intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc chống dị ứng và tác dụng phụ

Chia sẻ: Bacsi Bacsi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

199
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chlorpheniramin (clo-phe-ni-ra-min) là một trong những thuốc được dùng để điều trị các bệnh như: Viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm. Các triệu chứng dị ứng như: mày đay, viêm mũi vận mạch do histamine (hit-sta-min), viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thức ăn, phản ứng huyết thanh, thậm chí là bị côn trùng đốt, ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc thuỷ đậu. Hiện nay thuốc còn được phối hợp trong một số sản phẩm bán trên thị trường để điều trị triệu chứng ho và cảm lạnh. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc chống dị ứng và tác dụng phụ

  1. Thuốc chống dị ứng và tác dụng phụ Chlorpheniramin (clo-phe-ni-ra-min) là một trong những thuốc được dùng để điều trị các bệnh như: Viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm. Các triệu chứng dị ứng như: mày đay, viêm mũi vận mạch do histamine (hit-sta-min), viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thức ăn, phản ứng huyết thanh, thậm chí là bị côn trùng đốt, ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc thuỷ đậu. Hiện nay thuốc còn được phối hợp trong một số sản phẩm bán trên thị trường để điều trị triệu chứng ho và cảm lạnh. Tuy nhiên thuốc không có tác dụng trong điều trị triệu chứng do nhiễm virus. Một số viên nén còn được bào chế dưới dạng tác dụng kéo dài (dưới dạng viên nén hai lớp). Lớp ngoài được hoà tan và hấp thu giống như viên nén thông thường, lớp trong chỉ được hấp thu sau 4-6 giờ. Vì thế tác dụng của những viên nén kéo dài bằng tác dụng của hai viên nén thông thường, uống cách nhau khoảng 6 giờ.
  2. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng chữa bệnh thuốc cũng gây cho người dùng một số tác dụng phụ. Khi dùng thuốc này đầu tiên thấy buồn ngủ (từ ngủ gà đến ngủ sâu), bởi vậy khi dùng thuốc tránh làm những công việc đòi hỏi cần có sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao... Một số người còn có cảm giác khô miệng, chóng mặt... Các phản ứng phụ của thuốc này hầu hết người bệnh chịu đựng được nên không phải ngừng thuốc trong quá trình điều trị. Nhưng cũng có những trường hợp như người bị bệnh glocom (còn gọi là thiên đầu thống), phì đại tuyến tiền liệt và những tình trạng dễ nhạy cảm khác, thì các tác dụng có thể nghiêm trọng. Thuốc uống và thuốc tiêm đều cần phải được bác sĩ kê đơn mới được dùng. Dùng thuốc tiêm người bệnh có thể gặp các biểu hiện như có cảm giác bị châm, đốt hoặc rát bỏng nơi bị tiêm. Trường hợp tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây hạ huyết áp nhất thời hoặc kích thích thần kinh trung ương. Không được dùng thuốc trong các trường hợp: người bệnh quá mẫn với thuốc hoặc với bất cứ thành phần nào của chế phẩm. Người bệnh đang có cơn hen cấp, người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, glocom góc hẹp, tắc cổ bàng quang, loét dạ dày, chít tắc môn vị - tá tràng, phụ nữ cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng... Thuốc có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin (a-xe-tin-chô-lin) của thuốc, đặc biệt ở người phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược
  3. cơ... nên thận trọng dùng cho các trường hợp này. Tác dụng an thần của thuốc sẽ tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác. Đặc biệt đối với những người bệnh dùng thuốc này điều trị thời gian dài sẽ có nguy cơ bị sâu răng do tác dụng chống tiết acetylcholin gây khô miệng của thuốc. Thận trọng dùng cho người trên 60 tuổi, vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết acetylcholin.
  4. Bệnh suy, giãn tĩnh mạch Hiện thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh suy tĩnh mạch; chỉ riêng tại Mỹ, mỗi năm căn bệnh này làm tiêu tốn hơn 5 tỉ USD cho việc chữa trị. Những yếu tố dễ mắc bệnh Đó là thông tin được đưa ra tại buổi sinh hoạt chuyên môn của Hội Tĩnh mạch học (TP.HCM) hôm 27.9. PGS-TS Nguyễn Hoài Nam - Chủ tịch Hội trình bày, suy tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý thường gặp ở những người đang tuổi làm việc, gặp ở nữ nhiều hơn nam. Các nước châu Âu và Mỹ rất quan tâm đến căn bệnh này, vì nó làm tiêu tốn một khoản chi phí khá lớn cho việc chữa trị hằng năm. Riêng tại VN, chưa có khảo sát, thống kê về bệnh này, nhưng trong thực tế, các bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân này khá nhiều. Chẳng hạn, chỉ riêng tại Bệnh viện ĐH Y Dược (TP.HCM), mỗi năm tiếp nhận khám và chữa trị cho hơn 7.000 bệnh nhân bị suy tĩnh mạch, và phẫu thuật cho hơn 150 bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch. Do bệnh ngày càng nhiều nên TP.HCM vừa thành lập Hội Tĩnh mạch học, nhằm quy tụ các giáo sư, bác sĩ chuyên điều trị căn bệnh này. Sở dĩ nữ mắc phải nhiều hơn nam, theo các bác sĩ là do ảnh hưởng của nội tiết nữ, thai nghén tác động lên tĩnh mạch. Ngoài ra, những người dễ mắc bệnh này gồm: yếu tố di truyền; làm nghề phải đứng lâu; dùng giày không thích hợp; tăng
  5. trọng lượng cơ thể quá mức; người ăn nhiều chất bột, ít chất xơ; người hay bị táo bón... Biểu hiện và biến chứng Triệu chứng biểu hiện thường gặp là, ở chỗ tĩnh mạch bị giãn sẽ đau, ngứa, cảm giác nóng bỏng, đau chân, mỏi chân, sưng chân. Biến chứng của tình trạng giãn tĩnh mạch là gây rối loạn về huyết động học (cẳng chân sưng to lên, đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm); nặng hơn người bệnh bị viêm tắc tĩnh mạch, các tĩnh mạch nổi rõ ngoằn ngoèo và viêm cứng; giai đoạn cuối có thể gây giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, làm ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng ở da chân, gây viêm loét, nhiễm trùng, rất khó chữa trị. Theo các bác sĩ trình bày, hiện có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị căn bệnh nói trên như: điều trị bảo tồn, phẫu thuật, đốt nhiệt cao tần, laser nội mạch, chích xơ... Tùy từng mức độ bệnh mà bác sĩ chọn phương pháp thích hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2