Tập bài giảng Điền kinh: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
lượt xem 3
download
Tập bài giảng "Điền kinh: Phần 1" trình bày những nội dung chính sau đây: Khái niệm , phân loại và sơ lược lịch sử phát triển môn Điền kinh; Thực hành và ôn tập kỹ thuật chạy cự ly trung bình; Kỹ thuật Chạy cự ly ngắn; Thực hành kỹ thuật chạy cự ly ngắn;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tập bài giảng Điền kinh: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------------------------------------- TẬP BÀI GIẢNG ĐIỀN KINH (Dành cho sinh viên ngành Quản lý Thể dục thể thao) Giảng viên soạn : Trịnh Ngọc Trung Bộ môn : Quản lý Thể dục thể thao Khoa : Thể dục thể thao Mã học phần : QTT010 THANH HÓA, NĂM 2018 1
- MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Mục tiêu và yêu cầu của học phần 2 1.1 Mục tiêu tổng quát 2 1.2 Mục tiêu cụ thể 3 2 Cấu trúc tổng quát học phần 5 2.1 Tín chỉ 1: Kỹ thuật chạy cự ly trung bình 5 2.2 Tín chỉ 2: Kỹ thuật Chạy cự ly ngắn 5 2.3 Tín chỉ 3: Kỹ thuật nhảy xa, nhảy cao 5 3 Nội dung chi tiết bài giảng 5 3.1 Nội dung từng bài giảng trong tín chỉ 1 5 3.1.1 Khái niệm , phân loại và sơ lƣợc lịch sử phát triển môn Điền 6 kinh (6 tiết) 3.1.2 Bài 2: Thực hành kỹ thuật chạy cự ly trung bình (12 tiết) 82 3.1.3 Bài 3: Ôn Các kỹ thuật chạy cự ly trung bình (12 tiết) 89 3.2 Tín chỉ 2: Kỹ thuật Chạy cự ly ngắn 97 3.2.1 Bài 1: Thực hành kỹ thuật chạy cự ly ngắn (15 tiết) 97 3.2.2 Bài 2: Ôn kỹ thuật chạy cự ly ngắn (15 tiết 110 3.3 Tín chỉ 3: Kỹ thuật nhảy xa, nhảy cao 122 3.3.1 Bài 1: Thực hành kỹ thuật nhảy xa ƣởn thân (7 tiết) 122 3.3.2 Bài 2: Ôn thực hành kỹ thuật nhảy xa ƣởn thân (8 tiết) 139 3.3.3 Bài 3: Thực hành kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng 156 (7 tiết) 3.3.4 Bài 4: Ôn thực hành kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng 162 (8 tiết) 2
- TẬP BÀI GIẢNG MÔN ĐIỀN KINH 1. Mục tiêu và yêu cầu của môn học 1.1. Mục tiêu tổng quát Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về nguyên lý kỹ thuật cơ bản môn Điền kinh hiểu và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn quản lý và huấn luyện thể thao. Học phần Điền kinh bao gồm ba tín chỉ, đây là môn thực hành mang tính chất thực tế liên quan đến chuyên ngành quan trọng trong quá trình quản lý thể dục thể thao và huấn luyện thể thao. Vì vậy học phần về Điền kinh đƣợc xác định là môn học chuyên ngành trong chƣơng trình đào tạo quản lý thể dục thể thao Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, đƣợc ƣa chuộng và phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng, điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chƣơng trình thi đấu của các đại hội thể thao Olympic quốc tế và trong đời sống văn hóa thể thao của nhân loại. Các hoạt động đi, chạy nhảy và ném đẩy là những dạng hoạt động vận động tự nhiên quen thuộc của con ngƣời ngay từ thời xa xƣa. Nếu nhƣ ban đầu các hoạt đọng này chỉ coi là phƣơng thức di chuyển, cách săn bắt con mồi, tự vệ hoặc tấn công, cách chạy trốn hay đuổi bắt kẻ thù.. thì về sau, cùng với sự phát triển của xã hội loại ngƣời, các dạng hoạt động vận động đó ngày càng đƣợc hoàn thiện, nâng cấp và ngày càng có vị trí ý nghĩa cao đối với cuộc sống của con ngƣời. Dƣới thời nô lệ phong kiến, các nội dung chạy nhảy, ném đẩy đã là những bài tập phổ biến để rèn luyện thể lực, khả năng chiến đấu cho chủ nô, quan lại và binh lính, đồng thời đó cũng là nội dung sử dụng trong các lễ hội ( gồm cả lễ hội Olympic cổ đại). Trong xã hội tƣ bản, các nội dung của điền kinh có trong chƣơng trình giáo dục toàn diện toàn phần GDTC. Từ nửa sau thế kỷ XIX, điền kinh mới thục sự phát triển nhƣ một môn thể thao, có vai trò định hƣớng không chỉ trong trƣờng học mà còn cả ở trong việc rèn luyện thể lực cho quân đội. 3
- Môn thể thao Điền kinh phát triển sớm nhất ở Anh, từ năm 1837 đã có cuộc thi chạy gần 2km ở thành phố Legbi, từ năm 1851 các cuộc thi điền kinh ở Anh còn có các nội dung bật xa tại chổm nhảy xa có đà, và cũng thời điểm này câu lạc bộ Điền kinh London thành lập và cũng là câu lạc bộ điền kinh đầu tiên trên thế giới. Năm 1880 Hội Điền kinh Anh đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất các tổ chức về điền kinh của dế quốc Anh Tại Pháp, môn điền kinh bắt đầu phát triển vào những năm 70 của thế kỷ XIX. Từ năm 1880, các cuộc thi chạy đƣợc tổ chức thƣờng xuyên ở các trƣờng THPT. Cuối những năm 80 của thế kỷ XIX. Tổng hội Điền kinh Pháp cũng đƣợc thành lập. Tại Mĩ, năm1868, câu lạc bộ New York đƣợc thành lập, các trƣờng đại học là trung tâm mạnh của Điền kinh của Mĩ. Trong những năm 1880 – 1890, nhiều liên đoàn điền kinh nghiệp dƣ của nhiều nƣớc đã đƣợc thành lập. Đặc biệt năm 1896 Đại hội Olympic đƣợc tái