intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập bài giảng Giáo dục thể chất: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập bài giảng "Giáo dục thể chất: Phần 1" trình bày những nội dung chính sau đây: Bài tập đội hình, đội ngũ; Thực hành và ôn tập kỹ thuật chạy cự ly trung bình; Thực hành và ôn tập kỹ thuật chạy cự ly ngắn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập bài giảng Giáo dục thể chất: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------------------------------------- TẬP BÀI GIẢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Dành cho sinh viên ngành Quản lý Thể dục thể thao) Giảng viên soạn : Trịnh Ngọc Trung Bộ môn : Quản lý Thể dục thể thao Khoa : Thể dục thể thao Mã học phần : GDTC THANH HÓA, NĂM 2018
  2. TT MỤC LỤC Trang 1 Mục tiêu và yêu cầu của học phần 1 1.1 Mục tiêu tổng quát 1 1.2 Mục tiêu cụ thể 5 2 Cấu trúc tổng quát học phần 6 2.1 Tín chỉ 1: Thực hành thể dục cơ bản 6 2.2 Tín chỉ 2: Thực hành điền kinh 6 2.3 Tín chỉ 3: Thực hành kỹ thuật cầu lông cơ bản 7 2.4 Tín chỉ 4: Thực hành kỹ thuật bóng đá cơ bản 7 2.5 Tín chỉ 5: Khiêu vũ thể thao 7 3 Nội dung chi tiết bài giảng 8 3.1 Nội dung từng bài giảng trong tín chỉ 1 8 3.1.1 Bài 1: Bài tập đội ngủ 8 3.1.2 Bài 2: Bài tập đội hình 15 3.1.3 Bài 3: Ôn tập 25 3.2 Tín chỉ 2: Thực hành điền kinh 39 3.2.1 Bài 1: Thực hành kỹ thuật chạy cự ly trung bình 39 3.2.2 Bài 2: Ôn Các kỹ thuật chạy cự ly trung bình 46 3.2.3 Bài 3: Thực hành kỹ thuật chạy cự ly ngắn 53 3.2.4 Bài 4: Ôn kỹ thuật chạy cự ly ngắn 65 3.3 Tín chỉ 3: Thực hành kỹ thuật cầu lông cơ bản 76 3.3.1 Bài 1: Thực hành kỹ thuật cầu lông cơ bản 76 3.3.2 Bài 2: Ôn thực hành kỹ các kỹ thuật Cầu Lông cơ bản 88 3.4 Tín chỉ 4: Thực hành kỹ thuật bóng đá cơ bản 99 3.4.1 Bài 1: Kỹ thuật Đá lòng bàn chân 99 3.4.2 Bài 2: Kỹ thuật giữ bóng 104 3.4.3 Bài 3: Kỹ thuật đánh đầu 110 3.3.4 Bài 4: Kỹ thuật ném biên 125 3.5 Tín chỉ 5: Khiêu vũ thể thao 131 2
  3. 3.5.1 Bài tập 1: Làm quen với điệu Cha-Cha-Cha 131 3.5.2 Bài tập 2: Kỹ thuật bước nhảy điệu Cha-Cha_cha 148 3.5.3 Bài tập 3: Kỹ thuật bước nhảy điệu Cha-Cha-Cha (tiếp) 152 3.5.4 Bài tập 4: Kỹ thuật bước nhảy điệu Cha-Cha-Cha (tiếp) 165 3
  4. TẬP BÀI GIẢNG MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1. Mục tiêu và yêu cầu của học phần 1.1. Mục tiêu tổng quát Học phần GDTC dạy cho đối tượng học là sinh viên không chuyên của nhà trường nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức về thể dục thể thao phong trào, trang bị các hoạt động vận động đơn giản nhằm nâng cao sức khỏe cho sinh viên, qua đó nó là động lực giúp cho sinh viên có sức khỏe để học tập và xây dựng tổ quốc. Học phần GDTC gồm 5 tín chỉ nó được phân bổ học ở 5 kỳ học, mỗi kỳ học 1 tín chỉ và học trong 2.5 năm học. Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đang được sống và học tập trong một chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt, được thừa hưởng những thành quả vĩ đại của ông cha ta để lại trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, chăm sóc. Họ là những người chủ tương lai của nước nhà, sứ mệnh lịch sử tương lai của dân tộc đều trông mong vào thế hệ trẻ. Trong Di chúc của Hồ Chủ Tịch, Người đã căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trong và cần thiết..." Thấm nhuần lời dạy của Người, các thế hệ trẻ Việt Nam trong đó có lực lượng sinh viên đã, đang và sẽ là lực lượng quyết định vận mệnh tương lai của nước nhà. Ngày nay khi cả nước đang tập trung sức lực, trí tuệ vào công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước với mục tiêu: "Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Với sự hình thành của nền kinh tế thị trường thì hơn lúc nào hết nhiệm vụ và yêu cầu đối với thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng càng phải đặt trước sự sống còn của đất nước. Trải qua các thời kỳ cách mạng của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp. Tại Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII về đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đã khẳng định mục tiêu đó là nhằm giáo dục, hình thành nhân cách và tăng cường thể lực cho những người chủ tương lai của đất nước, những người trí thức, lao động trẻ: “Phát 4
