật dẫn bóng tại chỗ và di chuyển; Kỹ thuật chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực; Kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao; Kỹ thuật di chuyển hai bước ném rổ một tay trên cao; Kỹ thuật di chuyển hai bước ném rổ một tay dưới thấp; Kỹ thuật tại chỗ cầm bóng qua người. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập bài giảng Bóng rổ: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------------------------------------- TẬP BÀI GIẢNG BÓNG RỔ (Dành cho sinh viên ngành Quản lý thể dục thể thao) Giảng viên soạn : Nguyễn Thanh Tâm Bộ môn : Quản lý thể dục thể thao Khoa : Quản lý thể thao Mã học phần : QTT015 THANH HÓA, NĂM 2018 1
  2. TẬP BÀI GIẢNG MÔN BÓNG RỔ 1. Mục tiêu và yêu cầu của học phần: 1.1. Mục tiêu tổng quát: Học phần môn bóng rổ nhằm giúp cho sinh viên nắm vững những cơ sở lý luận của môn bóng rổ, hình thành một số kỹ - chiến thuật cơ bản của bóng rổ; biết vận dụng hiểu biết kỹ - chiến thuật động tác để hướng dẫn người chưa biết cùng tham gia tập luyện; có khả năng tổ chức thi đấu và làm trọng tài bóng rổ ở cơ sở. 1.2. Mục tiêu cụ thể: - Về tri thức: Trang bị cho người học nắm vững những cơ sở lý luận của môn bóng rổ, năng lực thực hành kỹ - chiến thuật động tác; phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài; đảm nhiệm được nhiệm vụ giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, trong các trường năng khiếu, các cơ sở, trung tâm thể dục thể thao. - Về kỹ năng: Vận dụng sự hiểu biết những kiến thức cơ bản về bóng rổ, ứng dụng vào thực tiễn việc giảng dạy và huấn luyện trong các trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở trung tâm thể dục thể thao. Hình thành năng lực sư phạm nghề nghiệp, biết xây dựng kế hoạch giảng dạy, huấn luyện cũng như tổ chức thi đấu và phương pháp trọng tài môn bóng rổ. - Về thái độ: Hình thành phẩm chất cơ bản của người cán bộ thể dục thể thao cơ sở trong thời kỳ đổi mới với tác phong mẫu mực, có tinh thần trách nhiệm với xã hội về nghề nghiệp; yêu thích môn học, kính trọng, yêu quý các thầy cô giáo. 2. Cấu trúc tổng quát học phần: 2.1. Tín chỉ 1: Lý thuyết và thực hành kỹ thuật bóng rổ 2.1.1. Danh mục tên bài giảng: Bài 1: Lý thuyết bóng rổ Bài 2: Kỹ thuật các bước di chuyển trong bóng rổ 2
  3. Bài 3: Kỹ thuật dẫn bóng tại chỗ và di chuyển. Bài 4: Kỹ thuật chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực Bài 5: Kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao. Bài 6: Kỹ thuật di chuyển hai bước ném rổ một tay trên cao Bài 7: Kỹ thuật di chuyển hai bước ném rổ một tay dưới thấp Bài 8: Kỹ thuật tại chỗ cầm bóng qua người. 2.1.2. Số tiết lên lớp của GV: 15 2.1.3. Số tiết SV làm bài, học nhóm tại lớp: 15 2.1.4. Số tiết SV nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 30 2.2. Tín chỉ 2: Thực hành kỹ thuật bóng rổ 2.2.1. Danh mục tên bài giảng: Bài 1: Ôn các kỹ thuật cơ bản của môn bóng rổ Bài 2: Học chiến thuật tấn công nhanh Bài 3: Học chiến thuật phòng thủ khu vực Bài 4: Phương pháp lên lớp. Bài 5: Phương pháp thi đấu và thực hành trọng tài 2.2.2. Số tiết học có GV hướng dẫn: 15 2.2.3. Số tiết SV làm bài, học nhóm tại lớp: 15 2.2.4. Số tiết SV nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 30 3. Nội dung chi tiết bài giảng: 3.1. Tín chỉ 1: Lý thuyết và thực hành bóng rổ 3.1.1. Bài 1: Lý thuyết bóng rổ 3.1.1.1. Phần mở đầu tiếp cận bài TDTT chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất. Nhằm phát triển con người toàn diện về: Trí, đức, thể, mỹ. Phát triển TDTT không chỉ là mục tiêu của tỉnh nhà nó còn là mục tiêu trong nước cũng như trên toàn thế giới. Cùng với việc phát triển một số môn thể thao mũi nhọn, nhiều môn thể thao khác cũng được quan tâm phát triển trong đó có môn Bóng rổ. 3
