BÀI DỰ THI TÌM HIỂU “LỰC LƯỢNG VŨ TRANG THANH HÓA 70 <br />
NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH”<br />
<br />
Câu hỏi 1: Anh (chị) cho biết quá trình thành lập và hoạt động của tổ <br />
chức tiền thân LLVT Thanh Hoá ngày nay?<br />
Trả lời:<br />
Ngày 29/7/1930, Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá được <br />
thành lập. Trong những năm vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa vũ <br />
trang giành chính quyền từ (1939 1945), Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh <br />
việc tổ chức, xây dựng lực lượng vũ tranh cách mạng, các đội tự vệ phản đế <br />
cứu quốc lần lượt ra đời chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền <br />
cách mạng.<br />
Ngày 28/01/1941, đồng chí Đặng Châu Tuệ được Tỉnh ủy cử đi dự Hội <br />
nghị liên tỉnh Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh để tiếp thu Thông báo khẩn cấp <br />
của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về hưởng ứng khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam <br />
Kỳ, nội dung Nghị quyết VII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và tiếp thu <br />
kế hoạch chỉ đạo phong trào cách mạng của Xứ ủy Trung Kỳ.<br />
Tháng 2 năm 1941, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị đại biểu các cơ sở Đảng trên <br />
địa bàn toàn tỉnh tại làng Phong Cốc (Xuân Minh, Thọ Xuân). Hội nghị đã chỉ rõ <br />
nhiệm vụ trước mắt: Xúc tiến việc xây dựng phát triển các đội tự vệ và du kích, <br />
tiến tới đấu tranh vũ trang; Lập vành đai căn cứ địa cách mạng từ Tây Bắc xuống <br />
Đông Nam tỉnh Thanh Hóa; Phát động phong trào quần chúng đấu tranh chống <br />
thuế vụ hạ.<br />
Cuối tháng 7 năm 1941, Ban Lãnh đạo chiến khu Ngọc Trạo được thành <br />
lập, gồm 3 đồng chí Đặng Châu Tuệ, Trần Tiến Quân, Đặng Văn Hỷ; lực lượng <br />
ban đầu gồm 21 chiến sỹ cách mạng được chọn lựa từ nhiều Huyện trong Tỉnh, <br />
vượt vòng vây của mật thám đã về Ngọc Trạo tụ họp. Sau một thời gian bọn <br />
mật thám nghi ngờ, chúng tìm đường để dò xét. Để bảo đảm an toàn cho chiến <br />
khu, các chiến sỹ đã bí mật luồn rừng về Hang Treo. <br />
Tại đây, đêm 19/9/1941, đội du kích Ngọc Trạo dưới sự chỉ huy của đồng <br />
chí Đặng Châu Tuệ chính thức làm lễ thành lập. Đây là một trong những lực <br />
lượng vũ trang tập trung tiền thân của lực lượng vũ tranh Tỉnh Thanh Hoá.<br />
Đội du kích gồm 21 chiến sỹ ưu tú tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh <br />
Hoá sau này, mang số thứ tự từ 1 đến 21 do đồng chí Đặng Châu Tuệ trực tiếp <br />
làm chỉ huy trưởng. Dưới lá cờ đỏ sao vàng, toàn đội đã đồng tâm nhất trí hô <br />
<br />
<br />
1<br />
vang lời thể sắt son của người chiến sỹ cách mạng, thề nguyện hy sinh phấn <br />
đấu đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sau khi tuyên bố <br />
điều lệ, kỷ luật của đội các chiến sỹ hát vang bài đội ca hùng tráng. Và bài hát <br />
đã trở thành bài "Đội ca": "Đời ta khổ bấy lâu rồi/ Mà sao vẫn cam chịu hoài/ <br />
Đời mình tự mình phải cứu/ Chớ trông cậy vào ai/ Công nông binh đoàn kết/ <br />
Trên con đường giai cấp đấu tranh/ Búa liềm kia dắt chúng ta lên đường/ Đại <br />
đồng"<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ban Lãnh đạo chiến khu Ngọc Trạo (từ trái qua phải: Đ/c Đặng Châu Tuệ, Đ/c Trần Tiến <br />
Quân, Đ/c Đặng Văn Hỷ) Ảnh Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa<br />
<br />
<br />
Việc thành lập đội du kích chiến khu Ngọc Trạo đã gây tiếng vang lớn <br />
cho nhân dân, cổ vũ nhiều thanh niên yêu nước trong tỉnh tình nguyện lên chiến <br />
khu hoạt động.<br />
Quá trình phát triển về số lượng: Ngày 199 ở hang treo gồm 19 người. Đến <br />
ngày 21 tháng 9 thêm 2 người. Đến ngày 22 tháng 9 thêm 3 người, đợt đông nhất <br />
16 người Hà Trung cùng lên một ngày. Đến 19 thág 10 năm 1941 có 80 người.<br />
Đội du kích Ngọc Trạo gồm 3 tiểu đội. Mỗi tiểu đội gồm 7 đội viên. Ngoài <br />
ban chỉ huy chung đội còn có cá ban chỉ huy: Quân sự, Hậu cần, bảo vệ và các tổ <br />
chiến đấu. Trang bị của đội viên gồm có: Quần áo nông dân, túi dết, xà cạp <br />
xanh, một con dao nhọn. Cán bộ được phát thêm k hẩu súng kíp Thời gian làm <br />
việc của đội là: Buổi sáng tập quân sự, chiều học chính trị, và buổi tối học tập <br />
văn hoá, sinh hoạt văn nghệ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Di tích Hang Treo – được công nhận là Di tích Quốc gia năm 1994<br />
<br />
Đầu tháng 10/1941, được bọn cha cố phản động chỉ điểm, thực dân Pháp <br />
đưa quân đánh úp vào Đa Ngọc, nơi đang tập trung hơn 100 tự vệ; tại đây cuộc chiến <br />
đấu đã diễn ra, nhiều đồng chí đã anh dũng chiến đấu và hy sinh, một số đồng chí <br />
trốn thoát tìm đường đến Ngọc Trạo, bọn mật thám bắt đầu lần ra dấu tích. Ngày <br />
19/10/1941, chúng đã đưa quân đánh phá chiến khu. Các chiến sỹ đã kiên cường <br />
chiến đấu, nhưng vì thế yếu, bị địch bao vây, anh em phải rút lui để bảo toàn lực <br />
lượng.<br />
Ngay sau cách mạng <br />
Tháng Tám năm 1945 <br />
thành công, Tỉnh ủy, Ủy <br />
ban cách mạng lâm thời <br />
tỉnh đã tuyển chọn 1.500 <br />
chiến sĩ tự vệ trung kiên <br />
trong các đội quân khởi <br />
nghĩa của các huyện để <br />
thành lập Chi đội giải <br />
phóng quân Đinh Công <br />
Tráng (24/8/1945), do <br />
đồng chí Hoàng Tiến Trình là Chi đội trưởng. Ngôi nhà ông Lê Oanh Kiều <br />
(làng Hàm Hạ, Đông Tiến, nay thuộc <br />
thôn Đại Đồng, thị trấn Rừng Thông, Đông Sơn) nơi thành lập chi <br />
bộ<br />
Đảng đầu tiên ở Thanh Hóa đã trở thành Di tích lịch sử quốc gia.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Câu hỏi 2: Anh (chị) cho biết vị trí, ý nghĩa chiến lược của tỉnh Thanh <br />
Hóa trong kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?<br />
Trả lời:<br />
*Vị trí địa lý:<br />
Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý:<br />
– Điểm cực Bắc: 20040’B (tại xã Tam Chung – huyện Quan Hoá)<br />
– Điểm cực Nam: 19018’B (tại xã Hải Thượng – Tĩnh Gia)<br />
– Điểm cực Đông: 106004’Đ (tại xã Nga Điền – Nga Sơn)<br />
– Điểm cực Tây: 104022’Đ (tại chân núi Pu Lang – huyện Quan Hóa)<br />
Thanh Hoá có lãnh thổ rộng lớn: 11.129,48 km2, là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 <br />
trong cả nước. <br />
Về vị trí địa lý, Thanh Hóa tiếp giáp với các tỉnh và nước bạn như sau:<br />
– Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh <br />
giới dài 175km.<br />
– Phía Nam : giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km<br />
– Phía Đông: giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km.<br />
– Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên <br />
giới dài 192km.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Thanh hoá nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh <br />
phía Nam nước ta. Trong lịch sử nơi đây từng là căn cứ địa vững chắc chống <br />
ngoại xâm, là kho nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến.<br />
Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế <br />
trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt <br />
động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, <br />
đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mô <br />
diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau.<br />
Đặc điểm về vị trí địa lý trở thành một trong những điều kiện thuận lợi <br />
cho sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh Thanh Hóa.<br />
* Thanh Hóa luôn giữ vai trò là căn cứ chiến đấu, hậu phương chiến <br />
lược của các cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại.<br />
Theo các nhà nghiên cứu, với tầm nhìn bao quát toàn diện và sâu sắc, Chủ <br />
tịch Hồ Chí Minh đã xác định vị thế chiến lược quan trọng của Thanh Hóa trên <br />
cơ sở phân tích các yếu tố địa lợi, nhân hòa, truyền thống và hiện tại, tiềm năng <br />
và sức bật vươn tới để đáp ứng những yêu cầu mới của cách mạng. Bởi vậy, dù <br />
bận trăm công, ngàn việc, nhưng Bác Hồ vẫn luôn dành cho Đảng bộ, nhân dân <br />
các dân tộc Thanh Hóa những tình cảm đặc biệt và sự quan tâm sâu sắc, trực <br />
tiếp chỉ dẫn nhiều điều quan trọng. Cùng với những bức thư, điện gửi cho các <br />
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, Bác Hồ đã 4 <br />
lần về thăm tỉnh ta (tháng 2/1947, tháng 6/1957, tháng 7/1960, tháng 12/1961).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với hơn 3 vạn động bào Thanh Hóa ngày 12/12/1961<br />
<br />
Đặc biệt, ngay từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (năm 1946), Hồ <br />
Chí Minh và Trung ương Đảng đã tin tưởng, hy vọng Thanh Hóa trở thành hậu <br />
phương vững mạnh, có thể ngăn chặn được những cuộc tấn công lấn chiếm của <br />
<br />
<br />
5<br />
thực dân Pháp và cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến để chiến thắng <br />
thực dân Pháp xâm lược. Ý tưởng đó của Người được thể hiện rõ trong chuyến <br />
“vào Thanh kinh lý” tháng 2 năm 1947.<br />
Các tư liệu lịch sử còn lưu giữ cho biết chuyến đi đầu tiên vào Thanh Hóa <br />
đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị kỹ lưỡng trước nhiều ngày. Ngày <br />
20/2/1947, khi tới Thanh Hóa, trong thời gian lưu lại rất gấp gáp, buổi sáng Bác <br />
đã nói chuyện với đội ngũ cán bộ tại Rừng Thông (Đông Sơn). Chiều cùng ngày, <br />
Bác gặp gỡ nói chuyện với đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào. Buổi chiều tối, <br />
Bác nói chuyện với cán bộ, nhân dân thị xã Thanh Hóa tại Nhà thông tin Thanh <br />
Hóa. Sau chuyến đi, Người còn băn khoăn vì chưa gặp được đại diện của dân <br />
tộc ít người nên ngày 21/2/1947, Người đã viết thư thăm hỏi đồng bào thượng <br />
du Thanh Hóa. <br />
Trong các cuộc gặp gỡ với cán bộ, thân sĩ, trí thức, phú hào và nhân dân <br />
Thanh Hóa, Người đã giao cho Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa những nhiệm vụ <br />
quan trọng để xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu, một mô hình hậu <br />
phương của cuộc chiến tranh nhân dân. Và cũng ngay sau đó, Người lại viết bài <br />
Thanh Hóa kiểu mẫu nêu rõ mục đích, phương châm, cách làm cụ thể để xây <br />
dựng Thanh Hóa trở thành một tỉnh kiểu mẫu theo chỉ dẫn của Người.<br />
<br />
* Trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm <br />
lược (1945 1975), Thanh Hóa là hậu phương lớn trực tiếp chiến đấu, chi <br />
viện sức người, sức của cho các chiến trường. <br />
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Thanh Hóa là <br />
tỉnh đất rộng, người đông, cùng với 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hợp thành hậu <br />
phương Thanh – Nghệ Tĩnh, trong đó Thanh Hóa là tỉnh địa đầu của miền <br />
Trung, là hậu phương trực tiếp của chiến trường Liên khu III, Bắc Bộ và Tây <br />
Bắc.<br />
<br />
Mùa hè năm 1953, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang năm thứ 8. <br />
Cục diện chiến trường Việt Nam đã có những biến đổi quan trọng. Tại chiến <br />
trường Bắc Bộ, Tây Bắc, quân và dân ta mở nhiều chiến dịch lớn. Mọi nhu cầu <br />
bảo đảm cho cuộc kháng chiến đòi hỏi rất lớn ở hậu phương.<br />
<br />
Những tháng cuối năm 1953, hậu phương Thanh Hóa vừa phải ra sức đẩy <br />
mạnh mọi mặt công tác xây dựng và bảo vệ hậu phương, vừa tích cực động <br />
viên sức người, sức của cho tiền tuyến đánh thắng. Chiến dịch nối tiếp chiến <br />
dịch, từ năm 19511953, quân và dân Thanh Hóa liên tiếp bổ sung lực lượng, <br />
phục vụ 5 chiến dịch lớn: Trung Du, Quang Trung, Hòa Bình, Tây Bắc và <br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Thượng Lào. Đặc biệt chiến dịch Thượng Lào tháng 51953, Thanh Hóa bảo <br />
đảm tới 76% nhu cầu của cả chiến dịch.<br />
<br />
Thực hiện nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 1954, ngày 6121953, Bộ <br />
Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ <br />
thị: “Chiến dịch này là chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả <br />
về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn <br />
Đảng, toàn quân, toàn dân phải tập trung hoàn thành cho kỳ được” (Chỉ thị của <br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tháng 12 1953).<br />
<br />
Quyết tâm chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiêu diệt toàn <br />
bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã trở thành ý chí, hành động <br />
cụ thể của quân và dân ta.<br />
<br />
Thực hiện kế hoạch của Bộ Chính trị, các binh đoàn chủ lực của ta lần <br />
lượt rời hậu phương Thanh Hóa để dồn sức cho chiến dịch. Các Đại đoàn 304, <br />
320, 316 và một số trung đoàn của bộ đang đứng chân tác chiến bảo vệ Thanh <br />
Hóa và vùng tự do Liên khu III lần lượt hành quân lên Tây Bắc, sang Lào chuẩn <br />
bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Bảo vệ Thanh Hóa lúc này do lực lượng vũ <br />
trang trong tỉnh đảm nhiệm.<br />
<br />
Từ trung tuần năm 1953 đến đầu năm 1954, khi biết quân và dân ta đang <br />
chuẩn bị mở các chiến dịch lớn tại Lai Châu, Tây Bắc, Thượng Lào và đang ráo <br />
riết tập trung cho chiến dịch Điện Biên Phủ, thực dân Pháp vừa tăng cường đối <br />
phó với ta ở chiến trường Tây Bắc, vừa cho máy bay, tàu chiến bắn phá, càn <br />
quét dữ dội vào Thanh Hóa nhằm buộc ta chi phối lực lượng và chia cắt hậu <br />
phương Thanh – Nghệ Tĩnh với chiến trường chính Tây Bắc và Lào. Ngày 15 <br />
và 16101953, Nava mở cuộc hành binh Hải Âu đánh ra Tây Nam Ninh Bình và <br />
cuộc hành binh “con bồ nông” đánh vào vùng biển Thanh Hóa. 6 tháng cuối năm <br />
1953 và những tháng đầu năm 1954, thực dân Pháp cho quân đổ bộ, càn quét hơn <br />
10 lần vào các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Hoằng Hóa, Quảng Xương và Tĩnh <br />
Gia. Trận càn ít nhất là 100 tên, nhiều nhất là hơn 3.000 tên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Hình ảnh đoàn xe đạp thồ tiếp viện chiến dịch Điện Biên Phủ<br />
<br />
<br />
Để phân tán lực lượng của địch hỗ trợ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, thực <br />
hiện chia lửa với chiến trường Bắc Bộ, Tây Bắc, quân, dân Thanh Hóa tổ chức <br />
những trận tập kích vào các đồn bốt ở Chính Đại, Mai An Tiêm, Vân Hải thuộc <br />
các xã phía bắc huyện Nga Sơn để kìm chân địch không để chúng ra ứng cứu cho <br />
chiến trường Bắc Bộ và Tây Bắc. Tại các huyện Hà Trung, Quảng Xương, Tĩnh <br />
Gia, các đại đội bộ đội địa phương đã cùng dân quân du kích tổ chức lực lượng <br />
chống càn quét bảo vệ địa phương.<br />
<br />
Đầu tháng 121953, công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ <br />
được tiến hành ráo riết. Lực lượng vũ trang Thanh Hóa một mặt phải tổ chức <br />
chiến đấu bảo vệ địa phương, mặt khác phải tích cực chi viện cho chiến trường <br />
thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Công tác <br />
tuyển quân không chỉ một năm 1 đợt, 2 đợt mà có năm lên tới 3, 4 đợt, lúc nào <br />
tiền tuyến cần, lúc đó có hậu phương chi viện. Năm 1953 và 6 tháng đầu năm <br />
1954, Thanh Hóa có 18.890 thanh niên nhập ngũ, bằng quân số nhập ngũ 7 năm <br />
về trước (19461953).<br />
<br />
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua quyết tâm mở <br />
chiến dịch Điện Biên Phủ và cũng bắt đầu huy động lực lượng dồn sức cho <br />
Điện Biên Phủ. Đáp ứng cho chiến dịch, Thanh Hóa đã nhanh chóng củng cố <br />
nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang, nhất là lực lượng bộ đội địa phương <br />
để kịp thời chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Đảng bộ và nhân dân <br />
Thanh Hóa đã bổ sung nhiều đơn vị ra chiến trường như Tiểu đoàn 275 bộ đội <br />
địa phương tỉnh cho Trung đoàn 53, các Đại đội 150, 160 cho Tiểu đoàn 541 <br />
phòng không, 2 trung đội trinh sát cho Đại đoàn 304. Ngoài ra Thanh Hóa còn <br />
<br />
<br />
8<br />
điều động hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ của Đại đội 128 bộ đội huyện Bá Thước, <br />
112 bộ đội huyện Tĩnh Gia, các đơn vị của Hoằng Hóa, Hà Trung, Quảng <br />
Xương, Thạch Thành cho các đơn vị tham gia chiến đấu tại Điện Biên Phủ.<br />
<br />
Ngày 13/3/1954, bộ đội ta bắt đầu nổ súng tiêu diệt cứ điểm Him Lam và <br />
Độc Lập, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.<br />
<br />
Phối hợp với chiến trường chính Điện Biên Phủ, tại Nga Sơn, quân và dân <br />
Thanh Hóa ra sức đẩy mạnh tiến công quân sự để kìm chân địch, tiêu diệt nhiều <br />
sinh lực địch. Mặt khác các tổ dân vận, địch vận vẫn tăng cường tuyên truyền <br />
hoạt động khuyếch trương chiến thắng của ta trên chiến trường Điện Biên, làm <br />
lung lay tinh thần và làm tan rã hàng ngũ địch.<br />
<br />
Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, tin chiến thắng nhanh chóng đến với <br />
quân và dân Thanh Hóa, lực lượng vũ trang tỉnh tích cực khuyếch trương chiến <br />
thắng, các tổ dân vận, địch vận đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối, chủ <br />
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nói rõ âm mưu thủ đoạn của địch, kêu <br />
gọi binh lính địch đóng tại các đồn Điền Hộ, Mai An Tiêm hạ vũ khí đầu hàng. <br />
Đồng thời, các đại đội bộ đội địa phương tổ chức các đợt tấn công truy quét, <br />
buộc địch phải đầu hàng.<br />
<br />
Thất bại trên chiến trường chính Điện Biên Phủ, buộc địch phải rút khỏi <br />
Nga Sơn, bị tiêu diệt nặng trong các trận càn quét vào bờ biển phía nam Thanh <br />
Hóa, âm mưu phá hậu phương Thanh Hóa bị thất bại hoàn toàn. Ngày 7/8/1954, <br />
thực dân Pháp phải rút khỏi đảo Hòn Mê, chấm dứt sự có mặt của quân Pháp ở <br />
Thanh Hóa.<br />
<br />
Sau 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn <br />
thắng, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu một số lượng lớn sinh lực <br />
địch và phương tiện chiến tranh, giải phóng vùng đất đai có ý nghĩa chiến lược.<br />
<br />
Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược <br />
của thực dân Pháp, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi <br />
cho đấu tranh ngoại giao của ta đi tới kết thúc cuộc kháng chiến thần thánh của <br />
nhân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Chiến thắng Điện Biên Phủ <br />
đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc <br />
của nhân dân thế giới.<br />
<br />
Chiến thắng Điện Biên Phủ là nguồn cổ vũ, động viên quân và dân Thanh <br />
Hóa chiến đấu bảo vệ địa phương, dồn sức chi viện cho chiến trường. Trong <br />
chiến dịch, Thanh Hóa đã thể hiện rõ vai trò hậu phương chiến lược quan trọng <br />
của Điện Biên Phủ. Lực lượng vũ trang Thanh Hóa đã bổ sung 1 tiểu đoàn, 2 đại <br />
<br />
9<br />
đội, 2 trung đội và hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu. Tinh <br />
thần xả thân chiến đấu ngoan cường của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang <br />
Thanh Hóa trên mặt trận là biểu tượng tốt đẹp rực sáng chủ nghĩa anh hùng cách <br />
mạng. Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Thanh Hóa có <br />
5 đồng chí được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực <br />
lượng vũ trang nhân dân đó là: Anh hùng liệt sĩ Trần Đức, xã Hải Yến, huyện <br />
Tĩnh Gia; anh hùng liệt sĩ Lê Công Khai, xã Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa; anh <br />
hùng liệt sĩ Trương Công Man, xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy; anh hùng Lò <br />
Văn Bường, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân; tiêu biểu là anh hùng liệt sĩ Tô <br />
Vĩnh Diện, Tiểu đội trưởng Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn pháo cao <br />
xạ 367, quê xã Nông Trường, huyện Nông Cống đã lấy thân mình cứu pháo <br />
không để rơi xuống vực thẳm. Âm vang Điện Biên Phủ đã lan tỏa trên các mạch <br />
sống của nhân dân Thanh Hóa nói chung và lực lượng vũ trang Thanh Hóa nói <br />
riêng. Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo nên nguồn lực tiếp sức cho lực lượng vũ <br />
trang Thanh Hóa cùng quân và dân cả nước tiếp tục chiến thắng đế quốc Mỹ <br />
xâm lược, vững bước đi lên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày <br />
nay.<br />
<br />
Quân và dân Thanh Hóa mãi mãi xứng đáng với lời biểu dương khen ngợi <br />
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Người về thăm năm 1957: “Bây giờ tiếng Việt <br />
Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng <br />
bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.<br />
<br />
Đại thắng mùa Xuân 1975 là những “mốc son bằng vàng” tạc vào lịch <br />
sử dân tộc trong thế kỷ XX. 42 mùa xuân đã đi qua nhưng âm hưởng hào hùng <br />
của một thời đánh Mỹ, thắng Mỹ lật nhào chế độ ngụy quyền Sài Gòn để Nam <br />
Bắc trọn niềm vui thống nhất vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói <br />
chung và Thanh Hóa nói riêng. Truyền thống đó tiếp tục được khơi dậy trong <br />
thời kỳ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc theo con đường độc lập dân tộc <br />
gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.<br />
Thanh Hóa hậu phương lớn của miền Nam ruột thịt<br />
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình được lập lại ở miền <br />
Bắc. Nhưng nhân dân miền Nam vẫn phải sống trong ách thống trị bạo tàn của <br />
bè lũ Mỹ ngụy. Thực hiện chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng nhân <br />
dân cả nước cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng là xây dựng <br />
CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. <br />
Cùng với nhân dân miền Bắc, Thanh Hóa nhanh chóng thực hiện công cuộc hàn <br />
gắn hậu quả tàn phá của chiến tranh, khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định <br />
đời sống nhân dân. Từ vũng bùn nô lệ cam chịu cảnh đói nghèo, cùng khổ nay <br />
<br />
10<br />
được bước lên địa vị làm chủ xã hội đại đa số người dân đều phấn khởi, lạc <br />
quan trước thành quả mà cách mạng đem lại. <br />
Chính quyền cách mạng đẩy mạnh phong trào <br />
diệt giặc đói, giặc dốt ở khắp mọi vùng miền trong <br />
tỉnh và được nhân dân tích cực hưởng ứng, tự giác <br />
thực hiện. Chủ trương cải cách ruộng đất, cải tạo <br />
công thương nghiệp, xây dựng hợp tác xã nông <br />
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã đem lại ruộng đất <br />
cho dân cày, tư liệu sản xuất cho thợ thủ công, đem <br />
đến diện mạo mới trong đời sống người dân. Điều <br />
đó tạo nên khí thế thi đua học tập, lao động sản <br />
xuất diễn ra sôi nổi ở khắp mọi lĩnh vực đời sống <br />
xã hội từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn tới <br />
đô thị. Trong gần 10 năm cải tạo và xây dựng cơ sở <br />
vật chất ban đầu cho CNXH, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính <br />
quyền, sự nỗ lực phấn đấu của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn nên KTXH <br />
phát triển, tiềm lực QPAN của tỉnh được tăng cường đáp ứng yêu cầu nhiệm <br />
vụ chống Mỹ, cứu nước. Tỉnh đã dồn sức xây dựng nhiều cơ sở công trình thiết <br />
yếu phục vụ đời sống, đồng thời chú trọng áp dụng tiến bộ của công nghiệp vào <br />
sản xuất nông nghiệp nên năng suất lao động được nâng cao, đời sống nhân dân <br />
được cải thiện. Phong trào thi đua xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến ở <br />
tất cả các ngành, các cấp được đẩy mạnh. Các điển hình tiên tiến trong nông <br />
nghiệp như Đông Phương Hồng, Yên Trường, trong công nghiệp như cơ khí <br />
Thành Công, trong giáo dục như Hải Nhân... được nhân rộng trên toàn miền Bắc. <br />
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Thanh Hóa đã đạt được một số <br />
thành tựu quan trọng trong phát triển KTXH với nhiều cơ sở vật chất, công <br />
trình được đầu tư xây dựng. Khi thất bại trong áp dụng “chiến tranh đặc biệt” <br />
và “cục bộ” ở miền Nam, giặc Mỹ đã điên cuồng thực hiện chiến tranh phá hoại <br />
bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Với địa thế là cầu nối giữa Bắc Bộ <br />
và Trung Bộ, Thanh Hóa trở thành khu vực “cán xoong”, là huyết mạch giao <br />
thông quan trọng của miền Bắc. Sẵn sàng ứng phó với giặc Mỹ, Thanh Hóa đã <br />
nhanh chóng chuyển hướng hoạt động từ thời bình sang thời chiến. Hưởng ứng <br />
lời kêu gọi của Bác: “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, hàng <br />
chục phong trào thi đua đã được phát động liên tục ở tất cả các cấp, các ngành. <br />
Đó là các phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Tiếng <br />
hát át tiếng bom”... đã lan tỏa khắp các vùng miền tạo nên khí thế hừng hực, hào <br />
hùng trong xưởng máy, công trường, đồng ruộng, trường học, trận địa. Mặc cho <br />
bom đạn giặc ngày đêm tàn phá, người dân vẫn chắc tay cày, vững tay súng để <br />
tạo nên những cánh đồng “5 tấn thắng Mỹ”. Các em thơ vẫn đội mũ rơm đến <br />
trường để học tập. Các nhà máy, xí nghiệp vẫn duy trì sản xuất cung cấp những <br />
<br />
11<br />
đồ dùng thiết yếu cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Trong những năm <br />
chống Mỹ, cứu nước, toàn tỉnh đã có hàng ngàn các gia đình cả ba thế hệ ông bà, <br />
cha mẹ, con cháu cùng chung một chiến hào diệt giặc, hàng vạn gia đình có từ 3 <br />
đến 5 con cùng tòng quân nhập ngũ. Toàn tỉnh có 250 ngàn thanh niên ưu tú và <br />
hàng vạn cán bộ, Đảng viên, nam nữ tham gia bộ đội và thanh niên xung phong. <br />
Tỉnh cũng xây dựng và huấn luyện 78 tiểu đoàn bộ đội bổ sung cho các chiến <br />
trường. Không chỉ làm tròn nhiệm vụ là hậu phương lớn của miền Nam ruột <br />
thịt, Thanh Hóa còn thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Lào và <br />
Campuchia trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quốc phòng, góp phần củng cố <br />
thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị.<br />
Những thành tích to lớn trong chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ <br />
Khi giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân <br />
thì Thanh Hóa trở thành địa bàn chiến lược trọng yếu, “chiếc giáp sắt” bảo vệ <br />
thủ đô Hà Nội, kho dự trữ chiến lược, chiếc cầu nối giữa miền Bắc với miền <br />
Nam... Các đầu mối giao thông thủy, bộ, đường sắt như Đò Lèn, Hàm Rồng, Phà <br />
Ghép... nếu ách tắc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sự chi viện cho chiến trường <br />
miền Nam và cách mạng Lào. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nữ dân quân Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ.<br />
<br />
Trong cuộc chống chiến tranh phá hoại thì giao thông vận tải là mặt trận <br />
nóng bỏng và ác liệt nhất. Giặc Mỹ đã chọn hơn 60 mục tiêu đánh phá hòng làm <br />
tê liệt hoạt động giao thông của ta. Với quyết tâm cao độ đánh địch mà tiến, mở <br />
đường mà đi, địch cứ đánh ta cứ đi, tất cả vì miền Nam ruột thịt chúng ta đã đảm <br />
bảo mạch máu giao thông luôn thông suốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tỉnh ta đã <br />
chủ động sáng tạo lập 4 đường ra, 3 đường vào, mở nhiều điểm vượt sông, <br />
nhiều đường tránh rẽ, làm cầu phao luồng, làm cầu phao liên hợp... huy động <br />
<br />
12<br />
được sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng để những đoàn xe, đoàn thuyền nan <br />
vẫn nối đuôi nhau chở hàng hóa, vũ khí phục vụ chiến trường. <br />
Trong những năm chống chiến tranh phá hoại Đò Lèn, Hàm Rồng, Phà <br />
Ghép... là những “tọa độ lửa”, nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt của bộ đội <br />
pháo binh chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ với lũ “quạ trời” Mỹ tối <br />
tân hiện đại với những tên gọi “thần sấm”, “con ma”, “pháo đài bay B52”. Chỉ <br />
bằng các loại pháo cao xạ 57, 37, 12,7 ly cùng súng trường, những phương tiện <br />
tối tân, hiện đại của kẻ thù đã gục ngã trước tinh thần, ý chí thép của quân, dân <br />
ta. Đặc biệt ngay trong những trận đầu diễn ra vào ngày 3 và 4 tháng 4/1965 <br />
quân dân Thanh Hóa đã bắn tan xác 47 máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng. Kỳ <br />
tích oanh liệt đó đưa Hàm Rồng trở thành bản hùng ca bất tử, là niềm tự hào của <br />
quân dân ta và bạn bè yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới. Đó cũng là <br />
nỗi khiếp đảm, ám ảnh của lũ giặc trời Mỹ mỗi khi xâm phạm vùng trời, vùng <br />
đất này.<br />
Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại vào Thanh Hóa mang tính chất hủy <br />
diệt của không quân, hải quân Mỹ càng làm nung nấu lòng căm thù cao độ của <br />
mọi tầng lớp nhân dân. Người người, nhà nhà, làng xã, huyện và toàn tỉnh đều <br />
bước vào cuộc chiến với ý chí ngoan cường, quyết tâm sắt đá. Những thành tích <br />
nổi bật của các cụ lão quân Hoằng Trường (Hoằng Hóa), nữ dân quân Hoa Lộc <br />
(Hậu Lộc) cùng nhiều lực lượng dân quân, tự vệ ở Hà Trung, Tĩnh Gia... chỉ <br />
bằng súng bộ binh nhưng đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ được Bác Hồ gửi thư <br />
khen ngợi, làm nức lòng quân dân cả nước. Trong cuộc đọ sức quyết liệt gần 8 <br />
năm quân dân toàn tỉnh đã chiến đấu 10.158 trận lớn nhỏ, bắn rơi 376 máy bay <br />
Mỹ trong đó có 3 chiếc B52, bắt sống 36 giặc lái, bắn cháy 56 tàu chiến trong đó <br />
có 52 khu trục hạm thuộc hạm đội 7 của Mỹ. Cũng trong những năm tháng ấy <br />
bao lớp thanh niên của tỉnh đã xung phong lên đường nhập ngũ, hoặc tham gia <br />
thanh niên xung phong với ý chí, quyết tâm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” <br />
và hoài bão: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”, “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận <br />
tuyến đánh quân thù”, để cùng quân, dân cả nước đánh Mỹ, thắng Mỹ, lật nhào <br />
chế độ ngụy quyền để non sông liền một dải, Nam Bắc vui sum họp một nhà.<br />
<br />
Với vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế và nguồn nhân lực dồi dào, Thanh Hóa <br />
luôn là địa bàn chiến lược quan trọng về QP AN của Quân khu 4 cũng như cả <br />
nước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Câu hỏi 3: Anh (chị) nêu những chiến công tiêu biểu và đóng góp to lớn của <br />
quân và dân tỉnh Thanh Hóa trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp <br />
và Đế quốc Mỹ?<br />
Trả lời<br />
1. Kháng chiến chống thực dân Pháp<br />
1.1. Những chiến công tiêu biểu<br />
Trận tập kích đồn Poọng Nưa của Tiểu đoàn bộ binh 337 (Hồi Xuân) <br />
Thanh Hóa, đêm ngày 08 tháng 06 năm 1948.<br />
Trận tập kích đồn Cổ Lũng (Bá Thước) của Tiểu đoàn bộ binh 355, <br />
Trung đoàn 77 vào đêm 24, rạng sáng ngày 25 tháng 07 năm 1949.<br />
Trận đánh biệt kích của dân quân du kích xã Hoàng Yến và Đại đội 135 <br />
bộ đội địa phương huyện Hoằng Hóa, ngày 07/0/1952.<br />
Trận chống càn Lương Trung xã Quảng Tiến của Đại đội 98 bộ đội địa <br />
phương huyện Quảng Xương, ngày 23/02/1953.<br />
Trận chống càn Liên Sơn của Đại đội 10 bộ đội địa phương huyện Nga <br />
Sơn, ngày 11/3/1953.<br />
Trận chống càn của quân và dân huyện Nga Sơn, từ ngày 26 đến ngày <br />
28/3/1953.<br />
Trận chống càn khu vực Bỉm Sơn (Hà Trung) của Đại đội 57 bộ đội địa <br />
phương tỉnh Thanh Hóa, từ ngày 25 đến ngày 27/10/1953.<br />
1.2 Những đóng góp to lớn<br />
a) Những thành tích trong xây dựng và bảo vệ địa phương.<br />
* Xây dựng lực lượng vũ trang.<br />
Xây dựng lực lượng dân quân với quân số 227.248 người, Du kích 32.126 <br />
người, trong đó (Lão dân quân: 15.000 cụ, Nữ dân quân: 14.227 chị,Thiếu niên <br />
quân 9.788 em).<br />
Xây dựng bộ đội địa phương: 3 Tiểu đoàn, 40 Đại đội, 6 Trung đội.<br />
Tổ chức và duy trì 1 xưởng (Phạm Huy Thuần) sản xuất súng kíp; 01 <br />
xưởng (Thọ Long) sản xuất dao, kiếm, lừu đạn; (2 xưởng) đúc vỏ moóc chiê, <br />
mìn, lựu đan.<br />
* Tăng gia, sản xuất của LLVT.<br />
+ Dân quân.<br />
Cày cấy: 12.795 mẫu, thu hoạch 3.783 tạ và 15.675 đồng.<br />
Chăn nuôi: 3.142 con gà, lợn, nuôi 60 ao cá.<br />
Tự sắm vũ khí: 3.097.953 đồng.<br />
<br />
14<br />
+ Bộ đội địa phương.<br />
Cấy lúa: 312 mẫu.<br />
Lao động giúp dân sản xuất: 242.636 công.<br />
* Chiến đấu bảo vệ địa phương.<br />
Đánh 1456 trận lớn, nhỏ, tiêu diệt và sát thương 3.391 tên, bắt sống và <br />
gọi hàng 2.326 tên.<br />
Thu 1416 khẩu súng các loại và hàng chục tấn quân trang, quân dụng <br />
khác.<br />
b) Phục vụ tiền tuyến. <br />
Tuyển mộ, bổ sung xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương: Thanh <br />
niên tòng quân 56.792 người; Thanh niên xung phong: 6.321 người; Bộ đội địa <br />
phương bổ sung chủ lực: 2 tiểu đoàn, 34 đại đội, 6 trung đội; Du kích bổ sung <br />
chủ lực: 500 người. Riêng năm 1953 và 6 tháng đầu năm 1954 đã bổ sung 18890 <br />
người, bằng quân số 7 năm (từ 1946 – 1952).<br />
Dân công tiếp vận, dân công cầu đường, phương tiện huy động phục vụ <br />
các chiến dịch thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến với tổng số ngày công phục <br />
vụ 34.177.233 ngày; Riêng dân công làm cầu đường: 11.000.000 ngày công. <br />
Chiến dịch Thượng Lào huy động cao nhất so với kháng chiến 300.000 người, <br />
bằng 27% số cử tri. Chiến dịch Điện Biên Phủ huy động nhiều phương tiện <br />
nhất (Xe đạp thồ 11.000 chiếc, thuyền các loại: 1.300 chiếc, ngựa thồ: 42 con, Ô <br />
tô: 31 xe).<br />
Cung cấp lương thực, thực phẩm và tiền của phục vụ kháng chiến: Gạo <br />
đồng tâm (năm 1946, 1947) bằng 1076 tấn; lúa hóa giá (1948) bằng 4061 tấn; <br />
ủng hộ dân quân sắm vũ khí 3.960.000 tấn; lúa khao quân (năm 1949) bằng 7936 <br />
tấn; cấp dưỡng bộ đội địa phương (năm 1949) là 400 mẫu ruộng, 1096 tấn thóc <br />
và 1.000.000 đồng. Công phiếu kháng chiến 1950 là 42.662.120 đồng; Công trái <br />
Quốc gia 1951 là1.334.914.200 đồng.<br />
2. Chống Mỹ cứu nước :<br />
2.1. Những chiến công tiêu biểu<br />
Trận đánh máy bay Mỹ phá hoại của quân và dân Lạch Trường ngày <br />
05/8/1964.<br />
Trận đánh máy bay Mỹ phá hoại của quân và dân khu vực Hàm Rồng, <br />
ngày 03/4/1965.<br />
Trận phối hợp đánh máy bay Mỹ phá hoại của tàu hải quân và dân quân tự <br />
vệ Nam Ngạn, Thị xã Thanh Hóa ngày 26/5/1965.<br />
<br />
<br />
15<br />
Trận đánh máy bay Mỹ ban đêm của bộ đội Đảo Mê ngày 16/10/1965.<br />
Trận đánh máy bay Mỹ phá hoại của dân quân xã Phú Lệ huyện Quan <br />
Hóa, ngày 14/5/1967.<br />
Trận đánh máy bay Mỹ phá hoại của Trung đội dân quân gái Hoa Lộc <br />
huyện Hậu Lộc, ngày 16/6/1967.<br />
Trận đánh máy bay Mỹ phá hoại của Trung đội Lão dân quân xã Hoằng <br />
Trường, huyện Hoằng Hóa ngày 14/10/1967.<br />
2.2. Những đóng góp to lớn<br />
a) Đóng góp trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu:<br />
* Trong chiến đấu:<br />
Trên không: đánh 9.983 trận, tiêu thụ 988.970 viên đạn các loại, bắn rơi <br />
376 máy bay (có 3 chiếc B52), trong đó dân quân tự vệ bắn rơi 40 chiếc, bộ đội <br />
địa phương bắn rơi 41 chiếc. Bắt sống 36 giặc lái.<br />
Trên biển: đánh 175 trận, tiêu thụ 8.897 viên đạn. Bắn chìm, bắn cháy 57 <br />
tầu biệt kích và khu trục hạm (5 tầu biệt kích Ngụy, 52 tầu khu trục hạm). Lực <br />
lượng vũ trang bắn chìm, bắn cháy 12 chiếc. Bắt sống 3 biệt kích người nhái tại <br />
khu vực Nghi Sơn và Hà Nẫm (Hải Thượng, Tĩnh Gia).<br />
* Phục vụ chiến đấu:<br />
Toàn tỉnh lúc cao nhất (1967) có 1.544 tổ báo động phòng không nhân dân. <br />
Thấp nhất (1968) có 112 tổ báo động phòng không nhân dân.<br />
Hầm cá nhân lúc cao nhất (1967) có 1.309.845 cái, lúc thấp nhất (1968) có <br />
155.887 cái. Đào gần 5.000 km đường giao thông hào. Có 3.500 đội cấp cứu, trên <br />
2 vạn túi thuốc.<br />
* Đặc biệt là trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ :<br />
Quân và dân Thanh Hóa chiến đấu bảo vệ địa phương, dồn sức chi viện <br />
cho chiến trường. Trong chiến dịch, Thanh Hóa đã thể hiện rõ vai trò hậu <br />
phương chiến lược quan trọng của Điện Biên Phủ. Lực lượng vũ trang Thanh <br />
Hóa đã bổ sung 1 tiểu đoàn, 2 đại đội, 2 trung đội và hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ <br />
trực tiếp tham gia chiến đấu. Tinh thần xả thân chiến đấu ngoan cường của cán <br />
bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thanh Hóa trên mặt trận là biểu tượng tốt đẹp <br />
rực sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực <br />
dân Pháp xâm lược, Thanh Hóa có 5 đồng chí được Đảng và Nhà nước tuyên <br />
dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đó là: Anh hùng liệt sĩ <br />
Trần Đức, xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia; anh hùng liệt sĩ Lê Công Khai, xã <br />
Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa; anh hùng liệt sĩ Trương Công Man, xã Cẩm <br />
<br />
<br />
16<br />
Phong, huyện Cẩm Thủy; anh hùng Lò Văn Bường, xã Xuân Lẹ, huyện Thường <br />
Xuân; tiêu biểu là anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, Tiểu đội trưởng Đại đội 827, <br />
Tiểu đoàn 394, Trung đoàn pháo cao xạ 367, quê xã Nông Trường, huyện Nông <br />
Cống đã lấy thân mình cứu pháo không để rơi xuống vực thẳm. Âm vang Điện <br />
Biên Phủ đã lan tỏa trên các mạch sống của nhân dân Thanh Hóa nói chung và <br />
lực lượng vũ trang Thanh Hóa nói riêng. Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo nên <br />
nguồn lực tiếp sức cho lực lượng vũ trang Thanh Hóa cùng quân và dân cả nước <br />
tiếp tục chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, vững bước đi lên trong công cuộc <br />
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.<br />
b) Đóng góp trong tuyển quân chi viện chiến trường.<br />
* Tuyển quân: Từ năm 1955 – 1975 tuyển được 227.082 thanh niên nhập <br />
ngũ vào quân đôi.<br />
* Chi viện chiến trường: Trung đoàn 14 huấn luyện quân tăng cường (từ <br />
tháng 4/1970 – 1975), đã huấn luyện và giao cho các chiến trường 78 tiểu đoàn, <br />
(có 4 tiểu đoàn nữ). Năm 1972 là năm giao cao nhất bằng 17 tiểu đoàn.<br />
c) Đóng góp trong xây dựng lực lượng vũ trang địa phương.<br />
* Xây dựng bộ đội địa phương:<br />
Năm thấp nhất (1964) có 2 đại đội bộ binh và 2 đại đội cao xã hỗn hợp <br />
37 ly và 14,5 ly.<br />
Năm cao nhất (1972) có 4 tiểu đoàn cao xạ, 2 tiểu đoàn bộ binh, 1tiểu <br />
đoàn công binh dự nhiệm, 1 cụm (tương đương trung đoàn), 2 tiểu đoàn hỗn hợp <br />
phòng thủ khu vực và hải đảo (chủ yếu là pháo binh) tương đương 12 đại đội <br />
pháo binh. Một trung đoàn huấn luyện quân tăng cường (quân số thời kỳ ít có 3 <br />
tiểu đoàn, cao nhất có 11 tiểu đoàn).<br />
* Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ:<br />
Năm cao nhất (1967) có 220.848 dân quân tự vệ (nữ có 64.400 chị, chiếm <br />
11,3%).<br />
Năm thấp nhất (1974) có 166.744 dân quân tự vệ (nữ 67.415 chị).<br />
Có 3.064 dân quân tự vệ tham gia chiến đấu sử dụng súng cao xạ 12,7 ly <br />
và 14,5 ly (nữ 588 chị, lão quân 39 cụ).<br />
Tay cày tay súng, có 3.355 người biết sử dụng súng trường, trung liên đến <br />
pháo cao xạ 37, 57 và 100ly để chiến đấu với máy bay Mỹ.<br />
Có 4 đại đội súng 12,7 ly chi viện cho chiến trường Trị Thiên.<br />
Có 647 tổ (2.345 người) làm nhiệm vụ công binh giao thông và khắc phục <br />
bom đạn địch.<br />
<br />
<br />
17<br />
Có 1.311 tổ (3.806 người) quân báo nhân dân.<br />
Có 1.410 tổ (3601 người) thông tin liên lạc.<br />
Có 3.129 dân quân tự vệ được huấn luyện bổ sung pháo cao xạ.<br />
Có 543 dân quân tự vệ được huấn luyền bổ sung pháo mặt đất.<br />
d) Những thành tích khen thưởng: <br />
Lực lượng vũ trang Thanh Hóa và 156 tập thể, 79 cá nhân đã vinh dự được <br />
Đảng và Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ <br />
trang nhân dân. <br />
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ <br />
Tổ quốc, ngày 7/1/2013, lực lượng vũ trang Thanh Hóa đã được Đảng và Nhà <br />
nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi <br />
mới.<br />
<br />
Câu hỏi 4: Anh (chị) cho biết những đóng góp nổi bật của Bộ CHQS <br />
tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc từ năm 1976 đến nay?<br />
Trả lời:<br />
*Giai đoạn từ năm 1976 1990:<br />
Luôn tham mưu kịp thời cho Đảng bộ và nhân dân, chính quyền địa <br />
phương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân phát triển đạt chất lượng ngày <br />
càng cao, tham mưu xây dựng nền quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ <br />
ngày càng vững chắc, hoàn thành xuất sắc mọi nhệm vụ được giao, đi đầu <br />
phong trào chống bão lụt, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. <br />
Năm 1979, cán bộ chiến sĩ công đoàn 14, Trung đoàn 74, cùng hành ngàn <br />
con em của quê hương Thanh Hóa lại tiếp tục hành quân lên biên giưới phía Bắc <br />
tham gia chiến đấu, góp phần bảo vệ vững chắc từng tấc đất biên cương tổ <br />
quốc.<br />
Từ năm 19811990 Bộ CHQS đã tham mưu tổ chức 2 lần diễn tập cấp <br />
tỉnh về : xây dựng pháo đài quân sự cấp huyện (1981), diễn tập vận hàng cơ chế <br />
02(TH89). Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, từ năm 19761990, <br />
LLVT Thanh Hóa tham gia xây dựng hoàn thành nhiều công trình có giá trị kinh <br />
tế và đạt chuẩn chất lượng cao như : cống tiêu thủy Quảng Châu(Quảng <br />
Xương), cầu Xuân Phương( Tĩnh Gia), sông Hoàng, sông Thống Nhất, làm hơn <br />
40 km đường miền núi từ Hồi Xuân (Quan Hóa) đến Pù Nhi Huyện (Mường Lát) <br />
được tỉnh, Quân khu, bộ quốc phòng tặng thưởng cờ thi đua vì có thành tích <br />
trong khôi phục, xây dựng phát triển kinh tế của tỉnh.<br />
Trong phong trào uống nước nhớ nguồn, lực lượng vũ trang đã try tập <br />
được 500 mộ liệt sĩ về nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh. Hàng năm xây dựng quỹ đền <br />
<br />
<br />
18<br />
ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, làm nhà tình nghĩa và thăm <br />
hỏi các gia đình chính sách.<br />
<br />
*Giai đoạn 1990 2011<br />
Luôn là tỉnh dẫn đầu trong công tác tuyên truyền giáo dục quốc phòng an <br />
ninh toàn dân và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho các đối tượng <br />
cán bộ trong tỉnh, được Bộ quốc phòng chọn báo cáo điển hình tại các Hội nghị <br />
toàn quốc sơ kết bồi dưỡng kiến thức QP AN cho các chức sắc, chức viện cho <br />
các tôn giáo. Đến nay các công tác giáo giục bồi dưỡng kiến thức QPAN trong <br />
tỉnh đã đi vào nề nếp, việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các chức sắc, <br />
chức viện trong tỉnh ngày càng có những kết quả tốt. Công tác giáo dục quốc <br />
phòng cho các học sinh, sinh viên của tỉnh đạt kết quả tương đối toàn diện trên <br />
tất cả các mặt. Đối với khối công nhân, nông dân đoàn thể việc bồi dưỡng về an <br />
ninh quốc phòng cũng có nhiều chuyển biến và có nhiều hình thức giáo dục phổ <br />
biến tới người dân.<br />
Có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác xây dựng lực lượng DQTV đặc <br />
biệt là lực lượng dân quân biển, đào tạo chỉ huy trưởng xã, phường, thị trấn.<br />
Tích cực trong công tác phòng cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên <br />
tai: chủ động đấu mối, hiệp đồng với sở giao thông vận tải và các đơn vị chủ <br />
lực của bộ, Quân khu đóng trên địa bàn về lực lượng, phương tiện vận chuyển, <br />
đường cơ động, vị trí tập kết…Xây dựng kế hoạch đảm bảo lực lượng, phương <br />
tiện vận chuyển kịp thời khi có tình huống bão lũ xẩy ra. Thường xuyên tham gia <br />
phòng, chống và ứng cứu có hiệu quả với các tình huống có thể xảy ra.<br />
Công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và tuyển sinh quân sự có <br />
nhiều sáng tạo và đổi mới góp phần tích cực nâng cao chất lượng cho quân <br />
đội.Những công dân nhập ngũ được huấn luyện trong vòng gần hai năm, được <br />
hưởng các chế độ của quân đội. Việc thi vào quân đội cũng có nhiều ngành <br />
phong phú hơn.<br />
Từ năm 1991 đến 2011 toàn tỉnh Thanh Hóa đã tuyển chọn và gọi hơn <br />
100.000 thanh niên nhập ngũ, tuyển chọn hàng năm đều đạt chỉ tiêu thậm chí <br />
vượt chỉ tiêu, không có trường hợp nào chống lệnh.<br />
Trong công tác tuyển sinh quân sự, Thanh Hóa là tỉnh dẫn đầu Quân khu 4 <br />
về tỷ lệ thí sinh đậu vào các trường chuyên nghiệp của Quân đội.<br />
Tham mưu có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội gắn với củng <br />
cố và tăng cường QP AN.<br />
Thành lập 02 trạm y tế quân dân y kết hợp trị tại Tam Thanh (Quan Sơn), <br />
Bát Mọt (Thường Xuân). Trong giúp dân phòng, chống khắc phục hậu quả thiên <br />
tai dịch bệnh, bằng khả năng quân y và y tế địa phương và sự chi viện của cục <br />
Quân y đã tham mưu triển khai thực hiện tốt công tác cấp cứu, điều trị, khắc <br />
phục hậu quả sau bão lụt và dịch tai xanh ở lợn và dịch cúm gia cầm, tiêu chảy <br />
cấp ở người được Quân khu và tỉnh đánh giá cao.<br />
<br />
19<br />
Chăm lo thực hiện công tác chính sách: Công tác giải quyết chế độ, chính <br />
sách đối với người có công, chính sách hậu phương quân đội được quan tâm và <br />
đạt hiệu quả cao. <br />
Trong đó việc giả quyết chế độ thương binh cho quân nhân, CNVQP đã <br />
phục viên xuất ngũ về địa phương là 10.000 đối tượng, xây nhà tình nghĩa: 94 <br />
nhà; nhà đồng đội:39 nhà; trị giá mỗi nhà từ 40 60 triệu đồng. Bình quân mỗi <br />
năm Bộ CHQS tỉnh quyên góp ủng hộ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da <br />
cam, ủng hộ đồng bào bị bão lụt…650.000.000. Hàng năm Bộ CHQS tỉnh thăm <br />
hỏi tặng quà các đối tượng gia đình chính sách 550 650 triệu đồng và tham mưu <br />
cho các cấp ủy quyền đại phương thăm hỏi tặng quà các đối tượng gia đình <br />
chính sách, gia đình chiến sĩ, các cán bộ đang công tác ở biên giới hải đảo mỗi <br />
năm hơn một tỷ đồng.<br />
Ngày 6/11/1978 LLVT Thanh Hóa được Đảng và nhà nước tặng danh hiệu <br />
anh hùng LLVT nhân dân.<br />
Ngày 10/12/1984 Hội đồng nhà nước CHXHCN Việt nam tặng huân <br />
chương Hồ Chí Minh cho LLVT nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều công lao <br />
thành tích trong sự nghiệp cách mạng, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.<br />
Ngày 22/7/1997 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam thưởng Huân chương <br />
lao động hạng ba cho cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS Thanh Hóa đã có thành tích xuất <br />
sắc trong công tác thương binh liệt sĩ, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, góp phần <br />
vào sự nghiệp xây dựng CHXH và bảo vệ tổ quốc.<br />
Chủ tịch nư