  5. triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng khoá VIII, đã khẳng định: "Giáo dục và đào tạo phải cùng với khoa học và công nghệ thực sự trở thành quốc sách hàng đầu... Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI... Muốn xây dựng đất nước giầu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện. Không chỉ phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lối sống mà còn phải là con người cường tráng về thể chất... Với tư tưởng chỉ đạo phát triển: “Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có trình độ làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và có sức khoẻ" và nhấn mạnh rằng: "Đối với giáo dục, điều đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục và yêu cầu giáo dục phải nhằm vào mục tiêu thực hiện giáo dục toàn diện: Đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục trong tất cả các cấp học". Công tác giáo dục thể chất trong các trường đại học là một mặt giáo dục quan trọng, một bộ phận không thể tách rời của chất lượng đào tạo nói chung.. Chúng ta đều hiểu: Mỗi trường đại học đều có những đặc thù ngành nghề và nhiệm vụ riêng. Công tác giáo dục thể chất phải tuân theo đặc thù riêng đó để phục vụ tốt nhất về mặt sức khoẻ, phát triển các tố chất thể lực của sinh viên phù hợp với ngành nghề mà sau này khi ra trường công tác họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho xã hội, cho gia đình và cho chính bản thân họ. Thực tế đã chứng minh công tác giáo dục thể chất cho học sinh và sinh viên thực sự có vị trí vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ để phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, giữ vững và tăng cường sức mạnh an ninh, quốc phòng. Quán triệt được vấn đề này trong nhiều năm qua Bộ Giáo dục và đào tạo rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học thể hiện qua việc thường xuyên ban hành các nội dung của công tác này như chương trình học thể dục nội khoá, tổ chức hướng dẫn tập luyện ngoại khoá cải tiến tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, cải 5
  6. tiến chương trình giáo dục thể chất cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới của đất nước. Trong các trường Đại học, công tác GDTC được bản thân nhà trường cũng như Bộ chủ quản hết sức quan tâm thể hiện qua việc thường xuyên đổi mới, nâng cao về trang thiết bị cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả về đội ngũ giáo viên. Một số trường đã được đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình thể dục thể thao lớn đã và đang phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khoá, hoạt động ngoại khoá, phong trào hoạt động thể thao quần chúng và các giải thi đấu thể thao của sinh viên. Nhưng trong thực tế, xuất phát từ những vấn đề đổi mới công tác giáo dục Đại học đa ngành và đa dạng hoá loại hình đào tạo cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng sinh viên như hiện nay thì vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có giáo dục thể chất đang đứng trước những thử thách to lớn. Để đáp ứng với yêu cầu, mục tiêu giáo dục và đào tạo đã đề ra thì công tác giáo dục thể chất và thể thao học đường còn bộc lộ nhiều hạn chế như chỉ thị 36-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ngày 24-3-1994 đã đánh giá: "Thể dục thể thao của nước ta còn có trình độ rất thấp. Số