tổ chức theo chu kì 4 năm – 1lần. Năm 1912, Liên đoàn Điền kinh Nghiệp dƣ Quốc tế đựơc thành lập (International Amateur Athletic Federation; viết tắt là IAAF). Đây là một tổ chức quốc tế có chức năng điều hành sự phát triển môn thể thao Điền kinh trên toàn thế giới. Hiện nay IAAF đã có 209 nƣớc thành viên (Châu Phi 53, Châu Âu 49, Châu Mĩ 45, Châu Á 44, Châu Đại Dƣơng 18) Kỹ thuật là một trong những yếu tố quyết định thành tích của VĐV, tuy đi bộ và chạy, nhảy và ném đẩy đều là các hoạt động phổ biến quen thuộc của con ngƣời; nhƣng trong thi đấu nếu dùng kỹ thuật nhƣ trong cuộc sống thì không thể đạt thành tích cao. Chính vì vậy, kỹ thuật các môn Điền kinh luôn đƣợc các VĐV, HLV và cả các nhà khoa học cải tiến. Mặt khác, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, và luật lệ thi đấu, trang phục, sân thi đấu đòi hỏi phải có những kỹ thuật phù hợp. Đó là 3 động lực chính để có sự cải tiến về kỹ thuật các môn điền kinh. 1.2. Mục tiêu cụ thể - Mục đích: 4
- - Đào tạo sinh viên trở thành những cán bộ TDTT biết thực hành kỹ thuật động tác, biết giảng dạy - huấn luyện những kỹ năng, kỹ xảo động tác, biết vận dụng phƣơng pháp trọng tài, tổ chức thi đấu. Có năng lực tổ chức cho mọi đối tƣợng tập luyện trong trƣờng học các cấp và làm cán bộ chuyên môn ở các sở TDTT, tỉnh thành ngành. - Yêu cầu: * Kiến thức: - Trang bị cho sinh viên hệ thống những kiến thức và kỹ năng cơ bản và nâng cao về môn học điền kinh, đồng thời bồi dƣỡng phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng pháp huấn luyện, phƣơng pháp tổ chức thi đấu và trọng tài. Biết lựa chọn các bài tập, vận dụng các bài tập để phát triển các tố chất thể lực và nâng cao năng lực vận động. Có thể tự nghiên cứu và làm việc theo yêu cầu xã hội đòi hỏi. * Kỹ năng: - Sử dụng các phƣơng pháp, phƣơng tiện tập luyện, huấn luyện để học tập và tập luyện. Vận dụng các nguyên tắc và các thiết bị sử dụng vào trong giảng dạy cũng nhƣ trong học tập và thi đấu ở các giải từ phong trào đến đỉnh cao, biết độc lập giảng dạy và tự nâng cao trình độ. - Có kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học về môn học điền kinh, vận dụng, giảng dạy, huấn luyện trong các trƣờng học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trong các hoạt động tổ chức thi đấu TDTT quần chúng và thành tích cao đáp ứng với các yêu cầu phát triển TDTT trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Khả năng tƣ duy sáng tạo, tự nghiên cứu tài liệu để không ngừng nâng cao trình độ, vƣơn lên đáp ứng những yêu cầu mới cao hơn. Về thái độ: - Kính trọng, yêu quý, muốn noi gƣơng các nhà khoa học, giảng viên đang giảng dạy môn học; yêu thích môn học, ngành học mà sinh viên đang theo học; - Có phẩm chất của ngƣời giáo viên, ngƣời cán bộ TDTT, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, yêu nƣớc, yêu Chủ nghĩa xã hội, có đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo, yêu nghề, có trách nhiệm với học sinh và xã hội sau khi ra trƣờng. 5
- - Có tinh thần, trách nhiệm cao đối với cộng đồng, xã hội sau khi tốt nghiệp ra trƣờng và trở thành Cán bộ TDTT mẫu mực. 2. Cấu trúc tổng quát học phần. 2.1. Tín chỉ 1: Kỹ thuật chạy cự ly trung bình - Danh mục tên bài giảng: Tín chỉ 1. Bài 1: Khái niệm , phân loại và sơ lƣợc lịch sử phát triển môn Điền kinh (10 tiết) Bài 2: Thực hành kỹ thuật chạy cự ly trung bình (10 tiết) Bài 3: Ôn Các kỹ thuật chạy cự ly trung bình (10 tiết) - Số tiết lên lớp của giáo viên: 15 tiết - Số tiết giáo viên làm bài, học nhóm tại lớp: 15 tiết - Số tiết sinh viên nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 30 tiết 2.2. Tín chỉ 2: Kỹ thuật Chạy cự ly ngắn - Danh mục tên bài giảng: Tín chỉ 2. Bài 1: Thực hành kỹ thuật chạy cự ly ngắn (15 tiết) Bài 2: Ôn kỹ thuật chạy cự ly ngắn (15 tiết) - Số tiết lên lớp của giáo viên: 15 tiết - Số tiết giáo viên làm bài, học nhóm tại lớp: 15 tiết - Số tiết sinh viên nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 30 tiết 2.3. Tín chỉ 3: Kỹ thuật nhảy xa, nhảy cao - Danh mục tên bài giảng: Tín chỉ 3. Bài 1: Thực hành kỹ thuật nhảy xa ƣởn thân (7 tiết) Bài 2: Ôn thực hành kỹ thuật nhảy xa ƣởn thân (8 tiết) Bài 3: Thực hành kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng: (7 tiết) Bài 4: Ôn thực hành kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng: (8 tiết) - Số tiết lên lớp của giáo viên: 15 tiết - Số tiết giáo viên làm bài, học nhóm tại lớp: 15 tiết - Số tiết sinh viên nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 30 tiết 3. Nội dung chi tiết bài giảng 3. 1. Nội dung từng bài giảng trong tín chỉ 1 6
