Thách thức và triển vọng phát triển Halal logistics - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam
lượt xem 1
download
Trong bài viết này, với việc sử dụng các tài liệu thứ cấp uy tín, có hàm lượng khoa học cao, tác giả đã cho thấy thực trạng triển khai Halal logistics trên thế giới, những thách thức và triển vọng, từ đó đưa ra một số hàm ý trong phát triển Halal logistics tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thách thức và triển vọng phát triển Halal logistics - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam
- THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HALAL LOGISTICS KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Hồ Diệu Huyền(1) TÓM TẮT: Ngày 14/2/2023, Thủ tướng Chính phủ Ďã ký Quyết Ďịnh phê duyệt ―Đề án tăng cường hợp tác quốc tế Ďể xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam Ďến năm 2030‖. Halal logistics là khâu trung gian trong chuỗi cung ứng Halal, bao gồm vận tải hàng hoá xuất và nhập, quản lí Ďội tàu, kho, bãi, nguyên vật liệu, thực hiện Ďơn hàng, quản lí tồn kho, hoạch Ďịnh cung cầu,… nhằm Ďảm bảo các sản phẩm Ďược chỉ Ďịnh là Halal duy trì tính toàn vẹn trong suốt chuỗi cung ứng. Điều này bao gồm việc tuân thủ các hướng dẫn cụ thể về tìm nguồn cung ứng, sản xuất, xử lí và lưu trữ, theo quy Ďịnh của các tổ chức chứng nhận Halal và theo quy Ďịnh của pháp luật Hồi giáo. Trong bài viết này, với việc sử dụng các tài liệu thứ cấp uy tín, có hàm lượng khoa học cao, tác giả Ďã cho thấy thực trạng triển khai Halal logistics trên thế giới, những thách thức và triển vọng, từ Ďó Ďưa ra một số hàm ý trong phát triển Halal logistics tại Việt Nam. Từ khoá: Halal, Halal logistics, chuỗi cung ứng Halal, Hồi giáo. ABSTRACT: On February 14, 2023, the Prime Minister signed the Decision approving the ―Project on strengthening international cooperation to build and develop Vietnam's Halal industry until 2030‖. Halal logistics is an intermediary stage in the Halal supply chain, including import and export freight, fleet management, warehouses, yards, raw materials, order fulfillment, inventory management, supply and demand planning,… to ensure products designated as Halal maintain integrity throughout the supply chain. This includes compliance with specific guidelines for sourcing, manufacturing, handling, and storage, as set forth by Halal certification bodies and in accordance with Islamic law. In this article, based on reliable secondary documents with high scientific content, the author has shown the current situation of implementing Halal logistics in the world, challenges, and prospects, thereby giving some implications for the development of Halal logistics in Vietnam. Keywords: Halal, Halal logistics, Halal supply chain, Islam. 1. Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: huyendieuho0807@gmail.com 1420
- 1. Giới thiệu Trong chuỗi cung ứng Halal toàn cầu, Halal logistics chịu trách nhiệm quan trọng trong việc Ďảm bảo tính toàn vẹn của sản phẩm Halal theo yêu cầu của các tổ chức chứng nhận Halal và pháp luật Hồi giáo. Với nền kinh tế Ďa dạng và mạnh mẽ, Ďang trong quá trình hướng Ďến các mục tiêu phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, Việt Nam có tiềm năng lớn Ďể phát triển Halal logistics. Việc Ďảm bảo tính toàn vẹn của các sản phẩm Halal trong quá trình cung ứng là yếu tố không thể thiếu Ďể xây dựng niềm tin và Ďáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Sự tăng cường nhận thức và hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ Ďã tạo Ďiều kiện thuận lợi cho thị trường Halal logistics phát triển, mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp tham gia với tinh thần Ďạo Ďức và tuân thủ quy Ďịnh của pháp luật. Đặc biệt, ngày 14/2/2023, Thủ tướng Chính phủ Ďã chính thức thông qua ―Đề án tăng cường hợp tác quốc tế Ďể xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam Ďến năm 2030‖ tạo cơ sở pháp lí cho việc phát triển ngành Halal nói chung tại nước ta trong bối cảnh hiện nay, từ Ďó góp phần thực hiện phát triển bền vững nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều tiềm năng, sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực Halal logistics vẫn Ďang gặp nhiều hạn chế. Trong bài viết này, thông qua việc sử dụng các tài liệu uy tín và có cơ sở khoa học, tác giả Ďã phân tích thực trạng triển khai Halal logistics trên toàn cầu, nhấn mạnh vào các thách thức và triển vọng, từ Ďó Ďề xuất một số hàm ý Ďể phát triển Halal logistics tại Việt Nam hướng Ďến mục tiêu phát triển bền vững. 