người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao còn rất ít Đặc biệt là thanh niên chưa tích cực tham gia tập luyện, hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học và trong các lực lượng vũ trang còn thấp". Vì vậy Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và Chỉ thị 133/TTg ngày 7-3-1995 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ sự cần thiết phải chú trọng cải tiến nội dung, phương pháp nhằm đưa vào nề nếp, phát triển thể lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp, xây dựng qui hoạch phát triển và kế hoạch đổi mới công tác giáo dục thể chất và thể thao học đường từ nay tới năm 2025. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất cho sinh viên nhiều trường Đại học không chỉ thực hiện đầy đủ những qui định của Bộ Giáo dục - đào tạo về nội dung chương trình giáo dục thể chất mà còn vận dụng một cách sáng tạo trên cơ sở cải tiến, xây dựng các nội dung học tập mới cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường. Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc nâng 6
  7. cao thể lực và chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên và đã thu hút được sự quan tâm qua một số công trình khoa học của các tác giả như Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Ngũ Duy Anh (Vụ giáo dục thể chất - Bộ Giáo dục và đào tạo). Và các tác giả Phạm Văn Đát (2006): Tuy nhiên vài năm trở lại đây công tác GDTC của nhà trường gặp rất nhiều khó khăn và có nhiều hạn chế do điều kiện sân tập chật hẹp với do qui mô và loại hình đào tạo của trường ngày càng lớn, với lượng sinh viên đào tạo hàng năm lớn tới trên dưới 1000 sinh viên. Từ đó đặt ra những thách thức lớn đòi hỏi nhà trường phải giải quyết để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục trong đó có giáo dục thể chất, phát triển thể lực sinh viên cho phù hợp với tình hình mới. Công tác GDTC còn nhiều hạn chế về nguyên nhân khác, còn có nhiều ý kiến phân tán xung quanh các vấn đề về các hình thức giáo dục, nội khóa, ngoại khoá, phân loại sức khoẻ thể lực sinh viên, phần học thể dục tự chọn. - Nghiên cứu Phương pháp Tổ chức dạy – học của môn học. Chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau đây: - Thứ nhất : Nhằm giáo dục đạo đức XHCN, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức, tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực, lành mạnh, tinh thần tự giác học tập và rèn luyên thân thể, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ Tổ quốc. - Thứ hai : Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản của một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện để tự rèn luyên thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động TDTT của nhà trường và toàn xã hội. - Thứ ba : Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ của sinh viên, phát triển cơ thể một cách hài hoà, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói quen xấu, rèn luyện thân thể đạt được những chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối tượng và năm học trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi. 7
  8. - Thứ tư : Nâng cao mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên bằng các bài tập thể dục ứng dụng nghề nghiệp, phát triển kiến thức, những kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn, tạo điều kiện nhanh chóng nắm vững và thích ứng nghề nghiệp. Chính vì vậy, công tác GDTC và hoạt động TDTT trong nhà trường các cấp luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng nhằm đào tạo ra những trí thức phát triển toàn diện, có khả năng chuyên môn cao, có sức khoẻ để phục vụ xã hội...Trong những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục - Đào tạo, công tác GDTC và TDTT trong nhà trường các cấp đã có nhiều phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao các chỉ số về hình thái, chức năng và khả năng hoạt động thể lực của sinh viên, sinh viên. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn hiện nay là công tác GDTC và phong trào TDTT trong nhà trường các cấp đang có những biểu hiện phát triển không cân đối, sinh viên - sinh viên rất thích chơi thể thao nhưng lại không thích học môn thể dục hay GDTC, sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo các trường không thống nhất, cán bộ làm công tác giảng dạy và hoạt động phong trào TDTT ở các trường còn thiếu và không thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, thiếu thốn...đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả công tác GDTC trong các nhà trường. Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn tới thực trạng trên là do nội dung GDTC trong các nhà trường không thiết thực, công tác quản lý, đánh giá mức độ rèn luyện thể chất của sinh viên không chặt chẽ, thiếu những chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá cụ thể. 1.2. Mục tiêu cụ thể: - Mục đích: - Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thể dục thể chất như; hệ thống khái niệm, tác dụng của môn học thể dục, và phương pháp tập luyện thể dục cơ bản, thể dục thể thao phục vụ cho học tập, công tác. - Giáo dục cho người học thấy được vai trò, ý nghĩa của môn học trong lĩnh vực thể dục thể thao, xác định được động cơ học tập đúng đắn: 8
  9. - Giúp sinh viên vừa có phẩm chất đạo đức,năng lựcvà sức khỏe để đáp ứng yêu cầu của xã hội. - Yêu cầu: * Kiến thức: - Rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng thành thạo các động tác kỹ thuật bao gồm; - Thực hành chính xác các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung thể dục, - Hình thành và củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống và trong hoạt động chuyên môn của thể dục - Góp phần quan trọng trong việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, ý chí và lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội. * Kỹ năng: - Cung cấp cho sinh viên kỹ năng, kiến thức, phù hợp với yêu cầu của học phần, trang bị những kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động thể dục thể thao. Để từ đó sinh viên có thể phát triển các hoạt động thể dục thê thao cộng đồng phục vụ cho cuộc sống, do vậy học phần được cấu trúc hệ thống kiến thức như sau. 2. Cấu trúc tổng quát học phần. 2.1. Tín chỉ 1: Thể dục cơ bản - Danh mục tên bài giảng: Tín chỉ 1 Bài 1: Bài tập đội ngũ Bài 2: Bài tập đội hình Bài 3: Ôn tập - Số tiết lên lớp của GV:15 - Số tiết SV làm bài, học nhóm tại lớp: 15 - Số tiết SV nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập:30 2.2. Tín chỉ 2: Thực hành điền kinh - Danh mục tên bài giảng: Tín chỉ 2. Bài 1: Thực hành kỹ thuật chạy cự ly trung bình Bài 2: Ôn Các kỹ thuật chạy cự ly trung bình Bài 3: Thực hành kỹ thuật chạy cự ly ngắn 9
  10. Bài 4: Ôn kỹ thuật chạy cự ly ngắn - Số tiết lên lớp của giáo viên: 15 tiết - Số tiết giáo viên làm bài, học nhóm tại lớp: 15 tiết - Số tiết sinh viên nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 30 tiết 2.3. Tín chỉ 3: Thực hành kỹ thuật cầu lông cơ bản - Danh mục tên bài giảng: Tín chỉ 3. Bài 1: Thực hành kỹ thuật cầu lông cơ bản Bài 2: Ôn thực hành kỹ các kỹ thuật Cầu Lông cơ bản - Số tiết lên lớp của giáo viên: 15 tiết - Số tiết giáo viên làm bài, học nhóm tại lớp: 15 tiết - Số tiết sinh viên nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 30 tiết 2.4. Tín chỉ 4: Thực hành kỹ thuật bóng đá cơ bản - Danh mục tên bài giảng: Tín chỉ 4. Bài 1: Kỹ thuật Đá lòng Bài 2: Kỹ thuật giữ bóng Bài 3: Kỹ thuật đánh đầu Bài 4: Kỹ thuật ném biên - Số tiết lên lớp của giáo viên: 15 tiết - Số tiết giáo viên làm bài, học nhóm tại lớp: 15 tiết - Số tiết sinh viên nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 30 tiết 2.5. Tín chỉ 5: Khiêu vũ thể thao Bài tập 1: Làm quen với điệu Cha-Cha-Cha Bài tập 2: Kỹ thuật bước nhảy điệu Cha-Cha - cha Bài tập 3: Kỹ thuật bước nhảy điệu Cha-Cha-Cha (tiếp) Bài tập 4: Kỹ thuật bước nhảy điệu Cha-Cha-Cha (tiếp) - Số tiết lên lớp của giáo viên: 15 tiết - Số tiết giáo viên làm bài, học nhóm tại lớp: 15 tiết - Số tiết sinh viên nghiên cứu ngoài xã hội, tự làm bài tập: 30 tiết 10