- 3.1.1. Bài 1: Khái niệm , phân loại và sơ lƣợc lịch sử phát triển môn Điền kinh (6 tiết) 3.1.1.1. Phần mở đầu tiếp cận bài Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, đƣợc ƣa chuộng và phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng, điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chƣơng trình thi đấu của các đại hội thể thao Olympic quốc tế và trong đời sống văn hóa thể thao của nhân loại. Ngày nay, điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản của nƣớc ta. Điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chƣơng trình giáo dục thể chất ở trƣờng học, trong chƣơng trình huấn luyện thể lực cho lực lƣợng vũ trang nhân dân và trong chƣơng trình thể thao cho mọi ngƣời. Đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, trong những năm qua, thành tích nhiều môn điền kinh của nƣớc ta đã có những tiến bộ đáng kể (chạy vƣợt rào, nhảy cao, đẩy tạ nữ…). Tuy nhiên, so với thành tích của các nƣớc trong khu vực, Châu Á và Thế giới, các vận động viên Việt Nam còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Điền kinh là một môn thể thao đa dạng, nó bao gồm các nội dung: đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Điền kinh, từ chính thức đƣợc dùng ở nƣớc ta, thực chất là một từ Hán – Việt dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện và thi đấu ở trên sân (điền) và trên đƣờng chạy (kinh). Nó có nghĩa tƣơng ứng với từ Aletic trong tiến Hy Lạp cổ, Athletics trong tiếng Anh. Một số ít nƣớc trên thế giới (Nga, Bungari…) còn dùng từ “Điền kinh nhẹ” để phân biệt với môn cử tạ “Điền kinh nặng”. - Đi bộ, chạy, nhảy, ném là hoạt động tự nhiên của con ngƣời. Từ thời đại nguyên thủy ngƣời ta đã biết sử dụng các hoạt động tự nhiên nhƣ: chạy, nhảy, ném để làm phƣơng tiện sinh sống và tự vệ, dần dần hình thành các trò chơi vận động, các cuộc thi đấu và nó thu hút mọi ngƣời tập luyện. - Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến các bài tập điền kinh chiếm vị trí quan trọng trong việc rèn luyện thể lực và kỹ thuật chiến đấu. Bài tập 7
- điền kinh đƣợc loài ngƣời sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Lịch sử phát triển của nó đƣợc ghi nhận trong cuộc thi đấu chính thức vào năm 776 trƣớc Công nguyên (còn gọi là Olympic cổ đại, trong thi đấu gồm 5 môn: chạy rào, ném đĩa, ném lao, chạy dài và môn vật, đều là những môn có trong đời sống và chiến tranh. Olympic kéo dài 1.000 năm thì bị hủy bỏ). - Trong chế độ tƣ bản, điền kinh đƣợc phát triển và hiện đại dần. Năm 1837, tại thành phố Legpi (Anh) cuộc thi đấu 2 km đầu tiên đƣợc tổ chức. - Từ năm 1851, các môn chạy tốc độ, vƣợt chƣớng ngại vật, nhảy xa, nhảy cao, ném vật nặng đƣợc đƣa vào thi đấu ở các trƣờng đại học Oxfo, Kemboria của Anh. - Từ năm 1886 – 1888, môn điền kinh đƣợc đƣa vào chƣơng trình thi đấu ở nhiều nƣớc: Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Na Uy… - Năm 1896, việc khôi phục truyền thống của đại hội thể thao Olympic tại Aten (Hy Lạp). Môn điền kinh trở thành nội dung chủ yếu trong chƣơng trình Thế vận hội. - Năm 1912, Liên đoàn điền kinh nghiệp dƣ quốc tế IAAF (International Amateur Athletic Federation) ra đời. Đây là tổ chức tối cao lãnh đạo phong trào điền kinh toàn thế giới. Hiện nay có 209 thành viên là các Liên đoàn điền kinh quốc gia ở các Châu lục, trong đó có Liên đoàn điền kinh Việt Nam. HIện nay, trụ sở của Liên đoàn điền kinh nghiệp dƣ quốc tế đặt tại Monaco. - Thành tích môn điền kinh ngày một phát triển và vƣơn tới đỉnh cao, bên cạnh là sự hoàn thiện của các bài tập điền kinh, nhờ các nhà khoa học đã luôn tìm ra phƣơng pháp huấn luyện và cải tiến kỹ thuật nhƣ: trƣớc kia kỹ thuật nhảy cao là kiểu “cắt kéo”, nay đã có đổi mới là kiểu nhảy “lƣng qua xà” thành tích cao hơn kiểu “cắt kéo”…Đồng thời cũng nhờ vào phƣơng tiện tập luyện thay đổi nhƣ: đƣờng chạy trƣớc kia là đƣờng đất nay đã có đƣờng chạy là đƣờng nhựa tổng hợp, trƣớc kia khu vực rơi của nhảy cao làm bằng cát nay đã có nệm mút xốp…Luật lệ thi đấu cũng thay đổi theo tiến độ kỹ thuật nhƣ: kích thƣớc, góc độ sân bãi, trọng lƣợng của dụng cụ…cũng thay đổi. 8
- • Sơ lƣợc phát triển điền kinh Việt Nam: Trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh sinh tồn, dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam, tổ tiên chúng ta đã rất quen thuộc với các hoạt động đi bộ, chạy, nhảy, ném d9ey63. Lịch sử đã ghi nhận một chiến công, dƣới sự lãnh đạo của vị anh hùng dân tộc Quang Trung, hàng chục vạn quân Tây Sơn đã hành quân thần tốc ba ngày đêm từ Phú Xuân (Bình Định) đến Thăng Long đánh tan quân Thanh xâm lƣợc, giành độc lập cho Tổ quốc. Động lực phát triển môn điền kinh đã tiềm ẩn trong lịch sử sinh tồn, dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Trong thời gian dài thực dân Pháp đô hộ nƣớc ta, đƣơng nhiên môn điền kinh phát triển rất chậm và yếu ở cả Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Theo tờ báo “Tƣơng lai Bắc kỳ” (bằng tiếng Pháp), cuộc thi đấu điền kinh đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 4/1925 bao gồm 9 môn (chạy 100m, 110m rào, 400m, 1.500m, nhảy cao, nhảy sào, đẩy tạ, ném đĩa, phóng lao). Thành tích thi đấu còn rất thấp nhƣ: chay 100m nam 11,3 giây, chạy 1.500m nam 4 phút 56 giây 4, đẩy tạ nam 10,45m… Qua nhiều năm chiến đấu gian khổ dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã giành đƣợc độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ta. Nhƣng ngay sau đó, thu757c dân Pháp đã quay trở lại xâm lƣợc. Dƣới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), toàn quân, toàn dân ta đã tiến hành 9 năm kháng chiến. Từ năm 1945 – 1954, kế tục truyền thống hào hùng của tổ tiên, một lần nữa các hoạt động đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy nhƣ một động lực phát triển môn điền kinh trong tƣơng lai, lại đƣợc vận dụng nhiều trong chiến tranh giữ nƣớc. Từ tháng 10/1954 đến tháng 5/1975, do âm mƣu chia cắt của đế quốc Mỹ, miền Bắc nƣớc ta trở thành hậu phƣơng lớn và miền Nam nƣớc ta trở thành 9
- tiền tuyến lớn cùng chiến đấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để giành độc lập, hòa bình, thống nhất đất nƣớc. Trong thời kỳ này, ở miền Nam nƣớc ta, môn điền kinh vẫn đƣợc phát triển, tuy tốc độ chậm và ít đƣợc chú trọng nhƣ môn bóng đá, Tennis…Tuy vậy, so với thời kỳ Pháp đô hộ nƣớc ta, nội dung thi đấu điền kinh đã phong phú hơn, bao gồm hầu hết các môn thi đấu quy định trong đại hội thể thao Olympic quốc tế. Sự phát triển hạn chế của môn điền kinh, cũng nhƣ nhiều môn thể thao khác ở miền Nam là do hầu nhƣ không có cán bộ, huấn luyện viên đƣợc đào tạo có trình độ cao đẳng, đại học thể dục thể thao trở lên. Trong thời kỳ lịch sử này, ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Đảng và Chính phủ ta rất quan tâm phát triển thể dục thể thao, mặc dù kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn và chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt (từ năm 1964 – 1972). Phong trào tập luyện môn điền kinh trong nhân dân đƣợc phát triển tƣơng đối rộng rãi. Các phong trào “chảy, nhảy, bơi, bắn, võ”, “Rèn luyện chạy vì miền Nam ruột thịt…đƣợc nhân dân hƣởng ứng không phải chỉ để tăng cƣờng sức khỏe mà còn để tăng cƣờng ý chí chiến dấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Ở miền Bắc nƣớc ta đã thành lập đội tuyển điền kinh quốc gia “chuyên nghiệp” (có bậc lƣơng Nhà nƣớc và các tiêu chuẩn khác) tại “Trƣờng huấn luyện kỹ thuật quốc gia” (nay là “Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia I”). Ở Hà Nội, Hải Phòng, Năm Định, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ninh và nhiều tỉnh khác đều có đội tuyển điền kinh “chuyên nghiệp”. Một số ngành nhƣ Quân đội, Đƣờng sắt…cũng có những vận động viên “chuyên nghiệp” điền kinh. Hầu hết các đội điền kinh đều quan tâm đào tạo vận động viên trẻ kế cận. Chính vì vậy, từ khoảng 1959 – 1969, hàng năm đều có từ 3 – 5 cuộc thi đấu điền kinh của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thành tích các môn điền kinh có trong chƣơng trình thi đấu tại Đại hội thể thao Olympic quốc tế đều đƣợc nâng lên rõ rệt trong giai đoạn này, hơn hẳn những giai đoạn trƣớc đây và hơn thành tích ở miền Nam dƣới chính quyền cũ. Điền kinh đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy thể dục thể thao ở các trƣờng học, nhƣ một nội dung giáo dục quan trọng. Điền kinh là một trong những nội 10
- dung chủ yếu trong chƣơng trình đào tạo ở các trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp thể dục thể thao của nƣớc Việt Nam Dân chủ Công hòa. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc, từ tháng 5/1975 đến nay, trong điều kiện tổ quốc hòa bình, độc lập, môn điền kinh tiếp tục đƣợc phát triển mạnh hơn so với các giai đoạn trƣớc đây. Nhiều ngƣời tự rèn luyện thân thể bằng tập đi bộ, tập chạy chậm. Chƣơng trình giáo dục thể dục thể thao nói chung và môn điền kinh nói riêng đã đƣợc cải tiến trong các trƣờng học. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, Đảng và Chính phủ ta đƣa đất nƣớc vào công cuộc đổi mới, thực hiện chính sách “mở cửa” muốn làm bạn với tất cả các nƣớc vì hòa bình và sự tiến bộ của nhân loại. Trong công cuộc đổi mới, chúng ta đã đạt đƣợc những thắng lợi to lớn về khinh tế - xã hội, ngoại giao…từ đó, môn điền kinh có thêm điều kiện, vận hội phát triển mới. Chúng ta đã có nhiều dịp tiếp xúc thi đấu quốc tế, Châu Á, Đông Nam Á nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta, đồng thời nâng cao thành tích, đem lại vinh dự cho dân tộc ta. Môn điền kinh lả một trong số ít môn thể thao giành đƣợc một số huy chƣơng trong các Đại hội thể thao Đông Nam Á gần đây và trong một số cuộc thi đấu điền kinh Châu Á, Quốc tế. Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang đứng trƣớc vận hội phát triển mới, thử thách mới. Trong sự phát triển của đất nƣớc, môn điền kinh chắc chắn sẽ phát triển mạnh hơn nữa. *Ý nghĩa và vị trí môn điền kinh trong hệ thống giáo dục thể chất ở Việt Nam. Tập luyện điền kinh một cách có hệ thống và khoa học từ lâu đã đƣợc các nhà khoa học khẳng định là có tác dụng tốt trong việc tăng cƣờng và củng cố sức khỏe cho con ngƣời. Một ngƣời tập đi bộ hoặc tập chạy thƣờng xuyên, tim co bóp khỏe hơn, thành mạch máu co dãn tốt hơn, hô hấp sâu hơn ngƣời không tập luyện một cách rõ rệt. Các bài tập điền kinh chẳng những có tác dụng tốt đối với sức khỏe mà còn là cơ sở để phát triển thể lực toàn diện, tạo 11
- điều kiện để nâng cao thành tích các môn thể thao khác. Sự đa dạng của các bài tập điền kinh và mức độ tác động của lƣợng vận động, đặc biệt trong đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy, giúp cho ngƣời tập dễ dàng điều chỉnh và lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân…Mặt khác, sự đơn giản về sân bãi, dụng cụ tập luyện là điều kiện để môn điền kinh phổ cập trong đông đảo quần chúng lao động. Ở nƣớc ta, trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, các bài tập điền kinh luôn là phƣơng tiện để rèn luyện thể lực để sản xuất, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Từ cuộc hành quân thần tốc của quân đội Tây Sơn đanh tan mấy chục vạn quân Thanh, đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đều có sự đóng góp của phong trào tập luyện điền kinh. Ngày nay, điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản của nƣớc ta. Điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chƣơng trình giáo dục thể chất ở trƣờng học, trong chƣơng trình huấn luyện thể lực cho lực lƣợng vũ trang nhân dân và trong chƣơng trình thể thao cho mọi ngƣời. Đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, trong những năm qua, thành tích nhiều môn điền kinh của nƣớc ta đã có những tiến bộ đáng kể (chạy vƣợt rào, nhảy cao, đẩy tạ nữ…). Tuy nhiên, so với thành tích của các nƣớc trong khu vực, Châu Á và Thế giới, các vận động viên Việt Nam còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Nhiệm vụ của điền kinh Việt Nam trong những năm trƣớc mắt rất nặng nề, đó là: - Đẩy mạnh phong trào tập luyện của mọi tầng lớp nhân dân, củng cố và tăng cƣờng sức khỏe, phát triển thể lực, nâng cao hiệu quả sản xuất và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. - Đào tạo một cách có hệ thống lực lƣợng vận động viên các môn điền kinh, đặc biệt là những vận động viên xuất sắc trong đội tuyển quốc gia, vận động viên ở những môn điền kinh trọng điểm, phấn đấu giành đƣợc thứ hạng cao trong các cuộc thi đấu Đông Nam Á, Châu Á và Quốc tế. - Hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý, điều hành chế độ chính sách, kiểm 12
- tra thi đấu, bồi dƣỡng và đào tạo cán bộ, từng bƣớc hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện, thi đấu, nghiên cứu khoa học. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam (VAF) là tổ chức chỉ đạo phong trào điền kinh cả nƣớc. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có tiền thân là Hội Điền kinh Việt Nam đƣợc thành lập năm 1962, có trụ sở thƣờng trực tại Hà Nội. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam cũng là thành viên của Liên đoàn Điền kinh nghiệp dƣ Châu Á (AAAF) và Liên đoàn Điền kinh nghiệp dƣ quốc tế (IAAF). Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đang đƣợc sống và học tập trong một chế độ xã hội chủ nghĩa ƣu việt, đƣợc thừa hƣởng những thành quả vĩ đại của ông cha ta để lại trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nƣớc, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm, chăm sóc. Họ là những ngƣời chủ tƣơng lai của nƣớc nhà, sứ mệnh lịch sử tƣơng lai của dân tộc đều trông mong vào thế hệ trẻ. Trong Di chúc của Hồ Chủ Tịch, Ngƣời đã căn dặn: "Bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trong và cần thiết..." Thấm nhuần lời dạy của Ngƣời, các thế hệ trẻ Việt Nam trong đó có lực lƣợng sinh viên đã, đang và sẽ là lực lƣợng quyết định vận mệnh tƣơng lai của nƣớc nhà. Ngày nay khi cả nƣớc đang tập trung sức lực, trí tuệ vào công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nƣớc với mục tiêu: "Dân giầu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Với sự hình thành của nền kinh tế thị trƣờng thì hơn lúc nào hết nhiệm vụ và yêu cầu đối với thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng càng phải đặt trƣớc sự sống còn của đất nƣớc. Trải qua các thời kỳ cách mạng của đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn luôn coi trọng công tác giáo dục thể chất trong nhà trƣờng các cấp. Tại Nghị quyết Trung ƣơng 4 khoá VII về đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đã khẳng định mục tiêu đó là nhằm giáo dục, hình thành nhân cách và tăng cƣờng thể lực cho những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc, những ngƣời trí thức, lao động trẻ: “Phát triển cao về trí tuệ, cƣờng tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng khoá VIII, đã khẳng định: "Giáo dục và đào tạo phải cùng với khoa học và công nghệ thực sự trở thành quốc sách hàng 13