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở l thuyết Uỷ ban thế giới về môi trường (WCED), nay là Uỷ ban Brundtland Ďịnh nghĩa: Phát triển bền vững là sự phát triển Ďáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng Ďáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai (WCED, 1987). Theo Điều 3, Luật bảo vệ Môi trường năm 2014 của Việt Nam: ―Phát triển bền vững là phát triển Ďáp ứng Ďược nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại Ďến khả năng Ďáp ứng nhu cầu Ďó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, Ďảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường‖ (Quốc hội, 2014). Như vậy, khái niệm này nhấn mạnh Ďến việc kết hợp ba trụ cột kinh tế - xã hội và môi trường. Mỗi nền văn hoá có những Ďiều cấm kỵ của riêng mình và văn hoá Islam giáo cũng không ngoại lệ. Halal ( - حاللĎược phép) và Haram (- حرامkhông Ďược phép) là hai thuật ngữ phổ quát áp dụng trong mọi khía cạnh Ďời sống của các tín Ďồ Islam giáo, từ sinh hoạt hằng ngày Ďến hôn nhân - gia Ďình, cũng như công việc làm ăn. Halal và Haram Ďược xây dựng dựa trên những quy Ďịnh của Kinh Qur‘an, Sunna, Idjma và Qiyas. Mọi quy Ďịnh của Islam giáo bao gồm cả Halal 1421
- và Haram Ďều nhằm mục Ďích thúc Ďẩy sự thịnh vượng của cộng Ďồng; Ďơn giản hoá cuộc sống hằng ngày; hạn chế những Ďiều xấu; thanh lọc tâm hồn, cơ thể và tâm trí mỗi người; giải quyết vấn Ďề của các tầng lớp xã hội khác nhau, cả người giàu và người nghèo, nam giới và phụ nữ… không phân biệt màu da, quốc tịch, nơi cư trú (Đặng Thị Diệu Thúy, 2017). Chuỗi cung ứng Halal bao gồm tất cả các hoạt Ďộng như tìm nguồn cung ứng, chuẩn bị, sản xuất, phân phối sản phẩm cuối cùng tới cửa hàng tạp hoá, người tiêu dùng (Baker Ahmad Alserhan, 2011). Các sản phẩm hoặc dịch vụ Halal không chỉ quan trọng ở thời Ďiểm tiêu dùng hoặc mua hàng mà còn quan trọng trong quá trình chuẩn bị. Điều này cho thấy có những lo ngại về Halal trên mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng. Logistics là khâu trung gian Ďể Ďưa hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ) Ďến tay người tiêu dùng nhanh nhất, là hoạt Ďộng theo chuỗi dịch vụ từ giai Ďoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hoá tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Lĩnh vực này liên quan trực tiếp Ďến hoạt Ďộng vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục dịch vụ hành chính, tư vấn (hải quan, thuế, bảo hiểm,…), xuất nhập khẩu - thương mại, kênh phân phối, bán lẻ… Logistics Ďóng vai trò là mối liên kết giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng Ďể Ďảm bảo dòng nguyên liệu và dịch vụ liên tục trong chuỗi cung ứng. Trong thời gian gần Ďây, Halal logistics Ďã nổi lên như một cơ hội tăng trưởng tiềm năng cho các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và các dịch vụ liên quan. Halal logistics là quá trình quản lí việc thu mua, vận chuyển, lưu trữ và xử lí nguyên vật liệu, tồn kho bán thành phẩm hoặc thành phẩm cả thực phẩm và phi thực phẩm, cũng như xử lí các luồng thông tin và tài liệu liên quan xuyên suốt quá trình tổ chức và chuỗi cung ứng theo Ďúng các nguyên tắc chung của Thánh luật Sharia (Marco Tieman, 2013). Halal logistic Ďề cao tính trung thực trong khâu xử lí và lưu trữ Ďể ngăn chặn việc lây nhiễm chéo xảy ra. Tất cả thành viên của doanh nghiệp Ďều phải nắm vững kiến thức về tiêu chuẩn Halal và chỉ cần một vài thành viên là người Ďạo Hồi phụ trách một quy trình nào Ďó theo quy Ďịnh. Không nên nhầm lẫn giữa Halal logistics và logistics thông thường. Hai lĩnh vực này hoạt Ďộng với các quy trình tương tự và phục vụ các chức năng giống nhau, nhưng Ďiểm khác biệt là Halal logistics yêu cầu cơ sở vật chất hoặc thiết bị dành riêng cho Halal. Không giống như logistics thông thường, hàng hoá không phải Halal có thể Ďược trộn lẫn với nhau trong quá trình vận chuyển và lưu trữ. Thứ hai, Halal logistics chỉ phục vụ cho hàng hoá Ďược chứng nhận Halal. Hàng hoá không Ďược chứng nhận là Halal hoặc Ďược coi là Haram (ví dụ: lợn và rượu) Ďều bị cấm sử dụng dịch vụ Halal logistics và do Ďó thường Ďược phân phối bằng cách sử dụng dịch vụ logistics thông thường. Halal logistics Ďảm bảo rằng các sản phẩm Ďược chỉ Ďịnh là Halal duy trì tính toàn vẹn trong suốt chuỗi cung ứng. Điều này bao gồm việc tuân thủ các hướng dẫn cụ thể về tìm nguồn cung ứng, sản xuất, xử lí và lưu trữ, theo quy Ďịnh của các tổ chức chứng nhận Halal và theo quy Ďịnh của pháp luật Hồi giáo. 1422
- Hơn nữa, Ďiều quan trọng là phải tránh sự hiện diện của các chất Haram vì việc trộn lẫn Halal và Haram sẽ làm ảnh hưởng Ďến toàn bộ hoạt Ďộng Halal logistics (Marco Tieman, 2011), cho dù ý Ďịnh là hợp lí (giảm chi phí) thông qua phân phối Ďơn lẻ các loại sản phẩm. Có năm khu vực quan trọng của nhà kho Halal, Ďó là khu vực bốc, dỡ, khu vực lưu trữ, Ďóng gói và khu vực tập kết hàng hoá. Năm khu vực quan trọng này phải Ďược tách biệt hoàn toàn khỏi hoạt Ďộng kho hàng thông thường thông qua các vách ngăn Ďược chỉ Ďịnh hoặc các cơ sở chuyên dụng (Harlina Suzana Jaafar, Intan Rohani Endut, et al, 2011). Thị trường Halal logistics Ďược Ďịnh giá 337,19 tỉ USD vào năm 2022 và dự kiến Ďạt giá trị 642,86 tỉ USD vào năm 2030 (We Market Research, 2022). Để