Thái độ về đề kháng kháng sinh của sinh viên năm cuối Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 0
download
Bài viết trình bày mục tiêu: Đánh giá thái độ về đề kháng kháng sinh của sinh viên năm cuối Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 420 sinh viên năm cuối ba ngành Y, Dược và Cử nhân Điều dưỡng, năm học 2023 - 2024, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ 01/2024 đến 06/2024.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thái độ về đề kháng kháng sinh của sinh viên năm cuối Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 27(5):141-148 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.05.17 Thái độ về đề kháng kháng sinh của sinh viên năm cuối Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Duy Thanh Trúc1, Lê Thị Tú Nguyên1, Phạm Ngọc Hà1,* 1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Đề kháng kháng sinh (AMR) là mối đe dọa cấp bách đối với sức khỏe cộng đồng bởi các hậu quả như thời gian nằm viện lâu hơn, tăng tỉ lệ tử vong. Một trong những khuyến nghị để giảm thiểu gánh nặng do đề kháng kháng sinh mang lại là chú trọng đào tạo sinh viên các cơ sở giáo dục y tế nhằm nâng cao nhận thức về AMR. Mục tiêu: Đánh giá thái độ về đề kháng kháng sinh của sinh viên năm cuối Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 420 sinh viên năm cuối ba ngành Y, Dược và Cử nhân Điều dưỡng, năm học 2023 - 2024, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ 01/2024 đến 06/2024. Thang đo đánh giá thái độ với điểm cắt 60%. Thống kê mô tả: Biến định tính: tần số, tỷ lệ phần trăm được sử dụng để mô tả giữa các biến. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có thái độ về đề kháng kháng sinh ở mức chưa phù hợp là 6% và phù hợp là 94%. Kết luận: Đa số sinh viên có thái độ phù hợp về đề kháng kháng sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đào tạo có tác động tích cực đến thái độ của sinh viên trong việc sử dụng kháng sinh. Từ khóa: đề kháng kháng sinh; sinh viên; thái độ Abstract ATTITUDES ABOUT ANTIBIOTIC RESISTANCE OF FINAL YEAR STUDENTS FROM UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT HO CHI MINH CITY Pham Duy Thanh Truc, Le Thi Tu Nguyen, Pham Ngoc Ha Background: Antibiotic resistance (AMR) is an urgent threat to public health because of severe consequences such as longer hospital stays and increased mortality. One of the recommendations to reduce the burden caused by antibiotic resistance is to focus on training students in medical educational institutions to raise awareness about AMR. Objective: Assess attitudes about antibiotic resistance of final year students from at Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City. Ngày nhận bài: 30-10-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 21-11-2024 / Ngày đăng bài: 23-11-2024 *Tác giả liên hệ: Phạm Ngọc Hà. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: ngocha.pham@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 141
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 5 * 2024 Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on 420 final year students of three majors of Medicine, Pharmacy and Bachelor of Nursing, school year 2023 - 2024 from January 2024 to June 2024, in Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City. Attitude assessment scale was applied with a cutoff point of 60%. Descriptive statistics: on Qualitative quantitative variables: such as frequencies, percentages are were used to describe between variables. Results: The proportion of students with inappropriate attitudes about antibiotic resistance is was 6% and 94% is was appropriate. Conclusion: Most students have had appropriate attitudes about antibiotic resistance. Research results show indicate that training has a positive impact on students' attitudes in using proper use of antibiotics. Keywords: antibiotic resistance; students; attitudes 1. ĐẶT VẤN ĐỀ cuối Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Địa điểm nghiên cứu tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2024 đến tháng 06/2024. Đề kháng kháng sinh (AMR) là mối đe dọa cấp bách đối với sức khỏe cộng đồng và kinh tế toàn cầu, khi thuốc kháng sinh đã và đang không còn hiệu quả điều trị như trước. Đề 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP kháng kháng sinh (ĐKKS) là gánh nặng đối với nền kinh tế NGHIÊN CỨU bởi các hậu quả của nó: thời gian nằm viện lâu hơn, tăng tỉ lệ tử vong và tàn tật, tăng chi phí điều trị, việc điều trị trở nên 2.1. Đối tượng nghiên cứu khó hơn hoặc không thể điều trị được [1]. Tổ chức Y tế Thế Sinh viên Y đa khoa năm 6 tại Khoa Y, Đại học Y Dược giới (WHO) đã tuyên bố rằng là một trong 10 mối đe dọa sức TPHCM. khỏe cộng đồng toàn cầu hàng đầu mà nhân loại phải đối mặt, dự tính đến năm 2050, sẽ có 10 triệu ca tử vong mỗi năm, Sinh viên Dược chính quy (Dược lâm sàng) năm 5 tại Khoa tương đương cứ mỗi 3 giây sẽ có 1 người tử vong do AMR Dược, Đại học Y Dược TPHCM. [1]. Theo WHO, thế giới đang hướng tới “kỷ nguyên hậu Sinh viên Cử nhân Điều dưỡng chính quy năm 4 tại Khoa kháng sinh”, khi mà các bệnh nhiễm trùng thông thường trở Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược TPHCM. nên khó điều trị hoặc không điều trị được, trong bối cảnh này, việc đưa ra các giải pháp cấp bách là điều quan trọng [2]. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn Một trong những khuyến nghị để giảm thiểu gánh nặng do Sinh viên đang theo học hệ Y năm 6, Dược năm 5 và Điều AMR mang lại là chú trọng đạo tạo sinh viên các cơ sở giáo dưỡng năm 4 tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. dục y tế nhằm nâng cao nhận thức về AMR [3]. Một nghiên Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu và hoàn thành bộ cứu của Nogueira-Uzal N vào năm 2020 lại cho thấy rằng câu hỏi khảo sát. sinh viên ngành y - những người điều trị và kê đơn thuốc trong tương lai có những lỗ hỗng kiến thức và thái độ không 2.1.2. Tiêu chuẩn loại phù hợp về đề kháng kháng sinh xuất phát từ giai đoạn giáo Sinh viên (SV) đang bảo lưu, vắng mặt trong thời gian thu dục tại đại học [4]. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nâng cao thập số liệu. kiến thức trong công tác giáo dục, trong đó bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng có vai trò quan trọng trong việc kê đơn; sử dụng; 2.2. Phương pháp nghiên cứu quản lý kháng sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn, là cầu nối 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu truyền tải kiến thức đến bệnh nhân. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu Mục tiêu Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ: Đánh giá thái độ về đề kháng kháng sinh của sinh viên năm 142 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.05.17
