intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxy hóa và kháng khuẩn của lá Thiên niên kiện tía (Homalomena occulta(Lour.) Schott, araceae)thu hái tại Côn Đảo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu nhằm góp phần cung cấp thông tin sơ bộ về thành phần hóa học của lá Thiên niên kiện tía và hoạt tính kháng oxy hóa, kháng khuẩn của cao tổng và các cao phân đoạn từ cao tổng lá Thiên niên kiện tía.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxy hóa và kháng khuẩn của lá Thiên niên kiện tía (Homalomena occulta(Lour.) Schott, araceae)thu hái tại Côn Đảo

  1. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 6 * 2020 THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA VÀ KHÁNG KHUẨN CỦA LÁ THIÊN NIÊN KIỆN TÍA (HOMALOMENA OCCULTA (LOUR.) SCHOTT, ARACEAE) THU HÁI TẠI CÔN ĐẢO Lâm Bích Thảo1, Nguyễn Nhật Minh1, Nguyễn Văn Trí1, Lê Văn Minh1, Lê Đức Thanh1, Lý Hải Triều1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chi Thiên niên kiện (Homalomena) nói chung và loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) nói riêng góp phần quan trọng trong các bài thuốc cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh. Thiên niện kiện cuống lá tía có trữ lượng khá cao ở Côn Đảo. Thân rễ và tinh dầu của nó là đối tượng được nghiên cứu và sử dụng phổ biến hơn so với lá. Mục tiêu nghiên cứu nhằm góp phần cung cấp thông tin sơ bộ về thành phần hóa học của lá Thiên niên kiện tía và hoạt tính kháng oxy hóa, kháng khuẩn của cao tổng và các cao phân đoạn từ cao tổng lá Thiên niên kiện tía. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Lá Thiên niên kiện tía được phân tích thành phần hóa thực vật bằng các phản ứng hóa học. Bột nguyên liệu khô được chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt và chiết lỏng-lỏng thu cao tổng và các cao phân đoạn. Hoạt tính kháng oxy hóa được đánh giá bằng thử nghiệm bắt gốc tự do DPPH và hoạt tính kháng khuẩn được đánh giá bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch. Kết quả: Lá Thiên niên kiện tía có chứa chất béo, tinh dầu, carotenoid, triterpenoid, anthraglycosid, flavonoid, anthocyanosid, proanthocyanidin, saponin, acid hữu cơ và hợp chất khử. Các cao chiết có hoạt tính bắt gốc tự do DPPH và cao phân đoạn ethyl acetat (IC50 = 86,04 µg/ml) có hoạt tính cao nhất. Các cao chiết cũng có khả năng kháng khuẩn trên các chủng E. coli, P. aeruginosa, S. typhimurium và S. aureus. Kết luận: Lá Thiên niên kiện tía chứa nhiều nhóm hợp chất, có tiềm năng để nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học. Các cao chiết từ lá Thiên niên kiện tía có hoạt tính theo hướng kháng oxy hóa và kháng khuẩn. Từ khóa: Thiên niên kiện tía, hóa thực vật, flavonoid, saponin, kháng oxy hóa, kháng khuẩn ABSTRACT PRELIMINARY PHYTOCHEMICAL SCREENING, ANTIOXIDANT AND ANTIBACTERIAL ACTIVITIES OF THE LEAF EXTRACT FROM HOMALOMENA OCCULTA (LOUR.) SCHOTT, ARACEAE COLLECTED FROM CON DAO ISLAND Lam Bich Thao, Nguyen Nhat Minh, Nguyen Văn Tri, Le Van Minh, Le Duc Thanh, Ly Hai Trieu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 6 - 2020: 18 - 25 Background: The genus Homalomena in general and the species Homalomena occulta (Lour.) Schott in particular, play an important role in traditional remedies with many therapeutic effects. Homalomena occulta (Lour.) Schott with purple-red petiole has high reserves in Con Dao. The rhizome and essential oil from Homalomena have more studies and applications than the leaves. Objectives: Providing data of premilinary phytochemical constituents, antioxidant and antibacterial activities of the crude extract and fractions from Homalomena occulta leaves. Methods: The leaves of Homalomena occulta were analyzed phytochemical constituents by the chemical reactions. Dried powdered material was extracted through percolation and liquid-liquid extraction methods to 1 Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh - Viện Dược liệu Tác giả liên lạc: ThS. Lý Hải Triều ĐT: 0932046948 Email: lhtrieu12csh@gmail.com 18 B - Khoa học Dược
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 6 * 2020 Nghiên cứu obtain crude extract and its fractions. The antioxidant activity was evaluated by DPPH scavenging assay and antibacterial activities was investigated by agar well diffusion method. Results: The Homalomena occulta leaves contain lipids, essential oils, carotenoids, triterpenoids, anthraglycosides, flavonoids, anthocyanosides, proanthocyanidins, saponins, organic acids, and reducing agents. All extracts had DPPH free radical scavenging activity and ethyl acetate fraction (IC50 = 86.04 µg/mL) had the highest activity. The extracts also had antibacterial ability on strains such as E. coli, P. aeruginosa, S. typhimurium, and S. aureus. Conclusion: The Homalomena occulta leaves contain variety in phytochemical constituents and have the potential for further studies on chemical compositions. The extracts from the Homalomena occulta leaves had antioxidant and antibacterial properties. Keywords: Homalomena occulta, phytochemicals, flavonoids, saponins, antioxidant, antibacteria ĐẶT VẤNĐỀ quả nghiên cứu về loài Thiên niên kiện ở Việt Nam còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu khai Chi Thiên niên kiện (Homalomena) thuộc họ thác để làm thuốc chữa bệnh. Trong đợt điều tra Ráy (Araceae) là một chi lớn, bao gồm nhiều loài thực địa ở Vườn Quốc gia Côn Đảo vào được xếp vào loại cây thuốc quý, đóng vai trò tháng 12/2010 của Trung tâm Sâm và Dược quan trọng trong các bài thuốc cổ truyền. Thiên liệu TP. Hồ Chí Minh, đoàn khảo sát đã thu niên kiện được dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, thập được 2 mẫu Thiên niên kiện có cuống lá đau nhức xương khớp, đau dạ dày, kích thích xanh và cuống lá tím đỏ cùng tên khoa học với tiêu hóa, các bệnh ngoài da(1). Thiên niên kiện tía trữ lượng có thể khai thác được. Nhóm nghiên (Homalomena occulta (Lour.) Schott) là loại cây cứu này cũng đã so sánh đặc điểm vi học và thảo to, mập, thân rễ dài, có mùi thơm, lá to mọc thành phần hóa học của thân rễ Thiên niên kiện từ thân gốc hình tim, cuống lá có màu đỏ tía, cuống lá xanh và Thiên niên kiện cuống lá tím cụm hoa hình bông mo, phân bố khá rộng, phổ đỏ thu tại Côn Đảo so với Thiên niên kiện đã biến ở các tỉnh Nam Trung Quốc đến các nước được định danh chính xác (mẫu thu từ Viện Y trên bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Dược học dân tộc) cho thấy có sự khác nhau về Nam Á. Ở Việt Nam, Thiên niên kiện phân bố đặc điểm vi học, đặc điểm soi bột, thành phần chủ yếu ở các tỉnh vùng núi, cả ở miền Nam hóa học, hàm lượng tinh dầu và thành phần tinh lẫn miền Bắc, độ cao phân bố từ 300 - 700 m dầu(7). Hiện nay, việc sử dụng lá Thiên niên kiện hoặc hơn(2). Một số công trình nghiên cứu tía trong dân gian còn hạn chế do các công bố về trong và ngoài nước đã chứng minh tác dụng thành phần hóa học và tác dụng sinh học còn khá của loài này. Các nghiên cứu tập trung khảo sát ít. Do đó, để góp phần tăng giá trị của loài này và về thành phần hóa học của tinh dầu (α-pinen, thêm sự lựa chọn cho người sử dụng, đề tài này β-pinen, limonen, linalol, α-terpineol, nerol, tiến hành khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và myrcenol, eugenol…), các hợp chất thuộc nhóm hoạt tính sinh học của lá Thiên niên kiện tía. sesquiterpenoid (6α, 7α, 10α-trihydroxyisoducan, oplodiol, oplopanon, mucrolidin, ĐỐI TƯỢNG– PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU homalomentetraol, 1β, 4β, 7α-trihydroxyeudesman, Đối tượng nghiên cứu 1β, 4β, 6β, 11-tetrahydroxyeudesman, bullatantriol, Loài Thiên niên kiện tía được thu tại Huyện homalomenol, maristeminol…) và các hoạt tính đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào tháng sinh học của chúng như kháng viêm, kích thích 4 năm 2018. Mẫu thực vật được Bộ môn Tài tăng sinh và biệt hóa nguyên bào xương (3-6). Bộ nguyên – Dược liệu, Trung tâm Sâm và Dươc phận được nghiên cứu và sử dụng chủ yếu hiện liệu TP. Hồ Chí Minh xác định tên khoa học là nay là thân rễ Thiên niên kiện. Tuy vậy, các kết Homalomena occulta (Lour.) Schott. Lá được làm B - Khoa học Dược 19
  3. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 6 * 2020 sạch, phơi sấy khô theo quy định của Dược điển chiết dùng để định tính các hợp chất flavonoid Việt Nam V về dược liệu khô (Độ ẩm hay và saponin. mất khối lượng do làm khô
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 6 * 2020 Nghiên cứu chất thử); A1 là độ hấp thụ quang của mẫu có mm) theo công thức ĐKV = (ĐKVmẫu thử – chứa chất thử và DPPH, A2 là độ hấp thụ quang ĐKVgiếng) – (ĐKVchứng âm – ĐKVgiếng). của mẫu có chứa chất thử, không có DPPH. Khả Amoxicillin được sử dụng làm chứng dương năng kháng oxy hóa được đánh giá thông qua giá với nồng độ 50 g/ml cho E. coli và P. trị IC50 (Nồng độ chất kháng oxy hóa ức chế (trung aeruginosa, 100 g/ml cho S. aureus và S. hòa) 50% gốc tự do DPPH trong khoảng thời gian typhimurium. DMSO 10% được sử dụng như xác định). Giá trị IC50 được tính dựa theo phương chứng âm. Khảo sát được lặp lại 3 lần và lấy trình thể hiện mối tương quan giữa nồng độ và tỷ giá trị trung bình. Sau đó, nồng độ ức chế tối lệ phần trăm hoạt tính kháng oxy hóa. thiểu (Minimum Inhibitory Concetration: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn MIC) là nồng độ chất thử nghiệm nhỏ nhất Hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn trên bản được đánh giá bằng phương pháp khuếch tán thạch được quan sát bằng mắt thường. qua giếng thạch(12). Các chủng vi khuẩn thử Xử lý số liệu nghiệm (E. coli (ATCC 25922), P. aeruginosa Số liệu được biểu thị bằng giá trị trung bình (ATCC 27853), S. typhimurium (ATCC 39183) Mean ± SEM (Standard error of the mean: sai số và S. aureus (ATCC 29213)) sau khi hoạt hoá có chuẩn của giá trị trung bình) và xử lý thống kê mật độ 1×106 – 1×108 CFU/ml được trải đều lên dựa vào phép kiểm t-test bằng phần mềm đĩa thạch Luria-Bertani (LB) bằng que trãi vô GraphPad (version 8, Inc., La Jolla, CA, USA). trùng. Dùng dụng cụ đục lỗ thạch có đường kính 6 mm. Cho vào mỗi lỗ 100 l dịch cao KẾT QUẢ chiết thử nghiệm ở các nồng độ khác nhau bao Sơ bộ thành phần hóa học gồm 100 mg/ml, 200 mg/ml, 300 mg/ml, 400 Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa mg/ml và 500 mg/ml. Ủ các đĩa thạch ở 37 °C thực vật cho thấy lá Thiên niên kiện tía có sự trong 24 giờ. Sự khuếch tán của cao chiết ra hiện diện của các nhóm chất như chất béo, tinh môi trường thạch sẽ ức chế sự tăng trưởng của dầu, carotenoid, triterpenoid tự do, các chủng vi sinh vật khảo sát tạo thành vòng anthraglycosid, flavonoid, anthocyanosid, kháng khuẩn xung quanh giếng thạch. Xác proanthocyanidin, triterpenoid thủy phân, định đường kính vòng kháng khuẩn (ĐKV: saponin, acid hữu cơ và hợp chất khử (Bảng 1). Bảng 1. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật của lá Thiên niên kiện tía Kết quả định tính trên các dịch chiết Kết quả Nhóm hợp chất Dịch chiết Dịch chiết cồn Dịch chiết nước định tính ether Không thủy phân Thủy phân Không thủy phân Thủy phân chung Chất béo + + Carotenoid + + Tinh dầu + + Triterpenoid tự do + + Alkaloid - - - - Coumarin - - - - Anthraglycosid + ++ + + Flavonoid + + + + + + Anthocyanosid + + + Proanthocyanidin + + + Tannin - - - Triterpenoid thủy phân ++ + + Saponin + + + Acid hữu cơ - + + Chất khử + + + Hợp chất polyuronic - - (+): Phát hiện, (-): Không phát hiện, (Ô trống): Có thể có nhưng không thực hiện B - Khoa học Dược 21
  5. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 6 * 2020 Hiệu suất chiết cao tổng và các cao phân đoạn thử của nhóm hợp chất flavonoid và saponin Dược liệu được chiết ngấm kiệt để thu cao (Bảng 2). tổng và chiết lỏng – lỏng để thu các cao phân Định tính flavonoid và saponin bằng sắc ký đoạn với hiệu suất chiết được trình bày ở Hình 1. lớp mỏng Kết quả định tính bằng sắc ký lớp mỏng cho thấy trên sắc ký đồ định tính flavonoid có xuất hiện các vết màu xanh với thuốc thử FeCl3 5% trong ethanol và trên sắc ký đồ định tính saponin có xuất hiện các vết màu tím với thuốc thử H2SO4 10% trong ethanol sau khi sấy ở 105 oC (Hình 2). Hình 1. Kết quả chiết xuất cao tổng và các cao phân đoạn từ lá Thiên niên kiện tía Định tính flavonoid và saponin bằng phản ứng Hình 2. Sắc ký đồ định tính flavonoid (A) và saponin hóa học (B) trong lá Thiên niên kiện tía. M: mẫu thử Bảng 2. Phản ứng hóa học định tính flavonoid và Hoạt tính kháng oxy hóa của các cao chiết saponin trong lá Thiên niên kiện tía Nhóm Thử nghiệm DPPH được sử dụng phổ biến Phản ứng Hiện tượng hợp chất để kiểm tra khả năng bắt gốc tự do của một chất, Ống 1: Dịch chiết (đối chứng) Vàng trong nhạt có hơn 90% các nghiên cứu sử dụng thử nghiệm Ống 2: Dịch chiết + TT NaOH 10% Vàng trong đậm này để đánh giá kháng oxy hóa của chiết xuất Ống 3: Dịch chiết + TT FeCl3 5% Xanh rêu Flavonoid thực vật(11). Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng Ống 4: Dịch chiết + TT Tủa trắng bắt gốc tự do DPPH của các cao chiết từ lá Thiên Pb(CH3COO)2 10% Ống 5: Dịch chiết + TT Cyanidin Đỏ hồng niên kiện tía phụ thuộc nồng độ. Nhìn chung, cao Ống 1: Ống chứng phân đoạn ethyl acetat (F2) có khả năng ức chế Không tạo bọt (Phản ứng tạo bọt) Ống 2: Ống thử Bọt bền gốc tự do DPPH tốt nhất, ức chế trên 50% ở (Phản ứng tạo bọt) trên 15 phút nồng độ 125 μg/ml so với cao tổng (TNK) là Saponin Ống 3: Ống chứng (Phản ứng 312,5 μg/ml, cao phân đoạn n-hexan (F1) là Trắng hơi đục Libermann-Burchard) 250 μg/ml, cao phân đoạn nước (F4) là 375 μg/ml Ống 4: Ống thử Vòng ngăn cách (Phản ứng Libermann-Burchard) màu nâu đỏ và cao phân đoạn n-butanol (F3) là 500 μg/ml. Dịch chiết ethanol 70% từ lá Thiên niên kiện Khả năng kháng oxy hóa ở thử nghiệm tía đều cho phản ứng dương tính với các thuốc DPPH của các cao chiết lá Thiên niên kiện tía 22 B - Khoa học Dược
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 6 * 2020 Nghiên cứu cũng được đánh giá thông qua giá trị IC50 (Hình 3). chủng P. aeruginosa, cao phân đoạn ethyl acetat Giá trị IC50 càng thấp thì khả năng kháng oxy thể hiện hoạt tính tốt hơn các cao chiết còn lại. hóa càng mạnh. Giá trị IC50 của các cao chiết theo Riêng cao phân đoạn n-hexan có hiệu quả ức chế thứ tự là Vitamin C < F2 < F1 < TNK < F4 < F3. S. typhimurium tốt hơn các chủng còn lại và tốt Như vậy, các cao chiết từ lá Thiên niên kiện tía hơn các cao chiết khác. Đối với chủng S. aureus, có hoạt tính kháng oxy hoá theo cơ chế bắt gốc chỉ có cao phân đoạn n-hexan và ethyl acetat thể tự do DPPH, tuy nhiên hoạt tính còn thấp hơn hiện hoạt tính kháng chủng vi khuẩn này (tạo nhiều so với chứng dương vitamin C. Trong đó, vòng vô khuẩn) và các cao chiết còn lại không thể cao phân đoạn ethyl acetat có hoạt tính kháng hiện hoạt tính kháng chủng vi khuẩn này ở các oxy hóa cao nhất (IC50 = 86,04 μg/ml). nồng độ khảo sát (không tạo vòng vô khuẩn). Xét một cách tổng thể, cao phân đoạn n-hexan và ethyl acetat thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt hơn các cao chiết còn lại đối với các chủng vi khuẩn nghiên cứu ở các nồng độ khảo sát. Khả năng kháng khuẩn của các cao chiết từ lá Thiên niên kiện tía còn được xác định dựa trên giá trị MIC (Minimum inhibitory concentration). Kết quả so sánh khả năng kháng khuẩn của các cao chiết từ lá Thiên niên kiện với kháng sinh amoxicillin được trình bày ở Bảng 4. Kết quả cho thấy, tác động của các cao chiết từ lá Thiên niên kiện tía lên vi khuẩn Gram âm rõ hơn lên vi khuẩn Gram dương. Giá trị MIC của các cao chiết Hình 3. Giá trị IC50 của các cao chiết trong thử từ lá Thiên niên kiện đối với các chủng vi khuẩn nghiệm DPPH. TNK: Cao tổng, F1: Cao n-hexan, F2: nghiên cứu đều lớn hơn 300 mg/ml). Kết quả Cao ethyl acetat, F3: Cao n-butanol, F4: Cao nước, MIC cho thấy cao chiết ethyl acetat có hoạt tính VitC: Vitamin C tương đối tốt hơn các cao chiết còn lại nhưng Hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết hiệu lực kém hơn chứng dương. Hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết từ lá Bảng 4. Nồng độ ức chế vi khuẩn tối thiểu (MIC) của Thiên niên kiện tía được xác định dựa trên khả các cao chiết từ lá Thiên niên kiện tía và kháng sinh năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn thể hiện amoxicillin qua đường kính vòng kháng khuẩn được tạo ra Cao MIC (mg/ml) trên đĩa petri được trình bày ở Hình 4. Kết quả chiết E. coli P. aeruginosa S. typhimurium S. aureus cho thấy, tất cả các cao chiết đều thể hiện hoạt TNK 300 >500 500 − tính kháng khuẩn đối với E. coli, P. aeruginosa, S. F1 >500 >500 300 >500 F2 300 400 300 >500 typhimurium. Hiệu quả ức chế E. coli của các cao F3 300 >500 400 − chiết tốt hơn các chủng còn lại; ở nồng độ 500 F4 500 >500 >500 − mg/ml, cao tổng (TNK, ĐKV=16,17 mm), cao Amoxicillin 12,5 12,5 25 75 phân đoạn ethyl acetat (F2, ĐKV=18,83 mm) và n- (g/ml) butanol (F3, ĐKV=19,67 mm) kháng chủng này (−): Không xác định giá trị MIC. TNK: Cao tổng, tốt hơn cao phân đoạn n-hexan (F1, ĐKV=10,83 F1: Cao n-hexan, F2: Cao ethyl acetat, mm) và nước (F4, ĐKV=13,67 mm). Đối với F3: Cao n-butanol, F4: Cao nước. B - Khoa học Dược 23
  7. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 6 * 2020 Hình 4. Khả năng kháng khuẩn của các cao chiết từ lá Thiên niên kiện tía. TNK: Cao tổng, F1: Cao n-hexan, F2: Cao ethyl acetat, F3: Cao n-butanol, F4: Cao nước BÀNLUẬN cùng một loài. Trong nghiên cứu này, bên cạnh tinh dầu, bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp Sử dụng thảo dược trong chăm sóc sức khỏe mỏng, flavonoid và saponin cũng là nhóm hợp và hỗ trợ điều trị bệnh ngày càng mở rộng trên chất được xác định trong lá Thiên niên kiện tía. toàn cầu bởi sự hiện diện đa dạng của các hợp Flavonoid là nhóm hợp chất phổ biến trong thực chất chuyển hóa thứ cấp có nhiều hoạt tính sinh vật có thể được coi là một phần của chế độ ăn học. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa uống hàng ngày như chất chống oxy hóa tự thực vật cho thấy lá Thiên niên kiện tía có chứa nhiên và có nhiều tác dụng sinh học, được quan các hợp chất chuyển hóa thứ cấp như chất béo, tâm nghiên cứu và ứng dụng trong các lĩnh vực tinh dầu, carotenoid, triterpenoid tự do, như dược phẩm, y tế và mỹ phẩm(15). Ngoài ra, anthraglycosid, flavonoid, anthocyanosid, saponin cũng là nhóm hợp chất có nhiều tác proanthocyanidin, triterpenoid thủy phân, dụng như chống stress oxy hóa, kháng ung thư, saponin, acid hữu cơ và hợp chất khử. Các nhóm kháng viêm, điều hòa miễn dịch, bảo vệ thần hợp chất này được báo cáo có thể có nhiều hoạt kinh… Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đã tính sinh học, có giá trị trong trị liệu(13,14). So sánh đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa và kháng với kết quả nghiên cứu trước đây tại Trung tâm khuẩn của cao chiết tổng và các cao phân đoạn Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh cho thấy từ lá Thiên niên kiện tía. thân rễ Thiên niên kiện tía có chứa tinh dầu, tannin, coumarin, triterpenoid, flavonoid, acid Chất chống oxy hóa tự nhiên có thể bảo vệ hữu cơ, chất khử và hợp chất polyuronic; trong cơ thể chống lại hậu quả của gốc tự do, có sinh đó, hàm lượng và thành phần của tinh dầu đã khả dụng cao hơn và tác dụng phụ thấp hơn so được phân tích(7). Vì vậy, để có những nhận định với các chất chống oxy hóa tổng hợp(16). Kết quả chính xác và so sánh cụ thể hơn giữa các loài của nghiên cứu này cho thấy cao tổng và các cao Thiên niên kiện thì các nghiên cứu sâu hơn về phân đoạn từ lá Thiên niên kiện tía có khả năng phân loại thực vật như phân tích DNA mã vạch bắt gốc tự do DPPH. Trong đó, cao phân đoạn nên được thực hiện vì chúng có thể là 2 thứ của ethyl acetat thể hiện hoạt tính cao nhất. Phân 24 B - Khoa học Dược
  8. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 6 * 2020 Nghiên cứu đoạn ethyl acetat giàu các hợp chất flavonoid, 3. Hu YM, Yang ZL, Wang H, Ye WC (2009). A new sesquiterpenoidsfrom rhizomes of Homalomena occulta. Natural nhóm hợp chất này hoạt động như chất khử và Product Research, 23(14):1279-1283. chất chống oxy hóa bởi đặc tính cho hydro của 4. Hu YM, Liu C, Cheng KW, Herman H, Sung Y, Williams LD, Yang ZL, Ye WC (2008). Sesquiterpenoids from Homalomena các nhóm hydroxyl. Điều này có thể tạo nên khả occulta affect osteoblast proliferation, differentiation and năng kháng oxy hóa tốt hơn cho phân đoạn này. mineralization in vitro. Phytochemistry, 69(12):2367-2373. Mặc dù, kháng sinh là phương pháp đóng 5. Wang YF, Wang XY, Lai GF, Lu CH, Luo SD (2007). Three new sesquiterpenoids from the aerial parts of Homalomena occulta. vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các bệnh Chemistry and Biodiversity, 4(5):925-931. nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, kháng 6. Yang JL, Dao TT, Hien TT, Zhao YM, Shi YP (2019). Further sesquiterpenoids from the rhizomes of Homalomena occulta and kháng sinh là tình trạng xảy ra ngày càng phổ their anti-inflammatory activity. Bioorg Med Chem Lett, biến ở nhiều nước do việc sử dụng kháng sinh 29(10):1162-1167. không kiểm soát, đặc biệt là ở các nước đang 7. Đinh Thị Hài Hương, Trần Thị Thanh Tú, Dương Thị Mộng Ngọc, Phan Phước Hiền, Trần Công Luận (2012). So sánh đặc phát triển. Do đó, việc phát hiện ra các hợp chất điểm vi học và thành phần hóa học của thân rễ Thiên niên kiện có tính kháng sinh mới đang là nhu cầu hiện ở Côn Đảo với thân rễ Thiên niên kiện (Homalomena occulta nay(14). Trong nghiên cứu này, hoạt tính kháng (Lour.) Schott.). Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16(1):217-223. 8. Bộ môn Dược liệu (2011). Phương pháp nghiên cứu dược liệu (tài khuẩn của cao tổng và các cao phân đoạn từ lá liệu lưu hành nội bộ), pp. 1-16. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Thiên niên kiện tía đã được chứng minh kháng 9. Hai Trieu Ly, Minh Trang Pham Nguyen, Thi Kim Oanh Nguyen, Thi Phuong Quynh Bui, Xu Ke, Van Minh Le (2020). lại E. coli, P. aeruginosa, S. typhimurium, S. aureus. Phytochemical analysis and wound-healing activity of noni KẾT LUẬN (Morinda citrifolia) leaf extract. Journal of Herbs, Spices & Medicinal Plants, 26(4):379-393. Lá Thiên niên kiện tía thu tại huyện đảo 10. Lâm Cẩm Tiên, Trần Công Luận (2018). Khảo sát sơ bộ thành Côn Đảo đã được xác định thành phần hóa học, phần hóa học của cao chiết Thạch hộc nuôi cấy mô và Thạch hộc tự nhiên (Dendnobium nobile Lindl., Orchidaceae). Y Học định tính và định lượng hai nhóm hợp chất Thành Phố Hồ Chí Minh, 22(5):70-77. chính là flavonoid và saponin. Cao chiết tổng và 11. Alhakmani F, Kumar S, Khan SA (2013). Estimation of total phenolic content, in-vitro antioxidant and anti-inflammatory các cao chiết phân đoạn từ lá Thiên niên kiện tía activity of flowers of Moringa oleifera. Asian Pac J Trop Biomed, có hoạt tính kháng oxy hóa theo cơ chế bắt gốc 3(8):623-627. tự do DPPH; trong đó, cao chiết phân đoạn ethyl 12. Elisha IL, Botha FS, McGaw LJ, Eloff JN (2017). The antibacterial activity of extracts of nine plant species with good acetat có hoạt tính cao nhất. Cao chiết tổng và activity against Escherichia coli against five other bacteria and các cao chiết phân đoạn từ lá Thiên niên kiện tía cytotoxicity of extracts. BMC Complement Altern Med, 17(1):133. có hoạt tính kháng khuẩn, trong đó, các chủng vi 13. Xu DP, Li Y, Meng X, Zhou T, Zhou Y, Zheng J, Zhang JJ, Li HB (2017). Natural antioxidants in foods and medicinal plants: khuẩn Gram âm nhạy cảm với cao chiết hơn extraction, assessment and resources. International Journal of chủng Gram dương. Nghiên cứu là tiền đề cho Molecular Sciences; 18(1):96. 14. Lee MT, Lin WC, Yu B, Lee TT (2017). Antioxidant capacity of các nghiên cứu về thành phần hóa học và các tác phytochemicals and their potential effects on oxidative status dụng sinh học khác của lá Thiên niên kiện tía. in animals - A review. Asian-Australasian Journal of Animal LỜI CẢM ƠN: Nhóm nghiên cứu xin chân Sciences, 30(3):299-308. 15. Panche AN, Diwan AD, Chandra SR (2016). Flavonoids: an thành cảm ơn Viện Dược liệu đã tài trợ kinh phí overview. Journal of Nutritional Science, 5:e47. cho nghiên cứu này từ đề tài theo hợp đồng số 16. Srivastava J, Chandra H, Nautiyal AR, Kalra SJS (2013). Antimicrobial resistance (AMR) and plant-derived 09/HĐ/2018-NVTX-TTS ký ngày 08/3/2018 của antimicrobials (PDAms) as an alternative drug line to control Viện trưởng Viện Dược liệu. infections. Biotech, 4(5):451-460. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Tất Lợi (1977). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà Ngày nhận bài báo: 22/07/2020 Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2020 2. Viện Dược Liệu (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, V2, pp.868-871. Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật, TP. Hồ Ngày bài báo được đăng: 10/12/2020 Chí Minh. B - Khoa học Dược 25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2