cung cấp dịch vụ hiệu quả và Ďầy Ďủ cho khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ Ďã và Ďang Ďầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chuyên dụng cần thiết bao gồm kho bãi Halal, cảng biển Halal,... Dịch vụ kho bãi và lưu trữ là một trong những dịch vụ Ďược cung cấp trong Halal logistics. Các hoạt Ďộng Ďược thực hiện trong kho dành cho sản phẩm Halal bao gồm Ďóng gói và dán nhãn, phải Ďược thực hiện bằng phương tiện và thiết bị chuyên dụng Ďể tránh lây nhiễm chéo giữa các sản phẩm Halal và không Halal (tức Haram). Hơn nữa, một số LSP ở Malaysia cung cấp kho chuỗi lạnh dành riêng cho các lô hàng nhạy cảm với nhiệt Ďộ như thịt hoặc gia cầm Halal, Ďể duy trì Ďộ tươi của sản phẩm. Ngoài ra, dịch vụ samak (làm sạch theo nghi thức), dịch vụ làm sạch bằng hơi nước và khử trùng cho container là một số dịch vụ vệ sinh Ďược LSP cung cấp nhằm duy trì sự hài lòng của khách hàng và Ďảm bảo tổng thể dịch vụ Halal logistics (Hadijah Iberahim, Kamaruddin Rohana, Alwi Shabudin, 2012). Tuy nhiên, Ďể các dịch vụ này Ďạt Ďược kết quả mong muốn cần thực hiện tách biệt hoàn toàn và phải Ďược cơ quan quản lí Halal hoặc LSP Ďào tạo. Theo Tieman (2013), một trong những hoạt Ďộng quan trọng trong Halal logistics là vận tải vì hệ thống vận tải tốt sẽ thúc Ďẩy hiệu quả và chất lượng dịch vụ. Các hoạt Ďộng vận chuyển và phân phối là những thành phần quan trọng nhất trong việc duy trì tính toàn vẹn của các sản phẩm Halal. Theo lập luận của Tieman et al. (2012), không chỉ phương tiện vận tải Ďảm bảo tính toàn vẹn Halal của lô hàng, mà container hoặc người chuyên chở cũng Ďóng một vai trò quan trọng Ďể duy trì tính toàn vẹn Halal trong quá trình phân phối. Sự hiện diện nhỏ nhất của các chất Haram sẽ huỷ bỏ tình trạng vận chuyển Halal. Điều này Ďòi hỏi một Ďội vận chuyển riêng biệt Ďể giảm thiểu và tránh mọi khả năng lây nhiễm chéo. Hơn nữa, khả năng lây nhiễm chéo Ďòi hỏi sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) Ďể theo dõi và giám sát chặt chẽ các quy trình Ďóng gói, vận chuyển và phân phối (Marco Tieman, Jack G.A.J. van der Vorst, Maznah Che Ghazali, 2012). Trong nỗ lực nhằm duy trì và Ďạt lợi nhuận kinh doanh cao, các nhà cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu Ďã và Ďang tăng cường sự hiên diện trên thị trường thông qua việc mở rộng danh mục dịch vụ. Chẳng hạn, vào tháng 9/2019, 1423
- MASkargo Ďã công bố ra mắt dịch vụ Halal logistics của mình sau khi nhận Ďược chứng nhận MS2400-Halal từ Jakim (Jabatan Kemajuan Islam Malaysia - cơ quan cấp giấy chứng nhận Halal duy nhất tại Malaysia và cũng là cơ quan quản lí nhà nước, giám sát và thực thi các quy Ďịnh Halal tại Malaysia) vào tháng 5/2019. Chứng nhận này sẽ giúp công ty cung cấp các dịch vụ bao gồm vận chuyển, lưu trữ và xử lí cả nguyên liệu thực phẩm và phi thực phẩm, từ Ďó Ďáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp Halal thông qua việc xử lí hàng hoá hàng an toàn và Ďáng tin cậy hơn. Một số công ty nổi bật trong lĩnh vực Halal logistics trên thế giới có thể kể Ďến như: Nippon Express; TIBA Group; YUSEN LOGISTICS CO., LTD; TASCO Berhad; Kontena Nasional BHD (KNB); MASkargo; SEJUNG SHIPPING CO., LTD; DB Schenker; Al Furqan Shipping & Logistics LLC;… 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp Ďể cho thấy bức tranh toàn cảnh về vấn Ďề nghiên cứu. Nguồn tài liệu Ďảm bảo tính khoa học, khách quan, cập nhật, với dữ liệu Ďược thu thập từ các công trình nghiên cứu, các boá coá của các tổ chức quốc tế, cơ quan quản lí nhà nước, nhà khoa học,… trong nước và quốc tế. Trên cơ sở lý luận về Halal và Halal logistic, nguồn tài liệu Ďược sử dụng Ďể cung cấp tri thức, góc nhìn về thực trạng thị trường Halal toàn cầu, cũng như những thách thức và triển vọng phát triển ngành này trên thế giới và bài học kinh nghiệm có tính khả thi phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Thách thức và triển v ng phát triển ngành Halal logistic trên thế giới 3.1.1. Triển vọng của thị trường Halal logistic S gia tăng số lượng người Hồi giáo trên thế giới Hiện nay, số lượng người theo Ďạo Hồi là hơn 2 tỉ, chiếm khoảng 28% dân số thế giới. Năm 2022, Indonesia là quốc gia có dân số theo Ďạo Hồi lớn nhất thế giới với khoảng 241,5 triệu người. Tiếp theo là khoảng 225,6 triệu người Hồi giáo ở Pakistan và 211,16 triệu người Hồi giáo ở Ấn Độ (Bảng 1). Bảng 1. Các quốc gia có số lƣợng ngƣời Hồi giáo lớn nhất thế giới năm 2022 Đơn vị: Triệu người STT Tên quốc gia Số lƣợng ngƣời Hồi giáo 1 Indonesia 241,52 2 Pakistan 225,62 3 Ấn Độ 211,16 4 Bangladesk 155,38 1424