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 5 * 2024 n=Z × ( ) 2) Sự đóng góp của cá nhân trong việc kiểm soát kháng kháng sinh (C2); Trong đó: 3) Mức độ quan trọng của kiến thức về kháng kháng sinh n: là cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu. trong sự nghiệp của cá nhân (C3); 𝛼 là sai lầm loại 1, chọn 𝛼 = 0,05 (5%). 4) Mức độ quan trọng của chương trình giảng dạy về kháng kháng sinh (C4); 𝑍 là trị số từ phân phối chuẩn, độ tin cậy 95% thì 5) Đánh giá mức độ quan trọng của các nguyên nhân góp 𝑍 = 1,96. phần nên kháng kháng sinh ở Việt Nam (C5). Với p = 38,2%, dự trù mất mẫu 10%. Do đó số lượng mẫu Điểm thái độ của từng câu từ C1-C4 được tính từ 1 tới 5 tối thiểu cần lấy là n = 400 [5]. điểm, tương ứng 5 mức độ trong thang đo Likert 5. Nghiên cứu tiến hành lấy mẫu thuận tiện ở mỗi ngành, lấy Tổng điểm thái độ nằm trong khoảng 4 tới 20 điểm. Điểm n = 420 để chia đều cho 3 ngành. Vậy số SV cần lấy của mỗi thái độ được chia theo trung vị (12 điểm). ngành là 140 SV. Theo đó, sinh viên có tổng điểm thái độ < 12 điểm (
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 5 * 2024 3. KẾT QUẢ nghiên cứu có xếp loại học lực nhiều nhất là loại khá (41,2%) và tỷ lệ sinh viên cho biết đã hoàn thành học phần dược lý qua nghiên cứu là 98,6%. Có 98,3% số sinh viên cho biết rằng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu đã từng sử dụng kháng sinh. Đa số sinh viên tham gia vào Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (n=420) nghiên cứu đã từng nghe về đề kháng kháng sinh (99,3%) và Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) nguồn thông tin về đề kháng kháng sinh sinh viên nghe được Nam 176 41,9 nhiều nhất là từ chương trình đào tạo tại đại học (85,7%) Giới tính Nữ 244 58,1 (Bảng 1). Phật giáo 143 34,1 Tôn giáo Thiên Chúa giáo 82 19,5 3.2 Thái độ đối với đề kháng kháng sinh Khác 195 46,4 Hình 1 cho thấy tỷ lệ sinh viên năm cuối có thái độ đối với Thành phố 272 64,8 đề kháng kháng sinh ở mức chưa phù hợp là 6% và phù hợp Thị xã 40 9,5 là 94%. Nơi cư trú Thị trấn 26 6,2 Ấp/ làng/ thôn/ bản 82 19,5 Xuất sắc 51 12,1 Giỏi 166 39,5 Xếp loại học lực Khá 173 41,2 Trung bình 29 6,9 Yếu 1 0,2 Hoàn thành học Đã hoàn thành 414 98,6 Hình 1. Thái độ về đề kháng kháng sinh (n = 420) phần dược lý Chưa hoàn thành 6 1,4 Bảng 2. Thái độ về đề kháng kháng sinh của sinh viên năm cuối Từng sử dụng Có 413 98,3 (n = 420) kháng sinh Không 7 1,7 Không đồng Không Đồng ý – Có 417 99,3 ý – Rất Từng nghe về Phát biểu chắc chắn Rất đồng ý không đồng ĐKKS (%) (%) Không 3 0,7 ý (%) Phương tiện truyền Đề kháng kháng sinh là một 349 83,1 thông vấn đề có thể ảnh hưởng đến tôi và gia đình tôi. 1,9 2,9 95,2 Chương trình đào 360 85,7 tạo tại đại học Một cá nhân như tôi không thể đóng góp được mấy Trường hợp trên lâm trong việc kiểm soát đề 288 68,6 65 15,2 19,8 sàng kháng kháng sinh Nguồn thông tin Hội thảo 162 38,6 Kiến thức tốt về đề kháng về đề kháng Tạp chí y khoa 222 52,9 kháng sinh quan trọng đối kháng sinh với công việc của tôi trong 2,7 9,5 87,8 Hàng xóm/ bạn bè/ tương lai 111 26,4 người thân Việc giảng dạy chính khoá Nhân viên bán về đề kháng kháng sinh thuốc ở nhà thuốc tư 157 37,4 cho các sinh viên có thể góp phần giảm thiểu được 3,1 4,3 92,6 nhân đề kháng kháng sinh Nhân viên y tế 269 64,0 Câu in đậm là câu mang tính trái ngược so với các câu còn lại Sinh viên nữ tham gia vào nghiên cứu nhiều hơn sinh viên Theo Bảng 2, hầu hết sinh viên thể hiện thái độ tích cực với nam với tỷ lệ là 58,1%. Gần 1/2 số sinh viên tham gia nghiên quan điểm đề kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến gia cứu không theo bất kỳ tôn giáo nào (46,4%) và có nơi cư trú đình và bản thân của sinh viên (95,2%). Các sinh viên cũng chủ yếu là ở thành phố (64,8%). Sinh viên tham gia vào đồng ý rằng việc có kiến thức tốt về đề kháng kháng sinh rất 144 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.05.17
