intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc chống dị ứng

Chia sẻ: Giang Hong | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:21

391
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là trạng thái phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp xúc với 1 dị nguyên (kháng nguyên) lần thứ 2 và các lần sau. VÍ DỤ: 1 số kháng nguyên có thể gây dị ứng: - Thức ăn: tôm, cua,… - Dược phẩm, mỹ phẩm, hóa chất: NSAIDs, kháng sinh,… - Thay đổi thời tiết: trở lạnh,… - Động vật, thực vật: côn trùng, phấn hoa,… = Mức độ dị ứng có thể nhẹ, nhanh khỏi, nhưng cũng có thể là dữ dội như sốc phản vệ dễ tử vong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc chống dị ứng

  1. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG (Thuốc kháng Rc H1)
  2. MỤC TIÊU HỌC TẬP • Trình bày được khái niệm cơ bản về dị ứng. • Trình bày được cơ chế tác dụng, cách phân loại các thuốc chống dị ứng. • Trình bày được tính chất, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, nguyên tắc sử dụng các thuốc chống dị ứng.
  3. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1 KHÁI NIỆM DỊ ỨNG Là trạng thái phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp xúc với 1 dị nguyên (kháng nguyên) lần thứ 2 và các lần sau. VÍ DỤ: 1 số kháng nguyên có thể gây dị ứng: - Thức ăn: tôm, cua,… - Dược phẩm, mỹ phẩm, hóa chất: NSAIDs, kháng sinh,… - Thay đổi thời tiết: trở lạnh,… - Động vật, thực vật: côn trùng, phấn hoa,… => Mức độ dị ứng có thể nhẹ, nhanh khỏi, nhưng cũng có thể là dữ dội như sốc phản vệ dễ tử vong
  4. 1. ĐẠI CƯƠNG Đặc điểm của dị ứng thuốc: • Ko phụ thuộc vào liều lượng • Chỉ xảy ra ở 1 số bệnh nhân gọi là người dễ dị ứng hoặc người có “cơ địa dị ứng” • Biến mất khi ngưng dùng thuốc • Dị ứng chéo: giữa aspirin và NSAIDs khác, Amoxicillin với nhóm penicillin, cephalosporin • Trong thuốc, ngoài dược chất còn có tá dược, chất bảo quản, kể cả tạp chất => bệnh nhân có thể dị ứng với bất cứ tp nào trong đó
  5. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1 KHÁI NIỆM DỊ ỨNG Dị ứng diễn theo 3 giai đoạn: - Gđ 1 (mẫn cảm): khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể => kích thích tổng hợp kháng thể IgE => gắn trên tb Mast - Gđ 2 ( sinh hóa bệnh): khi dị nguyên xâm nhập lần thứ 2 => dị nguyên + kháng thể IgE/tb mast => làm vỡ tb mast => giải phóng chất TG hóa học: HISTAMIN, SEROTONIN, LEUCOTRIEN, BRADYKININ,… - Gđ 3 (sinh lý bệnh): chất TG hóa học đến cơ quan đích: PQ, da, tim mạch, mũi họng,…=> gây bệnh cảnh lâm sàng của dị ứng
  6. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.2 KHÁI NIỆM VỀ HISTAMIN Là 1 trong những chất sinh học trung gian giữ vai trò quan trọng trong sốc phản vệ và phản ứng dị ứng. - Bt Histamin được sinh ra từ 1 acid amin Histidin => tập trung trong tb bạch cầu (chống lại mầm bệnh xâm nhập cơ thể) - Trong tb bạch cầu, histamin ko gây hại gì, nhưng nếu có “chất lạ” xâm nhập cơ thể => phản ứng chống lại: màng tb mast vỡ ra => phóng thích histamin tự do => gắn vào Rc histamin trên tb ở tổ chức: da, niêm mạc mũi, hệ hô hấp, mắt => gây ra triệu chứng dị ứng trên:
  7. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.2 KHÁI NIỆM VỀ HISTAMIN Gây ra triệu chứng dị ứng trên: • Hệ hô hấp: sổ mũi, hen (do co thắt PQ) • Da: nổi mề đày, phát ban, ngứa, phù Quincke (mí mắt, môi sưng húp) • Mắt: viêm, đỏ kết mạc mắt • Hệ tiêu hóa:  tiết acid dịch vị, tiêu chảy • Hệ tim mạch: giãn mạch, hạ HA, co thắt tim
  8. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.3 KHÁI NIỆM VỀ THỤ THỂ HISTAMIN (Receptor = Rc histamin) Là những điểm nhạy cảm nằm trên các tb ở tổ chức như: da, niêm mạc mũi, hệ hô hấp, mắt,… cho histamin tự do gắn vào. Có 3 loại thụ thể histamin: - Thụ thể H1:=> - Thụ thể H2:=> - Thụ thể H3:=>
  9. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.3 KHÁI NIỆM VỀ THỤ THỂ HISTAMIN (Receptor = Rc histamin) Có 3 loại thụ thể histamin: - Thụ thể H1: là nơi gắn histamin gây hiệu ứng: + Co thắt cơ trơn khí quản, ruột + Giãn cơ trơn mạch máu +  tính thấm mao mạch => phù + Kích thích tận cùng dây TK => ngứa => Thuốc kháng thụ thể H1 chính là thuốc dùng để chống dị ứng
  10. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.3 KHÁI NIỆM VỀ THỤ THỂ HISTAMIN (Receptor = Rc histamin) - Thụ thể H2: định vị ở dạ dày và là nơi gắn histamin =>  tiết dịch vị ⇒ Thuốc kháng thụ thể H2: dùng trị viêm loét dd-tt (cimetidin, ranitidin, nizatidin, famotidin) - Thụ thể H3: định vị ở não, có td điều hòa sự phóng thích histamin
  11. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.4 THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1 Là thuốc chống lại tác động của histamin trên thụ th ể H1 Cơ chế tác dụng: • Đối kháng cạnh tranh thuận nghịch với histamin tại Rc H1 => đẩy histamin ra khỏi Rc và phát huy td chống dị ứng. Vd: Rc H1 = ổ khóa, Histamin =chìa khóa thật, kháng Histamin = chìa khóa giả • Nếu lượng histamin sinh quá nhiều => thu ốc bị đ ẩy ra kh ỏi Rc => ko phát huy tác dụng ⇒ Thuốc kháng Rc H1 chỉ chữa triệu chứng. ⇒ Muốn chữa dị ứng hiệu quả thì: dùng kháng Rc H1 sớm, duy trì dài ngày + loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng.
  12. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.4 THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1 Chỉ định - Chống dị ứng: viêm mũi dị ứng, dị ứng da, ngứa do cồn trùng cắn,… - Chống nôn, chống say tàu xe: cinnarizine, dimehydrinat, promethazine, diphenhydramin - Chống ho,  td của thuốc trị ho: promethazine, alimemazine, oxomemazine - Đau nửa đầu: cinnarizine - Làm tiền mê: promethazine, cyclizin - Phối hợp với thuốc giảm đau, thuốc ngủ, gây tê: vì làm tăng td
  13. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.4 THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1 Tác dụng phụ Chủ yếu ở nhóm kháng Rc H1 cổ điển - Ức chế TK: an thần, gây ngủ, mệt - Kháng tiết cholinergic: khô miệng, táo bón, rối loạn điều tiết mắt, bí tiểu - Hạ huyết áp thế đứng Chống chỉ định: PNCT, CCB, u xơ tiền liệt tuyến, nhược cơ, tăng nhãn áp,….
  14. 2. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG Dựa thời gian ra đời và lợi điểm, thuốc chia làm 3 thế hệ: • Thế hệ 1 (thuốc kháng Histamin cổ điển): - Gồm: clorpheniramin, alimemazin, oxomemazin, dex- clorpheniramin, cyclyzin, cinnarizin, promethazin,… - Có 2 nhược điểm lớn: + Thời gian td ngắn => dùng nhiều lần/ngày + Gây buồn ngủ => ko thích hợp để cần sự tập trung
  15. 2. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG • Thế hệ 2: Gồm: loratadine, certirizin, acrivastin Đặc điểm: - Astemizol, terfenadin: gây loạn nhịp => ko sử dụng nữa - Khắc phục được 2 nhược điểm của thế hệ 1 => ko gây ngủ và td kéo dài hơn => chỉ cần dùng 1 lần/ngày • Thế hệ 3: Gồm: fexofenadine, des-loratadin, levo-certirizin, tec-asmizol Đặc điểm: - Là những đồng phân, chất chuyển hóa của thuốc TH 2 - Ko gây td trên TK (so với TH 1), trên tim mạch (TH2) - Thời gian td kéo dài, có tính kháng viêm nhẹ => tốt cho viêm mũi dị ứng
  16. 2. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG 2.1 Thế hệ 1 Promethazin TD: chống dị ứng mạnh, giảm đau, gây ngủ CĐ: dị ứng (mề đày, ngứa, phù, dị ứng thuốc,…), mất ngủ, tiền mê CCĐ: điều khiển máy móc, đang dùng IMAO, ko tiêm d ưới da.. TPD: khô miệng, táo bón, chóng mặt, buồn ngủ, h ạ HA th ế đứng (đb khi tiêm) => cần nằm nghỉ sau khi dùng thuốc Cách dùng: PO, IM, IV chậm
  17. 2. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG 2.1 Thế hệ 1 Diphenhydramin TD: chống dị ứng (< promethazin), chống co thắt, gây ngủ Clorpheniramin TD: chống dị ứng mạnh hơn promethazin, gây ngủ CĐ: dị ứng (sổ mũi, phù, viêm kết mạc, mề đay,…)
  18. 2. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG 2.2 Thế hệ 2 Cetirizin CĐ: viêm mũi dị ứng (hắt hơi, sổ mũi,..), mề đay, ngứa, ban đỏ, đỏ và chảy nước mắt TDP: nhức đầu, mệ mỏi, khô miệng,.. CCĐ: Mẫn cảm Liều dùng: Người lớn, trẻ > 12 tuổi: 10mg/ngày liều duy nh ất Loratadine
  19. 2. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG 2.2 Thế hệ 3 Fexofenadine CĐ: triệu chứng của viêm mũi dị ứng, dị ứng ngoài da TDP: dung nạp tốt, nhức đầu, khó tiêu, mệt mỏi,… CCĐ: PNCT, CCB, trẻ < 12 tuổi Levo-cetirizine
  20. Lưu ý trong sử dụng thuốc chống dị ứng: • Có 2 hạn chế trong điều trị dị ứng: - Đối kháng cạnh tranh thuận nghịch => nếu sự phóng thích histamin nhiều, ồ ạt (như số phản vệ) => 1 mình thuốc kháng H1 ko thể giải quyết được => phải kết hợp thêm thuốc khác. - Ngoài histamin gây dị ứng, còn có prostaglandin, leucotrien, cytokin đưa đến ngứa, sổ mũi, ngạt mũi => thuốc kháng H1 chỉ làm giảm triệu chứng => kết hợp thuốc thuốc mạch, chống huyết khác: co xung (phenylpropanolamin, ephedrin,…), corticoid,…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2