- 5 Nigeria 111,75 6 Ai Cập 104,73 7 Iran 87,43 8 Thổ Nhĩ Kỳ 83,43 9 Ethiopia 46,5 10 Iraq 44,05 11 Algeria 43,8 12 Sudan 42,88 13 Afghanistan 40,72 14 Morocco 37,08 15 Uzbekistan 34,29 16 Saudi Arabia 34,17 17 Yemen 33,36 18 Niger 25,95 19 Trung Quốc 25,82 20 Tanzania 25,54 21 Malaysia 22,29 22 Maili 21,45 23 Syria 20,41 24 Senegal 15,59 25 Nga 14,49 (Nguồn: Statista.com, tại: https://www.statista.com/statistics/374661/countries-with-the-largest-muslim-population/) Khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Nam Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu tiềm năng Ďối với sản phẩm Halal, với số dân theo Ďạo Hồi và sử dụng sản phẩm Halal khoảng 860 triệu người (chiếm 66% tổng số người Hồi giáo trên thế giới). Tại Đông Nam Á, số lượng người Hồi giáo Ďang không ngừng tăng lên, kéo theo Ďó là nhu cầu gia tăng Ďối với các dịch vụ, sản phẩm Halal. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực chiếm Ďến hơn 49 doanh thu thị trường Halal toàn cầu trong năm 2019 (Grand View Research, 2020). Sự di cư của người Hồi giáo từ các quốc gia Ďạo Hồi sang Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á là một trong những nguyên nhân chính dẫn Ďến sự gia tăng dân số Hồi giáo trong khu vực. Với sự gia tăng Ďáng kể về số lượng người Hồi giáo trong khu vực, nhu cầu về các sản phẩm Halal cũng tăng lên, từ Ďó thúc Ďẩy nhu cầu về Halal logistics. 1425
- Tại châu Âu, mặc dù chỉ chiếm hơn 13,5 doanh thu thị trường Halal toàn cầu trong năm 2019, nhưng họ Ďã có hệ thống một số cảng biển Ďược chứng nhận Halal tại Hà Lan, Bỉ, Pháp,… như Cảng Rotterdam, Cảng Zeebrugge và Cảng Marseille (Grand View Research, 2020). Đức là một trong những nhà sản xuất thịt lớn nhất châu Âu. Đức cũng sản xuất thịt bò Halal, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước và còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, qua Ďó thúc Ďẩy ngành Halal logistics tại quốc gia này phát triển. Nhu cầu ngày càng tăng Ďối với các sản phẩm Ďược chứng nhận Halal của châu Âu tại các quốc gia bao gồm UAE, Malaysia và Indonesia dự kiến sẽ hỗ trợ tăng trưởng thị trường khu vực trong những năm tới. Halal đang dần mở rộng phạm vi với cả nhóm dân số hông theo đạo Hồi Trong những năm gần Ďây, với sự gia tăng số lượng người Hồi giáo trên thế giới, ngành công nghiệp Halal Ďã mở rộng ra nhiều lĩnh vực hơn, như thực phẩm Halal, thời trang Halal, tài chính Halal, du lịch Halal, Halal logistics,… Sự mở rộng này Ďược thúc Ďẩy bởi những thay Ďổi trong tư duy của cả người tiêu dùng Hồi giáo và không theo Ďạo Hồi trên toàn thế giới. Do Ďó, hiện nay, với số lượng ngày càng tăng của người tiêu dùng không theo Ďạo Hồi từ các tín ngưỡng tôn gioá và chủng tộc Ďa dạng khác nhau ưa thích các sản phẩm Ďược chứng nhận Halal, nhu cầu về dòng sản phẩm này không còn giới hạn Ďối với người Hồi giáo nữa. Khi nhu cầu về các sản phẩm Halal tăng lên trên toàn thế giới, dịch vụ Halal logistics mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp tham gia thương mại xuyên biên giới và mở rộng sự hiện diện trên thị trường trên quy mô quốc tế. Ngành Halal củng cố niềm tin của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng sản phẩm Ngành công nghiệp Halal Ďang bùng nổ, cho thấy nó Ďược coi là biểu tượng của chất lượng, không chỉ Ďược áp dụng Ďối với người Hồi giáo mà còn Ďược những người không theo Ďạo Hồi chấp nhận rộng rãi vì chúng biểu thị cho vệ sinh, an toàn và chất lượng. Điều này có thể Ďược thể hiện qua số lượng lớn các cơ quan liên quan Ďến hoạt Ďộng Halal xuất hiện ở cả các quốc gia Hồi giáo và không theo Ďạo Hồi như Malaysia, Singapore, Brunei Darussalam, Vương quốc Anh và Úc (Isiaka Abiodun Adams, 2011). Sự phát triển của ngành công nghiệp Halal phụ thuộc vào sự thành công của Halal logistics. Đây là chìa khoá Ďể tạo thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ Halal. Có một số lí do Ďằng sau nhu cầu về Halal logistics. Đầu tiên, những lo ngại về tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng phức tạp hiện Ďại có thể gây nghi ngờ cho người tiêu dùng Hồi giáo, những người Ďang Ďòi hỏi sự minh bạch hơn trong quá trình tìm nguồn cung ứng và chuẩn bị sản phẩm (Marco Tieman, Jack G.A.J. van der Vorst, Maznah Che Ghazali, 2012). Để loại bỏ những nghi ngờ như vậy, các công ty Ďang yêu cầu các nhà cung cấp tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt về Halal Ďể củng cố niềm tin của người tiêu dùng. 1426
- Halal logistics có khả năng sinh lời cao Tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng Halal ngày càng trở thành mối quan tâm trên thị trường. Dịch vụ Halal logistics Ďang thu hút sự quan tâm của công chúng vì Ďây là một ngành kinh doanh có khả năng sinh lợi cao (Rohana Kamaruddin, Hadijah Iberahim, Alwi Shabudin, 2012). Mặc dù việc phát triển các dịch vụ Halal chuyên dụng liên quan Ďến Ďầu tư vốn Ďáng kể, các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (LSP) sẵn sàng Ďầu tư do áp lực từ người tiêu dùng. Ngoài ra, lợi ích nhận Ďược lớn hơn chi phí Ďầu tư (Abdul Hafaz Ngah, et al, 2014). S gia tăng của các tổ chức chứng nhận Halal Mặc dù, một số hoạt Ďộng logistics Ďược xử lí nội bộ, nhưng các hoạt Ďộng Halal logistics vẫn phải Ďáp ứng