  11. 3. Nội dung chi tiết bài giảng 3. 1. Nội dung từng bài giảng trong tín chỉ 1 3.1.1. Bài 1: Bài tập đội ngũ 3.1.1.1. Phần mở đầu tiếp cận bài - Đội ngũ, đội hình là một trong những nội dung tập luyện thể dục; thường được sử dụng trong quân sự và TDTT. Đối với học sinh sử dụng để tập những phẩm chất, đạo đức, ý chí kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn. Nhằm rèn luyện ý thức tập thể, hợp đồng tổ chức, kỷ luật. - Tạo tư thế đúng, đẹp và tác phong nhanh nhẹn hoạt bát. Giúp cho việc tổ chức học tập và luyện tập các môn thể thao, tổ chức bồi dưỡng những kỷ luật, chiến thuật cần thiết trong chiến đấu. Đồng thời là hình thức để tổ chức, tập hợp quần chúng, biểu dương lực lượng. - Phải nắm vững những danh từ chuyên môn; thành thạo kỹ thuật, biết cách sử dụng linh hoạt đội ngũ, đội hình. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của sân bãi mà sử dụng đội ngũ đội hình thích hợp và phải chú ý đến điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng tới việc tập luyện như; sân có những vũng nước, hướng nắng hoặc gió, những chỗ tập luyện làm người tập mất tập trung tư tưởng… - Phải dùng khẩu lệnh để chỉ huy; khẩu lệnh phải đầy đủ, chính xác, ngắn gọn, thể hiện được tính chất của động tác, âm thanh mạnh dứt khoát. Giữa dự lệnh và động lệnh phải có quãng nghỉ hợp lý (đội ngũ càng đông, thời gian quãng nghỉ nên giãn dài). - Tuỳ theo đối tượng, sử dụng từ chuyên môn về khẩu lệnh cho thích hợp. 3.1.1.2. Phần kiến thức kỹ thuật căn bản các yêu cầu về kỹ thuật của bài học Bài tập đội ngũ - Tập hợp hàng ngang (một hoặc nhiều hàng) Khẩu lệnh “Thành 1(2,3…) hành ngang … Tập hợp” Yếu lĩnh kỹ thuật: Người chỉ huy sau khi định hướng và lựa chọn vị trí thích hợp, quay về phía người tập phát khẩu lệnh, rồi đứng vào vị trí tập hợp tay phải giơ cao. Nghe khẩu lệnh người tập nhanh chóng đứng bên trái của người chỉ huy theo thứ tự: từ cao đến thấp (hoặc ngược lại) khoảng cách giữa hai người cách vai 11
  12. nhau một nắm tay. Sau đó người chỉ huy hạ tay xuống và di chuyển đến vị trí thích hợp để chỉnh đốn hành ngũ. Khi tập hợp từ hai hàng ngang trở lên, khoảng cách giữa mỗi hàng ngang cách nhau một cánh tay. - Tập hợp hàng dọc (một hoặc nhiều hàng) Khẩu lệnh: “ Thành 1 (2, 3…) hàng dọc … Tập hợp”. Yếu lĩnh kỹ thuật: Sau khi lựa chọn vị trí, phương hướng xong, người chỉ huy phát khẩu lệnh tập họp. Người tập nhanh chống đứng phía sau người chỉ huy thành một hàng dọc (theo thứ tự từ cao đến thấp, hoặc ngược lại) khoảng cách giữa hai người với cự ly một cánh tay. Khi tập hợp nhiều hàng dọc, vị trí của các hàng dọc đứng kế tiếp cạnh nhau, lần lượt từ phải qua trái và khoảng các giữa các hàng dọc là một nắm tay Giữa hai vai.(hình. 1) Giãn cách Cự ly Hàng ngang Hàng dọc Hình. 1 - Động tác đứng nghiêm và nghỉ Khẩu lệnh: “Nghiêm” (vừa là dự lệnh, vừa là động lệnh) Yếu lĩnh kỹ thuật: Khi dứt khẩu lệnh của người chỉ huy, người tập thực hiện động tác đứng nghiêm - chân hai gót chụm sát nhau trên một đường thẳng ngang, hai bàn chân mở khoảng 60 0, trọng tâm dồn vào cả hai chân, bụng hơi thóp lại, hai vai ngang và hơi kéo về sau, tay duổi thẳng sát sườn, ngón tay khép, mắt nhìn thẳng phía trước. Động tác nghỉ: Khẩu lệnh “nghỉ “ (vừa là dự lệnh, vừa là động lệnh) 12
  13. Yếu lĩnh kỹ thuật: Tư thế thứ nhất - đứng thoải mái, trọng tâm dồn vào một chân, chân kia thả lỏng và hơi gập khớp gối, thân thẳng. Khi mỏi chân có thể đổi chân. Tư thế thứ hai - Chân trái bước sang trái một bước, đứng thoải mái, trọng tâm dồn vào hai chân. Hai bàn tay nắm lấy nhau ở phía sau lưng. (Tư thế này thường dùng trong đội hình dãn rộng hoặc trong lúc tập luyện). - Động tác dóng hàng ngang Khẩu lệnh: “ Nhìn phải … thẳng”. Yếu lĩnh kỹ thuật: Nghe động lệnh, người đứng đầu hàng làm chuẩn ở tư thế đứng nghiêm, đầu thẳng toàn bộ những người khác đều thực hiện cùng lúc đánh đầu, quay mặt sang phải 450 và tự điều chỉnh hàng ngang cho thẳng. Khẩu lệnh tiếp: “Thôi”. Yếu lĩnh kỹ thuật: Những người trong hàng quay mặt về thẳng - Động tác dóng hàng dọc Khẩu lệnh “ Nhìn trước … thẳng”. Yếu lĩnh kỹ thuật: Nghe động lệnh, người đứng đầu vẫn đứng nghiêm tất cả những người đứng sau nhanh chóng điều chỉnh hàng, mắt nhìn thẳng vào gáy người đứng trước, đảm bảo đúng cự ly một cánh tay. Khẩu lệnh tiếp: “Thôi”. Yếu lĩnh kỹ thuật: Những người trong hàng về tư thế đứng nghiêm - Điểm số: Hàng ngang hoặc hàng dọc Khẩu lệnh:“Từ phải qua trái (hoặc ngược lại)… Điểm số” Khẩu lệnh:“Từ trên xuống dưới …Điểm số” – hàng dọc Yếu lĩnh kỹ thuật: Khi nghe khẩu lệnh, người tập lần lượt hô to, rõ số của mình. Mỗi lần điểm số người thực hiện phải quay mặt sang trái về phía người đứng bên cạnh (hàng ngang) hoặc quay mặt về phía người đứng sau bên trái (hàng dọc) để báo cho họ biết, sau đó quay ngay về tư thế đứng nghiêm. Người sau lại báo số của mình cho người đứng tiếp theo và cứ thế cho đến hết: Người cuối cùng sau khi báo số của mình không phải quay đầu và hô tiếp “Hết” để báo cho người chỉ huy biết toàn hàng đã điểm số xong. 13
  14. Chú ý: Trường hợp điểm số theo chu kỳ 1-2 hay 1,2,3 v.v… khẩu lệnh chung cho cả hàng ngang và hàng dọc là: “Theo chu kỳ 2 (3)… Điểm số”. Sau khi nghe người thứ nhất báo:“Một”, người thứ hai báo “Hai”… và cứ tiếp tục đến người cuối cùng báo số của mình và hô hết. - Bài tập dàn hàng và dồn hàng Đội hình dàn hàng và dồn hàng - Dàn hàng ngang Khẩu lệnh: “ A làm chuẩn, giãn cách một dang tay … Bước” Cách thực hiện: Nghe khẩu lệnh người làm chuẩn giơ tay cao cho mọi người biết và hô “Có”, sau đó tất cả cùng dang 2 tay ra ngang sao cho đầu ngón tay của người tập trong hàng gần chạm nhau, khi nào chỉ huy hô “Thôi” mới bỏ tay xuống và đứng nghiêm (di chuyển theo bước dồn). - Dàn hàng dọc Khẩu lệnh: “Cự ly một dang tay … Bước”. Khi nghe khẩu lệnh toàn hàng làm chuẩn quay ngang 90 0, rồi thực hiện dàn hàng như trên cho đến khi nghe khẩu lệnh: “ Thôi” mới bỏ tay và quay về hướng cũ. Trường hợp nhiều hàng ngang thì người làm chuẩn giơ tay báo cho mọi người biết, sau đó tất cả hàng ngang đầu tiên có người làm chuẩn phải giơ tay ra ngang để điều chỉnh khoảng cách, sau đó người làm chuẩn và những trong hàng dọc của người đó quay 900 sang phải, hai tay dang ngang để điều chỉnh cự ly cho đến khi nghe khẩu lệnh “Thôi” tất cả mới bỏ tay xuống. (Tất cả những người khác ở hàng sau cứ lấy hàng dọc, hàng ngang của hàng mình mà dãn rộng ra rồi hướng theo). - Dồn hàng: Đối với hàng ngang và dọc Khẩu lệnh: “A làm chuẩn, tất cả dồn hàng … Bước”. Cách thực hiện: Người làm chuẩn đứng yên giơ tay cao nói. “Có” cho mọi người biết hướng và toàn hàng tự động dồn lại về hướng của người làm chuẩn (phải đảm bảo thẳng hàng: cự ly và dãn cách). - Động tác báo cáo của người chỉ huy Khẩu lệnh: “Báo cáo GV, lớp đã tập hợp xong, mời giáo viên lên lớp”. 14
  15. Yếu lĩnh kỹ thuật: Sau khi cho toàn lớp đã tập hợp, người chỉ huy cho dóng hàng, đi kiểm tra hàng và cho lớp trở về tư thế đứng nghiêm bằng khẩu lệnh “Thôi”. Tiếp theo người chỉ huy di chuyển tới trước mặt giáo viên để báo cáo (có thể đi - trường hợp đứng gần giáo viên, hoặc chạy - trường hợp đứng xa giáo viên- khoảng cách người báo cáo và giáo viên sao cho thích hợp. Báo cáo xong, người chỉ huy trở về vị trí ban đầu) Chú ý: nội dung báo cáo phải: ngắn gọn, lời báo cáo to, rõ ràng. Khi đi, tới các góc thực hiện động tác quay, đứng báo cáo nghiêm túc - Nghi thức chào và kết thúc buổi học Nghi thức chào: Khẩu lệnh: “Chúc giáo viên … Khoẻ” Yếu lĩnh kỹ thuật: Người chỉ huy hô “Chúc giáo viên … Toàn lớp đồng thanh hô “… Khoẻ” Kết thúc: Khẩu lệnh “Giải tán … Khoẻ” Yếu lĩnh kỹ thuật: Giáo viên hô “Giải tán …” Toàn lớp đồng thanh hô “… Khoẻ” - Động tác quay tại chỗ: Bên phải hoặc bên trái Khẩu lệnh: “Bên phải (trái) … Quay”. Yếu lĩnh kỹ thuật: Nghe động lệnh, người tập chuyển trọng tâm sang chân phải (trái), dùng gót làm trụ, phối hợp với nửa trước của bàn chân trái (phải) quay toàn thân sang phải (trái) 900, thân trên thẳng, đưa chân trái (phải) đưa về đặt sát chân phải (trái) thành tư thế đứng nghiêm. - Động tác quay tại chỗ: Đằng sau Khẩu lệnh: "Đằng sau- Quay” Yếu lĩnh kỹ thuật: Như quay phải, nhưng quay 1800, khi quay trọng tâm ở chân phải, thu chân trái về tư thế đứng nghiêm (Theo chương trình giảng dạy giáo dục thể chất ở trường phổ thông và Đoàn, Đội: quay bên trái) 3.1.1.3. Quy trình kỹ thuật trong bài học của GV và SV - Quy trình thực hiện đối với GV 1. GV dạy cho SV các kỹ thuật của các bước trong thể dục đội ngũ, phân tích và chỉ rõ chổ đúng sai cho SV hiểu. 15
  16. - Giáo viên thi phạm động tác một đến 2 lần cho sinh viên quan sát - Cho SV thực hiện GV quan sát và sửa chữa cho SV - GV cho SV Thực hiện trên sân 3-4 lần 2. GV dạy cho SV Các bước kết hợp các động tác thành nhóm động tác, phân tích và chỉ rõ chổ đúng sai cho SV hiểu. - Giáo viên thi phạm động tác một đến 2 lần cho sinh viên quan sát - Cho SV thực hiện GV quan sát và sửa chữa cho SV - GV cho SV Thực hiện trên sân 3-4 lần 3. GV dạy cho SV phương pháp tập luyện các động tác cơ bản, phân tích và chỉ rõ chổ đúng sai cho SV hiểu. - Giáo viên thi phạm động tác một đến 2 lần cho sinh viên quan sát - Cho SV thực hiện GV quan sát và sửa chữa cho SV - GV cho SV Thực hiện trên sân 3-4 lần - Quy trình thực hiện đối với SV. - Sinh viên phải thực hiện tốt các kỹ thuật mà giáo viên đưa ra một cách chính xác như các kỹ thuật có tên dưới đây - Tập hợp hàng ngang (một hoặc nhiều hàng ngang) - Tập hợp hàng dọc (một hoặc nhiều hàng dọc) - Động tác đứng nghiêm và nghỉ - Động tác dóng hàng ngang - Động tác dóng hàng dọc - Động tác báo cáo của người chỉ huy - Nghi thức chào và kết thức buổi học - Động tác quay tại chổ - Động tác đi đều thể thao - Động tác đứng lại - Động tác đổi chân trong khi đi đều - Thực hành tại sân nhiều lần - Thực hiện chính xác GV: Kiểm tra thường xuyên 16
  17. 3.1.1.4. Các mẫu hình sản phẩm cho SV tham khảo 3.1.1.5. Phần tự thực hành thao tác thường xuyên của SV trong bài học - Thao tác căn bản:Sinh viên thực hiện đúng kỹ thuật từng động tác của đội ngũ - SV thao tác hướng đến thuần thục và thực hành sáng tạo: Thực hiện kỹ năng thực hiện các động tác tốt 3.1.1.6. Sản phẩm thực hành: - Thực hiện các nội dung đội ngũ 3.1.1.7. Điều kiện để GV- SV thực hiện bài học thực hành - Phòng tập rộng 3.1.2.8. phần phụ lục 3.1.2.8. Hồ sơ giáo trình [1]. Trường ĐH TDTT (Tập thể tác giả), Thể dục, NXB TDTT - 1975 [2]. Trường ĐH TDTT Bắc Ninh (Tập thể tác giả), Thể dục, NXB TDTT - 2009 [3]. Trường ĐH TDTT (Tập thể tác giả), Thể dục, NXB TDTT - 1994 [4]. Trần Phúc Phong (2002), Đồng diễn thể dục, NXB TDTT, HN [5]. Nguyễn Hạnh Phúc (1988), Bài tập thể dục nhịp điệu, NXB GD, HN [6].Trường ĐH TDTT (Tập thể tác giả) Thể dục dụng cụ NXB TDTT - 1999 [7]. Trương Anh Tuấn (1998), Thể dục thể hình,NXB TDTT, HN 17
  18. 3.1.2. Bài 2: Bài tập đội hình (6 tiết lên lớp của GV; 6 tiết tự làm bài của SV) 3.1.2.1. Phần mở đầu tiếp cận bài - Đội ngũ, đội hình là một trong những nội dung tập luyện thể dục; thường được sử dụng trong quân sự và TDTT. Đối với học sinh sử dụng để tập những phẩm chất, đạo đức, ý chí kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn. Nhằm rèn luyện ý thức tập thể, hợp đồng tổ chức, kỷ luật. - Tạo tư thế đúng, đẹp và tác phong nhanh nhẹn hoạt bát. Giúp cho việc tổ chức học tập và luyện tập các môn thể thao, tổ chức bồi dưỡng những kỷ luật, chiến thuật cần thiết trong chiến đấu. Đồng thời là hình thức để tổ chức, tập hợp quần chúng, biểu dương lực lượng. - Phải nắm vững những danh từ chuyên môn; thành thạo kỹ thuật, biết cách sử dụng linh hoạt đội ngũ, đội hình. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của sân bãi mà sử dụng đội ngũ đội hình thích hợp và phải chú ý đến điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng tới việc tập luyện như; sân có những vũng nước, hướng nắng hoặc gió, những chỗ tập luyện làm người tập mất tập trung tư tưởng… - Phải dùng khẩu lệnh để chỉ huy; khẩu lệnh phải đầy đủ, chính xác, ngắn gọn, thể hiện được tính chất của động tác, âm thanh mạnh dứt khoát. Giữa dự lệnh và động lệnh phải có quãng nghỉ hợp lý (đội ngũ càng đông, thời gian quãng nghỉ nên giãn dài). - Tuỳ theo đối tượng, sử dụng từ chuyên môn về khẩu lệnh cho thích hợp. 3.1.2.2. Phần kiến thức, kỹ thuật căn bản Đội hình biến đổi - tại chỗ. - Một hàng  hai hàng dọc (hoặc ngang) Khẩu lệnh điểm số: “Từ trên xuống dưới, theo chu kỳ 2 …Điểm số” Khẩu lệnh biến đổi đội hình: “Thành hai hàng dọc …Bước”. Cách thực hiện: khi nghe động lệnh “ Bước” người tập thực hiện bằng hai cách: Cách bước trực tiếp - những người số 1 cố định, người số hai bước chân trái theo hướng chéo lên trên, sang trái ngang vị trí người số 1, sau đó bước chân phải lên thành đứng nghiêm, thẳng hàng với người số một và bảo đảm cự ly và giãn 18
  19. cách. Cách bước gián tiếp - Số một cố định, người số hai bước sang trái một bước, chân phải đưa theo chân trái rồi lên trên, gót chân ngang với người số 1 sau đó rút chân trái lên thành đứng nghiêm. Khẩu lệnh về hàng: “ Về vị trí cũ… bước” và trình tự thực hiện ngược lại - (đối với hàng ngang, kỹ thuật ngược lại với hàng dọc (hình.2). Hàng ngang Hàng dọc Hình. 2 - Hai hàng  thành 4 hàng dọc (hoặc hàng ngang) Khẩu lệnh: “ Thành 4 hàng dọc …. Bước”. Cách thực hiện: Người số 2 của hàng bên phải bước chếch trên sang phải, số 2 hàng bên trái bước chếch trên sang trái. Cách bước như đội hình một thành hai hàng dọc. Khi trở về hai hàng khẩu lệnh “ về vị trí cũ – bước”. Và thực hiện kỹ thuật cách bước ngựơc lại (hình. 3 ). Hàng ngang Hàng dọc Hình 3 19
  20. - Một hàng  3 hàng dọc (hoặc hàng ngang) Khẩu lệnh điểm số: “ Từ trên xuống dưới , theo chu kỳ 3 … điểm số”. Khẩu lệnh biến đổi đội hình: “ Thành 3 hàng dọc … Bước” Sau khi nhận lệnh “bước”, người số 1 bước lùi sau chếch về bên phải ngang với số 2, số 3 bước chếch lên trên bên trái người số 2. Khi trở về hàng Khẩu lệnh: “Về vị trí cũ … Bước”, kỹ thuật cách bước được thực hiện theo thứ tự ngược lại. - Hàng ngang kỹ thuật thực hiện ngược với hàng dọc (Hình. 4). Hình 4 - Đội hình 0 – 2 – 4 hoặc 0 – 3 – 6 – 9 Khẩu lệnh điểm số: “Từ phải qua trái 0 – 2 – 4… Điểm số”. Khẩu lệnh dàn hàng: “Theo số đã điểm đi thường … Bước”. Khi nghe động lệnh “Bước”, tất cả cùng đi thẳng về trước với số bước đúng bằng số bước đã điểm (VD: số 2 đi 2 bước, số 0 đứng yên …), sau khi bước đủ số bước của mình thì rút chân sau lên về tư thế đứng nghiêm. Khẩu lệnh dồn hàng: “ Về vị trí cũ…Bước”. Cách thực hiện: Khi nghe dự lệnh, tất cả cùng quay sau 1800 - không rút chân - khi động lệnh” Bước ” tất cả tiến về vị trí cũ bằng số bước đã tiến lên – Bước cuối cùng gót chân phải ngang với gót chân của người số “0”, sau đó thu chân lên, rồi thực hiên động tác quay sau ( Hình 8 ) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2