  4. Là môn thể thao đối kháng trực tiếp có cường độ vận động lớn trong thời gian dài, luôn căng thẳng về tâm lý. Môn Bóng rổ có tác dụng phát triển toàn diện cho người tập vì vậy nhiều môn thể thao khác như: Bơi lặn, bóng đá, bóng chuyền... coi bóng rổ là một phương tiện để phát triển thể lực và tư duy. Vì vậy bóng rổ chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam bóng rổ đang có xu hướng phát triển mạnh mặc dù do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho bóng rổ chưa có được thành tích trong khu vực và trên thế giới. Nhưng phong trào tập luyện vẫn phát triển mạnh tại các thành phố thị trấn, các trung tâm công nghiệp, các trường đại học, trung học phổ thông. Thu hút đông tầng lớp thanh thiếu niên họ sinh, sinh viên tham gia luyện tập. Trong trường Đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa, bóng rổ là môn học nằm trong chương trình đào tạo. Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên trong nhà trường, dựa vào cơ sở khoa học thực tiễn và căn cứ vào mục tiêu đào tạo nhằm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý TDTT có năng lực để đảm nhiệm công tác quản lý và làm phong trào TDTT. Bộ môn đã biên soạn chương trình làm tài liệu học tập với những vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy, tổ chức thi đấu môn bóng rổ. Tài liệu này sử dụng nội bộ theo chương trình giảng dạy môn bóng rổ hệ Đại học quản lý TDTT. Chương trình này đã được thông qua trong bộ môn có chọn lọc và điều chỉnh cũng như tham khảo tài liệu liên quan đến những điều luật mới có sửa đổi và ban hành, phù hợp với môn Bóng rổ hiện nay. 3.1.1.2. Phần kiến thức, kỹ thuật căn bản: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG RỔ Bóng rổ là một môn thể thao tập thể thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội (mỗi đội 5 người) trong thời gian 4 hiệp mỗi hiệp 10 phút, được tổ chức thi đấu trên sân có kích thước 28 x 15m. Mục đích của mỗi đội là ném bóng vào rổ đối 4
  5. phương và ngăn cản không cho đối phương ném bóng vào rổ của mình theo quy định của luật thi đấu. Kết quả cuối cùng của thi đấu bóng rổ rất đặc biệt: - Điểm số rất cao (trung bình từ 80 – 85 điểm /trận). - Tần số thay đổi tỷ số nhanh (trung bình cứ 24 giây thay đổi tỷ số một lần). - Trong một trận đấu bóng rổ không có tỷ số hoà, tức là không có tính thoả hiệp về trận đấu. * Nguồn gốc môn bóng rổ: Tháng 12 năm 1891, G.Nây Smit (sinh năm 1861), một giáo viên thể dục trường huấn luyện Springphild tại bang Massachusets (Mỹ), tìm cách làm cho giờ học thể dục thêm sinh động, ông đã dựa theo những trò chơi với bóng được phát triển trước đây trong lich sử: Như trò chơi Pok – Tapok – Ném bóng vào vòng tròn bằng đá được tính theo chiều thẳng đứng trên tường; Trò chơi Ollamalituli – ném bóng cao su vào chiếc vòng bằng đá, để sáng tạo ra một trò chơi mới. Do có những nét mới lạ, sinh động và hấp dẫn nên chỉ sau một thời gian ngắn trò chơi này đã lan rộng trong toàn nước Mỹ và ngày nay đã phát triển thành môn thể thao hấp dẫn đối với hàng trục triệu người trên hành tinh. Ban đầu để phù hợp với phòng tập của mình, G. NâySmit đã chọn quả bóng đá để có thể dễ dàng bắt, chuyền, nên ông đã đóng vào tay vịn ban công phòng tập thể thao một chiếc bảng và tại bảng ông buộc một chiếc rổ dùng khi đi hái đào làm đích cho học sinh ném vào. Do ban công phòng tập có chiều cao 3,05m vì thế ngày nay độ cao này tương ứng với khoảng cách từ mặt sân tới mép trên vành rổ. Thời kỳ đầu vì lớp tập thể dục của ông có 18 người nên ông chia ra làm hai đội, mỗi đội 9 người cả nam và nữ. Sau này do thấy số người tham gia đông là điều kiện không cần thiết và chỉ làm rối trên sân nên số người mỗi bên được giảm xuống 7 và sau đó là 5 người. Bởi vì trò chơi ném bóng vào rổ nên trò chơi có tên gọi là „‟Basketball” –„‟Bóng rổ”. 5