quy Ďịnh và thủ tục Halal cụ thể về yếu tố tách biệt trong quá trình vận chuyển và phân phối. Hiện tại, có 34 công ty logistics ở Malaysia Ďã Ďược chứng nhận là công ty logistics Halal bởi Bộ Phát triển Hồi giáo Malaysia (JAKIM). Sự gia tăng của các tổ chức chứng nhận Halal Ďã tạo Ďiều kiện thuận lợi cho việc giám sát và xác minh các sản phẩm Halal trong chuỗi cung ứng. Các cơ quan này Ďóng vai trò quan trọng trong việc Ďảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn Halal và xây dựng niềm tin của người tiêu dùng. Khi sản phẩm Ďược công nhận là Ďạt tiêu chuẩn Halal Ďồng nghĩa với việc mang Ďến sự Ďảm bảo cho người tiêu dùng Hồi giáo rằng toàn bộ chuỗi cung ứng, từ tìm nguồn cung ứng Ďến phân phối, vận chuyển, Ďều tuân thủ các nguyên tắc Hồi giáo. Điều này sẽ góp phần xây dựng niềm tin và lòng trung thành của người tiêu dùng, dẫn Ďến việc kinh doanh lặp lại và nhận thức tích cực về thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. 3.1.2. Thách thức của thị trường Halal logistic Bên cạnh tiềm năng lớn, Halal logistics cũng bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức. Một số thách thức trong phát triển Halal logistics có thể kể Ďến như: Thứ nhất, về chứng nhận Halal Hoạt Ďộng của các nhà cung cấp dịch vụ Halal logistics trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn bởi sự kém hiệu quả của cơ quan chứng nhận Halal tại mỗi quốc gia, tính toàn vẹn của sản phẩm Halal và vấn Ďề minh bạch trong quy trình sản phẩm. Quy trình chứng nhận Halal cũng có thể khác nhau giữa các khu vực và quốc gia, dẫn Ďến những thách thức trong việc Ďạt Ďược sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá. Hàng hoá sản xuất và buôn bán có thể có nguồn gốc từ các quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có một số tổ chức chứng nhận Halal trên thế giới Ďược công nhận, và mỗi quốc gia khác nhau lại có tiêu chuẩn, quy Ďịnh về chứng nhận Halal không giống nhau. Sự thiếu hài hoà này có thể tạo ra sự nhầm lẫn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Để giải quyết mối lo ngại này, cần thiết phải thành lập một hệ thống Halal logistics toàn cầu nhằm thiết lập các nguyên tắc công bằng và thực tế trong lĩnh vực này. 1427
- Thứ hai, thông tin hông đầy đủ và ít chuyên gia về Halal logistics dẫn đến hệ thống vận hành toàn cầu ém hiệu quả và chi phí triển hai Halal logistics cao hơn chi phí th c tế Mặc dù Halal logistics là một ngành kinh doanh sinh lợi và Ďang thu hút Ďược sự quan tâm của công chúng, nhưng có rất ít nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (LSP) cung cấp dịch vụ Halal logistics hoàn chỉnh. Talib & cộng sự (2013) giải thích rằng các yếu tố cản trở việc áp dụng dịch vụ Halal logistics bao gồm sự hỗ trợ không Ďầy Ďủ của chính phủ, các vấn Ďề hợp tác giữa các LSP, thiếu kiến thức về các vấn Ďề Halal và nhận thức về chi phí bổ sung (Mohamed Syazwan Ab Talib et al, 2013). Số lượng các công ty Halal logistics có chứng nhận Halal sẽ tăng lên do nhận thức ngày càng tăng về tầm quan trọng của tiêu chuẩn này trong các dịch vụ của công ty và sự sẵn lòng của các công ty trong việc thực hành Halal logistics. Thứ ba, thách thức trong xử lí lây nhiễm chéo Việc xử lí các sản phẩm Halal luôn là mối quan tâm lớn Ďối với các nhà cung cấp dịch vụ Halal logistics. Các sản phẩm Halal phải Ďược xử lí hết sức cẩn thận Ďể có thể tiêu thụ theo tiêu chuẩn của Luật Sharia và các hướng dẫn khác do các cơ quan quản lí của từng quốc gia thiết lập. Do Ďó, các nhà cung cấp dịch vụ Halal logistics phải tuân thủ luật pháp và tiêu chuẩn trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm, bắt Ďầu từ nhà cung cấp nguyên liệu thô Ďến người tiêu dùng cuối cùng. Tại các quốc gia không theo Ďạo Hồi, nơi khối lượng sản phẩm Halal (Ďược chứng nhận) nhỏ hơn nhiều so với ở các nước Hồi giáo, Halal logistics sẽ cần phải trải qua một quá trình phát triển. Điều quan trọng trong Halal logistics là việc duy trì tính toàn vẹn của sản phẩm trong suốt quá trình lưu trữ và vận chuyển. Việc lây nhiễm chéo với các sản phẩm không phải Halal hoặc xử lí không Ďúng cách có thể ảnh hưởng Ďến tình trạng chứng nhận Halal của sản phẩm. Bởi vậy, cần thiết phải thiết lập một hướng dẫn tiêu chuẩn toàn cầu Ďể xác Ďịnh rõ ràng tình trạng lây nhiễm chéo giữa Halal - Haram và tối ưu hoá các dịch vụ Halal logistics. Thứ tư, việc quản lí chu i cung ứng Halal logistics toàn cầu Vấn Ďề quản lí chuỗi cung ứng Halal có thể phức tạp, Ďặc biệt khi nó có sự tham gia của nhiều bên liên quan ở các quốc gia khác nhau. Việc Ďảm bảo tuân thủ ở mọi giai Ďoạn của chuỗi cung ứng Ďòi hỏi sự phối hợp và cảnh giác cao của nhiều bên cùng phối hợp tham gia. Cùng với Ďó, cơ sở hạ tầng dành riêng cho Halal, chẳng hạn như các nhà kho, kho lưu trữ Halal, Ďội tàu và container vận chuyển Halal cũng như thiết bị xử lí chỉ dành cho Halal có thể làm tăng chi phí tổng thể của các hoạt Ďộng Halal logistics. 3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Ngành Halal tại Việt Nam bao gồm tám lĩnh vực chính là thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩm, du lịch, thời trang, tài chính, logistics và giải trí - truyền thông. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp Ďược cấp giấy chứng 1428
- nhận Halal với hơn 20 mặt hàng Ďược xuất khẩu, chủ yếu là thực phẩm, với các sản phẩm như: hải sản, Ďồ uống, thực phẩm Ďóng hộp, bánh kẹo, Ďồ ăn chay,… Nhu cầu sử dụng sản phẩm Halal tăng mạnh không chỉ do sự gia tăng về số lượng người theo Hồi giáo mà còn do sản phẩm Halal Ďáp ứng các tiêu chí về chất lượng, vệ sinh, môi trường,… Bởi vậy, ngành này còn thu hút cả nhóm dân cư không theo Ďạo Hồi. Thị trường Halal trên thế giới Ďang mở ra nhiều cơ hội Ďể các quốc gia có tiềm năng như Việt Nam hướng Ďến (Nor Aida Abdul Ragman & cộng sự, 2020). Việt Nam nằm ở vị trí gần những thị trường Halal lớn (như Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Nhật Bản,…) với khoảng 62% dân số Hồi giáo tập trung tại châu Á và hiện Ďang là một mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết khu vực. Đây là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường, kể cả các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao như EU, thúc Ďẩy xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam, trong Ďó có các sản phẩm Halal. Bên cạnh Ďó, Việt Nam là quốc gia sở hữu nguồn nguyên vật liệu thô dồi dào, cũng là quốc gia có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ Ďạo và có nhiều tiềm năng Ďể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng Halal toàn cầu. Hiện Việt Nam cũng Ďang tích cực triển khai Đề án phát triển quan hệ với các nước trong khu vực Trung Đông - châu Phi giai Ďoạn 2016 - 2025, trong Ďó có việc thực hiện các Tuyên bố cấp cao của Việt Nam với một số Ďối tác quan trọng về hợp tác, thúc Ďẩy xuất, nhập khẩu và chứng nhận các sản phẩm Halal. Việt Nam hiện có khoảng 1.300 - 1.500 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, Ďứng thứ 39/160 quốc gia tham gia Ďiều tra của World Bank về chỉ số năng lực Logistics (LPI) năm 2018, Ďồng thời, Ďứng thứ tư trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Với tốc Ďộ phát triển hàng năm Ďạt 16 - 20%, dự boá, Hiệp Ďịnh Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ giúp gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và có tác Ďộng Ďáng kể Ďến triển vọng thị trường và ngành logistics Việt Nam. Hiện nay, chi phí cho logistics ở Việt Nam chiếm tới 21 - 25 GDP hằng năm, 12 giá thành sản phẩm ngành thuỷ sản, 23 giá thành Ďồ gỗ, 29 giá thành rau quả, 30 giá thành gạo… (Kinh tế & Tiêu dùng, 2019). Bất kỳ sản phẩm nào Ďược sản xuất theo tiêu chuẩn Halal Ďều phải Ďược vận chuyển và bảo quản bằng Chuỗi cung ứng Halal. Bởi vậy, Halal logistic chính là cầu nối, là trung gian không thể thiếu khi nước ta muốn phát triển ngành Halal tại Việt Nam. Từ những tiềm năng và thách thức trong phát triển Halal logistics trên thế giới, Ďể phát triển Halal logistics tại Việt Nam trong thời gian tới, cần Ďặc biệt quan tâm Ďến các vấn Ďề sau: 1429
- - Tăng cường phổ biến thông tin, iến thức về ngành Halal, tiêu chuẩn Halal đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lí nhà nước,… Vấn Ďề sản phẩm Halal tại Việt Nam Ďã Ďược biết Ďến rộng rãi trong thời gian gần Ďây. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm Halal còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường các quốc gia Hồi giáo còn chưa chú trọng việc nghiên cứu văn hoá Hồi giáo, trong Ďó có văn hoá tiêu dùng, văn hoá kinh doanh và các quy Ďịnh Ďối với sản phẩm Halal, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu với các Ďơn vị Ďể nâng cao chất lượng sản phẩm Halal Ďảm bảo yêu cầu của bên nhập khẩu. Halal logistic hiện nay vẫn còn khá mới mẻ, nhưng một số quốc gia trong khu vực ASEAN Ďã phổ cập quy Ďịnh về Halal logistic với sự hỗ trợ từ chính phủ. Vài nước Ďã có bến cảng dành riêng cho các sản phẩm Halal, kỳ vọng ở Việt Nam trong tương lai cũng có cảng chuyên biệt và phối hợp cùng các trường Ďại học Ďưa các tiêu chuẩn Halal vào chương trình học. - Tích hợp công nghệ trong các quy trình sản xuất, vận chuyển, phân phối sản phẩm Halal Nguy cơ ô nhiễm có thể xảy ra khi sản phẩm Halal Ďược tiếp xúc cùng với hoạt Ďộng Haram và các sản phẩm nguy hiểm khác trong quá trình vận chuyển, bảo quản và xử lí. Tình trạng này có thể xảy ra nếu các công ty hậu cần không thực hiện việc phân biệt các sản phẩm Halal và Haram cũng như hàng hoá nguy hiểm và không nguy hiểm. Đảm bảo môi trường vệ sinh và sạch sẽ cũng rất quan trọng trong hoạt Ďộng vận chuyển hằng ngày. Bằng cách thực hiện tuân thủ Halal, các dịch vụ vận chuyển Halal sẽ Ďược cải thiện và khả năng xảy ra rủi ro ô nhiễm Ďối với các sản phẩm sẽ Ďược giảm thiểu. Điều này là do các hoạt Ďộng hậu cần và di chuyển Ďều phải tuân thủ nguyên tắc của luật Sharia và thủ tục Halal. Các sản phẩm Halal có thể bị thu hồi trong bất kỳ trường hợp nào bị ô nhiễm và do Ďó ảnh hưởng Ďến danh tiếng tốt của công ty. Hậu quả là khách hàng sẽ mất niềm tin vào nhà sản xuất Halal và từ Ďó ảnh hưởng Ďến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Việc áp dụng công nghệ, chẳng hạn như blockchain và IoT (Internet of Things), cho phép truy xuất nguồn gốc và Ďảm bảo tính minh bạch trong chuỗi cung ứng Halal. Những công nghệ này giúp tăng cường khả năng theo dõi và xác minh sản phẩm. Cùng với Ďó, sự trỗi dậy của thương mại Ďiện tử Ďã mở ra những cơ hội mới cho hoạt Ďộng kinh doanh sản phẩm Halal xuyên biên giới, Ďòi hỏi Halal logistics phát triển mạnh mẽ Ďể Ďảm bảo tuân thủ các Ďiều kiện trong quá trình vận chuyển quốc tế. - Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trung tâm ho bãi và phân bố sản phẩm Halal Yếu tố chính của dịch vụ Ďược cung cấp bởi việc vận chuyển sản phẩm Halal là sự phân biệt giữa các sản phẩm Halal và không Halal. Quá trình phân tách làm giảm nguy cơ ô nhiễm sản phẩm Halal với các sản phẩm không Halal. Sự tách biệt trong quá trình giao hàng và lưu trữ là những yếu tố chính trong việc bảo vệ 1430
- tình trạng Halal của các sản phẩm trong suốt quá trình chuỗi cung ứng. Quá trình kiểm soát và giám sát các hoạt Ďộng vận tải Ďược coi là nhiệm vụ quan trọng và chuyên sâu trong duy trì năng lực của các tài sản chuyên dụng của các công ty Ďược sử dụng trong vận chuyển sản phẩm Halal. Nguy cơ ô nhiễm các sản phẩm Halal cũng có thể xảy ra nếu thiếu quy trình giám sát các hoạt Ďộng vận hành trong quá trình xử lí và phân phối từ Ďiểm này Ďến Ďiểm khác. Việc thành lập các trung tâm kho bãi và phân phối Halal chuyên biệt giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo và Ďảm bảo rằng các sản phẩm Halal Ďược lưu trữ riêng biệt với các mặt hàng không Halal. Cùng với Ďó, cần Ďảm bảo bao bì sản phẩm Halal duy trì Ďược tính toàn vẹn và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, lây nhiễm chéo trong quá trình vận chuyển và bảo quản. - Về cơ quan chứng nhận Halal Ở Việt Nam hiện nay chưa có một hiệp hội hay cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện việc chứng nhận Halal mà chỉ có một số doanh nghiệp của người Hồi giáo và một số tổ chức Hồi giáo cấp chứng nhận Halal (Trần Thị Minh Thu, 2021). Bởi vậy, việc xây dựng bộ tiêu chuẩn chung cho ngành Halal, trong Ďó có những quy Ďịnh cụ thể trong lĩnh vực Halal logistics là thực sự cần thiết. Đặc biệt, cần nhanh chóng thành lập cơ quan cấp Chứng nhận Halal thuộc sự quản lí của nhà nước. Để thâm nhập thị trường Halal, Việt Nam cần có một khung pháp lí phù hợp cho việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm trong nước. 4. Kết luận Thị trường Halal logistics Ďang trở thành một thành phần quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu khi các doanh nghiệp tìm cách Ďáp ứng nhu cầu ngày càng tăng Ďối với các sản phẩm Ďược chứng nhận Halal. Đảm bảo tính toàn vẹn của các sản phẩm Halal trong toàn bộ chuỗi cung ứng là Ďiều cần thiết Ďể xây dựng niềm tin và Ďáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mặc dù có những thách thức tồn tại nhưng ngành này Ďang ứng phó bằng các giải pháp và công nghệ Ďổi mới Ďể vượt qua những trở ngại này. Khi nhận thức ngày càng tăng và các chính phủ hỗ trợ lĩnh vực Halal logistics, thị trường Ďã sẵn sàng cho sự tăng trưởng Ďáng kể, mang Ďến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng có Ďạo Ďức và tuân thủ. Halal logistics tương tự như các hoạt Ďộng logistics thông thường như vận chuyển, lưu kho, Ďóng gói, mua sắm và xử lí nguyên liệu, với Ďiểm khác biệt chính là nó chỉ phục vụ cho các lô hàng tuân thủ Sha n'ah. Mặc dù không phải là quốc gia Hồi giáo, nhưng Việt Nam có nhiều thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, du lịch,… Đây là tiềm năng lớn Ďể phát triển Halal logistics. Việt Nam hiện Ďang tích cực hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế, trong Ďó có thị trường Halal giàu tiềm năng. Ngày 14/2/2023, Thủ tướng Chính phủ Ďã ký Quyết Ďịnh phê duyệt ―Đề án tăng cường hợp tác quốc tế Ďể xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam Ďến năm 2030‖. Với Ďề án này, Chính phủ Ďưa ra các 1431
- Ďịnh hướng lớn mang tầm quốc gia về huy Ďộng các nguồn lực quốc tế Ďể xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam bài bản, chuyên nghiệp và toàn diện. Qua Ďó, giúp doanh nghiệp tham gia sâu, hiệu quả vào các chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm Halal toàn cầu, Ďặc biệt là một số thị trường quan trọng như Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Saudi Arabia… Tuy nhiên, mặc dù nhiều tiềm năng, nhưng sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực Halal logistics trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, Ďặc biệt là những khó khăn, vướng mắc liên quan Ďến cơ chế, chính sách và việc cấp chứng nhận Halal, cũng như thiếu những thông tin về văn hoá kinh doanh, tiêu dùng và thị trường. Bởi vậy, trong thời gian tới, sau khi Đề án của Chính phủ chính thức Ďược triển khai phổ biến, sâu rộng, hiểu biết của người dân, doanh nghiệp về thị trường Halal ngày càng Ďược nâng cao thì những rào cản khi tiếp cận thị trường này mới có thể Ďược dỡ bỏ. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Abdul Hafaz Ngah, et al. (2014). Barriers and enablers in adopting Halal transportation services: A study of Malaysian Halal Manufacturers. International Journal of Business and Management, 2(2). 2. Baker Ahmad Alserhan (2011). The Principles of Islamic Marketing. London. doi:https://doi.org/10.4324/9781351145688 3. Đặng Thị Diệu Thuý (2017). Halal và Haram trong Ďời sống của người Hồi giáo. Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, 5(141), 3-10. 4. Grand View Research. (2020). Halal Logistics Market Size, Share & Trends Analysis Report By Component (Storage, Transportation, Monitoring Components, Software, Services), By End-use Industry, By Region, And Segment Forecasts, 2020 - 2027. Retrieved from https://www.grandviewresearch.com/industry- analysis/halal-logistics-market/segmentation 5. Hadijah Iberahim, Kamaruddin Rohana, Alwi Shabudin. (2012). Halal development system: The institutional framework, issues and challenges for halal logistics. Business, Engineering and Industrial Applications (ISBEIA), 2012 IEEE Symposium (pp. 760-765). Bandung, Indonesia: IEEE. doi:http://dx.doi.org/10.1109/ISBEIA.2012.6422993 6. Harlina Suzana Jaafar, Intan Rohani Endut, et al. (2011). Innovation in Logistics Services: Halal Logistics. Proceedings of the 16th International Symposium on Logistics (ISL), 10-13 July, (pp. 844-851). Berlin, Germany. 7. Isiaka Abiodun Adams. (2011). Globalization: Explaining the dynamics and challenges of the Halal food surge. INTELLECTUAL DISCOURSE, 19, 123-145. 1432
- 8. Kinh tế & Tiêu dùng. (2019). Cơ hội vàng từ EVFTA, logistics Việt có dễ tận dụng? Retrieved from Trung tâm VCCI: https://trungtamwto.vn/hiep-dinh- khac/14223-co-hoi-vang-tu-evfta-logistics-viet-co-de-tan-dung 9. Marco Tieman. (2011). The application of Halal in supply chain management: in‐depth interviews. Journal of Islamic Marketing, 2 (2), 186-195. 10. Marco Tieman. (2013). Establishing The Principles In Halal Logistics. Journal of Emerging Economies and Islamic Research, 1(1), 1-13. 11. Marco Tieman, Jack G.A.J. van der Vorst, Maznah Che Ghazali. (2012). Principles in halal supply chain management. Journal of Islamic Marketing, 3(3), 217-243. doi:https://doi.org/10.1108/17590831211259727 12. Mohamed Syazwan Ab Talib et al. (2013). Qualitative Research on Critical Issues In Halal Logistics. Journal of Emerging Economies and Islamic Research, 1 (2), 1-20. doi:http://dx.doi.org/10.24191/jeeir.v1i2.9125 13. Nor Aida Abdul Rahman et al. (2020). The evolution of Halal logistics in Malaysia, Thailand, Indonesia, the Philippines and Vietnam. The evolution of Halal logistics, 87-98. 14. Quốc hội. (2014). Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ngày 23/6/2014. 15. Rohana Kamaruddin, Hadijah Iberahim, Alwi Shabudin. (2012). Willingness to Pay for Halal Logistics: The Lifestyle Choice. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 50, 722-729. doi:https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2012.08.075 16. Thu Hoà. (2021). Tiềm năng phát triển thị trường thực phẩm Halal trên thế giới và cơ hội cho Việt Nam. Tạp chí Con số và Sự kiện, 28-30. 17. Trần Thị Minh Thu. (2021). Chứng nhận Halal và khuyến nghị cho ngành Halal ở Việt Nam. Retrieved from Boá Thế giới & Việt Nam: https://baoquocte.vn/chung-nhan-halal-va-khuyen-nghi-cho-nganh-halal-o-viet- nam-154177.html 18. WCED. (1987). Our common future. New York: Oxford University Press 19. We Market Research. (2022). Halal Logistics Market Size, Industry Analysis Report By Component (Storage, Transportation), By End-use Industry (Food and Beverages, Pharmaceuticals) & Region - Forecasts. Retrieved from https://wemarketresearch.com/reports/halal-logistics- market/452/#:~:text=Halal%20Logistics%20Market%2D%20Overview,forecast %20period%20of%202022%2D2030. 1433
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh doanh spa: Thách thức và triển vọng
15 p | 382 | 124
-
Phát triển kênh bán hàng từ nguồn giới thiệu
5 p | 178 | 35
-
Chuyên đề: Một số vấn đề kinh doanh trên thị trường quốc tế - TS. Ngô Việt Nga
76 p | 112 | 22
-
Chiến lược kinh doanh và Marketing của Bách Hoá Xanh
13 p | 61 | 17
-
VISA tham vọng và thách thức
4 p | 201 | 12
-
Khẳng định niềm tin
3 p | 80 | 12
-
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SẢN PHẨM
15 p | 116 | 11
-
Doanh nghiệp: Tìm đường sống
3 p | 86 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn