intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài dự thi: Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Đào Đức Mạnh

Chia sẻ: Đào Đức Mạnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:46

143
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài dự thi "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017" do Đào Đức Mạnh trình bày sẽ giúp các bạn trải lòng mình về tình cảm với những người anh em ruột thịt bên kia dãy Trường Sơn mà không dễ gì kể xiết cũng không phải lúc nào cũng có cơ hội thuận lợi để “dốc bầu”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài dự thi: Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Đào Đức Mạnh

BÀI DỰ THI<br /> TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT<br /> VIỆT NAM ­ LÀO, LÀO ­ VIỆT NAM NĂM 2017<br /> Người tham gia: <br /> <br /> Họ và tên: Đào Đức Mạnh Đơn vị:  Phó Bí thư  Chi đoàn  Công <br /> Ngày sinh: 02/09/1992 an,   Đoàn  phường   Phước   Long,   Nha <br /> Giới tính: Nam Trang, Khánh Hoà<br /> Nghề nghiệp: Công an Nơi   thường   trú:   372   Nguyễn   Tất <br /> Dân tộc: Kinh Thành, Tổ 1, M’Drắk, Dak Lak<br /> Tôn giáo: không Số điện thoại:01.666.731.977 <br /> NỘI DUNG BÀI DỰ THI<br /> Cứ  đến những ngày mùa thu tháng 8 lịch sử, lòng tôi lại nôn nao nhớ  về <br /> một ngày kỷ niệm in rất sâu đậm trong tim mỗi người con hai dân tộc hai sườn <br /> dãy Trường Sơn oai nghiêm, hùng vĩ: Việt Nam ­ Lào, Lào ­ Việt Nam, đó là <br /> ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, điểm khởi đầu về  thể  thức để  hai <br /> dân tộc càng gần nhau, càng giúp đỡ, chia ngọt sẻ  bùi, cùng phát huy những <br /> tương đồng từ  bao đời của hai dân tộc nay càng có cơ  hội phát triển, mang lại <br /> những hoa thơm trái ngọt trong công cuộc dựng xây xã hội chủ nghĩa của hai đất  <br /> nước anh em ruột thịt, ngày 05 tháng 9 năm 1962, khi mà cuộc kháng chiến <br /> chống Đế  quốc Mỹ  xâm lược đang bước vào cao trào với những biến chuyển  <br /> mới, khó khăn, thử  thách nhưng cũng thể  hiện bản lĩnh, tinh thần đoàn kết, <br /> chính nghĩa hai dân tộc để đưa cuộc khởi nghĩa, sự hợp tác đi từ thắng lợi quan <br /> trọng này đến thắng lợi quan trọng khác, quyết định hoà bình, độc lập, tự  do, <br /> thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ mỗi quốc gia tự chủ, bình đẳng và hơn hết, tim <br /> tôi không bao giờ quên, cũng không lần nào không bồi hồi, xúc động và… rưng  <br /> rưng khi nhớ  đến câu ca của Chủ  tịch Hồ  Chí Minh thấm sâu trong lòng mỗi <br /> người con Việt ­ Lào:<br /> Việt ­ Lào, hai nước chúng ta<br /> Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> Câu ca  ấy có thể  thay tôi nói những suy nghĩ của mình về  tình đoàn kết,  <br /> gắn bó keo sơn, thuỷ chung, khăng khít giữa hai dân tộc hiếm thấy trong lịch sử <br /> nhân loại.<br /> Trải lòng mình một chút, trở  lại với cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử  quan hệ <br /> đặc biệt Việt Nam ­ Lào, Lào ­ Việt Nam năm 2017” được tổ chức nhiều lần, <br /> tôi vui mừng biết bao khi biết tin cuộc lần lại một lần n ữa diễn ra vì đây là cơ <br /> hội tôi mong chờ,  ấp  ủ  để  được trải lòng mình về  tình cảm với những người <br /> anh em ruột thịt bên kia dãy Trường Sơn mà không dễ  gì kẻe xiết cũng không <br /> phải lúc nào cũng có cơ hội thuận lợi để “dốc bầu”.<br /> Lào là quốc gia Đông Nam Á trong bán đảo Đông Dương có chung đường <br /> biên giới dài 2069 km  về  phía Tây,  được Việt Nam ôm trọn phía biển Đông, <br /> đường biên giới giữa Việt Nam và Lào trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam là: <br /> Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ  An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, <br /> Thừa Thiên ­ Huế, Quảng Nam và Kon Tum cũng thật trùng hợp tiếp giáp với 10 <br /> tỉnh phía Lào là: Phông­xa­lỳ, Luông­pha­bang, Hủa­phăn, Xiêng­khoảng, Bô­ly­<br /> khăm­xay, Khăm­muồn, Xa­van­na­khẹt, Xa­la­van, Xê­kông và Ắt­tạ­phư. Quan <br /> hệ đặc biệt Việt Nam ­ Lào có nhiều cơ sở khách quan, tất yếu.<br /> Về các điều kiện tự nhiên, Việt Nam và Lào nằm ở trung tâm bán đảo Ấn ­ <br /> Trung, thuộc vùng  Đông Nam  Á lục  địa. Trong phạm vi của bán  đảo  Đông <br /> Dương, Việt Nam nằm  ở phía đông dãy Trường Sơn, như  một bao lơn nhìn ra <br /> biển; Lào nằm  ở  sườn tây dãy Trường Sơn, lọt sâu vào vùng đất liền của bán  <br /> đảo. Như vậy, dãy Trường Sơn có thể ví như cột sống của hai nước, tạo thành <br /> biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt Nam và Lào. Với địa hình tự nhiên này, <br /> về  đường bộ  cả  Việt Nam và Lào đều theo trục Bắc  ­  Nam. Còn về  đường <br /> biển, con đường gần nhất để  Lào có thể  thông thương ra biển đó là từ  Sầm <br /> Nưa thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào) qua Thanh Hoá; Xiêng khoảng (Lào) qua Nghệ <br /> An; Khăm Muộn (Lào) qua Hà Tĩnh; Xa­van­na­khẹt (Lào) qua Quảng Trị  và <br /> Khăm Muộn (Lào) qua Quảng Bình. Do điều kiện tự  nhiên nên sự  phát triển  <br /> kinh tế  ­ xã hội của Việt Nam và Lào có nhiều điểm tương đồng, lại vừa có  <br /> những nét khác biệt. Dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào <br /> <br /> 2<br /> được ví như  bức tường thành hiểm yếu, để  hai nước tựa lưng vào nhau, phối  <br /> hợp giúp đỡ lẫn nhau tạo ra thế chiến lược khống chế những địa bàn then chốt  <br /> về  kinh tế  và quốc phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam và Lào <br /> trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.<br /> Về các nhân tố dân cư, xã hội: Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa <br /> dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia  <br /> của hai nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc người  <br /> ở khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc điểm này, <br /> đến nay vẫn tiếp tục chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên đường biên  <br /> giới quốc gia Việt Nam­Lào. Chính quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài  <br /> của những cư dân Việt Nam và cư  dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước  <br /> đã dẫn đến việc cùng khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn  <br /> lợi sinh thuỷ. Điều này, thêm một lần nữa khẳng định các quan hệ cội nguồn và  <br /> quan hệ  tiếp xúc chính là những điều kiện lịch sử  và xã hội đầu tiên, tạo ra  <br /> những mối dây liên hệ và sự  giao thoa văn hoá nhiều tầng nấc giữa cư dân hai <br /> nước.<br /> Về  nhân tố  văn hoá và lịch sử, do quan hệ  gần gũi và lâu đời nên người <br /> Việt và người Lào đặc biệt là người dân ở vùng biên giới am hiểu về nhau khá  <br /> tường tận. Trong cuốn “Dư địa chí”  của Nguyễn Trãi đã mô tả khá ấn tượng về <br /> nền văn hoá độc đáo và phong tục thuần phác của dân tộc Lào, cũng như  hiện  <br /> tượng giao thoa văn hoá nở  rộ  giữa Đại Việt với các nước láng giềng Đông  <br /> Nam Á, trong đó có Lào Lạn Xạng. Sự  giao thương của người dân Lào với  <br /> người dân Việt nhất là với người dân các tỉnh biên giới của Việt Nam cũng khá  <br /> nhộn nhịp. Điều đáng chú ý là trong quan hệ giao thương với Đại Việt, Lào Lạn  <br /> Xạng đã không ít lần bộc lộ mối quan tâm của mình muốn hướng ra biển, trong  <br /> khi Đại Việt lại tìm cơ hội để mở rộng buôn bán vào sâu lục địa. Mặc dầu Việt  <br /> Nam và Lào có tiếng nói, văn tự không giống nhau, sáng tạo và lựa chọn các nền  <br /> văn hóa cũng như  các hình thức tổ  chức chính trị  ­xã hội khác nhau, nhưng  <br /> những nét tương đồng thì vẫn thấy phổ  biến trong muôn mặt đời sống hàng <br /> ngày của cư dân Việt Nam và Lào. Sự tương đồng giữa văn hóa làng – nước của <br /> <br /> 3<br /> người Việt và văn hóa bản ­ mường của người Lào xuất phát từ cội nguồn cùng <br /> nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á. Đồng thời, lòng nhân ái bao  <br /> la và đời sống tâm linh phong phú, trong đó có những  ảnh hưởng sâu đậm của  <br /> đạo Phật mà trong cách đối nhân xử thế của mình, nhân dân Việt Nam và nhân <br /> dân   Lào   bao   giờ   cũng   nêu   cao   những   phẩm   chất   yêu   thương   và   hướng <br /> thiện. Trong tiến trình lịch sử cả hai dân tộc đều phải ngoan cường chống ngoại <br /> xâm để  bảo vệ  nền độc lập dân tộc. Trải qua những biến cố  thăng trầm của  <br /> lịch sử, hai nước Đại Việt ­ Lạn Xạng, Lạn Xạng ­ Đại Việt mặc dù không <br /> phải không có những thời khắc gặp nguy nan nhưng với tinh thần lấy hoà hiếu <br /> làm trọng nên đã sáng suốt và công bằng, có ý thức đề cao không thù hận, quan <br /> hệ nương tựa vào nhau giữa nhân dân hai nước vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng,  <br /> đồng thời biết chủ  động vun đắp tình thân ái và hữu nghị  lâu dài giữa hai dân <br /> tộc.<br /> Từ  đầu thế  kỷ 20, không cam chịu ách nô lệ, nhân dân hai nước Lào­Việt <br /> Nam đã đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống Pháp. Như  vậy, trước 1930, hai  <br /> dân tộc Lào­Việt đã đoàn kết cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, nhưng lúc đó  <br /> chỉ dừng lại ở tính chất tự phát do hạn chế về trình độ  nhận thức và điều kiện  <br /> lịch sử. <br /> Từ thực tế tình hình trong nước và các nước Đông Dương những năm đầu <br /> thế   kỷ   XX,   Chủ   tịch   Hồ   Chí   Minh   đã   xác   định: “Muốn   cứu   nước   và   giải  <br /> phóng dân   tộc   không   có   con   đường   nào   khác   con   đường   cách   mạng   vô  <br /> sản”. Người luôn đặt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam gắn bó mật <br /> thiết với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước trong đó có  <br /> dân tộc Lào. Người cũng luôn quan tâm sâu sắc và coi việc giúp đỡ  Lào vừa là <br /> trách nhiệm vừa là nghĩa vụ, là một nội dung quan trọng  nhất của tình đoàn kết <br /> và liên minh chiến đấu Việt ­ Lào. Người không chỉ đóng góp về lý luận, đường <br /> lối, phương hướng cách mạng mà Người còn quan tâm đến cả việc tổ chức,  chỉ <br /> đạo thực tiễn cách mạng Lào.<br /> Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các phong trào đấu tranh ở Việt Nam diễn ra <br /> mạnh mẽ  và lan rộng trong cả nước và có  ảnh hưởng lớn đến Lào. Các phong <br /> <br /> 4<br /> trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng đã nhận được sự  ủng hộ  của nhân  <br /> dân Lào. Trước vận mệnh của các dân tộc Đông Dương, Trung  ương  Đảng <br /> Cộng sản Đông Dương đã liên tiếp tổ chức các cuộc hội nghị quan trọng để bàn <br /> chủ  trương và biện pháp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân đi đến  <br /> thắng lợi. Đặc biệt, tháng 5 năm 1941 lãnh tụ  Nguyễn Ái Quốc đã chủ  trì Hội <br /> nghị  Ban Chấp hành Trung  ương Đảng lần thứ  VIII quyết định đặt nhiệm vụ <br /> giải phóng dân tộc lên hàng đầu của cách mạng Đông Dương, giải quyết vấn  <br /> đề  dân tộc trong khuôn khổ  từng nước và thành lập  ở  mỗi nước một Mặt trận  <br /> Dân tộc Thống nhất rộng rãi. <br /> Từ khi có chủ nghĩa Mác – Lê­nin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đặc <br /> biệt là từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng <br /> lập, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của hai dân tộc Lào ­ Việt  <br /> Nam tình đoàn kết đó đã được phát triển mạnh mẽ và liên tục. Chủ tịch Hồ Chí <br /> Minh vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, đã tự mình khám phá thế giới tư bản chủ <br /> nghĩa và các dân tộc thuộc địa, nhằm phát hiện chân lý cứu nước. Người tiếp  <br /> nhận và vận dụng sáng tạo chủ  nghĩa Mác – Lê­nin vào điều kiện cụ  thể  của  <br /> Đông Dương để  xác định con đường giải phóng các dân tộc Việt Nam, Lào, <br /> Cam­pu­chia theo con đường cách mạng vô sản. Trong quá trình tìm đường cứu <br /> nước của mình, Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm đến tình hình Lào. Người không <br /> chỉ lên án chế độ thực dân Pháp nói chung mà còn tố cáo cụ thể sự tàn bạo của  <br /> thực dân Pháp  ở  Lào. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ­ một trong những <br /> tổ  chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp  <br /> sáng lập vào tháng 6 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), đến tháng 2 năm  <br /> 1927, Hội này gây dựng được cơ sở tại Lào. Thông qua hoạt động của Hội Việt  <br /> Nam Cách mạng Thanh niên  ở  Lào, Nguyễn Ái Quốc thấy đây là điều kiện <br /> thuận lợi để  người Việt Nam vừa tham gia cuộc vận động cứu nước tại Lào, <br /> vừa sát cánh cùng nhân dân Lào xây dựng mối quan hệ đoàn kết khăng khít giữa  <br /> Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã lập  <br /> Hội Ái hữu, Hội Việt kiều yêu nước, mở  các lớp huấn luyện cách mạng trên  <br /> đất Lào. Trên thực tế, từ nửa sau những năm 20 thế kỷ XX, Lào là một đầu cầu  <br /> <br /> 5<br /> trực tiếp truyền bá chủ  nghĩa Mác – Lênin và tư  tưởng cứu nước mới của  <br /> Nguyễn Ái Quốc vào Đông Dương. Năm 1928, đích thân Người bí mật tổ  chức  <br /> khảo sát thực địa tại Lào càng cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cách <br /> mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Cũng trong năm này, chi bộ Thanh niên cộng  <br /> sản đầu tiên được thành lập tại Viêng Chăn, đồng thời đường dây liên lạc giữa <br /> nhiều thị trấn ở Lào với Việt Nam được tổ chức. Vì vậy, mối quan hệ đặc biệt <br /> giữa hai nước Việt – Lào được khẳng định từ  khi Chủ  tịch Hồ  Chí Minh sáng <br /> lập Đảng Cộng sản Việt Nam.<br /> Tháng 10 năm 1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản  <br /> Việt Nam quyết định đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, đặt phong trào <br /> cách mạng  hai nước Việt Nam và Lào dưới sự  lãnh đạo của Đảng Cộng sản <br /> Đông Dương do Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đứng đầu. Sự  kiện này đánh dấu mốc <br /> quan trọng trong mối quan hệ  hữu nghị  đặc biệt giữa hai quốc gia Việt Nam ­ <br /> Lào.<br /> Trên hành trình trở về Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc, Lào cũng là địa <br /> bàn đầu tiên tnơi bổ  sung những cơ sở thực tiễn mới cho công tác chính trị, tư <br /> tưởng và tổ chức của Người về phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông  <br /> Dương. Quá trình Nguyễn Ái quốc đặt nền móng cho quan hệ  đặc biệt Việt  <br /> Nam – Lào, Lào – Việt Nam báo hiệu bước ngoặt lịch sử trọng đại sắp tới của  <br /> cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng Lào.<br /> Việt Nam và Lào là 2 quốc gia láng giềng của nhau. Trong nhiều giai đoạn  <br /> lịch sử Lào chịu sự chi phối giữa Xiêm và Đại Việt. Thời kỳ nhà Nguyễn coi các <br /> quốc gia Vương quốc Luông Pha­bang, vương quốc Viêng Chăn, vương quốc <br /> Phuan, vương quốc Chăm­pha­sắc, vương quốc Khơ­me là phiên bang của Việt <br /> Nam. Cho đến khi triều Nguyễn suy yếu, các vương quốc này lại chịu sự  chi  <br /> phối của Xiêm và sau đó là thực dân Pháp. Trong giai đoạn đấu tranh chống thực <br /> dân Pháp trong cuối thế  kỷ  19, nhiều cuộc nổi dậy của người Việt Nam cũng <br /> lan sang và phát triển tại Lào, nhưng sau đó đều bị  dập tắt. Năm 1930 , Đảng <br /> Cộng sản Đông Dương ra đời và nhiều đảng viên bí mật tại Lào và Cam­pu­chia <br /> <br /> <br /> 6<br /> xuất hiện trong Đảng, người Việt Nam chiếm tuyệt đối trong Đảng chỉ có phần <br /> nhỏ là Lào và Cam­pu­chia.<br /> Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân hai  <br /> nước đã cùng sát cánh bên nhau viết nên những trang sử  chói lọi và cùng nhau <br /> xây dựng mối quan hệ  đoàn kết nghĩa tình đặc biệt mà tiên phong là Chủ  tịch  <br /> Hồ  Chí Minh, Chủ  tịch Cay­xỏn Phôm­vi­hản và Chủ  tịch Xu­pha­nu­vông đã <br /> dày công vun đắp. Mối quan hệ được Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân <br /> dân Cách mạng Lào cũng như  Nhà nước  hai  quốc gia coi là mối quan hệ  đặc <br /> biệt với vai trò như  đồng minh chiến lược của nhau mà không có bất kỳ  bản <br /> cam kết đồng minh nào, chuyện hiếm trong lịch sử thế giới hiện đại. Trong lịch <br /> sử  quan hệ quốc tế, quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là một <br /> điển hình, một tấm gương mẫu mực, thuỷ chung, trong sáng, được bắt nguồn từ <br /> các điều kiện tự nhiên, nhân tố dân cư, xã hội, văn hoá và lịch sử, truyền thống  <br /> chống giặc ngoại xâm của nhân dân hai nước.<br /> Ngày 05 tháng 9 năm ấy đến năm 2017 đã là 55 năm kể từ  ngày Việt Nam  <br /> và Lào chính thức thiết lập quan hệ  ngoại giao (5/9/1962 ­ 5/9/2017) và tròn 40 <br /> năm tính từ thời điểm hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (18/7/1977 ­  <br /> 18/7/2017). Đây là những dấu mốc trọng đại trong quan hệ  truyền thống, hữu  <br /> nghị, láng giềng giữa hai quốc gia cùng dựa vào dải Trường Sơn và dòng sông  <br /> Mê­kông. Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng, chúng ta có thể tự hào về quá <br /> trình hình thành và phát triển của mối quan hệ  đặc biệt, hiếm có giữa hai dân <br /> tộc. tinh thần đoàn kết Việt Nam ­ Lào tiếp tục được hun đúc và tôi luyện hơn  <br /> khi hai nước không ngừng hỗ  trợ nhau trên các mặt trận quân sự  và đối ngoại, <br /> làm thất bại mọi âm mưu phá hoại và tiến hành chiến tranh của chủ nghĩa thực <br /> dân mới. Ngày 05 tháng 9 năm 1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan  <br /> hệ  ngoại giao, mở  ra một giai đoạn mới trong lịch sử  quan hệ  hai nước. Liên <br /> minh chiến  đấu của quân và dân hai nước Việt ­ Lào ngày càng  được tăng <br /> cường. Dãy Trường Sơn hùng vĩ với hai nửa Trường Sơn Đông ­ Trường Sơn <br /> Tây đã trở thành biểu tượng sinh động của mối quan hệ keo sơn “ hạt muối cắn  <br /> đôi, cọng rau bẻ nửa” và sau này “mãi mãi keo sơn, đời đời bền vững” mà nhất <br /> <br /> 7<br /> là  câu  chuyện  rơi   nước  mắt  về  mẹ  Lào  chia  sữa   của   con  cứu   bộ   đội  tình  <br /> nguyện Việt Nam mà tôi đã đọc được và sẽ kể dưới đây trong những năm tháng  <br /> gian khổ nhưng đầy vinh quang, cùng góp phần to lớn giúp nhân dân và các lực  <br /> lượng vũ trang hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mà đỉnh cao là <br /> Đại thắng Mùa Xuân 1975 tại Việt Nam và Chiến thắng ngày 2 tháng 12 năm <br /> 1975 tại Lào.<br /> Trong lịch sử  cùng đấu tranh giữ  đấu tranh giữ  nước, Hà Nội được coi là <br /> trung tâm đầu não của toàn bộ Đông Dương, đặt các trụ sở hành chính, giáo dục, <br /> văn hóa... vì vậy rất nhiều trí thức và người trong hoàng gia các vương quốc <br /> sang Hà Nội học tập. Khi Nhật tiến vào Đông Dương, và sau đó đảo chính Pháp  <br /> và lập ra các quốc gia tự chủ theo danh nghĩa tại Lào và Việt Nam, nội các hai <br /> nước cũng có quan hệ nhỏ mang tính chất hai quốc gia thuộc khối Đại Đông Á.<br /> Ngày   4   tháng   9   năm   1945, Hồ   Chí   Minh đã   mời   Hoàng   thân Xu­pha­nu­<br /> vông đang  ở  Vinh ra Hà Nội, đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng mối <br /> quan hệ  Việt ­ Lào. Đến khi Pháp quay lại Đông Dương năm 1946, Lào được <br /> thống nhất thành quốc gia chung Vương quốc Lào do Pháp bảo hộ theo cách Lào <br /> là quốc gia thuộc khối Liên hiệp Pháp. Lào Ít­xa­ra bị  Pháp tấn công tan rã, số <br /> nhỏ  rút sang Thái và Việt Nam. Chiến tranh Đông Dương nổ  ra, tháng 8 năm <br /> 1950 hoàng thân Xu­pha­nu­vông đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương đổi <br /> tên nhóm lực lượng Lào Ít­xa­ra do ông lãnh đạo sang tổ chức vũ trang Pha­thét <br /> Lào, thành lập chính phủ  kháng chiến Lào. Tháng 2 năm 1951 Đại hội Đảng <br /> Cộng sản Đông Dương lần thứ II được tổ chức, Cay­xỏn Phôm­vi­hản tham dự <br /> với tư cách trưởng đoàn đại biểu Lào. Tình hình tại Đông Dương liên tục thất <br /> bại, thực dân Pháp quyết định trao trả  độc lập cho Lào để  tập trung bình định <br /> Việt Nam. Tại Lào trong năm 1953,  lực lượng Pha­thét Lào cùng bộ  đội tình <br /> nguyện Việt Nam liên tiếp đánh chiếm nhiều vùng do Pháp và chính quyền <br /> Vương quốc Lào nằm giữ. Đến cuối năm 1953,  Pha­thét Lào kiểm soát được <br /> Thượng Lào, một số tỉnh tại Trung và Hạ Lào.<br /> Sau khi Hiệp định Giơ­ne­vơ được ký kết, lực lượng cộng sản Lào tập kết <br /> tại hai tỉnh Phông­xa­lỳ và Sầm Nưa cho tới khi có bầu cử  thống nhất Lào vào <br /> <br /> 8<br /> năm 1955. Năm 1955 Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập với tiền <br /> thân là Đảng Cộng sản Đông Dương, người gốc Việt chiếm đa số  trong Đảng. <br /> Chính phủ Liên hiệp các đảng phái được thành lập và bầu cử năm 1958 diễn ra <br /> với sự  thắng thế  của Mặt Trận Lào Yêu Nước do hoàng thân Xu­pha­nu­vông <br /> lãnh đạo. <br /> Sau này, đến những năm 1959 ­ 1960 tại Lào liên tiếp xảy ra các cuộc đảo  <br /> chính quân sự, Hoa Kỳ và Liên Xô ủng hộ 2 chính quyền khác nhau tại Lào. Do <br /> lo ngại sự can thiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào Lào, Liên Xô và Hoa <br /> Kỳ  thống nhất  ủng hộ  giải pháp liên hiệp. Chính phủ  liên hiệp lần hai ra đời <br /> nhưng chỉ   ổn định tới năm 1968. Sau năm 1968, phe Cộng sản và phái hữu tại  <br /> Lào lại tiếp tục giao tranh. Xu­pha­nu­vông được Hồ  Chí Minh, Lê Duẩn, Võ <br /> Nguyên Giáp ủng hộ, đào tạo cán bộ  cho cách mạng Lào, người Việt Nam trở <br /> thành chuyên gia, bộ đội tình nguyện... cho Lào.<br /> Sau Chiến dịch Hồ  Chí Minh, lực lượng cộng sản tại Lào cũng phát triển <br /> mạnh mẽ  và cuối cùng cũng đã giải phóng được Viêng Chăn tháng 12 tháng  <br /> 1975, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Năm 1976, Việt Nam và <br /> Lào đã ký hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, khoa học và kỹ thuật, tiếp  <br /> sau đó là ký hiệp  ước 25 năm hữu nghị  và hợp tác vào năm 1977, và Hiệp  ước <br /> Hoạch định biên giới quốc gia, và hiệp  ước này cũng gây nên sự  căng thẳng  <br /> trong quan hệ giữa Lào và Trung Quốc.<br /> Năm 1979 nổ  ra Chiến tranh biên giới Việt­Trung, 1979, Đảng Nhân dân <br /> Cách mạng Lào đã  ủng hộ  Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc  <br /> xâm lược cắt đứt quan hệ với Trung Quốc. Do lo ngại tình hình bất ổn tại  biên <br /> giới Lào ­ Thái, quân tình nguyện Việt Nam lại tiếp tục hỗ trợ xây dựng  Quân <br /> đội Nhân dân Lào phát triển như  ngày nay có khả  năng đủ  chống lại các cuộc <br /> ngoại xâm cũng như các phe phái thù địch.<br /> Kể từ năm 1980, Lào và Việt Nam chính thức thành lập Ủy ban hợp tác Lào <br /> ­Việt Nam sẽ  thường xuyên gặp nhau để  phát triển các kế  hoạch. Các cấp độ <br /> hợp tác với nhau khác của Lào Việt Nam là các cuộc họp Đảng với Đảng, giao  <br /> lưu tỉnh với tỉnh, cũng như các đoàn thể thành niên và phụ nữ khác.<br /> <br /> 9<br /> Ngày 24 tháng 1 năm 1986, hai nước ký kết một nghị định thư về phân định <br /> biên giới và cắm mốc. Hai quốc gia dự kiến hoàn thành cắm mốc biên giới vào  <br /> năm 2012.<br /> Sau khi Liên Xô tan rã, Lào và Việt Nam tích cực hợp tác với các quốc gia <br /> khác, nhưng quan hệ Lào­Việt Nam vẫn là mối quan hệ đặc biệt.<br /> Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng đất nước trong hòa bình và quá độ <br /> đi lên shủ nghĩa cộng sản, quan hệ hai nước chuyển từ quan hệ đoàn kết trong  <br /> chiến đấu chống kẻ thù chung sang quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp  <br /> tác toàn diện dưới sự  lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân <br /> dân Cách mạng Lào. Ngày 18 tháng 7 năm 1977, hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị <br /> và Hợp tác. Hiệp ước có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở pháp lý vững chắc  <br /> cho việc tăng cường và mở  rộng mối quan hệ  đặc biệt Việt Nam ­ Lào trong  <br /> thời kỳ  mới; tạo cơ  sở  để  hai nước thúc đẩy ký kết hàng loạt các thỏa thuận <br /> hợp tác sau này. Trong quá trình hợp tác và giúp đỡ  lẫn nhau sau chiến tranh,  <br /> Việt Nam đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang giúp Lào bảo đảm an ninh, ổn định <br /> đời sống, khôi phục sản xuất và phát triển kinh tế. Quan hệ  hợp tác đó được <br /> thực hiện trên cơ  sở  tôn trọng độc lập, chủ  quyền và toàn vẹn lãnh thổ  của <br /> nhau; đề cao ý chí tự lực, tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.<br /> Bản chất của quan hệ  đặc biệt đó bắt nguồn từ  lòng yêu nước nồng nàn  <br /> kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; tình đoàn kết thủy chung và niềm tin  <br /> về lòng chân thành, trong sáng mà hai dân tộc Việt Nam, Lào dành cho nhau; sự <br /> giúp đỡ  đến mức cao nhất nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ  cách mạng  <br /> và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tương lai của hai dân tộc. Quan hệ <br /> Việt ­ Lào được xây đắp, nuôi dưỡng bằng công sức, của cải, xương máu của <br /> nhiều thế  hệ  cách mạng người Việt Nam và Lào. Trải qua rất nhiều gian nan,  <br /> thử thách khắc nghiệt, quan hệ đó vẫn vẹn nguyên, không hề bị rạn nứt và phá  <br /> vỡ  cho dù các thế  lực thù địch dùng nhiều thủ  đoạn chống phá, chia rẽ. Bản <br /> chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam ­ Lào, Lào ­ Việt Nam, được nuôi dưỡng,  <br /> phát triển bằng sức cảm hóa sâu sắc của quan điểm “giúp bạn là mình tự  giúp  <br /> mình” do Chủ  tịch Hồ  Chí Minh chỉ  dẫn. Đây là câu nói cô đọng, giàu ý nghĩa <br /> <br /> 10<br /> chính trị, nhân văn, mở ra phương hướng xử lý hài hòa lợi ích của hai dân tộc; là <br /> vũ khí sắc bén chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ban ơn. Dựa trên luận điểm về <br /> quyền dân tộc tự  quyết, cơ  quan lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Lào đã nhất trí  <br /> tiến hành liên minh, hợp tác theo nguyên tắc tôn trọng độc lập tự  chủ  của bạn  <br /> như  Chủ  tịch Hồ  Chí Minh xác định: “Cán bộ  Việt Nam sang công tác  ở  Lào  <br /> phải hoàn toàn ở dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Trung ương Lào, nhất là của  <br /> Thủ  tướng Xu­pha­nu­vông. Tuyệt đối không được tự  cao, tự  đại, không được  <br /> bao biện...”<br /> Tôi nhớ mãi một câu chuyện cảm động rơi nước mắt mẹ Lào chia sữa của <br /> con mình cứu bộ đội tình nguyện Việt Nam như  là hiến dâng máu của mình. <br /> Câu chuyện tôi đọc được đã được kể lại rằng có một cô gái m ười tám tuổi có <br /> đứa con đầu lòng, nhưng trước hoàn cảnh người lính tình nguyện Việt Nam bị <br /> kiệt sức vì sốt rét, thiếu dinh dưỡng và có thể  mất mạng, người mẹ  trẻ  đó đã <br /> vượt qua sự  xấu hổ, vượt  qua những  điều cấm kỵ  của phong tục dân tộc,  <br /> nhường một phần sữa của con cho người lính tình nguyện Việt Nam.<br />   Những giọt sữa quý giá của người mẹ  trẻ  đã giúp người lính hồi phục, <br /> góp thêm vào kho tàng những câu chuyện, những hành động cao cả của tinh thần <br /> “sẵn sàng xả  thân vì nhau” một trong những yếu tố  quan trọng, góp phần tạo  <br /> nên mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Lào và Việt Nam. <br /> Người trải nghiệm, hôm  ấy, vượt qua chặng đường gần 900km từ  thủ đô <br /> Vientiane về  Xekong trong những cơn mưa đầu mùa của Lào vào những ngày <br /> cuối tháng Sáu vừa qua, nhờ sự giúp đỡ của Sở Ngoại vụ tỉnh Xê­kông, đã đến <br /> được nhà mẹ  Kanchia,  ở  bản Phông, huyện La­mam, tỉnh Xê­kông, Nam Lào. <br /> Nhưng mẹ  đã đi trông chắt cho cháu gái  ở  cách nhà gần 190km. Nghĩ tới con  <br /> đường đã qua, nghĩ tới cảnh mẹ  đang  ở  cái tuổi xưa nay hiếm và thời gian  <br /> chẳng chờ ai, họ quyết định nhờ cô con gái của mẹ dẫn đường đến nhà cô cháu  <br /> gái. Cô con gái của mẹ cũng chưa bao giờ đến nhà cô cháu gái và trong suy nghĩ  <br /> của cô, chỉ cần chạy xe ôtô vài tiếng là tới. Và phải mất gần 3 tiếng vừa đi vừa <br /> gọi điện thoại hỏi đường, họ cũng đã gặp được Mẹ. Ông kể lại rằng: “Trái với  <br /> sự hình dung của chúng tôi, mặc dù không còn khỏe nhưng nhìn mẹ vẫn còn khá  <br /> <br /> 11<br /> trẻ, lúc chúng tôi đến, mẹ vẫn đang tất tả vừa chăm sóc cho chắt, vừa tranh thủ  <br /> giúp việc bếp núc cho các cháu.<br /> Khi chúng tôi hỏi tuổi của mẹ, mẹ  trả  lời chịu vì thực tế  mẹ  không biết  <br /> mình sinh năm bao nhiêu. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về việc từng chia sẻ một  <br /> phần sữa của con mình để  cứu mạng một bộ  đội tình nguyện Việt Nam bị  sốt  <br /> rét kiệt sức trong những năm tháng hai nước cùng chung chiến hào chống lại kẻ  <br /> thù chung trước đây, mẹ  bỗng chốc trở  nên hoạt bát hơn hẳn và cho biết mẹ  <br /> không thể nào quên được câu chuyện đó. <br /> Giải thích cho việc này, mẹ  cho biết theo phong tục của người Lào, sữa  <br /> chính là dòng máu và chỉ có thể chia sẻ cho con, việc cho người khác là điều  <br /> kiêng kỵ, đặc biệt với một cô gái trẻ  mới  ở  tuổi 18 như  mẹ vào thời điểm đó,  <br /> điều này còn khó hơn nhiều, do vậy mẹ làm sao có thể quên được<br /> Theo lời kể  của mẹ, quê mẹ  nằm gần vùng có tuyến đường Hồ  Chí Minh  <br /> huyền thoại đi qua, thời điểm đó, mẹ  đang là cô du kích 18 tuổi, trong khi đứa  <br /> con đầu của lòng của mẹ mới biết bò.<br /> Chồng của mẹ lúc đó đang là cán bộ trong một đơn vị giải phóng của Lào  <br /> (không nhớ  đơn vị  nào), có nhiệm vụ  giúp quân đội Việt Nam bảo vệ  tuyến  <br /> đường hành quân, vận chuyển từ miền Bắc vào miền Nam. <br /> Theo lời mẹ, khi đó (mẹ  cũng không nhớ  rõ năm nào), nhằm chặn tuyến  <br /> đường vận tải huyết mạch của Việt Nam, giặc Mỹ ngày đêm cho máy bay B52  <br /> và các loại máy bay khác bắn pháo sáng, thả  bom Napal và rải chất độc hóa  <br /> học… vào nhà dân và các khu vực rừng núi xung quanh khiến gia đình mẹ  và  <br /> dân bản phải liên tục di chuyển, lẩn trốn. <br /> Khi đó, đơn vị của mẹ  đang đóng  ở  Huoi Dua (Suối Đừa), sâu trong rừng  <br /> Trường Sơn, phía trên là một đơn vị  quân đội Việt Nam, một buổi sáng, mẹ  <br /> đang cho con bú, một chú bộ đội Việt Nam đến xin mẹ sữa cho một đồng đội bị  <br /> ốm rất nặng trong đơn vị. <br /> Vì khi đó các kho lương thực của đơn vị  bị  bom Mỹ phá hỏng, đường vận  <br /> chuyển bị  gián đoạn nên không còn lương thực bồi dưỡng cho thương bệnh  <br /> binh.<br /> <br /> 12<br /> Mẹ cho biết, ban đầu mẹ xấu hổ quá, không dám trả lời, tuy nhiên, khi nhìn  <br /> người lính xanh rớt, kiệt sức nằm thiêm thiếp được đồng đội khiêng tới, mẹ đã  <br /> quyết định không có ngại ngần gì nữa. <br /> Mẹ nói: “Tôi nghĩ người Việt cũng như người Lào, tôi thương đồng chí đó <br /> vì sợ nếu chết đi sẽ bỏ lại bố, mẹ, vợ, con  ở quê nhà. Tôi thương vì họ  đều là  <br /> bộ đội tình nguyện Việt Nam sang giúp Lào chiến đấu. Trước đó, tôi cũng chưa <br /> từng biết đất nước Việt Nam ở chỗ nào, nhưng khi thấy anh em Việt Nam sang <br /> giúp đất nước mình, tôi thương và yêu quý nên tôi quyết định vượt qua mọi ái  <br /> ngại và cho sữa. Có người hỏi tôi tại sao lại cho sữa như  vậy, tôi kệ, tôi chỉ <br /> nghĩ rằng anh em Việt Nam  đến  ở  làng mình, chiến đấu cho mình, hy sinh  <br /> xương máu vì mình, nếu mình không chăm sóc sẽ  như  thế  nào, còn gì là đoàn <br /> kết nữa”.<br /> Từ những giọt sữa đầy nghĩa tình này, anh bộ đội tình nguyện Việt Nam đã  <br /> dần hồi phục và đến gặp mẹ  Kanchia để  cảm  ơn ân nhân cứu mạng và xin  <br /> nhận làm con.<br /> Sau khi bình phục, anh bộ đội tình nguyện Việt Nam đó đã quay trở lại đơn  <br /> vị và tiếp tục di chuyển sang địa bàn khác chiến đấu.<br /> Kể từ đó, anh không còn dịp để trở lại bản xưa tìm lại “người mẹ” đã cứu  <br /> mình ngày nào, có lẽ vì chiến tranh ác liệt, anh đã nằm lại ở một bản làng nào  <br /> đó của Lào, cũng có thể  vì một hoàn cảnh hoặc vì nhiều lý do khác không cho  <br /> anh cơ hội. <br /> Trong quá trình tìm hiểu câu chuyện, tôi được biết Phó Chủ tịch, Tổng Thư  <br /> ký Trung  ương Hội Hữu nghị  Lào  ­  Việt Nam trong nhiều năm qua, ông  Xai­<br /> kông  Xay­a­xin từng nghe rất nhiều về  những hành động, những câu chuyện  <br /> đẹp về quan hệ hữu nghị Lào ­ Việt Nam, nhưng với ông, câu chuyện về người  <br /> mẹ  trẻ  mới 18 tuổi, lại đang nuôi đứa con đầu lòng mà dám vượt qua sự  ngại  <br /> ngùng, xấu hổ, vượt qua những rào cản kiêng kỵ  của phong tục, tập quán của  <br /> dân tộc,  để  nhường sữa cho bộ   đội tình nguyện Việt Nam vẫn là  một câu  <br /> chuyện đặc biệt, có lẽ chỉ có trong quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam.<br /> <br /> <br /> 13<br /> Ông nói: “Tôi hết sức xúc động khi được nghe về  câu chuyện này, đây là  <br /> tấm lòng của một người mẹ. Chỉ có mẹ mới chia sẻ dòng sữa cho chính con của <br /> mình. Tôi nghĩ rằng chỉ có Việt Nam với Lào mới làm được như vậy”.<br /> Năm 1975, đất nước Lào được giải phóng, nước Cộng hòa Dân chủ  Nhân  <br /> dân Lào ra đời trong khi Việt Nam cũng đã thống nhất đất nước, bộ  đội tình  <br /> nguyện Việt Nam sau đó trở  về nước, chỉ  còn lại con đường Hồ  Chí Minh đầy  <br /> vết tích của chiến tranh. Mẹ Kan­chia cùng bà con trong bản cũng bắt tay vào  <br /> xây dựng cuộc sống mới, cuộc sống với muôn bề gian khó sau chiến tranh khiến  <br /> mẹ không có nhiều thời gian để nghĩ về câu chuyện cũ, mãi cách đây 5 ­ 7 năm,  <br /> có người nhắc lại thì mẹ mới kể lại. Nhắc lại việc này, mẹ có chút hơi buồn.”<br /> Nhường cơm sẻ áo, nhường sữa của con, thậm chí nhường cho nhau được <br /> sống, trong lịch sử  quan hệ đặc biệt Việt Nam ­ Lào, có vô vàn, vô vàn những <br /> câu chuyện, những hành động, những nghĩa cử  cao đẹp như  vậy, tất cả  những  <br /> nghĩa cử, những hành động cao đẹp đó đã hun đúc lên mối quan hệ thủy chung,  <br /> trong sáng, có một không hai trên thế  giới giữa Việt Nam­Lào, Lào­Việt Nam <br /> ngày nay”.<br /> Trong quá trình tìm hiểu để viết bài này, tôi biết rằng Mẹ Kan ­chia có tổng <br /> cộng 12 người con; trong đó có 5 người con với người chồng đã hy sinh trong <br /> chiến tranh. Sau này mẹ  đi bước nữa và có thêm 7 người con với người chồng  <br /> mới, tuy nhiên, do cuộc sống khó khăn, nghèo đói, thiếu thuốc men, đến nay chỉ <br /> còn 3 người con với người chồng mới còn sống. Hiện mẹ  đang sống cùng con <br /> cháu tại bản Phon, huyện Lamam, tỉnh Xe­kông, Nam Lào.<br /> Tôi mạn phép kể  câu chuyện thứ  hai trong rất nhiều câu chuyện về  tình <br /> cảm Việt Nam – Lào trong những câu chuyện diễn ra 55 năm qua, câu chuyện có <br /> thật, những kỷ vật của mối tình này như đang lớn mạnh, rạng ngời bởi lớp lớp <br /> cháu con của cả hai dân tộc mãi nguyện giữ gìn, vun đắp cho muôn đời sau…<br /> Chiều thu, cánh đồng lúa chín  ở  Gò Chùa, thôn Đề  An, xã Hành Phước <br /> (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) ánh lên một màu vàng ruộm. Con đường <br /> bê tông thẳng tắp dẫn về  làng tấp nập bước chân người qua lại. Giữa con  <br /> đường  ấy, là quần thể  “Khu lưu niệm lễ  xuất quân tình nguyện Việt –  <br /> <br /> 14<br /> Lào”. Cờ và những hàng chữ đỏ khắc trên nền vàng đặt giữa khu lưu niệm làm  <br /> nổi bật quần thể kiến trúc, tạo điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn khi ai đó có dịp <br /> qua đây…<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nhà trưng bày trong Khu lưu niệm<br /> <br /> Chúng tôi về  Đề  An đúng vào thời khắc nhân dân nơi đây vui mừng đón  <br /> nhận bằng di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm làm lễ  xuất quân tình nguyện  <br /> Việt – Lào. Long trọng, trang nghiêm, nhưng ấm cúng lạ thường. Những người <br /> lính Việt Nam trong đoàn quân tình nguyện năm xưa; những sinh viên Lào – là  <br /> con cháu của những “lính bạn Lào” trong lễ xuất quân năm ấy cũng có mặt.<br /> Họ đến không chỉ để chứng kiến buổi lễ. Sự có mặt của họ là để cùng với  <br /> nhân dân Đề An nói riêng, Quảng Ngãi nói chung và cả đất nước Việt Nam này <br /> viết tiếp bản trường ca về  tinh thần quốc tế cao cả, tình hữu nghị  Việt – Lào <br /> thủy chung.<br /> Khu lưu niệm lễ  xuất quân nằm trên khuôn viên rộng khoảng 1.000 m2,  <br /> được xây dựng hoàn thành vào đầu năm 2012. Trước đó, vào năm 2009, khi chưa  <br /> xây dựng thành khu lưu niệm thì Ban liên lạc quân tình nguyện Việt – Lào và <br /> các chuyên gia quân sự  Việt Nam giúp Lào đã đóng góp xây dựng Bia di tích <br /> quân tình nguyện Việt – Lào.<br /> <br /> <br /> <br /> 15<br /> Việc xây dựng bia di tích, rồi sau đó là Khu lưu niệm lễ  xuất quân tình <br /> nguyện Việt – Lào và việc trao bằng di tích lịch sử  cấp tỉnh nhằm đưa di tích <br /> này trở thành tài sản chung vô giá của hai dân tộc, xây đắp tình đoàn kết truyền  <br /> thống đặc biệt và toàn diện Việt – Lào mãi mãi sắt son.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Du khách thăm quan Khu lưu niệm.<br /> <br /> Biểu hiện sinh động của tình hữu nghị vĩ đại này, không chỉ có sử sách mà  <br /> dường đã được khắc vào tâm khảm mỗi người dân Đề An. Ông Dương Mạnh –  <br /> một cán bộ  đã nghỉ  hưu  ở  thôn Đề  An cho chúng tôi biết: “Dù vinh dự  có mặt  <br /> trong buổi lễ  xuất quân năm  ấy hay chỉ  nghe người làng kể  lại, thì chúng tôi  <br /> đều nhớ về ngày làm lễ xuất quân tình nguyện Việt – Lào. Đó là ngày 19 tháng <br /> 8 năm 1948 – cách nay đã 64 năm. Có cả  bác Phạm Văn Đồng đại diện Trung  <br /> ương Đảng và Chính phủ  tại Nam Trung Bộ; ông Xổm – ma – nô – vông đặc  <br /> phái viên của Hoàng thân Xu­pha­nu­vông đến dự”.<br /> Bộ đội Việt – Lào lên đường làm nhiệm vụ trong ba lô thơm mùi cơm nắm  <br /> muối vừng của các bà, các mẹ, các chị  thôn Đề  An chuẩn bị  gói ghém để  các <br /> anh mang theo trong bước quân hành.<br /> Trong khuôn viên khu lưu niệm, có nhà bia, nhà trưng bày. Bia di tích lịch  <br /> sử  này ghi rõ: “Nơi đây, ngày 19 tháng 8 năm 1948 liên quân Việt – Lào làm lễ  <br /> xuất quân đi làm nhiệm vụ quốc tế  ở Hạ Lào Đông Bắc Cam­pu­chia… Tại lễ  <br /> <br /> 16<br /> xuất quân, đồng chí Phạm Văn Đồng đã căn dặn: Chỉ  có vận động nhân dân  <br /> Lào đứng lên kháng chiến, thì mới đánh thắng được giặc Pháp. Các đồng chí  <br /> phải thương yêu đất nước, núi sông, cây cỏ  và nhân dân Lào như  thương yêu  <br /> đất nước, núi sông, cây cỏ và nhân dân Việt Nam ta vậy. Chúc các đồng chí lên  <br /> đường chân cứng, đá mềm, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế vẻ vang”.<br /> Ngay sau lễ  xuất quân, Đội quân liên quân Việt – Lào gồm 240 người,  <br /> trong đó có 44 người Lào và 196 người Việt Nam đã tiến thẳng đến Bến Giằng  <br /> (miền tây Quảng Nam), qua biên giới Việt Lào vào vùng Hạ  Lào­ Đông Bắc  <br /> Cam­pu­chia.<br /> Trong vòng 6 – 7 năm, đội quân liên quân Việt – Lào với tinh thần mưu trí, <br /> dũng cảm, linh hoạt, sáng tạo đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, kể cả <br /> hy sinh tính mạng, chiến đấu và tuyên truyền vận động xây dựng lực lượng, góp <br /> phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng đấu trang giải phóng dân tộc hai nước <br /> Việt – Lào…<br /> Hiện nay, nhà trưng bày Khu lưu niệm còn lưu giữ nhiều bức ảnh chụp đội <br /> quân tình nguyện Việt – Lào lúc chiến đấu cũng như  trong sinh hoạt nơi vùng <br /> Hạ Lào Đông Bắc Cam­pu­chia những năm tháng đó. Những bức chân dung lãnh <br /> đạo hai đảng cộng sản Việt – Lào. Màu sắc, đường nét đã phai dần theo thời  <br /> gian, nhưng tình hữu nghị, thủy chung Việt – Lào vẫn ngày càng son sắt.<br /> Hai bức thư chúc mừng, một của đồng chí Phạm Văn Đồng (viết vào năm <br /> 1995) và một của đồng chí Khăm–tày–xi–phăn–đon (viết vào năm 2004) viết  ở <br /> hai đất nước khác nhau nhưng cùng gửi cho một địa chỉ:  Các đồng chí quân <br /> tình nguyện Việt – Lào. Nội dung ca ngợi tinh thần quốc tế vô sản, sự  đồng <br /> cam cộng khổ, kề vai sát cánh giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ  của Đảng và <br /> nhân dân hai nước giao phó…<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 17<br /> Hai câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân <br /> Xu­pha­nu­vông trong Khu lưu niệm ­ Biểu tượng đẹp của <br /> tình hưu nghị Việt – Lào.<br /> <br /> Đặc biệt, trong khu lưu niệm còn có bức trướng xây bằng bê tông với hai <br /> dòng chữ vàng trên nền đỏ thắm, một của bác Hồ Chí Minh “Việt Lào hai nước  <br /> chúng ta. Tình sâu như nước Hồng Hà, Cửu Long” và một của Hoàng thân Xu­<br /> pha­nu­vông “Tình đoàn kết đặc biệt Việt – Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền  <br /> vững”. Đó không chỉ  là lời nhắc nhở  mà còn là “kim chỉ  nam” cho việc xây <br /> dựng, vun đắp tình hữu nghị Việt – Lào.<br /> Tình Việt ­ Lào sâu đậm thế  đấy, có thể  kiếm được  ở  đâu chăng, trong <br /> khuôn khổ  có hạn của bài viết, tôi chỉ  trình bày sơ  lược vể  cơ  sở  của quan hệ <br /> Việt Nam ­ Lào và sự phát triển trong lích sử cùng những kỷ niệm sâu sắc, cảm  <br /> động về  tình đoàn kết, hữu nghị của hai dân tộc. Hy vọng có nhiều hơn những  <br /> cuộc thi, diễn đàn bổ ích như thể này để chúng ta có thể trải lòng mình, cùng sẻ <br /> chia, nhìn về  tình đồng chí trong lịch sử  mà hướng đến tương lai tốt đẹp với  <br /> những thắng lợi rực rỡ mới.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 18<br /> Ảnh tư liệu: <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 19<br /> (Ảnh của phóng viên Phạm Kiên và Xuân Tú, đăng trên báo Vietnamplus)<br /> <br /> <br /> <br /> <br />  <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 20<br /> 21<br />  <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 22<br /> Ảnh: Bản đồ Việt Nam trong bán đảo Đông Dương (Nguồn: Internet)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 23<br /> Ảnh tư  liệu: Thượng tá Phan Văn Ngọc, Phó Bí thư  Tỉnh  ủy Quảng Nam nâng <br /> niu bằng khen do Nhà nước Lào trao tặng (nguồn: Phóng viên Quốc Khải, báo  <br /> Đà Nẵng Online).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 24<br /> Ảnh: Bản đồ hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: Nguyễn Tiến Triển, violet.vn<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 25<br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và nói chuyện thân mật với Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, Trưởng đoàn đại<br /> biểu Đảng và Mặt trận Lào yêu nước sang thăm hữu nghị nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hà Nội,<br /> năm 1966.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 26<br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Quốc vương Lào Xỉ Xạ Vàng Vắt Thạ Na múa lăm vông với các diễn viên<br /> Lào trong buổi lễ mừng Quốc vương thăm hữu nghị Việt Nam tại Hà Nội, ngày 12/3/1963.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình ảnh cảm động khi bộ đội tình nguyện Việt Nam chia tay các bạn Lào trước lúc trở về nước, năm<br /> 1961.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Công nhân Việt Nam cùng bộ đội và nhân dân Lào thi công đoạn đường Mương Liệt từ Na Mèo (Thanh<br /> Hóa - Việt Nam) đi Sầm Nưa (Lào) năm 1963.<br /> <br /> <br /> 27<br /> Nhân dân Lào ở Sầm Nưa mít tinh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt<br /> Nam vào tháng 8/1964<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chiến sỹ Quân đội Giải phóng nhân dân Lào trong chiến dịch Đường 9 Nam Lào,<br /> tháng 3/1971.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 28<br /> Bộ đội công binh Việt Nam (Đại đội 5, Trung đoàn 217) nhanh chóng khắc phục<br /> hậu quả bom Mỹ phá hủy cống ngầm sân bay Sầm Nưa, năm 1972.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Cay Xỏn Phôm Vi<br /> Hản (bên phải) và Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt<br /> Nam Phạm Văn Đồng, ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác giữa hai nước tại Viêng<br /> <br /> <br /> 29<br /> Chăn, ngày 18/7/1977.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thăm<br /> Trường Sỹ quan Lục quân 1 (Việt Nam) tháng 1/1981.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 30<br /> Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam tặng huân chương<br /> Sao Vàng cho Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Cay Xỏn Phôm Vi<br /> Hản tại Viêng Chăn, ngày 1/5/1981.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chiếc đài - tặng phẩm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ<br /> nhân dân Lào Khăm Tày Xi-Phan-Đon tặng Phó Chính ủy Đoàn chuyên gia quân<br /> sự Việt Nam tại Lào Phạm Nghiêm.<br /> <br /> <br /> Nguồn: Nguyễn Hoan, Báo điện tử Hội Dầu khí Việt Nam<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 31<br /> Người dân thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) thăm Khu di tích lịch sử cách mạng Lào tại thôn Đá Bàn.<br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: Báo Tuyên Quang Online<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 32<br /> Lãnh đạo BĐBP tỉnh và UBND huyện A Lưới cắt băng khánh thành bàn giao nhà hữu nghị cho dân bản Sê  <br /> <br /> Xáp, tỉnh Sêkông (Lào). Nguồn: Báo Thừa Thiên – Huế Online<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 33<br /> Biểu tượng tình hữu nghị Việt ­ Lào trong Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam ­ Lào tại bản Lao Khô.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bộ đội Biên phòng hai nước Việt Nam ­ Lào tại khu vực cửa khẩu Nà Cài, xã Chiềng On, huyện Yên Châu  <br /> (Sơn La).<br /> Nguồn: Báo Nhân Dân Online<br /> <br /> 34<br />  <br /> Chương trình nghệ thuật khai mạc những ngày văn hoá Lào tại Việt Nam . Ảnh:  <br /> Dương Giang ­TTXVN<br /> <br /> <br /> <br /> <br />  <br /> Toàn cảnh Khóa họp lần thứ 4 Ủy ban Hợp tác KH&CN Việt Nam – Lào tại Nghệ An<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 35<br /> Lễ ký Biên bản ghi nhớ giữa Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia Việt Nam và Quỹ Phát triển KH&CN Lào<br /> <br /> <br /> <br /> <br />        Thủ  tướng Nguyễn <br /> <br /> Tấn Dũng và Thủ tướng Thongsinh Thammavong chứng kiến lễ ký hai văn kiện quan trọng giữa <br /> <br /> hai nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc)<br /> <br /> <br /> 36<br /> Dự và cắt băng khai mạc Triển lãm có các đồng chí lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam – Lào. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Các đồng chí đại biểu hai nước Việt Nam ­ Lào tham quan Triển lãm. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 37<br /> Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và đồng chí Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch <br /> nước Lào Phankham Viphavan ghi sổ cảm tưởng tại Triển lãm. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Khu trưng bày các kỷ vật, tài liệu và hình ảnh phản ánh quá trình xây dựng và phát triển mối quan hệ đặc biệt <br /> giữa 2 nước qua các thời kỳ lịch sử, tập trung từ năm 1962, trong đó có một số hiện vật, hình ảnh lần đầu tiên <br /> được công bố.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 38<br />  Trát của Đặc sai Phụ quốc đại tổng quản thượng tướng quân triều Vua Quang Trung năm thứ tư (1791) về việc <br /> chiêu mộ nghĩa binh giúp Lào. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xuphanuvông, Thủ tướng chính phủ Lào Ítxala tại chiến khu Việt Bắc <br /> (Việt Nam), năm 1951. <br /> <br /> <br /> <br /> 39<br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh với gia đình Hoàng thân Xuphanuvông nhân dịp Hoàng thân thăm Việt Nam, Hà Nội, ngày <br /> 15/8/1962. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Các hình ảnh tư liệu qua các thời kỳ lịch sử (1977 ­ 1986). <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 40<br /> Đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Phạm Văn Đồng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ Việt Nam <br /> trao tặng Trung ương Đảng và chính phủ Lào bức trướng thêu bốn câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thương <br /> nhau mấy núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/ Việt ­ Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước <br /> Hồng Hà, Cửu Long”, Viêng Chăn, ngày 16/7/1977. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 41<br /> Những kỷ vật được trưng bày tại Triển lãm. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 42<br /> Một số tài liệu về quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt Nam ­ Lào qua 30 năm đổi mới (1987 ­ <br /> 2017). <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Văn bản gốc ký kết hợp tác giữa hai nước Việt Nam ­ Lào trong đó có các điều khoản thực hiện các chương <br /> trình hợp tác giáo dục đào tạo; hợp tác phát triển thương mại; hợp tác thông tin văn hóa; hợp tác kết nối hạ tầng, <br /> du lịch, dịch vụ và duy trì hoạt động, nâng cao năng lực các chương trình dự án phục vụ hợp tác giữa hai <br /> nước… <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 43<br /> Hình ảnh về mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt ­ Lào. <br /> <br /> <br /> <br /> <br />  Chủ tịch Quốc hội <br /> Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou <br /> ký thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Lào. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 44<br /> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đồng chí Phankham Viphavan tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Hải <br /> Nguyễn<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 45<br /> Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5.9.1962­5.9.2017) và <br /> 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam­Lào (18.7.1977­<br /> 18.7.2017) đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội ngày 18.7. Ảnh: Hải Nguyễn<br /> 46<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2