intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật: Số 28/2019

Chia sẻ: ViDili2711 ViDili2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

56
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật: Số 28/2019 trình bày các nội dung chính sau: Vai trò của dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong hệ sinh thái khởi nghiệp, thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực viễn thông (VNPT) tỉnh Đồng Nai, đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật: Số 28/2019

  1. Tạp chí ISSN: 0866 - 7802 SỐ: (28) KINH TẾ - KỸ THUẬT 12 - 2019 Tòa soạn & trị sự: 530 Đại lộ Bình Dương, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương 3 THÁNG 1 KỲ Email: tapchiktktbd@gmail.com MỤC LỤC Trang Tổng Biên tập PGS.TS.NB. Nguyễn Thanh Kinh tế  01. Nguyễn Thị Loan, Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Việt Hồng Anh: 1 Phó Tổng Biên tập Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế thu nhập doanh TS.NB. Trần Thanh Vũ nghiệp: nghiên cứu tại thành phố. Hồ Chí Minh. 02. Nguyễn Thị Cẩm Phú, Nguyễn Văn Tân: Vai trò của dịch vụ 21 ngân hàng trực tuyến trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Hội đồng Biên tập Chủ tịch: 03. Đặng Thị Quỳnh Anh, Trình Đăng Khoa: Sự hài lòng của 27 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Thủ TS.NB. Lê Bích Phương Dầu Một. Các ủy viên: 04. Hồ Bạch Nhật, Lê Duy Hậu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết 37 định mua rau an toàn của người dân tại thành phố Long Xuyên. GS.TS.DS. Nguyễn Văn Thanh 05. Nguyễn Kiều Oanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của 48 GS.TS. Hoàng Văn Châu sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại các trường đại học tư thục tỉnh Bình Dương. GS.TS. Hồ Đức Hùng 06. Phạm Hùng Đức: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn 55 GS.TS. Hoàng Thị Chỉnh nhân lực viễn thông (VNPT) tỉnh Đồng Nai. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng 07. Ngô Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hoài Ân: Các yếu tố ảnh 61 hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các PGS.TS. Đỗ Linh Hiệp đơn vị sự nghiệp có thu tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. PGS.TS. Nguyễn Quốc Tế 08. Nguyễn Hoàng Phương, Cao Thị Quỳnh Giao: Thực trạng và 72 PGS.TS. Phạm Văn Dược giải pháp phát triển ngành logistics cho các doanh nghiệp vừa và PGS.TS. Phương Ngọc Thạch nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế PGS.TS. Võ Văn Nhị 09. Đặng Hùng Vũ, Đặng Hữu Lượng: Nghiên cứu vị chủng tiêu 81 dùng trong mối quan hệ với chủ nghĩa thế giới và sự sẵn lòng PGS.TS. Phước Minh Hiệp mua hàng may mặc thời trang ngoại PGS.TS. Phùng Đình Mẫn 10. Bùi Thị Huyền: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga đầu 95 PGS.TS. Phạm Minh Tiến thế kỷ XXI - Thực trạng và triển vọng TS. Nguyễn Hữu Thân 11. Trương Trung Nam, Vòng Thình Nam: Phát triển du lịch Tịnh 103 Biên, tỉnh An Giang. TS. Nguyễn Tường Dũng TS. DS. Trịnh Việt Tuấn Nghiên cứu – Trao đổi  12. Nguyễn Minh Tuấn, Trương Tiến Sĩ: Đề xuất một số giải pháp 111 Thư ký Tòa soạn: cơ bản góp phần xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ ThS. Trịnh Hoàng Xuân Phúc Chí Minh 13. Vũ Hồng Vận, Hồ Đức Hiệp: Đổi mới phương pháp dạy và học 118  cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh Giấy phép Hoạt động Báo chí in hiện nay Số: 36/GP-BTTTT cấp ngày 14. Trần Mai Ước, Trần Thị Hoa: Quan điểm Canh tân về văn 123 05/02/2013 hóa, giáo dục cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam - Nội dung cơ bản và giá trị lịch sử trong giai đoạn hiện nay. Số lượng in: 2.000 cuốn 15. Ngô Hoài Sơn: Một số cách tiếp cận về yếu tố ảnh hưởng đến 130  thực hiện chính sách. Chế bản và in tại Nhà in: 16. Nguyễn Khánh Vân: Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường 137 Liên Tường, Quận 6, Tp.HCM định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vì sự tiến bộ xã hội
  2. ISSN: 0866 - 7802 JOURNAL ECONOMICS - TECHNOLOGY No: (28) 12 - 2019 Editorial Office and management: 530 Binh Duong Avenu, Hiep Thanh Ward, Thu Dau Mot City, Binh Duong Province EVERY 3 MONTHS Email: tapchiktktbd@gmail.com Editor - in - chief TABLE OF CONTENNTS Page Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thanh Economic  01. Nguyen Thi Loan, Le Thi Tuyet Hoa, Nguyen Viet Hong 1 Deputy Editor - in – chief Anh: The factors affect corporate income tax non-compliance: Dr. Tran Thanh Vu The research in Ho Chi Minh city. 02. Nguyen Thi Cam Phu, Nguyen Van Tan: Role of the online 21 Editorial board banking services start-up ecology system. Director: 03. Dang Thi Quynh Anh, Trinh Đang Khoa: The satisfaction 27 Dr. Le Bich Phuong of customers using e-banking services at BIDV Thu Dau Mot. 04. Ho Bach Nhat, Le Duy Hau: Factors affecting the decision on 37 Member: buying safe vegetables by people in Long Xuyen city. Prof.Dr. Nguyen Van Thanh 05. Nguyen Kieu Oanh: The factors influence of satisfaction of 48 Prof.Dr. Hoang Van Chau students about the qualities of training services at private Prof.Dr. Ho Đuc Hung universities in Binh Duong. Prof.Dr. Hoang Thi Chinh 06. Pham Hung Duc: current situation and solutions for 55 telecommunications human development (vnpt) Đong Nai Prof.Dr. Manh Hung Nguyen provinceabtract. Assoc.Prof.Dr. Do Linh Hiep 07. Ngo Thi Thu Huong, Nguyen Thi Hoai An: Factors affect the 61 Assoc.Prof.Dr. Nguyen Quoc Te effectiveness of the internal control system at income-generating Assoc.Prof.Dr. Pham Van Duoc administration agencies in Tuy Hoa city, Phu Yen province. Assoc.Prof.Dr. Phuong Ngoc Thach 08. Nguyen Hoaang Phuong, Cao Thi Quyynh Giao: Situation 72 and logistics development situation for small and medium Assoc.Prof.Dr. Vo Van Nhi enterprises in Ho Chi Minh city in international integration Assoc.Prof.Dr. Phuoc Minh Hiep 09. Dang Hung Vu, Dang Huu Luong: Investigating comsumer 81 Assoc.Prof.Dr. Phung Dinh Man ethnocentrism in relation to cosmopolitanism and willingess to buy foreign garment products Assoc.Prof.Dr. Pham Minh Tien 10. Bui Thi Huyen: Vietnam - Russia economic relations at the 95 Dr. Nguyen Huu Than beginning of the 21 st century, the situation and prospects Dr. Nguyen Tuong Dung 11. Truong Trung Nam, Vong Thinh Nam: Tourism development 103 in Tinh Bien and An Giang province Dr. Trinh Viet Tuan  Research – Exchange Managing Editor: 12. Nguyen Minh Tuan, Truong Tien Si: Proposed a number of 111 MBA. Trinh Hoang Xuan Phuc basic solutions contributing the participation of smart urban  construction in Ho Chi Minh city 13. Vu Hong Van, Ho Duc Hiep: Innovation methods of teaching 118 Publishing licence: Studying and learning, basis for improving training quality of human and following the No: resources on the current context 36/GP-BTTTT Date 05/02/2013 14. Tran Mai Uoc, Tran Thi Hoa  : Tan tan’s point of culture 123 In number: 2.000 copies and education in the last XIXIX-century century in Vietnam -  basic content and history in the current period 15. Ngo Hoai Son: Factors influence on policy implementation 130 Printing at: Lien Tuong printing, 16. Nguyen Khanh Van: Building and developing the social- 137 District 6, HCM city economic market in social orientation in Vietnam for social process context”
  3. Các yếu tố ảnh hưởng đến... Kinh tế CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Loan1, Lê Thị Tuyết Hoa2, Nguyễn Việt Hồng Anh 3 TÓM TẮT Bằng sự kết hợp nhiều phương pháp khoa học, trong đó có sự khai thác thông tin và kinh nghiệm thực tiễn từ phía người nộp thuế lẫn cơ quan thuế cùng với mô hình hồi quy Probit trên mẫu nghiên cứu gồm 187 doanh nghiệp đã được thanh tra, kiểm tra thuế tại TP.Hồ Chí Minh niên độ 2013-2017, bài viết xác định có 8 yếu tố ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp: (1) Vốn lưu động/Tổng tài sản; (2) Doanh thu/Tổng tài sản; (3) Tổng nợ/Tổng tài sản; (4) Lỗ năm trước liền kề; (5) Khoản phải thu/Doanh thu; (6) Quy mô doanh nghiệp; (7) Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số thuế phải nộp; (8) Ngành nghề kinh doanh. Trong đó, sự không tuân thủ thuế được nghiên cứu là những vi phạm pháp luật thuế Việt Nam của các doanh nghiệp trong việc khai báo thiếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Từ khóa: không tuân thủ thuế, doanh nghiệp THE FACTORS AFFECT CORPORATE INCOME TAX NON- COMPLIANCE: THE RESEARCH IN HO CHI MINH CITY ABSTRACT By combining many researching methods, including the exploitation of information and practical experiences from both taxpayers and tax authorities with Probit regression model on a sample of 187 enterprises which have been inspected or examined by tax authorities in Ho Chi Minh city during the period from 2013 to 2017, the article identified 8 factors affecting corporate income tax (CIT) non- compliance. They are: (1) Working capital / Total assets; (2) Revenue / Total assets; (3) Total debt / Total assets; (4) Loss in the previous year; (5) Receivables / Revenue; (6) The size of enterprises; (7) Tax administrative penalties / Tax payable; (8) Business field. In particular, the tax non-compliance was studied as the violation of Vietnamese tax laws of enterprises in the declaration of the insufficient amount of CIT payable to the State budget. Key words: tax non-compliance, enterprise 1 PGS.TS. GV. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Email: loannt@buh.edu.vn 2 PGS.TS. GV. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Email: hoaltt@buh.edu.vn 3 ThS. Chi Cục thuế Bình Thạnh TP.HCM, Email: nvhanh.hcm@gdt.gov.vn 1
  4. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. ĐẶT VẤN ĐỀ truy thu và những vi phạm về thuế qua thanh Thuế là một khái niệm xuất hiện từ rất tra, kiểm tra hằng năm cho thấy vẫn còn không lâu đời. Ở các nước, chính phủ đều xây dựng ít các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ nghĩa những quy định và ban hành các chính sách vụ thuế của họ. pháp luật về thuế để quản lý thu thuế nhằm điều Vì vậy, bài viết với mục tiêu nghiên cứu tiết nền kinh tế vĩ mô. Theo Noor và cộng sự các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế (2013), chính phủ ngày càng quan tâm nhiều TNDN phù hợp với thực trạng quản lý thuế đối hơn về vấn đề không tuân thủ thuế, trốn thuế với doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhóm tác giả sẽ vì các hoạt động này làm giảm nỗ lực thu ngân xác định các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân sách của quốc gia. Từ những năm 1990, công thủ thuế TNDN của doanh nghiệp thể hiện qua trình của Kamdar (1997) đã nghiên cứu tác động những vi phạm pháp luật thuế. Nội dung bài viết của các yếu tố về chính sách có ảnh hưởng đến bao gồm 5 phần, sau Phần 1- Đặt vấn đề sẽ là sự không tuân thủ thuế tại Mỹ trong giai đoạn Phần 2 nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và tổng 1961-1987. Tiếp theo, Noor và cộng sự (2012) quan các nghiên cứu trước đây, Phần 3 trình bày có nghiên cứu về các yếu tố tài chính ảnh hưởng phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên đến gian lận thuế thu nhập của doanh nghiệp tại cứu, kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở Malaysia. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Phần 4. Cuối cùng, dựa vào kết quả ở Phần 4, Tài chính (2016) trong các giai đoạn 2001-2005; Phần 5 sẽ đưa ra kết luận về nội dung nghiên 2006-2010 và 2011-2015, cơ cấu thu ngân sách cứu của bài viết. theo sắc thuế cho thấy thuế TNDN luôn là một 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN trong các nghĩa vụ thuế chiếm tỷ trọng cao so CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC với những loại thuế còn lại. Theo Điều 6, Điều7, 2.1. Khái niệm không tuân thủ thuế TNDN Điều 8 và Điều 9 của Luật Quản lý thuế tại Việt Theo Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2012), Nam số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy quan điểm truyền thống của quản lý thuế chủ định về quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế yếu dựa trên giả thuyết rằng hầu hết các doanh cũng như trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan nghiệp về bản chất là không tự nguyện tuân thủ quản lý thuế thì doanh nghiệp có nghĩa vụ khai và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế báo và nộp thuế hằng năm cho CQT, đồng thời của CQT hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. CQT có nhiệm vụ hỗ trợ, kiểm tra việc kê khai, Từ khá lâu, nghiên cứu của Alm (1991) đã đưa nộp thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo ra khái niệm về tuân thủ thuế là việc khai báo thống kê trong năm 2016 có đến 91.419 doanh một cách chính xác thu nhập và chi phí được nghiệp qua thanh kiểm tra đã bị kiến nghị thu quy định bởi Luật thuế. hồi ngân sách 17.285 tỷ đồng, truy hoàn thuế Mô hình của BISEP (Organization for 1.400 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế là 79 tỷ đồng Economic Cooperation and Development 2004) (Kien and Nga 2017). Sang năm 2017, CQT các đưa ra khái niệm không tuân thủ thuế phụ thuộc cấp đã thực hiện hơn 97.000 cuộc thanh tra kiểm vào mức độ của chi phí tuân thủ và áp lực. Theo tra doanh nghiệp và truy thu 17.960 tỷ đồng, tổng hợp của Alabede và cộng sự (2011), không giảm lỗ hơn 34.118 tỷ đồng (tính đến ngày tuân thủ thuế xuất hiện dưới nhiều dạng khác 25/12/2017) (Tạp chí Thuế 2018). Như vậy, có nhau. Bất kỳ hành vi không tuân thủ nào của thể thấy thực trạng không tuân thủ thuế là một người nộp thuế mà kết quả là không khai báo vấn đề đã xuất hiện kể từ khi nghĩa vụ thuế được chính xác về thu nhập chịu thuế dẫn đến không xác lập và nhiều nhà khoa học trên thế giới đã thanh toán hoặc không nộp thuế đúng quy định nghiên cứu. Bên cạnh đó, sự tăng lên của số thuế được xem là trốn thuế, trong đó có cả hành vi 2
  5. Các yếu tố ảnh hưởng đến... gian lận thuế. Theo Singh (2003), không tuân khai thuế TNDN, được biểu hiện qua các số liệu thủ thuế TNDN ở doanh nghiệp xảy ra khi xuất trên báo cáo tài chính đã kê khai cho cơ quan hiện các vi phạm về Luật thuế như không báo quản lý thuế. cáo chính xác nghĩa vụ thuế theo quy định chủ 2.2. Lý thuyết nghiên cứu không tuân thủ thuế yếu do khai thiếu doanh thu hoặc khai khống 2.2.1. Lý thuyết mô hình ngăn chặn kinh tế chi phí được trừ. Những doanh nghiệp không (Economic Deterrence Model) khai báo đúng hai yếu tố: thu nhập và chi phí Nguyên lý của các mô hình ngăn chặn kinh hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đều tế lần đầu tiên được khám phá vào những năm được hiểu là không tuân thủ thuế TNDN (Tan 1960 từ tác phẩm của Becker (1968), nhà nghiên và Sawyer 2003). Các biểu hiện không phù hợp cứu đã phân tích các hành vi trái pháp luật sử về số liệu trên báo cáo tài chính sẽ dẫn đến sự dụng cùng một khung lý thuyết kinh tế. Becker không phù hợp của các báo cáo thuế, đây là một (1968) đề xuất một luận cứ hẹp rằng các biện trong những biểu hiện của sự không tuân thủ thuế pháp ngăn chặn như xác suất phát hiện xử phạt TNDN (Frank và cộng sự 2004). Theo United và những hình phạt có ảnh hưởng đến sự tuân States Government Accountability Office - Văn thủ. Đến những năm 1970, dựa trên “Thuyết phòng Chính phủ Hoa Kỳ (2012), sự không tuân hữu dụng”, Allingham và Sandmo (1972) cho thủ thuế TNDN được đo lường bởi những chênh rằng người nộp thuế sẽ tìm cách tối ưu hóa lợi lệch về thuế trong nhiều trường hợp. Đó là các ích của họ để thực hiện các quyết định tuân thủ hành vi khai báo thu nhập ít hơn hoặc kê khai trong các báo cáo thuế; nơi mà việc trốn thuế chi phí cao hơn so với thực tế, vi phạm những xuất hiện nếu như các lợi ích về mặt tài chính quy định của Luật thuế. thấp hơn các chi phí tài chính. Từ đó, mô hình Theo quy định tại Điều 103 Luật quản lý ngăn chặn kinh tế được phát triển với quan điểm thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của nghiên cứu rằng, sự ngăn chặn có tác động đến Việt Nam, những hành vi vi phạm pháp luật về hành vi tuân thủ (Devos 2014). thuế của người nộp thuế bao gồm: (1) Vi phạm Sau đó, mô hình ngăn chặn kinh tế đã xuất các thủ tục về thuế; (2) Chậm nộp tiền thuế; (3) hiện nhiều phiên bản nhưng nhìn chung, theo Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc quan điểm này, các nhà khoa học đã kết luận tăng số tiền thuế được hoàn; (4) Trốn thuế, gian rằng các yếu tố quyết định chi phí tài chính có lận thuế. Tuy nhiên, khá nhiều công trình khoa ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế như: sự phức học đã nghiên cứu không tuân thủ thuế TNDN tạp của hệ thống thuế; thuế suất, xác suất phát là việc khai báo sai thu nhập liên quan đến thông hiện vi phạm, mức thu nhập và cấu trúc hình tin phản ánh nghĩa vụ thuế TNDN không đúng phạt. Tuy nhiên ít bằng chứng thực nghiệm quy định vì đó là hành vi tác động chủ yếu đến chứng minh được những dự đoán của mô hình số thuế phải nộp ngân sách nhà nước. Trong ngăn chặn kinh tế là hoàn toàn đúng đắn (Devos cơ chế tự khai tự nộp thuế tại Việt Nam, việc 2014). Một phương pháp tiếp cận khác mô hình khai báo thông tin xác định nghĩa vụ thuế là rất ngăn chặn kinh tế đã xuất hiện là mô hình tâm lý quan trọng, phản ánh rõ nét sự tuân thủ thuế của xã hội và tài chính. doanh nghiệp. Bài viết nghiên cứu không tuân 2.2.2. Lý thuyết mô hình tâm lý xã hội và tài thủ thuế TNDN là việc không khai báo đúng chính (Fiscal and Social Psychology Models) nghĩa vụ thuế của mình liên quan đến thu nhập Hướng tiếp cận của mô hình tâm lý xã hội có được, phản ánh số thuế TNDN phải nộp đối và tài chính là kiểm tra các yếu tố của con người với nhà nước. Đó là những vi phạm của doanh ảnh hưởng đến thái độ và hành vi tuân thủ thuế. nghiệp về pháp luật thuế Việt Nam trong việc Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế được 3
  6. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật nhận định theo quan điểm của mô hình này biến dung: hành vi gian lận hay tổng quát hơn là tội đổi từ những chuẩn mực xã hội và đặc điểm cá phạm hoặc những vi phạm pháp luật chỉ được nhân đến sự nhận thức về công bằng và thái độ thực hiện trên cơ sở hội đủ 3 yếu tố. Đó là: cơ của người nộp thuế (Devos 2014). Một trong hội, áp lực (động cơ) và thái độ, cá tính hay sự những nghiên cứu sớm nhất về trốn thuế đã hợp lý hóa hành vi gian lận của con người. Cụ khám phá ra khái niệm “tư duy thuế” được trình thể là: bày bởi Schmolders (1959). Do đó, nếu người + Áp lực (động cơ): Khởi nguồn của việc nộp thuế càng có thái độ tích cực về thuế cũng thực hiện vi phạm pháp luật là do người thực như cách làm việc với CQT, họ càng sẵn sàng hiện chịu những áp lực. Các áp lực có thể do đóng thuế. Kinsey (1986) diễn giải khái niệm những khó khăn về tài chính, ví dụ như: hao hụt “sẵn sàng hợp tác” có liên quan đến sự tuân về tiền bạc trong cuộc sống mà cá nhân phải thủ, trong đó những người nộp thuế rất hợp tác vượt qua; hoặc mối quan hệ không suôn sẻ giữa với CQT, có thể sẽ tuân thủ nhiều hơn những người chủ và nhân viên. Theo lý giải của mô người không hợp tác. Spicer (1974) đã đề cập hình tam giác gian lận, khi áp lực tăng thì gian đến yếu tố bất bình đẳng giữa các khoản thuế lận xuất hiện. trả cho hàng hóa so với dịch vụ công do chính + Cơ hội: Yếu tố này còn thể hiện phương phủ cung cấp. Hai nghiên cứu tiếp theo, Vogel thức thực hiện hành vi vi phạm. Một khi đã tồn (1974); Song và Yarborough (1978) đã kiểm tra tại những áp lực thúc đẩy như đã đề cập, nếu có tác động của các giá trị đạo đức khi tuân thủ của cơ hội thì hành vi gian lận sẽ được thực hiện. người nộp thuế và đưa ra nhận định rằng cả hai + Thái độ của con người hay khả năng hợp biến số phi kinh tế, công bằng và đạo đức đều có lý hóa hành vi gian lận của con người: Cressey liên quan đáng kể đến hành vi tuân thủ. Lewis (1953) cho thấy rằng, tùy theo cá tính của mỗi (1982) cũng đã tiến hành một nghiên cứu tâm người mà hành vi gian lận có được tiến hành lý học về thuế, kiểm tra thái độ và nhận thức thực hiện hay không. Có những người khi có cơ của người nộp thuế nhằm hiểu rõ hành vi tuân hội và chịu áp lực họ sẽ thực hiện hành vi gian thủ, đặc biệt là trốn thuế. Trong suốt những năm lận với lý lẽ tự an ủi rằng họ sẽ không để chuyện 1990 và đầu những năm 2000, các biến số khác này lặp lại. Cressey (1953) cũng cho rằng, đây xuất hiện trong các mô hình tâm lý xã hội và tài là phản ứng tự nhiên của con người, lần đầu tiên chính cũng không có trong mô hình ngăn chặn làm những điều trái với lương tâm và đạo đức kinh tế (Devos 2014). Như vậy, trong suốt nhiều của mình họ sẽ bị ám ảnh, nhưng ở những lần năm nghiên cứu, nền tảng lý thuyết về tuân thủ kế tiếp họ thực hiện gian lận sẽ không cảm thấy thuế đã xuất hiện như mô hình ngăn chặn kinh băn khoăn và mọi việc diễn ra dễ dàng hơn, dễ tế và mô hình tâm lý xã hội và tài chính. Tuy được chấp nhận hơn. Do đó, ảnh hưởng của thái nhiên, các kết luận của những nhà nghiên cứu độ đến hành vi gian lận còn phụ thuộc vào quan vẫn còn nhiều tranh cãi. điểm, nhận định của người thực hiện. Tam giác 2.2.3. Lý thuyết Tam giác gian lận của gian lận của Cressey (1953) được dùng để lý Cressey (1953) giải rất nhiều vụ gian lận hoặc vi phạm các quy Theo Alabede và cộng sự (2011), không định của Luật pháp và được áp dụng trong việc tuân thủ thuế bao gồm khái niệm gian lận thuế nghiên cứu, đánh giá rủi ro có gian lận phát sinh nên lý thuyết hành vi gian lận được đề cập để trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp. phân tích nhằm tìm ra khung nghiên cứu cho bài Nội dung nghiên cứu là không tuân thủ viết. Kết quả của Cressey (1953) đã đưa ra mô thuế TNDN, được định hướng nghiên cứu qua hình tam giác gian lận (Fraud Triangle) với nội những vi phạm pháp luật về thuế TNDN dẫn đến 4
  7. Các yếu tố ảnh hưởng đến... thất thu thuế, gian lận thuế mà lý thuyết Tam tuân thủ thuế ở các doanh nghiệp càng tăng giác gian lận của Cressey (1953) đã được sử (GIZ 2010). dụng khá phổ biến để nghiên cứu những yếu tố • Mức hình phạt cho các hành vi vi phạm tác động đến các vi phạm pháp luật trước đây thuế: Khung pháp lý về hình phạt cho các hành trong nước và trên thế giới ở lĩnh vực kinh tế vi vi phạm thuế cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tài chính. Mặt khác, theo Devos (2014), thái độ mức độ tuân thủ thuế (Fishlow và Friedman và cơ hội là những yếu tố đã được phát hiện có 1994). Theo quan điểm nghiên cứu của mô hình tác động đến sự tuân thủ thuế trong quá trình ngăn chặn kinh tế thì xác suất bị phát hiện gian phát triển nghiên cứu dựa trên mô hình tâm lý xã lận và mức hình phạt cũng được khẳng định có hội và tài chính; áp lực là yếu tố có ảnh hưởng ảnh hưởng nghịch chiều đến hành vi không tuân đến quá trình biến đổi hành vi từ tuân thủ thuế thủ thuế. Người nộp thuế khi đó sẽ cân nhắc đến không tuân thủ thuế mà tam giác tuân thủ giữa việc tuân thủ hay không tuân thủ sẽ có lợi của BISEP đưa ra (Organization for Economic ích hơn (GIZ 2010). Cooperation and Development 2004). Vì vậy, • Việc kiểm soát và quản lý thu thuế: Theo lý thuyết Tam giác gian lận Cressey (1953) sẽ GIZ (2010), nhiều quốc gia đang phát triển phải được nhóm tác giả sử dụng làm cơ sở phân tích đối mặt với những khó khăn về quản lý thu thuế và xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến bởi nó có ảnh hưởng đến chức năng, vai trò của không tuân thủ thuế TNDN trong môi trường CQT trong nền kinh tế. Năng lực của CQT về pháp luật thuế Việt Nam với ý nghĩa rằng: nguy quản lý dòng tiền hoặc kiểm soát các giao dịch cơ xảy ra hành vi vi phạm pháp luật thuế TNDN của doanh nghiệp trong nền kinh tế không hiệu cao khi áp lực và cơ hội thực hiện cao cũng như quả sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến không tuân thái độ tuân thủ pháp luật thuế thấp. thủ thuế vì đó là yếu tố làm cho sự trốn thuế có 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân cơ hội thực hiện dễ dàng (GIZ 2010). Luật thuế thủ thuế tại một số nước có hệ thống pháp luật phức tạp, • Chất lượng dịch vụ công: Nhìn chung, nếu việc kiểm soát và quản lý thu thuế không người dân rất trông chờ vào các loại hình dịch hiệu quả thì thực trạng không tuân thủ thuế xảy vụ hoặc những lợi ích nhất định từ những việc ra càng nhiều (Mo 2003). tiêu dùng qua khoản thuế đã nộp. Nếu chính phủ • Hệ thống pháp luật thuế và quan điểm về không cung cấp được dịch vụ, hàng hóa công công bằng: Một số nghiên cứu cho rằng thuế đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng thì người suất cao làm tăng gánh nặng thuế do ảnh hưởng dân có thể không muốn nộp thuế nữa, khi đó sự đến thu nhập của người nộp thuế (Alligham và không tuân thủ thuế sẽ xuất hiện. Do đó, nếu Sandmo 1972; Chipeta 2002). Tổ chức OECD chất lượng dịch vụ công càng thấp càng ảnh (2001) cho rằng pháp luật thuế ở nhiều nước còn hưởng đến thái độ không tuân thủ thuế, tạo tinh chưa chính xác và rõ ràng; đó là cơ hội cho các thần nộp thuế thấp. (Pashev 2005; Lieberman công ty tận dụng để trốn thuế. Do vậy, sự yếu 2002; Brautigam và cộng sự 2008; GIZ 2010) kém trong những quy định pháp lý về quản lý • Mức độ tham nhũng: Sự không minh bạch thuế làm ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ của trong việc sử dụng nguồn thu thuế và chi tiêu người nộp thuế; nếu hệ thống pháp luật thuế có công có tác động đến động cơ trốn thuế (Kirchler nhiều kẽ hở thì không tuân thủ thuế xuất hiện và cộng sự 2007). Người nộp thuế có thể thông càng nhiều. đồng với cán bộ quản lý thuế nếu như số tiền bỏ • Chi phí tuân thủ: Chi phí tuân thủ là một ra cho việc hối lộ thấp hơn số thuế phải nộp; do vấn đề không thể không nhắc đến khi phân tích đó mức độ tham nhũng càng cao thì sự không các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế. 5
  8. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Doanh nghiệp nào phát sinh càng nhiều chi phí hạn chế thực trạng này. Đặc biệt, nghiên cứu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Vũ Hữu Đức và cộng sự (2009) đã kết luận sẽ tự có xu hướng phải làm giảm áp lực thuế các chỉ số trên báo cáo tài chính có mối liên hệ bằng cách trốn tránh nghĩa vụ dẫn đến không với sự tuân thủ thuế TNDN thể hiện qua khoản tuân thủ; vì vậy khi yếu tố chi phí tuân thủ tăng chênh lệch giữa số thuế TNDN tự kê khai và kết lên thì khả năng doanh nghiệp không tuân thủ quả kiểm tra của CQT. Bên cạnh đó, một số yếu thuế càng nhiều (GIZ 2010). tố có tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh 2.4. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm nghiệp trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà trước đây và Nguyễn Hoàng Quân (2012); Bùi Ngọc Toản Các nghiên cứu trên thế giới như: GIZ (2017) đã gợi ý cho bài viết khi xây dựng mô Sector Programme Public Finance - Chương hình nghiên cứu cần phải xem xét những nhận trình tài chính công của Chính phủ Đức (2010), định của người nộp thuế, CQT về thực trạng Abdixhiku (2013), Sapiei và cộng sự (2014), không tuân thủ thuế. Các phương pháp nghiên Awan và Hannan (2014), Yahyapour và cộng sự cứu được áp dụng bao gồm: kỹ thuật phân tích, (2015) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổng hợp, điều tra khảo sát. Một số nghiên cứu hành vi gian lận thuế. Những yếu tố đưa ra trong đã sử dụng phương pháp định lượng như hồi mô hình đóng vai trò là nguyên nhân dẫn đến quy bội, phân tích nhân tố khám phá (EFA), hồi trốn thuế. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã tìm quy Logit để thực hiện mục tiêu nghiên cứu theo ra mối liên hệ giữa không tuân thủ thuế và các từng đề tài. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ thông tin trên báo cáo tài chính, đồng thời đưa chứng minh mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh ra các nhận định về không tuân thủ thuế TNDN hưởng đến sự không tuân thủ thuế TNDN. Khác dựa trên những thông tin của báo cáo tài chính với những nghiên cứu trước đây tại Việt Nam, thể hiện qua việc kê khai thiếu thuế TNDN như: bài viết sẽ đi vào xác định các yếu tố có ảnh Lisowsky (2010); Noor và cộng sự (2012); Noor hưởng đến nghĩa vụ thuế TNDN thông qua sự và cộng sự (2013); Yusof và cộng sự (2014). kế thừa các nghiên cứu trước, đồng thời có tham Mills (1996) đã nghiên cứu sự tuân thủ thuế khảo kinh nghiệm từ cơ quan quản lý thuế và và việc thực hiện báo cáo tài chính của doanh nhận định của các doanh nghiệp. nghiệp. Mills cho rằng CQT phát hiện những sai 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH lệch về số thuế TNDN sẽ tăng lên tương ứng NGHIÊN CỨU với các chênh lệch giữa lợi nhuận trên sổ sách 3.1. Phương pháp nghiên cứu và thu nhập chịu thuế mà doanh nghiệp đã khai Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu theo báo. Các biểu hiện không phù hợp trên báo cáo phương pháp hỗn hợp qua 2 giai đoạn cụ thể tài chính sẽ dẫn đến sự không phù hợp của các như sau: báo cáo thuế và dẫn đến một trong những biểu • Giai đoạn 1: Kết hợp phương pháp tổng hiện của sự không tuân thủ thuế TNDN (Frank hợp và phương pháp chuyên gia để tổng hợp cơ và cộng sự 2009). sở lý thuyết , thảo luận nhóm giữa các chuyên Các nghiên cứu tại Việt Nam phần lớn gia từ các CQT và phỏng vấn, thảo luận tay đôi là phân tích thực trạng, kinh nghiệm nhận định với đại diện doanh nghiệp đã được thanh tra, các hành vi không tuân thủ của CQT và đề xuất kiểm tra thuế. Các phương pháp nghiên cứu hướng giải quyết. Nghiên cứu của Lê Xuân được thực hiện kết hợp nhằm khai thác thông tin Trường và Nguyễn Đình Chiến (2013) đã phần chuyên sâu từ thực tế vi phạm, kinh nghiệm của nào phác họa nên những vi phạm cụ thể về gian các chuyên gia trong ngành thuế tại Việt Nam, lận thuế của doanh nghiệp để CQT có giải pháp phù hợp với một số công trình nghiên cứu trước 6
  9. Các yếu tố ảnh hưởng đến... đây đã sử dụng như: Yalama và Gumus (2013); thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến không Yahyapour và cộng sự (2015) để bước đầu xây tuân thủ thuế TNDN. Phương pháp định lượng dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến không hồi quy đã được thực hiện trong nhiều nghiên tuân thủ thuế TNDN. Các bước trong giai đoạn cứu trước đây như: Lisowsky (2010); Noor và 1 được thực hiện cụ thể theo thứ tự sau: cộng sự (2012); Noor và cộng sự (2013); Yusof - Chọn mẫu thu thập dữ liệu phù hợp với và cộng sự (2014). mục tiêu nghiên cứu. 3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu - Tiến hành thu thập dữ liệu bằng công cụ Phương pháp sử dụng để chọn mẫu trong thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi, được thực quá trình thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi là hiện tại TP. Hồ Chí Minh từ Tháng 03/2018 đến phương pháp chọn mẫu lý thuyết. Số lượng mẫu hết Tháng 05/2018: mà bài viết xác định được thực hiện theo quan - Phân tích dữ liệu: ý kiến của các chuyên điểm của Gummesson (2000) trong Nguyễn gia (từ phía CQT và doanh nghiệp) được ghi Đình Thọ (2011). Trong đó, số lượng mẫu được chép và mã hóa thành các thông tin, yếu tố cụ xác định ở mức thông tin thu thập được hầu như thể. Trong đó có sự đối chiếu và so sánh để tổng không có gì khác biệt so với trước đó. Sau đó, hợp kết quả nghiên cứu. tiếp tục chọn thêm một mẫu nhằm khẳng định - Xây dựng mô hình nghiên cứu: dựa trên điểm bão hòa, nếu không phát hiện thêm thông kết quả phân tích đã có, bài viết tiến hành xác tin gì mới thì sẽ ngừng lại. định các yếu tố được khám phá và so sánh với Kết quả tổng hợp cả 2 quá trình thảo luận lý thuyết cũng như kết quả của các nghiên cứu nhóm và thảo luận tay đôi cho thấy có 15 yếu tố trước đây. Từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu khám phá từ nghiên cứu 20 tình huống tại doanh các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế nghiệp, trong đó có 11/14 yếu tố được đưa ra từ TNDN. thảo luận nhóm các chuyên gia của CQT. Tổng • Giai đoạn 2: Sau khi có được mô hình hợp kết quả nghiên cứu sẽ loại bỏ các yếu tố có đề xuất ở giai đoạn 1, nhóm tác giả thực hiện tỷ lệ tán thành thấp. Do đó, để lựa chọn các yếu tố phương pháp định lượng hồi quy Probit trên bộ đưa vào mô hình nghiên cứu, bài viết tiếp tục sắp dữ liệu bảng bao gồm 935 quan sát (5 năm x 187 xếp 15 yếu tố nói trên theo thứ tự tăng dần của tỷ doanh nghiệp đã được thanh tra kiểm tra thuế lệ tán thành (Hình 1): ở các năm từ 2013 đến 2017) để kiểm chứng Hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế TNDN được đưa ra từ các doanh nghiệp theo tỷ lệ đồng thuận (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) 7
  10. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Các yếu tố được đưa vào mô hình nghiên doanh nghiệp. Chiều hướng tác động của từng cứu phải có tỷ lệ đồng thuận cao (trên 50% mẫu yếu tố cũng được các chuyên gia đưa ra trong tham gia nghiên cứu), đồng thời phải được đưa quá trình thảo luận. Kết luận của phương pháp ra từ ý kiến thảo luận nhóm của CQT. Dựa vào thảo luận đã xác định 11 yếu tố có ảnh hưởng tiêu chí đó, bài viết loại bỏ 4 yếu tố trong 15 đến sự không tuân thủ thuế TNDN, được đưa yếu tố khám phá nói trên, bao gồm: yếu tố: Tình vào xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm trạng pháp lý; Niềm tin vào chính phủ; Cảm như sau (Bảng 1): nhận về dịch vụ công và Tình hình tài chính của Bảng 1: Kết quả thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế TNDN Chiều Số lượng Tỷ lệ đồng hướng TT Yếu tố ảnh hưởng mẫu đưa ra thuận tác động ý kiến (+)/(-) 1 Thuế TNDN phải nộp/Lợi nhuận trước thuế 19 95% (-) 2 Ngành nghề kinh doanh 19 95% (+)/(-) 3 Quy mô doanh nghiệp 15 75% (-) Tỷ lệ tiền phạt vi phạm hành chính về thuế / 4 14 70% (-) Số thuế phải nộp 5 Doanh nghiệp kê khai lỗ năm trước liền kề 20 100% (+) 6 Tỷ lệ vốn lưu động/Tổng tài sản 15 75% (-) 7 Tỷ lệ doanh thu/Tổng tài sản 19 95% (+) 8 Tỷ lệ tổng nợ/Tổng tài sản 17 85% (+) 9 Tỷ lệ hàng tồn kho/Tổng tài sản 17 85% (+) 10 Tỷ lệ nợ phải thu/Doanh thu 17 85% (-) 11 Tỷ lệ chi phí khấu hao lũy kế/Tổng tài sản 16 80% (+) (Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu) 3.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu nhóm và thảo luận tay đôi bao gồm 11 yếu tố Mô hình nghiên cứu đề xuất được hình thành ảnh hưởng đến sự không tuân thủ thuế TNDN dựa trên kết quả tổng hợp nghiên cứu thảo luận như sau (Hình 2): Hình 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 8
  11. Các yếu tố ảnh hưởng đến... Mô hình nghiên cứu đề xuất được viết một số trường hợp sẽ không phát sinh số thuế dưới dạng phương trình hồi quy như sau: TNDN phải nộp ngay cả sau khi kiểm tra. Do nctit = + it + saleit + debtit + lossit + invit + arit đó, dựa vào kết quả kiểm tra những căn cứ tính + deprit + etrit + it+ penit-1 + fieldit + uit(1’) thuế (doanh thu và chi phí) để xác định thu nhập Trong đó, ký hiệu i đại diện cho doanh của doanh nghiệp mà bài viết đã định hướng nghiệp thứ i (i = 1 - 187) của TP.Hồ Chí Minh, nghiên cứu thì trường hợp doanh nghiệp không t đại diện cho các năm nghiên cứu (t = 2013 – tuân thủ thuế nghĩa là có vi phạm về thuế TNDN 2017). đồng nghĩa với việc có phát sinh chênh lệch về Từ mô hình nghiên cứu đề xuất, nhóm tác thu nhập tính thuế đã kê khai và thu nhập tính giả giải thích biến phụ thuộc, các biến độc lập thuế do CQT xác định qua thanh tra, kiểm tra. cũng như xây dựng giả thuyết nghiên cứu dựa Do đó, mẫu tuân thủ thuế (không có vi phạm) trên việc kế thừa những nghiên cứu trước đây và được định nghĩa là các trường hợp doanh nghiệp kết quả thảo luận giữa các chuyên gia từ CQT, không có chênh lệch về thu nhập tính thuế trước các doanh nghiệp đã được thanh kiểm tra. Cụ và sau khi thanh tra kiểm tra thuế (chênh lệch thể như sau: là 0%). Các trường hợp còn lại được xếp vào • Không tuân thủ thuế TNDN (nct): Tại Việt mẫu không tuân thủ thuế (mẫu có vi phạm). Kế Nam, kết quả kiểm tra, thanh tra thuế là cơ sở thừa những quan điểm nghiên cứu trước đây của pháp lý để xác định sự không tuân thủ thuế của Noor và cộng sự (2012), Lisowsky (2010), biến doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp bị lỗ phụ thuộc được tính theo công thức sau: thì số lỗ sẽ được chuyển sang năm sau nên trong Thu nhập tính thuế trước kiểm tra-Thu nhập tính thuế sau kiểm tra GAP = Thu nhập tính thuế sau kiểm tra nct= 0 khi GAP= 0% (Doanh nghiệp tuân thủ thuế) nct= 1 khi GAP > 0% (Doanh nghiệp không tuân thủ thuế) • Vốn lưu động/Tổng tài sản (wc): Khi doanh cộng sự (2014) cho rằng doanh nghiệp với khả nghiệp có tỷ số vốn lưu động cao nghĩa là doanh năng thanh toán thấp sẽ tìm cách ghi nhận báo nghiệp đang trong tình trạng khá ổn định về mặt cáo tài chính nhằm tiết giảm chi phí một cách tài chính và có khả năng thanh toán cao (Noor thấp nhất dẫn đến không tuân thủ thuế. Vì vậy, và cộng sự 2012). Spathis (2002) cho rằng công kế thừa kết quả của nghiên cứu trước đây và ty có tỷ số vốn lưu động thấp có mối liên hệ với kết quả thảo luận, bài viết xây dựng biến Vốn những sai phạm trên thông tin báo cáo tài chính lưu động/Tổng tài sản (wc) với cách tính và giả của các công ty niêm yết tại Hy Lạp. Yusof và thuyết 1 như sau: wc = (Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu ngắn hạn)/Tổng tài sản Giả thuyết 1: Tỷ lệ Vốn lưu động/Tổng tài sản có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. • Doanh thu/Tổng tài sản (sale): Noor và điều này sẽ làm số thuế kê khai phải nộp giảm cộng sự (2012) lập luận rằng tỷ số này cao thì đi. Murray (1995) đã cung cấp bằng chứng xác các nhà quản trị có xu hướng bảo vệ khoản thu thực rằng công ty tạo ra doanh thu hoạt động nhập tạo được nên họ đưa rất nhiều các khoản cao càng có khả năng không khai báo thuế. Bên chi không phù hợp với luật thuế vào sổ sách kế cạnh đó, một số quan điểm của các nghiên cứu toán để ghi nhận thu nhập chịu thuế trong kỳ, trước như Persons (1995) cũng như Skousen và 9
  12. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật cộng sự (2009) cho rằng tỷ lệ doanh thu trên quan hệ nghịch chiều với sự không tuân thủ thuế tổng tài sản biểu hiện sự ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả thảo luận của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này tăng chứng tỏ cho thấy yếu tố này cao thì có khả năng doanh doanh nghiệp khá ổn định về mặt tài chính và nghiệp không tuân thủ thuế TNDN nên giả áp lực dẫn đến các hành động gian lận thông thuyết 2 và biến Doanh thu/Tổng tài sản (sale) tin trên báo cáo tài chính là không đáng kể nên được xây dựng như sau: yếu tố Doanh thu/Tổng tài sản có thể có mối sale = (Tổng doanh thu/Tổng tài sản) Giả thuyết 2: Tỷ lệ Doanh thu/Tổng tài sản có mối quan hệ thuận chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. • Tổng nợ/Tổng tài sản (debt): Yếu tố này thể thuế nhiều do chi phí lãi vay cao. Điều này giúp hiện đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Nghiên doanh nghiệp giảm thiểu số thuế phải nộp. Do cứu của Noor và cộng sự (2012), Lisowsky đó, khá nhiều doanh nghiệp thường tận dụng chi (2010), Yusof và cộng sự (2014) đã cho rằng phí lãi vay với mục đích làm giảm chi phí thuế tồn tại mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và TNDN. Dựa vào kết quả thảo luận cũng như các sự không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu thực nghiệm trước đây, bài viết xây doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao, nghĩa là dựng biến Tổng nợ/Tổng tài sản (debt) với cách doanh nghiệp được hưởng lợi ích từ tấm chắn tính và giả thuyết 3 như sau: debt = (Tổng nợ/Tổng tài sản) Giả thuyết 3: Tỷ lệ Tổng nợ/Tổng tài sản có mối quan hệ thuận chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. • Lỗ năm trước liền kề (loss): Kinh nghiệm nghiệp rất dễ gây ra hành vi không tuân thủ có trong công tác thanh tra kiểm tra thuế các doanh liên quan trực tiếp đến vấn đề tài chính; trong nghiệp cũng như những vi phạm thực tế phát đó, chi phí nộp thuế TNDN là điều mà các nhà sinh cho thấy doanh nghiệp thường kê khai lỗ quản trị rất mong muốn giảm thấp. Nghiên cứu nhiều năm để tránh thực hiện nghĩa vụ thuế của Duong (2011) về hành vi chi phối thu nhập, TNDN. Lou và Wang (2009) khi nghiên cứu về tác giả cũng cho rằng tình trạng tài chính cũng các yếu tố tác động đến việc ghi nhận sai lệch có mối quan hệ với gian lận. Vì vậy, để kiểm số liệu trên báo cáo tài chính có đề cập đến yếu định các yếu tố đã được khám phá bởi phương tố thể hiện thua lỗ sẽ tạo ra áp lực trong việc kê pháp thảo luận, bài viết đưa vào mô hình biến khai các thông tin liên quan đến hoạt động kinh Lỗ năm trước liền kề (loss) đặt làm biến giả và doanh. Nghiên cứu này cho rằng, theo lý thuyết xây dựng giả thuyết 4 như sau: tam giác gian lận, khi áp lực xuất hiện thì doanh loss = 0: nếu doanh nghiệp có năm trước liền kề không bị lỗ, = 1: nếu doanh nghiệp có năm trước liền kề bị lỗ Giả thuyết 4: Doanh nghiệp có lỗ năm trước liền kề càng cao thì càng có khả năng không tuân thủ thuế TNDN. • Hàng tồn kho/Tổng tài sản (inv): Loebbecke tài sản. Nghiên cứu của Noor và cộng sự (2012) và cộng sự (1989) đã tìm ra rằng doanh thu đã kỳ vọng có mối quan hệ giữa hàng tồn kho có liên quan đến hàng tồn kho rất nhiều trong và số thuế không kê khai. Nghiên cứu đã cho việc tuân thủ thuế đối với một số lĩnh vực kinh rằng lượng hàng tồn kho cuối kỳ nhiều có thể doanh có tỷ lệ hàng tồn kho khá cao trong tổng liên quan đến việc ghi nhận doanh thu không 10
  13. Các yếu tố ảnh hưởng đến... trung thực. Theo quan điểm của các nhà nghiên làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp. Bài viết đưa cứu trước như: Summers và Sweeney (1998), vào mô hình biến Trị giá hàng tồn kho/Tổng tài Skousen và cộng sự (2009), Noor và cộng sự sản (inv) với cách tính và giả thuyết 5 như sau: (2012), giá trị hàng tồn kho nhiều sẽ có cơ hội inv = Trị giá hàng tồn kho/Tổng tài sản Giả thuyết 5: Tỷ lệ Hàng tồn kho/Tổng tài sản có mối quan hệ thuận chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. • Nợ phải thu/Doanh thu (ar): Nghiên cứu doanh của công ty. Schilit (2002) cho rằng có của Noor và cộng sự (2012) cho rằng tỷ lệ khoản mối liên hệ giữa việc khai báo doanh thu và các phải thu trên doanh thu càng cao càng có mối khoản phải thu của doanh nghiệp. Kế thừa khung liên hệ với hành vi che giấu doanh thu trong kỳ. lý thuyết phân tích của mô hình tam giác gian lận Summers và Sweeney (1998) đã phát hiện việc và những quan điểm của các nghiên cứu trước lập chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi một đây, bài viết xây dựng biến Nợ phải thu/Doanh cách chủ quan sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh thu (ar) với cách tính và giả thuyết 6 như sau: ar = Nợ phải thu/Doanh thu Giả thuyết 6: Tỷ lệ Khoản nợ phải thu/Doanh thu có mối quan hệ thuận chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. • Chi phí khấu hao lũy kế/Tổng tài sản (depr): qua thảo luận chuyên sâu tại doanh nghiệp thì Chi phí khấu hao là một khoản chi thực tế phát vi phạm không tuân thủ thuế TNDN liên quan sinh nhiều trong hoạt động kinh doanh của doanh đến việc kê khai chi phí khấu hao nhanh vượt nghiệp. Đây là khoản chi được trừ khi tính thu mức quy định là vi phạm khá phổ biến. Trước nhập chịu thuế hay được xem là lá chắn thuế phi đây, Mills (1996) đã có đề cập đến yếu tố Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có chi phí tài sản khấu hao ròng/Tổng tài sản có liên quan khấu hao càng nhiều càng được hưởng lợi ích từ đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Vì lá chắn thuế. Luật thuế tại Việt Nam quy định vậy, để kiểm định các yếu tố được khẳng định từ chi phí khấu hao được trích lập theo Thông tư phương pháp thảo luận, bài viết xây dựng biến 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Chi phí khấu hao lũy kế/Tổng tài sản (depr) và theo kinh nghiệm của CQT và nghiên cứu thông giả thuyết 7 như sau: depr = Chi phí khấu hao lũy kế/Tổng tài sản Giả thuyết 7: Tỷ lệ Chi phí khấu hao/Tổng tài sản có mối quan hệ thuận chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. • Thuế TNDN phải nộp/Lợi nhuận trước thuế sự (2012) cho rằng tồn tại mối quan hệ nghịch (etr): Theo Noor và cộng sự (2012), thuế suất chiều giữa thuế suất và tính không tuân thủ thuế quyết định khả năng kiểm soát gánh nặng thuế của doanh nghiệp. của doanh nghiệp trước những quy định của Tại Việt Nam, đây là yếu tố được bài viết pháp luật. Các nghiên cứu trước đây có đưa ra khẳng định có ảnh hưởng đến không tuân thủ một số minh chứng về mối quan hệ giữa thuế thuế qua kết quả phương pháp thảo luận ở trên. suất và hành vi tuân thủ thuế. Rice (1992), Kế thừa các nghiên cứu trước đây và để tiếp Joulfaian (2000) và Zainal Abidin và cộng sự tục thực hiện những kiểm định cho kết quả của (2010) đã cho rằng tỷ lệ kê khai thuế có mối phương pháp thảo luận, yếu tố Thuế TNDN phải quan hệ nghịch chiều với hành vi không tuân nộp/Lợi nhuận trước thuế (etr) được đưa vào mô thủ. Yusof và cộng sự (2014); Noor và cộng hình với giả thuyết 8 như sau: 11
  14. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật etr = Thuế TNDN phải nộp/Lợi nhuận trước thuế Giả thuyết 8: Tỷ lệ Thuế TNDN phải nộp/Lợi nhuận trước thuế có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. • Quy mô doanh nghiệp (size): Theo các chiều với sự không tuân thủ thuế. Trong nghiên nghiên cứu như: Rice (1992), Hanlon (2005) cứu này, biến quy mô (size) được kế thừa các thì quy mô của doanh nghiệp biểu hiện qua giá nghiên cứu trước, cụ thể là: Zainal Abidin và trị Tổng tài sản hoặc Doanh thu trong kỳ và cộng sự (2010); Lisowsky (2010); Noor và cộng họ đã tìm ra mối quan hệ dương giữa quy mô sự (2013); Yusof và cộng sự (2014) cũng như doanh nghiệp và sự không tuân thủ thuế. Bên kết quả nghiên cứu thảo luận với CQT và các cạnh đó, các nghiên cứu của Mohd Nor và cộng doanh nghiệp ở trên với giả thuyết 9 được xây sự (2010), Joulfaian (2000), Yusof và cộng sự dựng như sau: (2014) lại cho rằng quy mô có quan hệ nghịch size = Log (Tổng tài sản) Giả thuyết 9: Quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. • Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số hành vi vi phạm dẫn đến làm giảm số thuế phải thuế phải nộp (pen): Allingham và Sandmo nộp. Vì vậy, tỷ lệ Tiền phạt vi phạm về thuế/Số (1972) đã tìm ra mối quan hệ dương giữa tiền thuế phải nộp thể hiện mức độ nộp tiền phạt khi phạt và thu nhập khai báo. Một số nghiên cứu vi phạm các nghĩa vụ thuế. Yếu tố này được đo không tìm ra mối tương quan giữa 2 yếu tố này lường bằng số tiền phạt do các vi phạm về thuế như nghiên cứu của Kamdar (1997), Braithwaite đã được CQT ra quyết định xử phạt trên số thuế (2009). Yusof và cộng sự (2014) cũng đưa biến TNDN mà công ty kê khai trong cùng kỳ đó, cụ này vào mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh thể là kỳ tính thuế của niên độ gần nhất. Kế thừa hưởng đến sự không tuân thủ thuế. nghiên cứu của Yusof và cộng sự (2014) kết hợp Qua kết quả nghiên cứu lấy ý kiến từ CQT, với kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm và thảo tại Việt Nam CQT có quy định các mức hình luận tay đôi đã thực hiện, bài viết xây dựng biến phạt nhất định khi phát hiện doanh nghiệp có (pen) và giả thuyết 10 như sau: pen = Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số thuế phải nộp trong cùng kỳ (niên độ gần nhất) Giả thuyết 10: Tỷ lệ Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số thuế phải nộp có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. • Ngành nghề kinh doanh (field): Các nghiên bằng phương pháp thảo luận cho rằng, ngành cứu trước của Rice (1992), Halon và cộng sự nghề kinh doanh là một yếu tố có ảnh hưởng đến (2005), Yusof và cộng sự (2014) đã nhận định việc không tuân thủ thuế TNDN nên yếu tố này rằng từ những đặc điểm về ngành nghề kinh được đưa vào mô hình nghiên cứu định lượng doanh khác nhau, các doanh nghiệp sẽ có những dưới dạng biến phân loại để đánh giá. kỹ thuật gian lận khác nhau để làm giảm số thuế Để hạn chế sự xuất hiện quá nhiều biến TNDN phải nộp. Chan và Mo (2000) khẳng giả trong mô hình nghiên cứu làm ảnh hưởng định rằng doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ ít đến kết quả hồi quy nên tác giả đã chọn hai tuân thủ thuế hơn doanh nghiệp ngành sản xuất. mã ngành có số lượng doanh nghiệp vi phạm Trong khi đó, Rice (1992) đã nhận ra rằng công trong thực tế nhiều (phản ánh qua thực tế thảo ty ngành dịch vụ tuân thủ thuế hơn những ngành luận nhóm với CQT và thảo luận tay đôi với nghề khác. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu các doanh nghiệp) để đặt biến phân loại với các 12
  15. Các yếu tố ảnh hưởng đến... ngành còn lại (thuộc nhóm tham chiếu) với mục loại là ngành nghề tham chiếu. tiêu đánh giá khả năng không tuân thủ thuế của Bài viết đặt biến field là biến phân loại các doanh nghiệp thuộc hai ngành: xây dựng nhận giá trị là 1,2,3. Với 1: công ty thuộc ngành (mã ngành F); dịch vụ lưu trú và ăn uống (mã tham chiếu; 2: công ty thuộc ngành xây dựng; ngành I) như thế nào so với các doanh nghiệp 3: công ty thuộc ngành dịch vụ lưu trú và ăn thuộc những ngành khác. Các trường hợp trong uống. Khi đưa vào mô hình hồi quy, sẽ xuất mẫu nghiên cứu định lượng không thuộc hai hiện hai biến giả field2 và field3. ngành nghề kinh doanh chính trên sẽ được phân Giả thuyết 11: Ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến khả năng không tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp. Bảng 2: Giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng về dấu của biến độc lập Ký Kỳ STT Tên biến độc lập Giả thuyết hiệu vọng Vốn lưu động/Tổng tài H1: Tỷ lệ Vốn lưu động/Tổng tài sản có mối quan hệ 1 wc (-) sản nghịch chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. H2: Tỷ lệ Doanh thu/Tổng tài sản có mối quan hệ thuận 2 Doanh thu/Tổng tài sản sale (+) chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. H3: Tỷ lệ Tổng nợ/Tổng tài sản có mối quan hệ thuận 3 Tổng nợ/Tổng tài sản debt (+) chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. H4: Doanh nghiệp có lỗ năm trước liền kề càng cao thì 4 Lỗ năm trước liền kề loss (+) càng có khả năng không tuân thủ thuế TNDN. Trị giá hàng tồn kho/ H5: Tỷ lệ Hàng tồn kho/Tổng tài sản có mối quan hệ 5 inv (+) Tổng tài sản thuận chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. Khoản phải thu/Doanh H6: Tỷ lệ Khoản phải thu/Doanh thu có mối quan hệ 6 ar (+) thu thuận chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. Chi phí khấu hao lũy H7: Tỷ lệ Chi phí khấu hao/Tổng tài sản có mối quan hệ 7 depr (+) kế/Tổng tài sản thuận chiều với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. H8: Tỷ lệ Thuế TNDN phải nộp/Lợi nhuận trước thuế có Thuế TNDN phải nộp/ 8 etr mối quan hệ nghịch chiều với khả năng không tuân thủ (-) Lợi nhuận trước thuế thuế TNDN. H9: Quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch chiều 9 Quy mô doanh nghiệp size (-) với khả năng không tuân thủ thuế TNDN. Tiền phạt vi phạm hành H10: Tỷ lệ Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/Số thuế 10 chính về thuế/Số thuế pen phải nộp có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng không (-) phải nộp tuân thủ thuế TNDN. H11: Ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến khả năng 11 Ngành nghề kinh doanh field không tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp. (Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất) Ghi chú: (+) thể hiện mối quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc; (-) thể hiện mối quan hệ nghịch chiều với biến phụ thuộc. 13
  16. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Việc thống kê tóm tắt các biến trong mô về những số liệu được dùng để thực hiện nghiên hình đề xuất thể hiện cái nhìn bao quát đầu tiên cứu định lượng: Bảng 3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu (A) Các biến định lượng (1) (2) (3) (4) (5) Tên biến Số quan sát Trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất wc 935 0,568 0,327 0,0127 1,949 sale 935 2,092 2,444 0,00164 33,38 debt 935 0,573 0,270 0 0,997 inv 935 0,214 0,238 0 0,939 ar 935 0,0676 0,115 0 1 depr 935 0,550 1,209 0 17,28 etr 935 0,171 0,170 0 2,6102 size 935 7,038 0,586 5,246 8,878 pen 935 0,188 0,195 0 2,368 (B) Các biến định danh (1) (2) (3) Giá trị Tỷ lệ Tên biến Tần suất định danh phần trăm nct 0 293 31,34 1 642 68,66 loss 0 727 77,75 1 208 22,25 field 1 305 32,62 2 225 24,06 3 405 43,32 (Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phần mềm Stata 12.0) Trước khi thực hiện hồi quy Probit với phụ thuộc trong bộ dữ liệu nghiên cứu. Kết mô hình đã đề xuất, nhóm nghiên cứu tiến hành quả kiểm định Spearman được trình bày trong bước kiểm định tương quan Spearman để xác Bảng 4 định các biến độc lập có mối quan hệ với biến Bảng 4: Kết quả kiểm định tương quan Kiểm định tương quan Spearman’s rho Prob > wc -0,1196 0,0002 sale 0,0575 0,0791 debt 0,0664 0,0425 14
  17. Các yếu tố ảnh hưởng đến... loss 0,1562 0,0000 inv -0,0214 0,5127 ar -0,0538 0,0999 depr 0,0146 0,6566 etr -0,0101 0,7585 size -0,0904 0,0056 pen -0,1383 0,0000 field 0,0734 0,0247 (Nguồn: Tính toán từ phần mềm Stata 12.0) Kết quả phân tích tương quan Spearman 154 quan sát); trong trường hợp cần kiểm định cho thấy, có 08 biến độc lập có mối tương quan từng nhân tố trong mô hình, cỡ mẫu tối thiểu với biến phụ thuộc nct ở mức ý nghĩa 5% và đề xuất là 104 + k (tương ứng 117 quan sát). 10% là: wc; sale; debt; loss; ar; size; pen; field. Với k là số nhân tố trong mô hình. Như vậy, với Do vậy, các biến này sẽ được thực hiện hồi quy mô hình hồi quy đa biền, bộ dữ liệu gồm 187 Probit với biến phụ thuộc để xác định các yếu tố doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu 5 năm tác động. từ 2013 đến 2017, tổng cộng 935 quan sát, thỏa Kết quả chạy hồi quy mô hình nghiên cứu mãn yêu cầu về cỡ mẫu tối thiểu. đề xuất bằng phương pháp hồi quy Probit được Bài viết đã thực hiện các kiểm định sự phù thể hiện trong Bảng 8. Green (1991) đưa ra hai hợp và kiểm định các khuyết tật của mô hình và nguyên tắc như sau: Trong trường hợp cần kiểm khắc phục bằng kỹ thuật ước lượng vững robust định sự phù hợp tổng thể của mô hình (kiểm trong Bảng 5 như sau: định R ), cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8k (tương ứng 2 Bảng 5: Kết quả hồi quy mô hình Probit bằng kỹ thuật robust nct wc -0.763 (0.142)*** sale 0.062 (0.024)*** debt 0.501 (0.170)*** loss 0.570 (0.117)*** ar -0.726 (0.386)* size -0.262 (0.083)*** pen -0.926 (0.260)*** 2bn.field 0.601 (0.124)*** 3.field 0.385 (0.105)*** 15
  18. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật _cons 2.192 (0.621)*** Số quan sát 935 * p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2