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 5 * 2024 quan trọng trong công việc tương lai và việc giảng dạy về đề gây nên tình trạng đề kháng kháng sinh tại Việt Nam là thói kháng kháng sinh trong nhà trường sẽ góp phần giảm thiểu quen kê đơn không hợp lý của bác sĩ, tình trạng bán kháng tình trạng đề kháng kháng sinh (lần lượt là 87,8% và 92,9%). sinh không có đơn và sự lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2/3 số sinh viên tin rằng bản thân và nuôi trồng thủy sản (lần lượt là 97,6%, 96,4% và 94,5%). có thể đóng góp vào việc kiểm soát đề kháng kháng sinh (65%). Yếu tố được xem là ít ảnh hưởng đến tình trạng đề kháng kháng sinh tại Việt Nam là sự lây lan của vi khuẩn do nhu cầu Có 3 yếu tố được sinh viên đánh giá là quan trọng góp phần đi lại của các nước (73,6%) (Hình 2). Hình 2. Mức độ quan trọng của các yếu tố có thể gây nên đề kháng kháng sinh ở Việt Nam (n = 420) 4. BÀN LUẬN phần dược lý. Kết quả nghiên cứu lại cho thấy tỷ lệ sinh viên cho biết đã hoàn thành học phần dược lý qua nghiên cứu là 98,6%. Chứng tỏ rằng một phần nhỏ sinh viên đã quên việc 4.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu đã học học phần dược lý hoặc có thể do một số sinh viên còn Sinh viên nữ tham gia vào nghiên cứu nhiều hơn sinh viên nợ môn học này. Sinh viên tham gia nghiên cứu phần lớn cư nam với tỷ lệ là 58,1%, kết quả này khá tương đồng với trú ở thành phố với tỷ lệ 64,8%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Akande-Scholabi W (2021) với tỷ lệ sinh viên nghiên cứu của Akbar Z (2021) tại đại học Saudi là 52,5% nữ tham gia vào nghiên cứu là 51,6% [6]. Phần đông sinh viên [8]. Có 98,3% số sinh viên cho biết rằng đã từng sử dụng tham gia không theo tôn giáo nào với tỷ lệ 46,4%. Kết quả kháng sinh, kết quả tương đồng với nghiên cứu của này khác biệt với nghiên cứu của Zulu A (2020) trên đối Akande-Scholabi W (2021) là 95,2% [6]. Hầu hết sinh viên tượng sinh viên ngành y tại Zampia với hầu hết sinh viên theo tham gia vào nghiên cứu đã từng nghe về đề kháng kháng đạo Thiên Chúa giáo là 97,7% [7]. Sự khác biệt này có thể sinh chiếm tỷ lệ 99,3%, kết quả này tương đồng với nghiên giải thích do người dân tại Zampia phần lớn theo Thiên Chúa cứu của Zulu A (2020) trên đối tượng sinh viên ngành Y tại giáo, mà ở Việt Nam phần lớn người dân không tuân theo bất Đại học Zampia là 100% [7]. Nghiên cứu cũng cho thấy kỳ tôn giáo hoặc tổ chức nào. Theo chương trình đào tạo của nguồn thông tin về đề kháng kháng sinh sinh viên nghe được Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, học phần dược lý nhiều nhất là từ chương trình đào tạo tại đại học chiếm 85,7%, thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành bắt buộc của sinh viên năm kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Gupta MK 1, điều đó cho thấy sinh viên năm cuối đều đã hoàn thành học (2019) trên đối tượng sinh viên y khoa Ấn Độ là 86,9% và https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.05.17 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 145
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 5 * 2024 nghiên của của Seid MA (2018) là 75% [9,10]. động của khóa học đến kiến thức và thái độ đối với việc kê đơn thuốc kháng sinh và nhận thức về đề kháng kháng sinh 4.2. Thái độ đối với đề kháng kháng sinh của sinh của sinh viên y khoa, nha khoa và điều dưỡng hệ đại học tại viên năm cuối Ấn Độ của Tamboli (2017) cho thấy sự cải thiện đáng kể về Nghiên cứu ghi nhân được kết quả có 94% sinh viên tham thái độ và kiến thức của sinh viên sau khóa học [18]. Đặc biệt gia nghiên cứu có thái độ phù hợp về đề kháng kháng sinh. trong nghiên cứu của tôi sinh viên cho biết kiến thức họ có Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu khác khi 96,3% được về đề kháng kháng sinh chủ yếu từ chương trình đào sinh viên ngành y tế ở Ethiopia và 96,9% sinh viên ngành y