- đầu... Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI... Muốn xây dựng đất nƣớc giầu mạnh, văn minh phải có con ngƣời phát triển toàn diện. Không chỉ phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lối sống mà còn phải là con ngƣời cƣờng tráng về thể chất... Với tƣ tƣởng chỉ đạo phát triển: “Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng con ngƣời và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cƣờng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có trình độ làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tƣ duy sáng tạo và có sức khoẻ" và nhấn mạnh rằng: "Đối với giáo dục, điều đáng quan tâm nhất là chất lƣợng và hiệu quả giáo dục và yêu cầu giáo dục phải nhằm vào mục tiêu thực hiện giáo dục toàn diện: Đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục trong tất cả các cấp học". Công tác giáo dục thể chất trong các trƣờng đại học là một mặt giáo dục quan trọng, một bộ phận không thể tách rời của chất lƣợng đào tạo nói chung.. Chúng ta đều hiểu: Mỗi trƣờng đại học đều có những đặc thù ngành nghề và nhiệm vụ riêng. Công tác giáo dục thể chất phải tuân theo đặc thù riêng đó để phục vụ tốt nhất về mặt sức khoẻ, phát triển các tố chất thể lực của sinh viên phù hợp với ngành nghề mà sau này khi ra trƣờng công tác họ có thể cống hiến đƣợc nhiều nhất cho xã hội, cho gia đình và cho chính bản thân họ. Thực tế đã chứng minh công tác giáo dục thể chất cho học sinh và sinh viên thực sự có vị trí vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ để phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nƣớc, giữ vững và tăng cƣờng sức mạnh an ninh, quốc phòng. Quán triệt đƣợc vấn đề này trong nhiều năm qua Bộ Giáo dục và đào tạo rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất trong các trƣờng Đại học thể hiện qua việc thƣờng xuyên ban hành các nội dung của công tác này nhƣ chƣơng trình học thể dục nội khoá, tổ chức hƣớng dẫn tập luyện ngoại khoá cải tiến tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, cải tiến chƣơng trình giáo dục thể chất cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới của đất nƣớc. Trong các trƣờng Đại học, môn Điền kinh đƣợc bản thân nhà trƣờng cũng nhƣ Bộ chủ quản hết sức quan tâm thể hiện qua việc thƣờng xuyên đổi mới, nâng 14
- cao về trang thiết bị cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả về đội ngũ giáo viên. Một số trƣờng đã đƣợc đầu tƣ cải tạo và xây dựng nhiều công trình thể dục thể thao lớn đã và đang phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khoá, hoạt động ngoại khoá, phong trào hoạt động thể thao quần chúng và các giải thi đấu thể thao của sinh viên. Nhƣng trong thực tế, xuất phát từ những vấn đề đổi mới công tác giáo dục Đại học đa ngành và đa dạng hoá loại hình đào tạo cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lƣợng sinh viên nhƣ hiện nay thì vấn đề đảm bảo chất lƣợng giáo dục trong đó có giáo dục thể chất đang đứng trƣớc những thử thách to lớn. Để đáp ứng với yêu cầu, mục tiêu giáo dục và đào tạo đã đề ra thì công tác giáo dục thể chất và thể thao học đƣờng còn bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ chỉ thị 36-CT/TW của Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam ngày 24-3-1994 đã đánh giá: "Thể dục thể thao của nƣớc ta còn có trình độ rất thấp. Số ngƣời thƣờng xuyên tập luyện thể dục thể thao còn rất ít Đặc biệt là thanh niên chƣa tích cực tham gia tập luyện, hiệu quả giáo dục thể chất trong trƣờng học và trong các lực lƣợng vũ trang còn thấp". Vì vậy Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và Chỉ thị 133/TTg ngày 7-3-1995 của Thủ tƣớng Chính phủ đã chỉ rõ sự cần thiết phải chú trọng cải tiến nội dung, phƣơng pháp nhằm đƣa vào nề nếp, phát triển thể lực góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục thể chất trong nhà trƣờng các cấp, xây dựng qui hoạch phát triển và kế hoạch đổi mới công tác giáo dục thể chất và thể thao học đƣờng từ nay tới năm 2025. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất cho sinh viên nhiều trƣờng Đại học không chỉ thực hiện đầy đủ những qui định của Bộ Giáo dục - đào tạo về nội dung chƣơng trình giáo dục thể chất mà còn vận dụng một cách sáng tạo trên cơ sở cải tiến, xây dựng các nội dung học tập mới cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trƣờng. Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thể lực và chất lƣợng giáo dục thể chất cho sinh viên và đã thu hút đƣợc sự quan tâm qua một số công trình khoa học của các tác giả nhƣ Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Ngũ Duy Anh (Vụ giáo dục thể chất - Bộ Giáo dục và đào tạo). Và các tác giả Phạm Văn Đát (2006): 15
- Tuy nhiên vài năm trở lại đây môn Điền kinh của nhà trƣờng gặp rất nhiều khó khăn và có nhiều hạn chế do điều kiện sân tập chật hẹp với do qui mô và loại hình đào tạo của trƣờng ngày càng lớn, với lƣợng sinh viên đào tạo hàng năm lớn tới trên dƣới 1000 sinh viên. Từ đó đặt ra những thách thức lớn đòi hỏi nhà trƣờng phải giải quyết để đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giáo dục trong đó có giáo dục thể chất, phát triển thể lực sinh viên cho phù hợp với tình hình mới. Môn Điền kinh còn nhiều hạn chế về nguyên nhân khác, còn có nhiều ý kiến phân tán xung quanh các vấn đề về các hình thức giáo dục, nội khóa, ngoại khoá, phân loại sức khoẻ thể lực sinh viên, phần học thể dục tự chọn. 3.1.1.2. Phần kiến thức kỹ thuật căn bản các yêu cầu về kỹ thuật của bài học 1. Khái niệm và phân loại * Khái niệm “Điền kinh” là tên goi đƣợc dịch ra từ tiếng Trung Quốc. Theo tiếng Trung Quốc “điền” có nghĩa là “ruộng” còn “kinh” có nghĩa là “đƣờng”. Nhƣ vậy Điền kinh thực ra là tên gọi cho các môn thể thao tiến hành trên sân và trên đƣờng. Theo cách gọi của nhiều nƣớc khác ( Mỹ, Anh, Áo, Ba Lan, Pháp…nhiều nƣớc Nam Mỹ..) Điền kinh cũng đƣợc gọi theo nghĩa đó. Tuy nhiên tên gọi đó chỉ có thể phù hợp ở thuở ban đầu, vì ngày ngay loài ngƣời đã sáng tạo ra rất nhiều môn thể thao khác nữa không chỉ có điền kinh mới tiến hành thi ở sân và ở đƣờng. Theo tiếng Hi Lạp, môn Điền kinh đƣợc gọi là “ Atleika”, từ này có nghĩa là “vật”, “đấu tranh”, “bài tập”. Vào thời Cổ Hi Lạp ngƣời ta gọi “ atlet” là những ngƣời chuyên thi đấu ở lĩnh vực sức mạnh và khéo léo. Theo thể thao hiện đại ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ: Nga, Bulgary… thì ngƣời ta gọi môn Điền kinh nhẹ để phân biệt với các môn đƣợc gọi là Điền kinh nặng nhƣ: Cử tạ , Vật, Quyền Anh… Nhƣng về thực chất, để đạt thnàh tích cao thì không có môn thể thao nào (kể cả điền kinh) có thể coi là “nhẹ”. Vì nhiều lý do khác nhau, tên gọi “Điền kinh” không thống nhất trên thế giới, nhƣng ngày nay ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới đều công nhận điền kinh là tên gọi của môn thể thao cơ bản gồm các nội dung: đi, chạy, nhảy, ném đẩy và phối hợp các nội dung đó. 16
- Nhƣ vậy khái niệm điền kinh đƣợc hiểu là: Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung như, đi, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều nội dung phối hợp. Phân loại. Điền kinh là môn thể thao có nội dung phong phú đa dạng, để tiện cho việc giảng dạy, tập luyện và tổ chức quản lý ngƣời ta phân loại theo 2 cách chủ yếu sau: Phân loại theo tính nội dung: Gồm; đi, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Phân loại theo tính chất hoạt động: Gồm; Hoạt động có chu kỳ (đi bộ, chạy) và hoạt động không chu ky (nhảy, ném đẩy, các môn phối hợp) Trong mỗi nội dung có rất nhiều các môn cụ thể đƣợc phân biệt theo cự ly hoặc đặc điểm vận động. Các nội dung của điền kinh vừa có thể là các bài tập, vừa có thể là các nội dung thi đấu. Với tƣ cách là bài tập, điền kinh không bị hạn chế nhƣng khi là nội dung thi đấu thì ngƣợc lại. Ngƣời ta chỉ chọn một số nội dung tiêu biểu ( các nội dung chỉ đƣợc chọn trong các cuộc thi đấu quốc tế: Đại hội Olympic, các giải vô địch thế giới, vô địch quốc gia…) BẢNG 1: CÁC NỘI DUNG ĐIỀN KINH CÓ TRONG CHƢƠNG TRÌNH THI ĐẤU CỦA CÁC GIẢI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ Nội dung thi đấu Ngoài trời Trong nhà Nam Nữ Nam Nữ 1 20km x x 5km 3km Đi bộ thể thao 2 50km x x x x Chạy 3 100m x x 60m 60m 4 200 x x x x 5 400m x x x x 6 800 x x x x 7 1500m x x x x 17
- 8 3000m x x x 9 5000m x x 10 10000m x x 11 42.195km x x Chạy vƣợt rào 12 100m x 60m 60m 13 110m x 14 400m x x Chạy vƣợt chƣớng ngại vật 15 3000m x x Chạy tiếp sức 16 4 x 100m x x 17 4 x 400m x x x x 18 Nhảy cao x x x x 19 Nhảy sào x x x x Nhảy 20 Nhảy xa x x x x 21 Nhảy tam cấp x x x x 22 Ném lao x x 23 Ném đĩa x x Ném đẩy 24 Ném tạ xích x x 25 Đẩy tạ x x x x 26 7 môn phối x Nhiều môn phối hợp hợp 27 10 môn x Ph.hợp Nội dung 7 môn phối hợp của nữ bao gồm: 100m rào, nhảy cao, đẩy tạ, chạy 200m, nhảy xa, ném lao, và chạy 800m. 10 môn phối hợp của nam bao gồm: 100m, nhảy xa, đẩy tạ, nhảy cao, 400m, 110m rào, ném đĩa, nhảy sào, ném lao, và 1500m. Ngoài ra còn có các môn phối hợp: 4 môn HSPT; chạy 60m, ném bóng 150gam, nhảy xa, nhảy cao. 5 môn phối hợp; HSPT; chạy 100m, đẩy tạ, nhảy xa, nhảy cao, 18
- chạy 800(nữ) 1500m nam, 3 môn phôi hợp, 5 môn phôi hợp.. Những nội dung này không nằm trong hệ thống thi đấu của Olympic cũng nhƣ các kỳ đại hội. 2. Sơ lƣợc lịch sử phát triển môn điền kinh 2.1. Sự ra đời và phát triển. Các hoạt động đi, chạy nhảy và ném đẩy là những dạng hoạt động vận động tự nhiên quen thuộc của con ngƣời ngay từ thời xa xƣa. Nếu nhƣ ban đầu các hoạt đọng này chỉ coi là phƣơng thức di chuyển, cách săn bắt con mồi, tự vệ hoặc tấn công, cách chạy trốn hay đuổi bắt kẻ thù.. thì về sau, cùng với sự phát triển của xã hội loại ngƣời, các dạng hoạt động vận động đó ngày càng đƣợc hoàn thiện, nâng cấp và ngày càng có vị trí ý nghĩa cao đối với cuộc sống của con ngƣời. Dƣới thời nô lệ phong kiến, các nội dung chạy nhảy, ném đẩy đã là những bài tập phổ biến để rèn luyện thể lực, khả năng chiến đấu cho chủ nô, quan lại và binh lính, đồng thời đó cũng là nội dung sử dụng trong các lễ hội ( gồm cả lễ hội Olympic cổ đại). Trong xã hội tƣ bản, các nội dung của điền kinh có trong chƣơng trình giáo dục toàn diện toàn phần GDTC. Từ nửa sau thế kỷ XIX, điền kinh mới thục sự phát triển nhƣ một môn thể thao, có vai trò định hƣớng không chỉ trong trƣờng học mà còn cả ở trong việc rèn luyện thể lực cho quân đội. Môn thể thao Điền kinh phát triển sớm nhất ở Anh, từ năm 1837 đã có cuộc thi chạy gần 2km ở thành phố Legbi, từ năm 1851 các cuộc thi điền kinh ở Anh còn có các nội dung bật xa tại chổm nhảy xa có đà, và cũng thời điểm này câu lạc bộ Điền kinh London thành lập và cũng là câu lạc bộ điền kinh đầu tiên trên thế giới. Năm 1880 Hội Điền kinh Anh đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất các tổ chức về điền kinh của dế quốc Anh Tại Pháp, môn điền kinh bắt đầu phát triển vào những năm 70 của thế kỷ XIX. Từ năm 1880, các cuộc thi chạy đƣợc tổ chức thƣờng xuyên ở các trƣờng THPT. Cuối những năm 80 của thế kỷ XIX. Tổng hội Điền kinh Pháp cũng đƣợc thành lập. 19
- Tại Mĩ, năm1868, câu lạc bộ New York đƣợc thành lập, các trƣờng đại học là trung tâm mạnh của Điền kinh của Mĩ. Trong những năm 1880 – 1890, nhiều liên đoàn điền kinh nghiệp dƣ của nhiều nƣớc đã đƣợc thành lập. Đặc biệt năm 1896 Đại hội Olympic đƣợc tái tổ chức theo chu kì 4 năm – 1lần. Năm 1912, Liên đoàn Điền kinh Nghiệp dƣ Quốc tế đựơc thành lập (International Amateur Athletic Federation; viết tắt là IAAF). Đây là một tổ chức quốc tế có chức năng điều hành sự phát triển môn thể thao Điền kinh trên toàn thế giới. Hiện nay IAAF đã có 209 nƣớc thành viên (Châu Phi 53, Châu Âu 49, Châu Mĩ 45, Châu Á 44, Châu Đại Dƣơng 18) 2.2. Sự phát triển về kỹ thuật. Kỹ thuật là một trong những yếu tố quyết định thành tích của VĐV, tuy đi bộ và chạy, nhảy và ném đẩy đều là các hoạt động phổ biến quen thuộc của con ngƣời; nhƣng trong thi đấu nếu dùng kỹ thuật nhƣ trong cuộc sống thì không thể đạt thành tích cao. Chính vì vậy, kỹ thuật các môn Điền kinh luôn đƣợc các VĐV, HLV và cả các nhà khoa học cải tiến. Mặt khác, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, và luật lệ thi đấu, trang phục, sân thi đấu đòi hỏi phải có những kỹ thuật phù hợp. Đó là 3 động lực chính để có sự cải tiến về kỹ thuật các môn điền kinh. BẢNG 2: MỘT SỐ THAY ĐỔI CƠ BẢN TRONG KỸ THUẬT CÁC MÔN ĐIỀN KINH Năm Sự thay đổi về kỹ thuật VĐV thực hiện đầu Quốc gia tiên 1858 Dùng sào gỗ trong nhảy sào Anh 1866 Phƣơng pháp nhảy sào 1 nhịp G.Uiler Anh 1887 Sử dụng KT xuất phát thấp Tr. Serin Mỹ 1895 Phƣơng pháp chân tấn công qua U.Krensleun Mỹ rào duỗi thẳng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình điền kinh part 1
24 p | 514 | 104
-
Bài tập Điền kinh - Phần 2
91 p | 393 | 82
-
Giáo trình Môn Điền kinh
35 p | 799 | 33
-
Kỹ thuật môn Điền kinh trong trường phổ thông: Phần 1
195 p | 143 | 17
-
Kỹ thuật môn Điền kinh trong trường phổ thông: Phần 2
75 p | 95 | 14
-
Tập bài giảng Điền kinh: Phần 2 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
48 p | 8 | 4
-
Bài giảng Thể dục - Điền kinh: Phần 1
141 p | 9 | 3
-
Bài giảng Thể dục - Điền kinh: Phần 2
66 p | 5 | 3
-
Tập bài giảng Tổ chức thi đấu thể dục thể thao: Phần 2 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
106 p | 11 | 2
-
Tập bài giảng Giáo dục thể chất: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
78 p | 6 | 2
-
Tập bài giảng Chạy việt dã: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
56 p | 7 | 2
-
Lựa chọn bài tập để giảng dạy học phần Giáo dục Thể chất 1 môn Điền kinh nội dung Chạy cự ly ngắn 60m cho nam sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh học kỳ I năm 2023-2024
3 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn