Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 10 – 18<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TRƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC – BƯỚC ĐI<br />
TẤT YẾU TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI ĐỂ HỘI NHẬP VỚI THẾ GIỚI CỦA<br />
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM<br />
Nguyễn Huy Vị<br />
TS. Trường Đại học Phú Yên<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 15/06/15<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
19/08/15<br />
Ngày chấp nhận đăng: 03/16<br />
Title:<br />
Establishing the University<br />
Council at universities is<br />
indispensable step in the<br />
process of innovation to<br />
integrate Viet Nam higher<br />
education into the world<br />
Từ khóa:<br />
Hội đồng trường, quyền tự chủ<br />
đại học<br />
Keywords:<br />
University Council, self-control<br />
right of university<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The world’s higher education in the last decades has been under pressure of<br />
innovation to adapt to the rapid and diversified changes of the age. The<br />
distinctions of political institutions, economy, culture and society draws a<br />
diversified picture of education innovating polices of some countries in the<br />
world. However, all the innovating efforts focus on developing the self-control<br />
rights of higher education. The corresponding higher education managing<br />
mode of implementing the self-control rights of higher education is conceded as<br />
a model of University Board (UB).<br />
The article summaries the research results of UB in the world and contributes<br />
some recommendations of policy to successfully developing UB in universities<br />
in Viet Nam.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giáo dục đại học thế giới trong những thập kỷ gần đây phải chịu nhiều áp lực<br />
cải tổ để thích ứng tốt hơn với sự đổi thay nhanh chóng và nhiều mặt của thời<br />
đại. Sự khác biệt về thể chế chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đã vẽ nên bức<br />
tranh đa dạng về chính sách cải cách giáo dục đại học của các quốc gia trên<br />
toàn thế giới. Tuy nhiên, mọi nỗ lực cải cách đều hội tụ ở khuynh hướng phát<br />
triển quyền tự chủ đại học. Và phương thức quản trị đại học tương ứng để thực<br />
thi quyền tự chủ đại học, được thừa nhận là mô hình hội đồng trường (HĐT).<br />
Bài viết này đúc kết những kết quả nghiên cứu về mô hình HĐT trên thế giới và<br />
góp thêm các ý kiến khuyến nghị về chính sách cho việc triển khai thành công<br />
việc thành lập HĐT trong các trường đại học ở Việt Nam.<br />
<br />
quyền tự chủ đại học (ĐH). Và phương thức quản<br />
trị ĐH tương ứng để thực thi quyền tự chủ ĐH,<br />
được thừa nhận là mô hình hội đồng trường<br />
(HĐT).<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Giáo dục đại học (GDĐH) thế giới trong những<br />
thập kỷ gần đây phải chịu nhiều áp lực cải tổ để<br />
thích ứng tốt hơn với sự đổi thay nhanh chóng và<br />
nhiều mặt của thời đại. Sự khác biệt về thể chế<br />
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đã vẽ nên bức<br />
tranh đa dạng về chính sách cải cách GDĐH của<br />
các quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mọi nỗ<br />
lực cải cách đều hội tụ ở khuynh hướng phát triển<br />
<br />
Ở Việt Nam, thuật ngữ HĐT lần đầu tiên được<br />
nêu ra chính thức trong một văn bản quy phạm<br />
pháp luật, đó là Điều lệ trường ĐH, do Thủ tướng<br />
Chính phủ ký ban hành, kèm theo Quyết định số<br />
153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003. Từ đó đến<br />
10<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 10 – 18<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
nay, các viện nghiên cứu, các trường ĐH liên tục<br />
mở nhiều diễn đàn, hội thảo khoa học để tập hợp<br />
các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý<br />
v.v… trao đổi, luận bàn nhằm hình thành những<br />
quan niệm đúng đắn làm cơ sở cho việc triển khai<br />
thành lập HĐT ở các trường ĐH Việt Nam; đồng<br />
thời, cung cấp những kinh nghiệm của GDĐH thế<br />
giới về mô hình HĐT, cũng như những gợi ý về<br />
khả năng thực thi ở Việt Nam theo yêu cầu của<br />
Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng, hơn một thập<br />
kỷ đã trôi qua, mô hình HĐT vẫn thiếu sức sống<br />
trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và<br />
trong phân khúc GDĐH Việt Nam nói riêng.<br />
<br />
định ở trường ĐH bởi một HĐT tỏ ra là một mô<br />
hình phổ biến ở những nước có nền kinh tế<br />
chuyển đổi cũng như ở nhiều nước khác” (Trung<br />
tâm đào tạo khu vực SEAMEO tại Việt Nam &<br />
Viện nghiên cứu giáo dục, 2004, tr.7).<br />
2.1 Cơ chế quản trị kiểu “hội đồng”<br />
GS. Phạm Phụ, chuyên gia nghiên cứu rất nhiều<br />
về mô hình HĐT cho thấy rằng, trong tổ chức<br />
quản trị (hay cai quản) xã hội và Nhà nước nói<br />
chung, các tổ chức vì lợi nhuận và không vì lợi<br />
nhuận nói riêng, đặc biệt là ở các tổ chức “chủ sở<br />
hữu mờ” hoặc “chủ sở hữu cộng đồng”, có hai<br />
loại cơ chế hay “định chế tổ chức” (Institution)<br />
chính được sử dụng đồng thời và rất phổ biến ở xã<br />
hội ngày nay. Thứ nhất là cơ chế có cấu trúc kiểu<br />
tập quyền (Hierachical - như trung ương có nhiều<br />
tỉnh, tỉnh có nhiều huyện, huyện có nhiều xã,<br />
v.v...). Cơ chế này còn gọi là “cơ chế hành chính/<br />
quan liêu” (Bureaucratic); cấp trên “cử” cấp dưới,<br />
chủ yếu cấp dưới phải nghe cấp trên nên mối liên<br />
hệ là kiểu liên kết dọc bất đối xứng. Cách ra quyết<br />
định ở đây là những quyết định của cá nhân. Thứ<br />
hai là cơ chế “điều phối tự quản” (Self-regulation)<br />
kiểu “hội đồng” (Board / Council) theo cách “bầu<br />
chọn” các đại diện của các “nhóm lợi ích có liên<br />
quan” (Stakeholders). Những người đại diện này<br />
có địa vị ngang nhau nên mối liên hệ là kiểu liên<br />
kết ngang bình đẳng. Cách ra quyết định ở đây lại<br />
là những nghị quyết của tập thể HĐ. Ở Việt Nam,<br />
trong khi cơ chế thứ nhất - cơ chế có cấu trúc kiểu<br />
tập quyền được thừa nhận và biết đến nhiều vì<br />
tính phổ biến của nó và vì nó là thuộc tính cơ bản<br />
của mọi tổ chức quản trị xã hội, thì cơ chế thứ hai<br />
- cơ chế quản trị kiểu “hội đồng”, nhất là trong<br />
mọi tổ chức quản trị có “chủ sở hữu mờ” hoặc<br />
“chủ sở hữu cộng đồng” như tổ chức trường học,<br />
ít được quan tâm nghiên cứu và vận dụng đồng<br />
thời cùng với cơ chế thứ nhất để tạo ra sự hiệu<br />
quả của tổ chức.<br />
<br />
Việc thành lập HĐT là một xu thế tiến bộ, thông<br />
qua đó khẳng định quyền và năng lực tự chủ của<br />
cơ sở GDĐH. Cho nên, dù muốn hay không, để<br />
hoà nhập và phát triển sánh vai cùng với GDĐH<br />
thế giới trong kỷ nguyên mới, các trường ĐH Việt<br />
Nam phải tối ưu hoá những ràng buộc của mình<br />
(optimisation des contraintes) để “khai sinh” HĐT<br />
theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, mới được<br />
nhắc lại lần nữa bằng một văn bản quy phạm pháp<br />
luật khác – Điều lệ trường ĐH (Quyết định số<br />
70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014).<br />
Bài viết này đúc kết những kết quả nghiên cứu về<br />
mô hình HĐT trên thế giới và góp thêm các ý kiến<br />
khuyến nghị về chính sách cho việc triển khai<br />
thành công việc thành lập HĐT trong các trường<br />
ĐH ở Việt Nam.<br />
2. MÔ HÌNH HĐT – KINH NGHIỆM CỦA<br />
THẾ GIỚI<br />
HĐT là một cơ chế được sử dụng rất phổ biến<br />
trong quản trị GDĐH ở các nước phát triển trên<br />
thế giới. Có rất nhiều mô hình và nhiều tên gọi<br />
khác nhau để chỉ HĐT như: Board of Trustees,<br />
Board of Regents, Board of Governors, University<br />
Board, University Council, University Court,<br />
v.v... Nhưng tất cả đều có bản chất là một “HĐ cai<br />
quản/quản trị” (Governance), có thẩm quyền cao<br />
nhất trong cơ cấu tổ chức của một trường ĐH. Mô<br />
hình này cũng đã được sử dụng khá nhiều ở các<br />
nước đang phát triển như Malaysia, Thailand, Ấn<br />
Độ, Đông Âu, Trung Âu, v.v... Chính vì vậy,<br />
Giám đốc văn phòng Châu Á Thái Bình Dương<br />
của UNESCO, TS Wang Yibing đã nói: “Ra quyết<br />
<br />
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của HĐT<br />
HĐT chủ yếu có vai trò lãnh đạo, còn hiệu trưởng<br />
chủ yếu có vai trò quản lý. Lãnh đạo là “chọn việc<br />
đúng” (Doing the right things), còn quản lý là<br />
“thực hiện công việc một cách đúng đắn” (Doing<br />
the things right). Tuỳ thuộc tính chất trường ĐH,<br />
11<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 10 – 18<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
là ĐH công lập hay tư thục, cũng như mong muốn<br />
của các “nhóm có lợi ích có liên quan”, mà chức<br />
năng, nhiệm vụ của HĐT có sự khác biệt giữa các<br />
trường với nhau.<br />
<br />
vài thập niên qua đã trải qua những đổi thay đáng<br />
kể và đồng quy ở một điểm: Phân phối quyền lực<br />
từ chính quyền sang ĐH. Đây là cơ chế “phân<br />
phối thẩm quyền” từ mô hình có cấu trúc “Đầu<br />
nặng” (Top-heavy) sang mô hình có cấu trúc<br />
“Đuôi nặng” (Bottom-heavy), nghĩa là thẩm<br />
quyền ra quyết định trong GDĐH sẽ được tập<br />
trung chủ yếu ở cấp trường ĐH.<br />
<br />
Tuy nhiên, theo GS. Phạm Phụ, chức năng, nhiệm<br />
vụ của HĐT có một số điểm chung như sau: a)<br />
Thứ nhất là làm chiếc cầu nối giữa nhà trường và<br />
chủ sở hữu (CSH) cộng đồng. HĐT luôn phải hiểu<br />
họ là người được "CSH cộng đồng" ủy thác cả về<br />
quyền sử dụng (QSD), quyền đại diện pháp lý lẫn<br />
một phần quyền định đoạt lợi ích phát sinh để<br />
đảm bảo giá trị kinh tế - xã hội của nhà trường và<br />
đáp ứng được những nhu cầu và những quan tâm<br />
của “CSH cộng đồng”. Chính vì vậy người ta nói,<br />
HĐT lãnh đạo trường bắt đầu từ bên ngoài chứ<br />
không phải từ bên trong trường ĐH; b) Thứ hai là<br />
xây dựng chính sách - một dạng công cụ để cai<br />
quản của HĐT và đây là nhiệm vụ trọng tâm của<br />
họ. Chính sách có thể bao gồm: các mục tiêu cần<br />
phải đạt được như về chiến lược phát triển, huy<br />
động vốn, chi phí đào tạo, chất lượng đào tạo, các<br />
phương thức để đạt được mục tiêu như cách làm<br />
việc của HĐT, "các giới hạn về mặt thực thi"<br />
(Executive limitations), các mối quan hệ trong<br />
nhà trường, v.v... Cũng chính vì vậy người ta nói,<br />
HĐT lãnh đạo trường theo kiểu nhìn về tương lai<br />
nhiều hơn là nhìn về quá khứ; và c) Thứ ba là<br />
đảm bảo (theo nghĩa bảo hiểm) sự hoàn thành<br />
nhiệm vụ của bộ phận thực thi, thông qua việc<br />
theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc đáp ứng các tiêu<br />
chí đã đặt ra cho các thành viên của nhà trường.<br />
(Trung tâm đào tạo khu vực SEAMEO tại Việt<br />
Nam & Viện nghiên cứu giáo dục, 2004, tr. 1011).<br />
<br />
Tại sao lại phải có cơ chế HĐT? Phải chăng có<br />
HĐT làm cho việc quản trị của một trường ĐH<br />
trở thành phức tạp hơn? - GS. Phạm Phụ cho<br />
rằng, thế giới chỉ tiếp tục thảo luận và tranh luận<br />
về phân chia thẩm quyền trong GDĐH, về trách<br />
nhiệm xã hội (Accountability) của trường ĐH, về<br />
kiểu và cơ cấu HĐT mới v.v…, mà chưa thấy tài<br />
liệu nào trực tiếp nêu ra những vấn đề liên quan<br />
đến câu hỏi nói trên. Và vì vậy, ông nhận định:<br />
“Phải chăng, với thế giới, việc có hay không có<br />
HĐT không còn là một câu hỏi và cơ chế HĐT là<br />
tất yếu?” (Trung tâm đào tạo khu vực SEAMEO<br />
tại Việt Nam & Viện nghiên cứu giáo dục, 2004,<br />
tr.8).<br />
Liên hệ với điều kiện Việt Nam, chúng tôi nhận<br />
thấy, GDĐH Việt Nam tuy chưa bắt kịp GDĐH<br />
thế giới về mặt quản trị - một trong những lý do<br />
cơ bản làm cho GDĐH Việt Nam tụt hậu so với<br />
GDĐH thế giới, nhưng xét trong quá trình chuyển<br />
đổi, đã hội đủ những yếu tố cần thiết, làm tiền đề<br />
cho việc khai triển HĐT trong các trường ĐH,<br />
nhằm tăng tính hiệu quả của quản trị ĐH; đồng<br />
thời, làm cơ sở để GDĐH Việt Nam hội nhập và<br />
phát triển cùng GDĐH thế giới:<br />
Trước hết, có thể thấy rằng GDĐH Việt Nam<br />
trong 30 năm đổi mới đã có những bước chuyển<br />
đổi hết sức cơ bản: từ một nền GDĐH tinh hoa<br />
(elite), hoàn toàn được bao cấp từ Nhà nước, nay<br />
đã chuyển sang nền GDĐH đại chúng (mass), có<br />
chính sách thu học phí; phân khúc GDĐH ngày<br />
càng trở nên đa dạng hơn về loại hình, mục đích,<br />
tính chất và quyền sở hữu, không chỉ làm nên sức<br />
sống của chính phân khúc này, mà còn nhằm thoả<br />
mãn tốt hơn nhu cầu được tiếp cận GDĐH ngày<br />
càng tăng của công chúng; sứ mạng, mục tiêu của<br />
trường ĐH ngày nay đã khác trước rất nhiều so<br />
với trường ĐH truyền thống. Ngoài các chức năng<br />
<br />
2.3 Việc thành lập HĐT trong các trường đại<br />
học ở Việt Nam – Một xu thế tất yếu.<br />
Theo PGS.TS. Nguyễn Thiện Tống (2004), khi<br />
xem xét tính tất yếu của HĐT trong cơ cấu tổ<br />
chức – quản trị ĐH, phải đặt nó trong mối quan hệ<br />
với quyền tự chủ của ĐH. Nói cách khác, phải<br />
xem xét mối quan hệ giữa chính quyền và hệ<br />
thống GDĐH – vốn thuộc thẩm quyền “cai quản”<br />
của chính quyền, tức là mức độ can thiệp của<br />
chính quyền đối với ĐH [5, tr.16]. Quan hệ giữa<br />
chính quyền và ĐH ở các nước trên thế giới trong<br />
12<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 10 – 18<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
giảng dạy và nghiên cứu, trường ĐH ngày nay<br />
còn phải đảm đương thêm nhiều chức năng mới<br />
khác do bối cảnh thời đại mang lại như đảm bảo<br />
định hướng quốc gia, nuôi dưỡng và phát triển<br />
nguồn lực tài chính, chính sách học phí, điều phối<br />
các nguồn lực có hiệu quả, kiểm soát chất lượng,<br />
bảo vệ người “tiêu dùng”/sinh viên, cung ứng các<br />
dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hợp tác<br />
và cạnh tranh để thu hút sinh viên và giảng viên<br />
v.v… Nghĩa là, đã có nhiều nội dung cần phải ra<br />
quyết định vượt ra ngoài khuôn khổ của trường<br />
ĐH truyền thống, trong đó có vấn đề tài chính và<br />
phát triển quy mô trường ĐH. Trong bối cảnh đó,<br />
cần phải giao tài sản và một phần quyền định đoạt<br />
lợi ích phát sinh cho một HĐT, như hội đồng<br />
quản trị ở các tổng công ty Nhà nước.<br />
<br />
Như vậy, chuyển đổi mô hình quản trị trường ĐH<br />
từ “kiểm soát nhà nước” sang “giám sát nhà<br />
nước”, tất yếu dẫn đến một phương thức quản trị<br />
ĐH mới, đó là mô hình HĐT - một xu thế mà<br />
GDĐH Việt Nam không thể cưỡng lại, nếu muốn<br />
tồn tại và phát triển sánh vai cùng GDĐH thế giới<br />
trong kỷ nguyên mới.<br />
3. NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG MÔ HÌNH<br />
HĐT VÀO ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM<br />
Mô hình HĐT là một trải nghiệm thành công của<br />
GDĐH thế giới. Nghiên cứu, vận dụng mô hình<br />
HĐT vào điều kiện của Việt Nam, nhất là trong<br />
bối cảnh Việt Nam đang triển khai thực hiện Nghị<br />
quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH<br />
TƯ Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục<br />
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,<br />
hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường<br />
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,<br />
càng có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và bức thiết.<br />
<br />
Thứ hai, hiện nay Nhà nước đang có chủ trương<br />
tăng “quyền tự chủ” cho các trường ĐH, quyền<br />
này đã được luật hoá (Điều 32 – Luật GDĐH năm<br />
2012). Trong bối cảnh mới ngày nay, trường ĐH<br />
phải biết tự mình đổi mới, phải biết chấp nhận rủi<br />
ro, phải tự đưa ra nhiều quyết định có tính chất đa<br />
mục tiêu v.v... Và như thế, chỉ có HĐT mới có thể<br />
đảm đương được trọng trách đó.<br />
<br />
3.1 Sự phát triển của nhận thức về khái niệm<br />
HĐT đã được thể chế hoá như thế nào?<br />
Như đã nói, mọi nỗ lực cải tổ GDĐH diễn ra trên<br />
phạm vi toàn thế giới trong những thập kỷ qua<br />
đồng quy ở một điểm: tăng cường quyền tự chủ<br />
cho các trường ĐH và Việt Nam không đứng<br />
ngoài xu thế đó. Quá trình nghiên cứu kinh<br />
nghiệm của thế giới để vận dụng vào công cuộc<br />
đổi mới GDĐH Việt Nam, giới làm chính sách<br />
quan tâm đến mô hình HĐT không chỉ về mặt lý<br />
thuyết, mà còn cả tính thực tiễn của nó trong cải<br />
tổ quản trị GDĐH theo hướng tăng cường quyền<br />
tự chủ cho các trường ĐH. Do đó, có thể nói rằng,<br />
sự phát triển của nhận thức về khái niệm HĐT,<br />
thực chất là quá trình tư duy rạch ròi về chức năng<br />
lãnh đạo và quản lý, nhằm giám sát việc điều hành<br />
và đảm bảo tính minh bạch trong giải trình trách<br />
nhiệm của trường ĐH trước các bên liên quan.<br />
Quá trình này gắn liền với việc hoàn thiện khung<br />
pháp lý về mô hình HĐT trong cấu trúc tổ chức quản lý của các trường ĐH ở Việt Nam.<br />
<br />
Thứ ba, GDĐH Việt Nam hiện chưa chú ý đầy đủ<br />
về mặt “hiệu quả” (tài chính) và “trách nhiệm xã<br />
hội” (Effectiveness and Accountability). Không<br />
riêng gì Việt Nam, các trường ĐH trên thế giới,<br />
hiện nay đều lúng túng trước những vấn đề phải<br />
“đánh đổi” (trade-offs) với nhau: chất lượng đào<br />
tạo và tài chính. Môi trường đào tạo trong nền<br />
kinh tế thị trường tất yếu phải chấp nhận sự cạnh<br />
tranh; do có nhiều lựa chọn mà bất cứ trường ĐH<br />
nào của Việt Nam cũng phải đối mặt như: học phí<br />
phải chấp nhận được, các chương trình phải phù<br />
hợp nhu cầu thị trường, sinh viên ra trường phải<br />
được thị trường tiếp nhận tốt (có việc làm, lương<br />
cao). Và đây cũng sẽ là một áp lực lớn và ngày<br />
càng rất lớn của xã hội, trước hết là của SV và<br />
những “nhóm có lợi ích liên quan”, đè nặng lên<br />
các trường ĐH trong bối cảnh cơ chế dân chủ cơ<br />
sở ngày càng được mở rộng. Do vậy, cần phải có<br />
một thiết chế như HĐT trong cơ cấu tổ chức quản<br />
trị ĐH mới có thể đủ sức để giải quyết được các<br />
nan đề này một cách khoa học.<br />
<br />
Từ năm 2003 đến nay, tròn một thập kỷ, Quốc hội<br />
và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực về mặt<br />
lập quy pháp luật nhằm thể chế hoá mô hình<br />
HĐT, tạo động lực thúc đẩy đổi mới quản trị<br />
GDĐH Việt Nam. Kết quả của những nỗ lực đó<br />
13<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 10 – 18<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
đẩy tới quá trình ban hành các văn bản pháp quy<br />
như Điều lệ trường ĐH năm 2003, ban hành kèm<br />
theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg, ngày<br />
30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Luật Giáo<br />
dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc<br />
hội khoá XI; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của<br />
Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009<br />
của Quốc hội khoá XII; Điều lệ trường ĐH năm<br />
2010, ban hành kèm theo Quyết định số<br />
58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng<br />
Chính phủ; Luật GDĐH số 08/2012/QH13 ngày<br />
18/6/2012 của Quốc hội khoá XIII; Điều lệ trường<br />
ĐH, ban hành kèm theo Quyết định số<br />
70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng<br />
Chính phủ.<br />
<br />
trưởng, phó hiệu trưởng, các hoạt động của Hội<br />
đồng khoa học và đào tạo và các hội đồng tư vấn<br />
khác (nếu có) theo qui định của Bộ Giáo dục và<br />
Đào tạo (Điểm e, Khoản 1); Định kỳ hoặc đột<br />
xuất báo cáo cơ quan quản lý nhà nước, giải trình<br />
về các hoạt động, việc thực hiện cam kết và kết<br />
quả dự kiến của trường (Điểm g, Khoản 1); Giới<br />
thiệu nhân sự để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm<br />
hiệu trưởng (Điểm h, Khoản 1); Giám sát các<br />
hoạt động của nhà trường; Khi cần thiết, yêu cầu<br />
các đơn vị trong trường báo cáo, giải trình về các<br />
hoạt động liên quan (Điểm i, Khoản 1); Thông<br />
qua về: việc thành lập, sáp nhập, chia tách và giải<br />
thể các đơn vị trong trường; kế hoạch ngân sách,<br />
mức học phí; chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạch tuyển<br />
sinh và phương thức tuyển sinh; danh sách thành<br />
viên của Hội đồng khoa học và đào tạo (Điểm k,<br />
Khoản 1). Điều 35, chương VIII, ngoài qui định<br />
phải chấp hành các quyết nghị của HĐT như Điều<br />
lệ trường ĐH năm 2003, hiệu trưởng còn phải có<br />
trách nhiệm báo cáo định kỳ với HĐT và giải<br />
trình trước HĐT khi có yêu cầu (Khoản 5); Khoản<br />
3, Điều 37, chương VIII, qui định thêm, HĐT có<br />
quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm<br />
quyền miễn nhiễm hiệu trưởng; và trường hợp cần<br />
thiết, HĐT có thể tổ chức lấy phiếu thăm dò tín<br />
nhiệm hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hay đột xuất<br />
(Khoản 4).<br />
<br />
Nguyên tắc pháp lý là Điều lệ trường ĐH chấp<br />
hành Luật GDĐH và Luật GD; và văn bản pháp<br />
quy sau kế thừa và phát triển văn bản pháp quy<br />
trước. So sánh các văn bản điều lệ trường ĐH<br />
được ban hành trong suốt một thập kỷ qua, chúng<br />
tôi nhận thấy, chức năng nhiệm vụ của HĐT có<br />
khuynh hướng hội tụ vào 03 chức năng cốt lõi<br />
sau: a) quyết nghị những vấn đề quan trọng của<br />
trường ĐH; b) giám sát việc thực hiện các nghị<br />
quyết của HĐT, việc thực hiện quy chế dân chủ<br />
trong các hoạt động của nhà trường; và c) giải<br />
trình trách nhiệm với cơ quan trực tiếp quản lý<br />
trường, cơ quan quản lý nhà nước.<br />
<br />
b) So với Điều lệ trường ĐH năm 2010, Điều lệ<br />
trường ĐH năm 2014 tái khẳng định quyền của<br />
HĐT về giới thiệu nhân sự để thực hiện qui trình<br />
bổ nhiệm và miễn nhiệm hiệu trưởng và phó hiệu<br />
trưởng bằng một khoản của một điều qui định về<br />
HĐT: Điểm d, Khoản 1, Điều 9, mục 2, chương<br />
II; trong khi, Điều lệ trường ĐH năm 2010, quyền<br />
này được qui định tại các điều khác, ngoài nội<br />
dung của điều qui định về HĐT; và tại Điểm đ,<br />
Khoản 1, Điều 9, mục 2 chương II tiếp tục nêu:<br />
“Yêu cầu hiệu trưởng giải trình về những vấn đề<br />
chưa được thực hiện đúng, chưa được thực hiện<br />
đầy đủ theo nghị quyết của HĐT, nếu có...”<br />
<br />
Sự phát triển nhận thức về khái niệm HĐT trong<br />
suốt quá trình thể chế hoá chính là sự nhất quán<br />
03 chức năng cốt lõi của HĐT nêu trên; đồng thời,<br />
qui định ngày càng rộng hơn quyền tự chủ của<br />
HĐT và xác định rõ hơn mối quan hệ trách nhiệm<br />
giữa HĐT và hiệu trưởng. Cụ thể như sau:<br />
a) Khái niệm HĐT lần đầu tiên được nêu ra trong<br />
Điều lệ trường ĐH năm 2003, tại Điều 30, chương<br />
VI. So với Điều lệ trường ĐH năm 2003, Điều lệ<br />
trường ĐH năm 2010 qui định thêm chức năng,<br />
nhiệm vụ của HĐT (điều 33, chương VIII) là:<br />
Quyết nghị về chủ trương xây dựng bộ máy tổ<br />
chức, chủ trương tuyển dụng và bồi dưỡng cán<br />
bộ, ...; Huy động nguồn lực cho trường (Điểm c,<br />
Khoản 1); Quyết nghị về định hướng hoạt động<br />
đào tạo, khoa học và công nghệ của trường (Điểm<br />
d, Khoản 1); Hằng năm tổ chức đánh giá hiệu<br />
<br />
Nghiên cứu quá trình thể chế hoá mô hình HĐT ở<br />
Việt Nam, biểu hiện cụ thể ở các văn bản nêu<br />
trên, chúng tôi có những nhận định như sau:<br />
<br />
14<br />
<br />