  6. Tháng 12 năm 1891, G. NâySmit đã soạn thảo những điều luật thi đấu đầu tiên cho môn bóng rổ và dùng nó để tổ chức trận đấu. Năm 1892 ông đã cho xuất bản “ sách luật chơi bóng rổ” gồm 15 điều mà phần lớn những điều luật ấy dưới hình thức này hay hình thức khác vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay. Sau khi tổ chức những trận bóng rổ đầu tiên không lâu, các điều luật đó đã có một số thay đổi là đưa thêm bảng để gắn rổ vào (1895). Các bảng đã trở thành bộ phận bảo vệ rổ một cách độc đáo. Để ghi nhận công lao của G. NâySmit, năm 1911 Trường Cao đẳng Springphild đã tặng ông danh hiệu vinh dự kiện tướng giáo dục thể chất. Năm 1939 Trường Đại học tổng hợp Mac Gill phong tặng ông tiến sĩ Y học và năm 1968 tại trường Springphild đã khánh thành bảo tàng G. NâySmit – “Gian phòng vinh quang bóng rổ”. Điều đó thể hiện sự kính trọng con người đã phát minh cho thế giới một trò chơi tuyệt vời. * Sự phát triển môn bóng rổ trên thế giới: Sự phát triển môn bóng rổ đã kéo theo sự thay đổi nhiều điều luật thi đấu, trang thiết bị, dụng cụ và trang phục thi đấu của vận động viên. - Năm 1893 lần đầu tiên xuất hiện vòng rổ bằng sắt và có lưới. - Năm 1894 chu vi bóng được tăng lên từ 76,2 – 81,3 cm. - Năm 1895 đã áp dụng các quả ném phạt được thực hiện ở khoảng cách 4,572m. - Năm 1896 quy định người chơi được quyền dẫn bóng trong mọi trường hợp. Sự phát triển của bóng rổ trên thế giới được chia thành các giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: Từ 1891 đến 1918 đây là thời kỳ hình thành môn thể thao mới. Từ chỗ được tạo ra để làm sinh động hơn đối với các giờ học thể dục, bóng rổ đã trở thành môn thể thao vời tất cả các đặc điểm tiêu biểu của mình 6
  7. Từ năm 1894, sau khi luật bóng rổ dược chính thức ban hành và có những cuộc thi đấu thì kỹ - chiến thuật bóng rổ được hình thành và phát triển rất nhanh. Đã bắt đầu xuất hiện chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ, xác định cho được chức năng vị trí của từng cầu thủ. Ở giai đoạn này bóng rổ đã được phát triển sang các nước phương đông như: Nhật, Trung Quốc, Philippin rồi sang Châu Âu và Nam Mỹ. Tại thế vận hội lần thứ 3 năm 1904 bòng rổ được tổ chức thi đấu biểu diễn. Năm 1913 ở Manila thủ đô Philippin giải bóng rổ châu á được tổ chức. Giai đoạn thứ 2: Từ 1919 – 1931 có đặc điểm tiêu biểu là các hiệp hội bóng rổ quốc gia của các nước được thành lập và bắt đầu có các cuộc thi đấu giao hữu quốc tế. Năm 1923 các cuộc thi đấu bóng rổ quốc tế đầu tiên của nữ được tổ chức ở Pháp giữa các đội Ý, Pháp và Tiệp Khắc. Giai đoạn thứ 3: Từ 1932 – 1947 đây là giai đoạn môn bóng rổ được phát triển rộng rãi trên thế giới. Sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử bóng rổ là việc thành lập liên đoàn bóng rổ Quốc tế gọi tắt là FIBA (Federation Internationnal Basketball Amateur) vào ngày 18 – 6 – 1932. Năm 1935 Uỷ ban Olimpic Quốc tế đã đưa ra quyết định công nhận môn bóng rổ là môn thể thao có trong chương trình thi đấu của thế vận hội. Năm 1936, bóng rổ lần đầu tiên được đưa vào thế vận hội lần thứ 11 tổ chức tại Becrlin với 21 nước tham dự và đội tuyển Mỹ đoạt chức vô địch. Cũng tại Đại hội Olimpic lần này người có công sáng tạo ra môn bóng rổ là G.NâySmit đã có mặt với tư cách là khách mời danh dự. Năm 1938 giải vô địch bóng rổ nữ Châu Âu lần đầu tiên được tổ chức tại RoMa (Ý), đội nữ của Ý đoạt chức vô địch. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, từ năm 1947 các đội bóng rổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa bắt đầu tham dự thế vận hội Olimpic và các giải thế giới. 7
  8. Giai đoạn thứ 4: Từ năm 1948 – 1965 là giai đoạn mà kỹ chiến thuật bóng rổ có những bước tiến nhảy vọt. Liên đoàn bóng rổ thế giới với 50 nước là thành viên lúc đó đã có vị trí quan trọng và đã tổ chức nhiều giải thế giới với quy mô lớn. Ở giai đoạn này kỹ chiến thuật bóng rổ phát triển phong phú và đa dạng, kỹ thuật đã có độ khó và kết hợp liên hoàn động tác để đạt kết quả cao trong thi đấu. Một tiến bộ đặc biệt là sự áp dụng các động tác ném rổ bằng một tay, điều này gây khó khăn cho việc phòng thủ của đối phương. Trước kia trong mỗi trận đấu thường mỗi đội chỉ ghi được từ 20 - 30 điểm thì sau khi xuất hiện kỹ thuật động tác ném rổ bằng một tay thì số điểm ghi được đã tăng lên tới 50 – 60 điểm. Năm 1950 trong thi đấu bóng rổ, tấn công đã đã chiếm ưu thế hơn phòng thủ. Điều đó có hai nguyên nhân: Sự phát triển kỹ chiến thuật tấn công chiếm ưu thế hơn so với kỹ – chiến thuật phòng thủ và xuất hiện nhiều cầu thủ cao trong các đội. Năm 1950 tại Achentina giải vô địch bóng rổ nam thế giới lần đầu tiên được tổ chức và đội Achentina đã đoạt chức vô địch. Năm 1953 tại Chilê giải vô địch thế giới của nữ lần đầu tiên được tổ chức và đội Mỹ đã đoạt chức vô địch. Các giải vô địch thế giới của nam và nữ được tổ chức thường xuyên 4 năm một lần. Năm 1965 Liên đoàn bóng rổ Quốc tế tập hợp 122 Liên đoàn Quốc gia của các nước khác nhau trên thế giới. Giai đoạn phát triển tiếp theo của bóng rổ thế giới bắt đầu từ năm 1966 được thể hiện rõ ở sự khắc phục khủng hoảng và bắt đầu hưng thịnh của mình. - Năm 1972 bóng rổ nữ chính thức được đưa vào chương trình thi đấu thế vận hội Olimpic - Năm 1983 FIBA hợp nhất 157 Liên đoàn bóng rổ Quốc gia của cả 5 Châu lục: Châu Âu – 31, Châu Á - 38, Châu Phi – 40, Châu Úc và Châu Đại Dương – 10. Đến năm 1987 FIBA đã có 168 nước thành viên. 8
  9. * Sự phát triển bóng rổ ở Việt Nam: Cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp, các môn thể thao hiện đại trong đó bóng rổ cũng theo chân đội quân viễn chinh du nhập vào Việt Nam. Thời kỳ đầu bóng rổ chỉ phát triển ở phạm vi hẹp trong một số trường học, công sở, trong hàng ngũ binh lính Pháp và cũng chỉ ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Huế... Các môn thể thao nói chung và môn bóng rổ nói riêng trong thời gian này nhìn chung chỉ phục vụ riêng cho giai cấp thống trị, kỹ – chiến thuật thì non kém, tư tưởng thi đấu thì cay cú ăn thua. Cách mạng tháng tám thành công, phong trào thể thao nói chung và môn bóng rổ nói riêng rưới sự lãnh đạo của Đảng đã bước đầu được quan tâm phát triển đúng mức. Song cuộc kháng chiến chống Pháp lại nổ ra nên phong trào này lại phải tạm lắng xuống để tập trung lực lượng cho kháng chiến giành thắng lợi. Sau hoà bình lập lại năm 1945 ở miền Bắc phong trào bóng rổ được phát triển rộng khắp ở các trung tâm: Hà Nội, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn trong các ngành và các lực lượng vũ trang. Hàng năm đều có tổ chức giải vô địch bóng rổ toàn miền Bắc: Giải hạng A, giải hạng B nam nữ, giải vô địch các đội mạnh, giải thanh thiếu niên. Năm 1975 từ sau ngày thống nhất đất nước, phòng trào ngày càng phát triển mạnh mẽ và có sức thu hút đông đảo thanh niên học sinh tham gia tập luyện. Phong trào bóng rổ trong các trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề được phát triển mạnh mẽ. Hàng năm Bộ giáo dục và Đào tạo đều tổ chức giải bóng rổ học sinh, sinh viên toàn quốc. Ngoài ra còn có các giải học sinh, sinh viên của các khu vực do hội thể thao đại học của khu vực tổ chức. Ngày 15/5/1992, Hội bóng rổ Việt Nam được thành lập theo quyết định 161/VN của Bộ nội vụ. Tại Đại hội lần thứ 2 vào tháng 11 năm 1992 tại Hà Nội, Đại hội đã quyết định đổi tên Hội bóng rổ Việt Nam thành Liên đoàn bóng rổ 9
  10. Việt Nam – Viết tắt là VBF (Vietnam Basketball Federation), Liên đoàn bóng rổ Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn bóng rổ Quốc tế. 3.1.1.4. Các mẫu hình sản phẩm cho SV tham khảo - SV xem video; Tranh; nghiên cứu tài liệu... 3.1.1.5. Phần tự thực hành thao tác thường xuyên của SV trong bài học - Sinh viên thảo luận, thực hiện các bài tập, các bài chuyên đề mà giảng viên đề ra. 3.1.1.6. Sản phẩm thực hành: - Sinh viên hiểu rõ lịch sử phát triển môn bóng rổ, kỹ thuật và chiến thuật cơ bản của môn bóng rổ, phương pháp giảng dạy kỹ thuật bóng rổ, luật và phương pháp tổ chức thi đấu môn bóng rổ. 3.1.1.7. Điều kiện để GV- SV thực hiện bài học thực hành * Yêu cầu đối với Giảng viên: GV trực tiếp đưa ra mục đích, yêu cầu của việc thực hành các kỹ năng, cung cấp nội dung bài học, đưa ra các bài tập, làm mẫu để SV theo dõi, hướng dẫn các bước thực hiện một cách cụ thể để SV thực hiện kỹ thuật. Tổ chức đánh giá SV theo quy định * Yêu cầu đối với Sinh viên: SV nắm vững mục đích, yêu cầu thực hành từng loại kỹ năng, theo dõi thao tác thị phạm mẫu của GV sau đó thực hành theo các bước mà GV đã đưa ra. * Yêu cầu thiết bị: - Trang thiết bị phục vụ cho môn học: Sân bóng rổ, bóng, còi, trang phục, tài liệu có liên quan đến môn học v..v..v 3.1.2. Bài 2: Kỹ thuật các bước di chuyển trong bóng rổ 3.1.2.1. Phần mở đầu tiếp cận bài - Giảng viên nêu tên bài học, nhắc nhở một số yêu cầu trong buổi học. - Giảng viên phân tích và thị phạm kỹ thuật động tác. - Sinh viên chú ý lắng nghe và quan sát giảng viên thực hiện. 3.1.2.2. Phần kiến thức, kỹ thuật căn bản: 10
  11. Di chuyển của vận động viên bóng rỗ trên sân là một phần của hệ thống những động tác nhằm nhằm giải quyết nhiệm vụ tấn công một cách cụ thể. Các động tác di chuyển là cơ sơ của kỹ thuật bóng rổ. Để di chuyển trên sân, vận động viên sử dụng các động tác: chạy, nhảy, dừng và quay người. Nhờ có những động tác này vận động viên có thể chọn vị trí đúng, thoát khỏi sự kèm bám của đối phương để bắt bóng, chuyền bóng, dẫn bóng đồng thời lôi kéo đối phương theo mình để tạo khoảng trống cho đồng đội thực hiện mục đích tấn công của đội.  Đi Trong thi đấu bóng rổ, động tác đi chỉ để sử dụng khi thay đổi vị trí trong thời gian ngắn hoặc giảm cường độ thi đấu. Khác với đi bộ bình thường, trong bóng rổ đi gối hơi co và điều này giúp vận động viên luôn có khả năng tăng tốc bất ngờ.  Chạy. Chạy là phương pháp cơ bản để di chuyển trong bóng rổ khác nhiều so với chạy trong điền kinh, trong bóng rổ vận động viên phải biết cách tăng tốc độ từ những tư thế ban đầu khác nhau, theo bất kì hướng nào, biết nhanh chóng thay đổi hướng và tăng tốc đột ngột. - Chạy tự nhiên: Động tác chạy tự nhiên là động tác dùng rất nhiều trên sân khi tấn công cũng như phòng thủ và trong mọi hoàn cảnh mà không cần đến tốc độ nhanh. Sai lầm thƣờng mắc phải và phƣơng pháp sửa chữa Những sai lầm Biện pháp sửa sai 1. Vai và tay bị gò bó, không thả lỏng 1. Không so vai chạy, hai tay nắm hờ nên chóng mệt mỏi. và thả lỏng cẳng, cổ tay 2. Mắt không quan sát trên sân nên rễ 2. Mắt không nhìn xuống đất và thả xảy ra va chạm. lỏng cổ tay. 11
  12. - Chạy biến tốc: Trong bóng rổ việc tăng tốc độ, chạy một cách đột ngột và bất ngờ, hoặc là tăng tốc độ xuất phát được gọi là chạy biến tốc, nó được dùng nhiều khi di chuyển trong tấn công và phòng thủ. Đây là phương pháp tốt nhất để thoát khỏi sự kèm chặt của đối phương và di chuyển tới chỗ không có người kèm. Khi đang chạy bình thường muốn chạy nhanh thì dùng sức đạp của nữa trên hai bàn chân về hướng sau, 4-5 bước đầu tiên cần ngắn song thực hiện với tốc độ nhanh. Muốn chạy chậm lại thì chân bước dài, người hơi ngả về sau, hai tay khi chạy thả lỏng. Sai lầm thƣờng mắc và phƣơng pháp sửa chữa Những sai lầm Biện pháp sửa sai 1. Kẻ trên sân bóng rổ những vạch cách 1. Trong lúc di chuyển thay đổi tốc nhau 10m, chạy nhanh đến vạch này thì độ không tự nhiên. chạy chậm đến cạch kia hoặc tập luyện có hai người, một phòng thủ và một tấn công. 2. độ ngã của thân người không phù 2. Tập chạy nhanh chậm với nhịp điệu hợp với tốc độ chạy chậm, sau đó nhanh dần. - Chạy lùi: Trong bóng rổ khi cần quan sát ngược với hướng di chuyển thì người ta dùng kỹ thuật chạy lùi.Chạy lùi là phương phát tốt nhất để ghi nhận những quả bóng từ dưới lên, hoặc chạy lùi trong phòng thủ để quan sát tình hình tấn công của đối phương trên sân. Khi chạy đầu gối hai chân luôn gấp, thân trên hơi ngã về trước, lưng quay về hướng di chuyển. 12
  13. Sai lầm thƣờng mắc và phƣơng pháp sửa chữa Những sai lầm Biện pháp sửa sai 1. Người hạ thấp, hai gối gấp nhiều, 1. Sử dụng động tác này hay bị ngã tập làm quen với tốc độ chậm sau đó nhanh. 2. Khi chạy không theo dõi được ở 2. Tập cảm giác của cơ thể như mắt, phía sau lưng thân, tay, chân... khi có người ở phía sau. - Chạy nghiêng: Trong thi đấu bóng rổ để quan sát được tình hình trên sân, vân động viên thường sử dụng động tác chạy nghiêng. Khi chạy nghiêng động tác chạy như chạy tự nhiên, hai mũi chân luôn hướng về phía di chuyển, song thân trên và mặt vẫn quay về phía có bóng để quan sát. Sai lầm thƣờng mắc và phƣơng pháp sửa chữa Những sai lầm Biện pháp sửa sai Khi chạy thường xoay cả thân và chân Khi tập chạy hai mũi chân phải luôn về hướng chạy. hướng về phía di chuyển. - Chạy biến hướng: Đang chạy vận động viên đột ngột thay đổi hướng di chuyển nhằm mục đích thay đổi người kèm. Khi chạy muốn đổi hướng cần sử dung chân nghịch với hướng muốn di chuyển đạp xuống đất sau đó cả thân người xoay về hướng có kết quả khi người phòng thủ thì phải dấu được ý định trước khi làm động tác, tốc độ khi di chuyển chậm, sau đó chuyển hướng phải nhanh. 13
  14. Sai lầm thƣờng mắc và phƣơng pháp sửa chữa Những sai lầm Biện pháp sửa sai 1. Không đạt hiệu quả khi chuyển 1. Tập từ chậm tới nhanh, nhìn thẳn hướng vào người phòng thủ để dấu ý định khi chuyển hướng 2. Tập từ không tới có chướng ngại vật 2. Thực hiện động tác không nhịp và có người phòng thủ di chuyển nhàng  Nhảy Trong bóng rổ nhảy được sử dung như những động tác độc lập và là một phần quan trọng của nhiều động tác kỹ thuật khác. Trong thi đấu các động tác tranh bóng, chyền bắt bóng, ném rổ và cướp bóng dưới rổ... đều yêu cầu vận động viên cần có kỹ thật nhảy tốt. Có 2 cách thực hiện kỹ thuật nhảy: - Nhảy bằng 2 chân. - Nhảy bằng 1 chân. - Nhảy bằng 2 chân: Động tác này thường được thực hiện khi đứng tại chỗ và được dùng nhiều trong nhảy tranh bóng, ném rổ và cướp bóng dưới rổ. Trước khi nhảy, 2 gối khụya, hạ thấp trọng tâm sau đó dùng sức đạp 2 chân từ gót chuyển lên mũi bàn chân vươn mạnh thân đồng thời 2 tay vung từ dưới đưa ra trước- lên trên để thực hiện tranh bóng. - Nhảy bằng 1 chân: Thường được thực hiện khi có chạy đà. Để sử dụng tốt quán tính chạy đà, bước cuối cùng trước khi giậm nhảy cần dài hơn bước trước đó và đật gót chân chạm đất. Tiếp đó khuỵa gối để hạ thấp trọng tâm và khi bật lên thì đạp mạnh chân từ gót lên mũi, đồng thời 2 tay vung từ thấp lên cao, chân lăng đánh mạnh từ sau ra trước, lên trên để góp phần đẩy cơ thể lên cao. Sau khi bật nhảy lên cao 14
  15. để thực hiện các động tác kỹ thuật vận động viên cần chuẩn bị để có thể tiếp đất nhẹ nhàng việc gấp chân để giảm chấn động.  Dừng Là loại động tác đuợc thực hiện đột ngột để thoát khỏi người phòng thủ. Người tấn công đang di chuyển đột ngột dừng lại để thoát khỏi đối phương khi có bóng trong tầm tay, hoặc để nhận bóng của đồng đội chuyền cho. Có 2 loại dừng. - Dừng bằng hai bước: Thường được áp dụng khi tốc tộ di chuỷên nhanh. Khi đang chạy nhanh muốn dừng bằng 2 bước thì bước thứ nhất đật gót chân xoay ra phía ngoài so với hướng chạy, trọng tâm hạ thấp. Bước thứ hai miết bàn chân xuống đất để giảm tốc độ, người xoay chếch theo bàn chân của bước thứ nhất. - Nhảy dừng: Thường áp dụng khi tốc độ di chuyển vừa phải. Khi đang chạy muốn dừng lại thì dùng một chân đạp đất để nhẩy lên không, thân trên hơi ngã sau. Khi ngã xuống hai chân cùng một lúc hoặc lần lượt chạm đất. Khi chạm đất người hơi ngã về phía sau, 2 chân khuỵa dùng mép bàn chân miết xuống đất. Sai lầm thƣờng mắc và phƣơng pháp sửa chữa Những Sai Lầm Phƣơng phƣơng Pháp sửa sai 1. Khi Dừng hai chân thường di 1. Tại chỗ tập miết bàn chân xuống chuyển nên phạm luật chạy bước đất, khi làm tôt mới sử dụng tốc độ 2. Không dữ được thăng bằng khi dừng nhanh 2. Trọng tâm cơ thể phải hạ thấp, luôn ngả người về phía sau, kết hợp hai tay đánh mạnh dữ cho thân người thăng bằng. 15
  16.  Quay ngƣời Quay người thường dùng để thoát khỏi người phòng thủ, tránh được hành động phá cướp của đối phương. Có hai cách quay người: quay trước và quay sau. - Nếu chân di chuyển quay ra trước mũi chân trụ thì gọi là quay trước. - Nếu chân di chuyển quay ra sau gót chân trụ thỉ gọi là quay sau. Khi quay người, hai gối trùng, trọng tâm thấp, hai chân tách rộng bằng vai, trọng tâm dồn vào chân trụ. Chân trụ tiếp đất ở nửa trước của bàn chân và khi quay thì đạp mạnh kết hợp với động tác xoay thân trên về trước hoặc sau. Trọng tâm khi quay không nhấp nhỏ. Sai lầm thƣờng mắc và phƣơng pháp sửa chữa Những sai lầm Biện pháp sửa sai 1. Khi quay phạm luật chạy bước 1. Chỉ được lấy nửa trên của một bàn chân làm trụ, không được chuyển từ chân làm trụ này sang chân làm trụ kia. 2. Khi quay thân người không được dy 2. Quay người không hết và mất thăng chuyển nhấp nhô, chân quay sau khi bằng đạp đất phải chủ động bước về hướng quay. 3. Phải chủ động kết hợp cả vai, hông 3. Không biết thực hiện quay sau. và tay đánh chéo về hướng sau cùng với sức của chân quay đạp đất. 3.1.2.3. Quy trình kỹ thuật trong bài học của GV và SV - Quy trình thị phạm của GV + Giới thiệu khái quát, phân tích và thị phạm động tác. + Hướng dẫn tập động tác di chuyển không bóng + Hướng dẫn tập động tác di chuyển có bóng 16
  17. - Quy trình thực hiện bài của SV: + SV quan sát GV phân tích và thị phạm động tác. + Xếp thành các hàng ngang tập động tác di chuyển không bóng + Tập động tác di chuyển có bóng + Hoàn thiện kỹ thuật các bước di chuyển trong bóng rổ. 3.1.2.4. Các mẫu hình sản phẩm cho SV tham khảo - SV xem video; tranh kết hợp quan sát GV phân tích và thị phạm động tác. 3.1.2.5. Phần tự thực hành thao tác thường xuyên của SV trong bài học: - Thao tác căn bản: SV thực hiện các động tác theo từng bước từ đơn giản đến phức tạp. + Thực hiện mô phỏng động tác. + Thực hiện động tác di chuyển có bóng. + Phối hợp thực hiện các kỹ thuật. + Hoàn thiện kỹ thuật các bước di chuyển trong bóng rổ. - SV thao tác hướng đến thuần thục và thực hành sáng tạo: + Thực hiện phối hợp các kỹ thuật tăng dần tốc độ. 3.1.2.6. Sản phẩm thực hành: Sinh viên thực hiện ở mức kỹ năng, kỹ xảo kỹ thuật các bước di chuyển trong bóng rổ. 3.1.2.7. Điều kiện để GV- SV thực hiện bài học thực hành * Yêu cầu đối với Giảng viên: GV trực tiếp đưa ra mục đích, yêu cầu của việc thực hành các kỹ năng, cung cấp nội dung bài học, đưa ra các bài tập, làm mẫu để SV theo dõi, hướng dẫn các bước thực hiện một cách cụ thể để SV thực hiện kỹ thuật. Tổ chức đánh giá SV theo quy định * Yêu cầu đối với Sinh viên: 17
  18. SV nắm vững mục đích, yêu cầu thực hành từng loại kỹ năng, theo dõi thao tác thị phạm mẫu của GV sau đó thực hành theo các bước mà GV đã đưa ra. * Yêu cầu thiết bị: - Trang thiết bị phục vụ cho môn học: Sân bóng rổ, bóng, còi, trang phục, tài liệu có liên quan đến môn học v..v.. 3.1.3. Bài 3: Kỹ thuật dẫn bóng tại chỗ và di chuyển: 3.1.3.1. Phần mở đầu tiếp cận bài - Giảng viên nêu tên bài học, nhắc nhở một số yêu cầu trong buổi học. - Giảng viên phân tích và thị phạm kỹ thuật động tác. - Sinh viên chú ý lắng nghe và quan sát giảng viên thực hiện. 3.1.3.2. Phần kiến thức, kỹ thuật căn bản: * Tầm quan trọng của kỹ thuật dẫn bóng: Dẫn bóng là một kỹ thuật không thể thiếu được trong thi đấu vì không phải cứ có bóng là ta thực hiện động tác chuyền bóng được ngay, lúc đó phải dẫn bóng di chuyển tạo điều kiện thuận lợi tổ chức tấn công đối phương. Dẫn bóng cho phép thoát khỏi sự kèm chặt của đối phương, chạy thoát ra từ dưới rổ sau khi giành được bóng và tổ chức phản công nhanh chóng, hỗ trợ cho đồng đội hoặc tự kết thúc, hay cuối cùng là đánh lạc hướng sự chú ý của đối phương đang kèm đồng đội của mình để sau đó chuyền bóng cho đồng đội. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá kỹ thuật dẫn bóng để tránh làm giảm nhịp độ phản công nhanh và tránh làm rối loạn nhịp độ trận đấu. * Phân loại kỹ thuật dẫn bóng: 18
  19. * Kỹ thuật dẫn bóng Đặc điểm sử dụng: Trong thi đấu bóng rổ, người ta thường sử dụng các kỹ thuật dẫn bóng (cao tay, thấp tay, tại chỗ và di chuyển) để thoát khỏi sự truy cản của đối phương. Trong dẫn bóng cần phải biết dẫn bóng tốt cả hai tay, khi dẫn bóng tốc độ dẫn bóng phụ thuộc trước hết vào độ cao bật lại của bóng từ mặt sân và vào góc nghiêng tạo thành đường bay của bóng khi chạm sân và hướng thẳng đứng từ mặt sân. Bóng bật lại càng cao và góc nghiêng càng nhỏ thì tốc độ di chuyển càng lớn. Khi bóng bật lại thấp và gần so với chiều thẳng đứng, vận động viên dẫn bóng chậm và có thể dẫn bóng tại chỗ. Tư thế chuẩn bị: Hai gối khuỵu, trọng tâm thấp, thân lao về phía trước và hơi nghiêng về phía có bóng, mắt quan sát tình hình trên sân, bàn tay xoè rộng tự nhiên, cánh tay, cổ tay và các ngón tay thả lỏng tự nhiên. 19
  20. Khi dẫn bóng: Lấy khuỷu tay làm trụ, bóng nảy lên tới ngang thắt lưng dùng sức cẳng tay thông qua cổ tay rồi tới các ngón tay đưa lên theo bóng, lòng bàn tay không chạm bóng. Điểm rơi của bóng phía trước thân mình và ở bên cạnh đường chạy đồng thời phải lấy người yểm hộ cho bóng (Hình7). Hình 7: Dẫn bóng Khi dẫn bóng thường thì hướng dẫn bóng do điểm tiếp xúc giữa tay với tay quyết định. - Nếu dẫn bóng tại chỗ thì điểm tiếp xúc giữa bóng và tay là phía trên bóng. - Nếu dẫn bóng về phía trước thì điểm tiếp xúc giữa tay và bóng là phía trên sau của bóng. - Nếu dẫn bóng sang phải thì điểm tiếp xúc giữa tay và bóng là phía trên bên trái bóng và ngược lại khi dẫn bóng sang trái. * Chú ý: - Khi tiếp xúc bóng nên để bóng ở hai bên người không nên để bóng ở phía trước mặt khi di chuyển. - Khi dẫn bóng không nên nhìn bóng mà mắt phải quan sát đồng đội và đối phương. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2