tạo. Điều này gợi ý việc thiết lập khóa học kháng sinh và Zampia cũng có kết quả thái độ phù hợp về đề kháng kháng ĐKKS trong chương trình giảng dạy tại đại học là cần thiết. sinh [7,10]. Tuy nhiên, kết quả này cao hơn so với nghiên cứu Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã ghi nhận đánh giá của của Ahmad A (2015) trên đối tượng sinh viên dược tại sinh viên về tầm quan trọng của các yếu tố làm gia tăng đề Trinidad và Tobago với tỷ lệ sinh viên trả lời sai trên 75% mỗi kháng kháng sinh tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, ba yếu câu hỏi [11]. Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau giữa hai tố được sinh viên đánh giá là quan trọng nhất bao gồm thói nghiên cứu và điểm cắt phân loại khác nhau. Nghiên cứu cho quen kê đơn kháng sinh không hợp lý của bác sĩ, tình trạng thấy hầu hết sinh viên đồng ý rằng đề kháng kháng sinh ảnh bán kháng sinh không có đơn và lạm dụng kháng sinh trong hưởng đến gia đình và bản thân sinh viên với tỷ lệ 95,2%. Kết chăn nuôi/nuôi trồng thủy sản với tỷ lệ lần lượt là 97,6%, quả này bằng với nghiên cứu của Seid MA (2018) trên đối 96,4% và 94,5%. Điều này tương đồng với nghiên cứu của tượng sinh viên ngành y tế với tỷ lệ 96,3% nhưng cao hơn so Nguyễn Việt Hà (2019) khi kê đơn kháng sinh không hợp lý với nghiên cứu của Tangcharoensathien V (2021) trên đối là yếu tố quan trọng nhất gây đề kháng kháng sinh với tỷ lệ tượng người dân Thái Lan với tỷ lệ 79,1% [10,12]. Sự khác 99,4% [17]. Ngoài ra, hai yếu tố được sinh viên cho là ít ảnh biệt này có thể được giải thích do sinh viên y; dược; điều hưởng đến tình trạng đề kháng kháng sinh là sự lây lan vi dưỡng nói riêng và sinh viên ngành y tế nói chung có kiến khuẩn do vệ sinh tay kém tại cơ sở y tế với tỷ lệ 13,6% và sự thức về sức khỏe nhiều hơn so với các ngành khác và người lây lan vi khuẩn do nhu cầu đi lại giữa các nước với tỷ lệ dân, nên thái độ về mức độ ảnh hưởng của đề kháng kháng 26,4% sinh viên đánh giá không quan trọng/không quan trọng sinh cao hơn. Một điều đáng chú ý trong nghiên cứu này cho chút nào. Nghiên cứu của Seid MA (2018) cũng cho kết quả thấy có 65% sinh viên tin rằng bản thân có thể đóng góp vào tương tự khi có 19,2% sinh viên thấy rằng việc vệ sinh tay là việc kiểm soát kháng kháng sinh, tương đồng với nghiên cứu không cần thiết đề ngăn ngừa đề kháng kháng sinh [10]. Điều của Al-Taani GM (2022) là 62,8% [13]. Tuy nhiên, kết quả này cho thấy một bộ phận nhỏ sinh viên vẫn chưa biết rằng này thấp hơn nghiên cứu của Lã Thị Quỳnh Liên (2023) trên du lịch quốc tế là nguyên nhân gây lây lan vi khuẩn đề kháng đối tượng sinh viên dược là 82% [14]. Điều này cho thấy một kháng sinh ra toàn cầu và vẫn còn lỗ hổng trong nhận thức về phần nhỏ sinh viên chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm của kiểm soát nhiễm khuẩn. Dựa vào kết quả nghiên cứu, bộ bản thân trong cuộc chiến chống lại đề kháng kháng sinh, môn/nhà trường có thể xem xét và xây dựng kế hoạch đào tạo hoặc do bản thân sinh viên chưa tự tin vào kiến thức trong phù hợp liên quan đến kiến thức và thái độ về đề kháng kháng quá trình học và đi thực hành lâm sàng [15]. sinh cho sinh viên. Đa số sinh viên tin rằng việc có kiến thức tốt về đề kháng kháng sinh quan trọng đối với sự nghiệp của sinh viên trong 5. KẾT LUẬN tương lai với tỷ lệ 87,8%. Tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu tại Trung Quốc của Yang K (2016) trên đối tượng sinh viên y Đa số sinh viên có thái độ phù hợp về đề kháng kháng sinh. là 91,8% [16]. Việc giảng dạy về đề kháng kháng sinh tại nhà Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đào tạo có tác động tích cực trường có vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi đề kháng đến thái độ của sinh viên trong việc sử dụng kháng sinh. kháng sinh được sinh viên hy vọng nhiều với tỷ lệ rất đồng ý/đồng ý là 92,6%. Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hà (2019) Nguồn tài trợ và Zulu A (2020) cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ lần lượt là 91,9% và 95,8% [7,17]. Một nghiên cứu so sánh về tác Nghiên cứu này không nhận tài trợ. 146 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.05.17
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 5 * 2024 Xung đột lợi ích thức. BỘ Y TẾ cổng thông tin điện tử. 2023. Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/- này được báo cáo. /asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/hoi-thao- khang-khang-sinh-co-hoi-va- thach-thuc. ORCID 4. Nogueira-Uzal N, Zapata-Cachafeiro M, Vázquez- Phạm Ngọc Hà Cancela O, López-Durán A, Herdeiro MT, Figueiras A. Does the problem begin at the beginning? Medical https://orcid.org/0009-0006-9821-4518 students' knowledge and beliefs regarding antibiotics and resistance: a systematic review. Antimicrob Resist Đóng góp của các tác giả Infect Control. 2020;9(1):172. Ý tưởng nghiên cứu: Phạm Duy Thanh Trúc, Lê Thị Tú 5. The European Centre for Disease Prevention and Nguyên, Phạm Ngọc Hà Control (ECDC) European. Summary of the latest data Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Phạm Duy Thanh Trúc on antibiotic resistance in the European Union. ECDC Thu thập dữ liệu: Phạm Duy Thanh Trúc EU. 2024. https://www.ecdc.europa.eu/antimicrobial- Giám sát nghiên cứu: Phạm Duy Thanh Trúc, Lê Thị Tú resistance/surveillance-and-disease- data/data-ecdc. Nguyên, Phạm Ngọc Hà 6. Akande-Sholabi W, Ajamu ATJBME. Antimicrobial Nhập dữ liệu: Phạm Duy Thanh Trúc stewardship: Assessment of knowledge, awareness of Quản lý dữ liệu: Phạm Duy Thanh Trúc antimicrobial resistance and appropriate antibiotic use among healthcare students in a Nigerian University. Phân tích dữ liệu: Phạm Duy Thanh Trúc BMC Med Educ. 2021;21:1-8. Viết bản thảo đầu tiên: Phạm Ngọc Hà, Lê Thị Tú Nguyên Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Phạm Ngọc Hà, Lê 7. Zulu A, Matafwali SK, Banda M, Mudenda S. Thị Tú Nguyên Assessment of knowledge, attitude and practices on antibiotic resistance among undergraduate medical students in the school of medicine at the University of Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu Zambia. International Journal of Basic & Clinical Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. Pharmacology. 2020;9(2):263-270. 8. Akbar Z, Alquwez N, Alsolais A, Thazha SK, Ahmad Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức MD, Cruz JP. Knowledge about antibiotics and Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong antibiotic resistance among health-related students in a nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Saudi University. J Infect Dev Ctries. 2021;15(7):925- Minh, số 138/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 16/01/2024. 933. 9. Gupta MK, Vohra C, Raghav P. Assessment of TÀI LIỆU THAM KHẢO knowledge, attitudes, and practices about antibiotic resistance among medical students in India. J Family 1. World Health Organization (WHO). Antimicrobial Med Prim Care. 2019;8(9):2864-2869. resistance. WHO. 2023. https://www.who.int/news- 10. Seid MA, Hussen MS. Knowledge and attitude towards room/fact- sheets/detail/antimicrobial-resistance. antimicrobial resistance among final year undergraduate 2. World Health Organization (WHO). Global Action Plan paramedical students at University of Gondar, Ethiopia. on Antimicrobial Resistance. WHO. 2023. BMC Infectious Diseases. 2018;18(1):312. https://www.emro.who.int/health-topics/drug- 11. Ahmad A, Khan MU, Patel I, Maharaj S, Pandey S, resistance/global-action-plan.html. Dhingra S. Knowledge, attitude and practice of B.Sc. 3. Bộ Y tế. Hội thảo kháng kháng sinh: cơ hội và thách https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.05.17 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 147
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 5 * 2024 Pharmacy students about antibiotics in Trinidad and Tobago. J Res Pharm Pract. 2015;4(1):37-41. 12. Tangcharoensathien V, Chanvatik S, Kosiyaporn H, et al. Population knowledge and awareness of antibiotic use and antimicrobial resistance: results from national household survey 2019 and changes from 2017. BMC Public Health. 2021;21(1):2188. 13. Al-Taani GM, Karasneh RA, Al-Azzam S, et al. Knowledge, attitude, and behavior about antimicrobial use and resistance among medical, nursing and pharmacy students in Jordan: A cross sectional study. Antibiotics. 2022;11(11):1559. 14. Lã Thị Quỳnh Liên, Trần Thị Dung, Nguyễn Hà Trang, Đặng Khánh Long. Phân tích kiến thức và thái độ về kháng sinh của sinh viên Dược năm cuối một trường đào tạo ngoài công lập. Tạp chí Nghiên cứu Dược và thông tin thuốc trường Đại học Dược Hà Nội. 2023. 15. Nguyễn Trọng Khoa. Kiến thức, thái độ về sử dụng kháng sinh của các bác sĩ lâm sàng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình và bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2017. Tạp chí Y học dự phòng. 2017;27(9):5-12. 16. Yang K, Wu D, Tan F, et al. Attitudes and perceptions regarding antimicrobial use and resistance among medical students in Central China. SpringerPlus. 2016;5(1):1779. 17. Nguyễn Việt Hà. Khảo sát kiến thức và thái độ của sinh viên năm cuối trường Đại học Dược Hà Nội về kháng kháng sinh năm 2019. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Dược Hà Nội. 2019. 18. Tamboli TJ, Pundarikaksha HP, Ramaiah M, Bhatt KA, Prasad SR. Impact of educational session on knowledge and attitude towards antimicrobial prescribing and awareness about antimicrobial resistance among undergraduate medical, dental and nursing students: a comparative study. International Journal of Basic & Clinical Pharmacology. 2017;5(4):1544-1550. 148 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.05.17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuốc chống dị ứng
21 p | 390 | 61
-
Tác dụng bảo vệ sức khỏe của khí công
5 p | 225 | 53
-
Hệ thống miễn dịch bẩm sinh nhận diện các vi sinh vật
7 p | 208 | 52
-
Bà bầu có cần ăn trứng ngỗng?
2 p | 142 | 12
-
Giai đoạn quan trọng phát triển trí não
3 p | 116 | 11
-
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trị ho
4 p | 94 | 10
-
Phòng bệnh từ thực phẩm cho thai phụ
5 p | 105 | 9
-
Một số tai biến do kháng sinh
3 p | 91 | 7
-
Các thuốc cấm dùng trong thai kỳ
5 p | 88 | 7
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MAALOX XNLD RHÔNE POULENC RORER
5 p | 148 | 7
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc DICYNONE SANOFI SYNTHELABO VIETNAM
5 p | 77 | 7
-
Uống ofloxacin vào thời kỳ đầu mang thai được không?
4 p | 104 | 6
-
Những thực phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể
6 p | 144 | 5
-
Bài giảng Nhiễm trùng ối - ThS.BS Lê Thanh Hùng
16 p | 57 | 5
-
Mẹ sinh đôi dễ bị trầm cảm
2 p | 87 | 4
-
6 thực phẩm tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể
6 p | 119 | 3
-
Thai phụ dùng thuốc dị ứng dễ sinh con bị bệnh máu trắng
4 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn