Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 39 – 46<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
THÀNH PHẦN LOÀI, MỨC ĐỘ GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ<br />
THIÊN ĐỊCH KÝ SINH CỦA SÂU SỪNG HỌ SPHINGIDAE GÂY HẠI TRÊN CÂY MÈ<br />
TẠI AN GIANG<br />
Nguyễn Thị Thái Sơn1<br />
1<br />
<br />
ThS. Khoa Nông nghiệp & Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 29/03/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
05/05/14<br />
Ngày chấp nhận đăng:<br />
22/10/14<br />
Title:<br />
The species composition,<br />
harmful levels, morphological<br />
characteristics, biological<br />
parasites and natural enemies<br />
of harmful deep Sphingidae<br />
their horns on cycads in An<br />
Giang<br />
Từ khóa:<br />
Họ sâu sừng, cây mè, loài<br />
Acherontia lachesis, côn trùng<br />
thiên địch, An Giang<br />
Keywords:<br />
Sphingidae, sesame,<br />
Acherontia lachesis,<br />
entomophagous insects, An<br />
Giang<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The research was implemented in Cho Moi, Chau Phu and Tri Ton districts of An<br />
Giang province to observe the species composition of herbivorouse insects and<br />
entomophagous insects on sesame. This research provides surveys on<br />
morphological and biological characteristics of Acherontia Lachesis, Sphingidae<br />
group, which cause damage to sesame. Field surveys have found 14 insects of 10<br />
insect groups of 6 insect orders (Coleoptera, Hemiptera, Hymenoptera, Diptera,<br />
Homoptera, and Lepidoptera) with 4 entomophagous insects, 9 herbivore ones.<br />
Acherontia lachesis is harmful within 21-42 days after sowing. In lab conditions<br />
(T0: 28-320C, H%: 75-85%): the life cycle of Acherontia lachesis changes to 36<br />
- 38 days (average: 37,4 ± 0,03 days), the larval stage lasts 5 years, and the the<br />
larval stage is 16,5 days. Average density is 0,8 unit/m2 deep. A specie of the<br />
parasitic fly pupae family Tachinidae is only found in Tri Ton district and very<br />
low level of parasites, parasite rate of 3,3%.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại ba huyện Chợ Mới, Châu Phú và Tri Tôn – An<br />
Giang để ghi nhận thành phần loài côn trùng gây hại và côn trùng thiên địch<br />
trên cây mè. Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học của loài Acherontia lachesis<br />
thuộc họ Sphingidae gây hại trên mè. Kết quả điều tra ngoài đồng đã phát hiện<br />
được 14 loài côn trùng với 10 họ thuộc 6 bộ côn trùng (Coleoptera, Hemiptera,<br />
Hymenoptera, Diptera, Homoptera, Lepidoptera). Với 4 loài côn trùng thiên<br />
địch, 9 loài sâu hại. Loài Acherontia lachesis gây hại vào giai đoạn 21-42<br />
NSKG. Trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0: 28-320C, H%: 75-85%): vòng đời<br />
của loài Acherontia lachesis biến động từ 36-38 ngày (TB: 37,4 ± 0,03 ngày),<br />
giai đoạn ấu trùng có 5 tuổi, thời gian sinh trưởng của giai đoạn ấu trùng là 16,5<br />
ngày. Mật số sâu trung bình 0,8 con/m2. Loài ruồi ký sinh nhộng họ Tachinidae,<br />
loài này chỉ phát hiện ở Tri Tôn và mức độ ký sinh rất thấp, tỷ lệ ký sinh chiếm<br />
3,3%.<br />
<br />
sông Cửu Long. Tuy nhiên đa số nông dân chỉ<br />
canh tác dựa theo kinh nghiệm bản thân và không<br />
được tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng cũng<br />
như phương pháp phòng trừ dịch hại dẫn tới việc<br />
sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật không theo<br />
phương pháp bốn đúng, làm bộc phát một số dịch<br />
hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất<br />
cũng như phẩm chất của mè. Đây là lý do để tiến<br />
hành thực hiện đề tài: “Thành phần loài, mức độ<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Mè là loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị<br />
kinh tế và dinh dưỡng cao, được trồng rất lâu đời<br />
ở rất nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta mè thường<br />
được trồng luân canh trên nền đất lúa để tận dụng<br />
ẩm độ còn lại trong đất. Với đặc tính thích nghi<br />
với môi trường và đặc biệt là khả năng chịu hạn<br />
nên cây mè đã phát triển tốt và cho năng suất<br />
tương đối cao trong điều kiện vùng Đồng bằng<br />
39<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 39 – 46<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
gây hại, đặc điểm hình thái, sinh học và thiên địch<br />
ký sinh của sâu sừng họ Sphingidae gây hại trên<br />
cây mè tại An Giang”. Đề tài được thực hiện<br />
nhằm xác định được thành phần loài, cách gây<br />
hại, tập quán hoạt động, diễn biến mật số của một<br />
số loài gây hại quan trọng để có biện pháp phòng<br />
trừ hiệu quả.<br />
<br />
Tổng số cây bị hại<br />
Tỷ lệ cây bị hại (%) =<br />
<br />
Tổng số cây trên<br />
<br />
x 100<br />
<br />
diện tích điều tra<br />
(Viện Bảo vệ Thực vật, 1999)<br />
<br />
Mức độ ảnh hưởng của sâu bệnh hại được ghi<br />
nhận theo mức sau:<br />
(+) loài gây hại không đáng kể .<br />
(++) loài gây hại trung bình.<br />
(+++) loài gây hại quan trọng.<br />
(-) không thấy xuất hiện.<br />
<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Điều tra về thành phần của các loài sâu<br />
sừng trên cây mè<br />
Địa bàn điều tra: huyện Chợ Mới, Châu Phú, Tri<br />
Tôn, tỉnh An Giang. Điều tra mỗi địa bàn 2 ruộng,<br />
định kỳ thu mẫu mỗi tuần một lần.<br />
<br />
2.3 Khảo sát một số đặc điểm hình thái và sinh<br />
học của loài sâu sừng họ Sphingidae gây hại<br />
trên cây mè<br />
<br />
+ Trong quá trình điều tra khảo sát, tiến hành thu<br />
mẫu sâu (ấu trùng, thành trùng và nhộng), thu lá<br />
và đọt, trái bị hại có sự hiện diện của sâu đem về<br />
nuôi, quan sát trong phòng thí nghiệm cho đến khi<br />
vũ hóa. Để định danh loài, giết thành trùng bằng<br />
CCl4 trong 5-10 phút tùy theo loài và căng cánh<br />
đúng qui định. Sau đó cánh thành trùng được tẩy<br />
trắng bằng cách ngâm vào cồn tuyệt đối có pha<br />
thêm 3-4 giọt javen 30-60 phút và tiến hành phân<br />
họ, loài.<br />
<br />
Các giai đoạn phát triển của loài sâu sừng họ<br />
Sphingidae được thu thập ngoài đồng, đem về<br />
nhân mật số trong điều kiện phòng thí nghiệm<br />
nuôi ấu trùng cho trưởng thành, hóa nhộng rồi vũ<br />
hóa. Cho thành trùng bắt cặp và đẻ trứng, ấu trùng<br />
được nuôi trong hộp nhựa. Nuôi và khảo sát liên<br />
tục 3 đến 4 thế hệ. Các chỉ tiêu ghi nhận: thời gian<br />
từng tuổi, màu sắc, hình dạng và khả năng gây hại<br />
của ấu trùng, cách đẻ trứng, thời gian đẻ trứng sau<br />
khi vũ hóa, số lượng trứng, tỷ lệ nở, thời gian<br />
sống sót của từng cá thể từ khi vũ hóa đến khi<br />
chết hoàn toàn. Sử dụng khóa phân loại của<br />
Borror và ctv. (1976). Xử lý số liệu bằng chương<br />
trình Excel.<br />
<br />
+ Ghi nhận thành phần loài các loài sâu sừng trên<br />
cây mè.<br />
2.2 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại trong điều<br />
kiện ngoài đồng<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Phương pháp thu mẫu: định kỳ thu mẫu mỗi tuần<br />
một lần, đếm mật số sâu trên 1m 2 tại 5 điểm chéo<br />
góc.<br />
<br />
Mật số sâu (con/cây) =<br />
<br />
3.1 Thành phần côn trùng hiện diện trên các<br />
ruộng mè điều tra<br />
Kết quả khảo sát trên 6 ruộng lúa tại 3 huyện Chợ<br />
Mới, Châu Phú, Tri Tôn, tỉnh An Giang đã phát<br />
hiện được 14 loài côn trùng thuộc 6 bộ côn trùng<br />
(Coleoptera, Hemiptera, Hymenoptera, Diptera,<br />
Homoptera, Lepidoptera) xuất hiện trên ruộng mè<br />
được chọn khảo sát. Trong 14 loài có 5 loài thuộc<br />
bộ Lepidoptera, 4 loài thuộc bộ Coleoptera, 2 loài<br />
thuộc bộ Hemiptera, 1 loài thuộc bộ Homoptera, 1<br />
loài thuộc bộ Hymenoptera và 1 loài thuộc bộ<br />
Diptera (Bảng 1).<br />
<br />
Tổng số sâu sống<br />
Tổng số cây điều tra<br />
<br />
Mật số bướm (con/m2) = Tổng số bướm sống/m2<br />
(Viện Bảo vệ Thực vật, 1999)<br />
<br />
Khảo sát tỉ lệ thiệt hại trong điều kiện ngoài đồng:<br />
Bằng cách đếm số cây bị hại/1m2 tại 5 điểm chéo<br />
góc.<br />
<br />
Bảng 1: Thành phần côn trùng trên ruộng mè tại Chợ Mới, Châu Phú, Tri Tôn – An Giang.<br />
STT<br />
<br />
Bộ (Order)<br />
<br />
Họ (Family)<br />
<br />
Loài (Species)<br />
<br />
Loại côn trùng<br />
<br />
1<br />
<br />
Lepidoptera<br />
<br />
Noctuidae<br />
<br />
Spodoptera exigua<br />
<br />
Gây hại<br />
<br />
2<br />
<br />
Lepidoptera<br />
<br />
Noctuidae<br />
<br />
Spodoptera litura<br />
<br />
Gây hại<br />
<br />
3<br />
<br />
Lepidoptera<br />
<br />
Noctuidae<br />
<br />
Heliotbis armigera<br />
<br />
Gây hại<br />
<br />
4<br />
<br />
Lepidoptera<br />
<br />
Pedaliaceae<br />
<br />
Antigastra catalaunalis<br />
<br />
Gây hại<br />
<br />
40<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 39 – 46<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
5<br />
<br />
Lepidoptera<br />
<br />
Sphingidae<br />
<br />
Acherontia lachesis<br />
<br />
Gây hại<br />
<br />
6<br />
<br />
Diptera<br />
<br />
Agromyzidae<br />
<br />
Opbiomyza phaseoli<br />
<br />
Gây hại<br />
<br />
7<br />
<br />
Hemiptera<br />
<br />
Pentatomidae<br />
<br />
Nezara viridula<br />
<br />
Gây hại<br />
<br />
8<br />
<br />
Hemiptera<br />
<br />
Miridae<br />
<br />
Cyrtopeltis tenuis<br />
<br />
Gây hại<br />
<br />
9<br />
<br />
Homoptera<br />
<br />
Cicadellidae<br />
<br />
Amrasca devestans<br />
<br />
Gây hại<br />
<br />
10<br />
<br />
Coleoptera<br />
<br />
Scarabaeidae<br />
<br />
Anomala spp.<br />
<br />
Gây hại<br />
<br />
11<br />
<br />
Coleoptera<br />
<br />
Coccinellidae<br />
<br />
Micraspis discolor<br />
<br />
Thiên địch<br />
<br />
12<br />
<br />
Coleoptera<br />
<br />
Coccinellidae<br />
<br />
Menochilus sexmaculatus<br />
<br />
Thiên địch<br />
<br />
13<br />
<br />
Coleoptera<br />
<br />
Staphylinidae<br />
<br />
Paederus fuscipes<br />
<br />
Thiên địch<br />
<br />
14<br />
<br />
Hymenoptera<br />
<br />
Braconidae<br />
<br />
Loài chưa định danh<br />
<br />
Thiên địch<br />
<br />
thực tế ngoài đồng tại 3 địa bàn Chợ Mới, Châu<br />
Phú, Tri Tôn – An Giang. Kết quả điều tra ghi<br />
nhận được như sau:<br />
<br />
3.2 Các loài gây hại chủ yếu trên cây mè tại<br />
các địa bàn điều tra<br />
Qua kết quả điều tra nông dân, tiến hành điều tra<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả điều tra ngoài đồng tại Chợ Mới, Châu Phú, Tri Tôn – An Giang<br />
<br />
STT<br />
<br />
Tên<br />
thường<br />
<br />
thông<br />
<br />
Mức độ ảnh hưởng<br />
Tên khoa học<br />
Chợ Mới<br />
<br />
Châu Phú<br />
<br />
Tri Tôn<br />
<br />
1<br />
<br />
Sâu nhiếu đọt<br />
<br />
Antigastra catalaunalis<br />
<br />
+++<br />
<br />
+++<br />
<br />
+++<br />
<br />
2<br />
<br />
Nhện trắng<br />
<br />
Polyphagotarsonemus latus<br />
<br />
+++<br />
<br />
+++<br />
<br />
+++<br />
<br />
3<br />
<br />
Rầy xanh<br />
<br />
-<br />
<br />
++<br />
<br />
++<br />
<br />
++<br />
<br />
4<br />
<br />
Sâu sừng<br />
<br />
Acherontia lachesis<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
++<br />
<br />
5<br />
<br />
Bọ xít xanh<br />
<br />
Pentatomidae<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
6<br />
<br />
Bọ xít đen<br />
<br />
Eysarcoris ventralis<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
7<br />
<br />
Bọ xít hôi<br />
<br />
Leptocorisa oratorius<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
8<br />
<br />
Sâu ăn tạp<br />
<br />
Spodoptera litura<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
9<br />
<br />
Sâu đục thân<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
Ghi chú: +++: loài gây hại quan trọng ; ++: loài gây hại trung bình<br />
+: loài gây hại không đáng kể ; -: không thấy xuất hiện<br />
<br />
Kết quả Bảng 2 cho thấy: hai loài hiện diện 100%<br />
trong tất cả các ruộng điều tra là nhện trắng và sâu<br />
nhiếu đọt; với mức độ gây hại nặng nhất. Ngoài ra<br />
trên ruộng khảo sát còn xuất hiện các loại côn<br />
trùng khác như: rầy xanh (100%), sâu sừng<br />
(75%), bọ xít xanh (25%) với mức độ gây hại<br />
không đáng kể.<br />
<br />
(a)<br />
(b)<br />
(c)<br />
Hình 2: (a) ấu trùng, (b) nhộng, (c) thành trùng sâu<br />
khoang (Spodoptera litura) gây hại trên ruộng mè<br />
<br />
(a)<br />
(b)<br />
(c)<br />
Hình 1: (a) Thành trùng, (b) ấu trùng và (c) triệu<br />
chứng gây hại của sâu nhiếu đọt Antigastra<br />
catalaunalis Duponche<br />
<br />
(a)<br />
(b)<br />
Hình 3: (a) Ấu trùng bọ xít xanh, (b) ấu trùng<br />
bọ xít đen gây hại trên mè<br />
<br />
41<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 39 – 46<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
phú cho sâu, giúp tăng nhanh mật số. Do đó ảnh<br />
hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất và chất<br />
lượng hạt. Mật số sâu giảm dần vào cuối vụ, vì<br />
giai đoạn này cây ngừng sinh trưởng, mà chủ yếu<br />
tập trung dinh dưỡng để nuôi trái, nguồn thức ăn<br />
của sâu bị hạn chế do đó làm giảm mật số sâu<br />
trong ruộng.<br />
<br />
3.3 Thành phần loài của sâu sừng trên cây mè<br />
Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có duy nhất một<br />
loài sâu sừng đó là Acherontia lachesis (Fabricius)<br />
có mật độ thấp và xuất hiện rất phổ biến trên các<br />
ruộng khảo sát.<br />
3.4 Mật số của sâu sừng trên cây mè<br />
<br />
3.5 Mức độ gây hại của sâu sừng trên cây mè<br />
<br />
Qua kết quả ở Hình 5 ta thấy mật số sâu sừng loài<br />
Acherontia lachesis Fabricius gây hại trên cây mè,<br />
đều xuất hiện ở cả 3 địa bàn khảo sát với mật số<br />
thấp và giai đoạn xuất hiện 28-49 NSKG.<br />
<br />
Loài Acherontia lachesis Fabricius gây hại rất ít,<br />
chúng chỉ ăn lá và để lại phân, số lượng lá bị ăn<br />
lớn dần theo cơ thể của chúng, chúng ăn từ lá non<br />
đến lá gần già, nếu thiếu thức ăn chúng mới ăn lá<br />
già, chúng ăn xung quanh mép lá rồi đến gân lá,<br />
khi ăn hết 2/3 lá chúng lại di chuyển nơi khác tiếp<br />
tục gây hại cho tới khi thành nhộng. Triệu chứng<br />
gây hại của chúng gần giống như các loài sâu ăn<br />
tạp khác, rất khó phân biệt chỉ khi ta quan sát dưới<br />
gốc cây thấy phân của chúng thì mới khẳng định<br />
chúng là tác nhân gây hại. Sâu ăn phá lá, đọt làm<br />
giảm khả năng quang hợp của lá gây ảnh hưởng<br />
nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của cây và<br />
giảm năng suất.<br />
<br />
Loài Acherontia lachesis Fabricius, tại huyện Chợ<br />
Mới loài này xuất hiện khi mè 28-42 NSKG với<br />
mật số trung bình là 0,75 con/m2. Ở Châu Phú loài<br />
Acherontia lachesis có mật số trung bình là 0,47<br />
con/m2. Nhưng ở Tri Tôn thì loài Acherontia<br />
lachesis xuất hiện sớm và có mật số với mật số<br />
trung bình là 1,2 con/m2 và xuất hiện giai đoạn<br />
28-42 NSKG.<br />
Nhìn chung thì loài Acherontia lachesis có mật số<br />
thấp hiện diện ở cả các địa bàn khảo sát, với mật<br />
độ trung bình cao nhất ở Tri Tôn là 1,2 con/m2 do<br />
người dân sạ quá dày và ít sử dụng thuốc bảo vệ<br />
thực vật, kế đến là Chợ Mới 0,75 con/m2, mật độ<br />
thấp nhất tại Châu Phú là 0,47 con/m2, các ruộng<br />
này có mật số thấp do người dân sử dụng thuốc<br />
hóa học làm sâu chết hàng loạt. Điều này cũng có<br />
thể kết luận mật số các loài sâu có nhưng rất thấp,<br />
biến động từ 0,47-1,2 con/m2.<br />
<br />
(a)<br />
(b)<br />
(c)<br />
Hình 5: (a) Ấu trùng, (b) nhộng và (c) thành trùng<br />
sâu ăn lá mè Acherontia lachesis<br />
<br />
3.6 Tình hình côn trùng thiên địch hiện diện<br />
trên các ruộng mè<br />
<br />
Mật số sâu<br />
<br />
Theo kết quả khảo sát thực tế ngoài ruộng, một số<br />
thiên địch xuất hiện trên ruộng mè như: bọ rùa đỏ,<br />
bọ rùa 8 chấm, kiến 3 khoang, ong ký sinh. Cây<br />
mè ở giai đoạn từ 28-42NSKG, mật số và thành<br />
phần thiên địch phong phú nhất trên ruộng mè<br />
điều này rất phù hợp vì giai đoạn này cây mè đã<br />
trổ hoa, mà hoa mè là một loại hoa có nhiều mật<br />
ngọt nên thu hút được nhiều loài thiên địch.<br />
Giai đoạn sinh trưởng<br />
<br />
Bảng 3: Thành phần thiên địch trên ruộng mè tại Chợ<br />
Mới, Châu Phú, Tri Tôn – An Giang, năm 2012<br />
<br />
Hình 4. Biểu đồ mật số sâu sừng loài Acherontia<br />
lachesis (Fabricius) gây hại trên cây mè, tại 3 địa bàn<br />
khảo sát<br />
<br />
STT<br />
<br />
Loài (Species)<br />
<br />
Bọ rùa đỏ<br />
<br />
Coccinellidae<br />
<br />
Micraspisdiscolor<br />
<br />
2<br />
<br />
Bọ rùa 8<br />
chấm<br />
<br />
Coccinellidae<br />
<br />
Menochilus<br />
sexmaculatus<br />
<br />
3<br />
<br />
Kiến ba<br />
khoang<br />
<br />
Staphylinidae<br />
<br />
Paederus<br />
fuscipescurtis<br />
<br />
4<br />
<br />
42<br />
<br />
Họ (Family)<br />
<br />
1<br />
<br />
Qua khảo sát cho thấy mật số sâu sừng không cao,<br />
mật số trung bình khoảng 0,8 con/m2. Mật số sâu<br />
tăng cao nhất vào giai đoạn cây từ 42-49NSKG,<br />
đây là thời gian mà cây ra hoa và thành lập quả,<br />
người dân sử dụng nhiều loại phân để thúc đẩy<br />
quá trình sinh trưởng, tạo nguồn thức ăn phong<br />
<br />
Tên Việt<br />
Nam<br />
<br />
Ong<br />
sinh<br />
<br />
Braconidae<br />
<br />
Loài chưa định<br />
danh<br />
<br />
ký<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 39 – 46<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
3.7 Đặc điểm hình thái, sinh học của loài<br />
Acherontia lachesis<br />
Quá trình khảo sát được tiến hành tại phòng thí<br />
nghiệm Trung tâm bộ môn Khoa học Cây trồng,<br />
Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên Thiên nhiên,<br />
Trường Đại học An Giang. Thời gian nghiên cứu<br />
từ tháng 1/2012-4/2012 với nhiệt độ 28-320C, ẩm<br />
độ 75-85%. Kết quả ghi nhận được như sau:<br />
Vòng đời của loài Acherontia lachesis<br />
<br />
Hình 6. Ấu trùng và thành trùng Bọ rùa<br />
Micraspis discolor<br />
<br />
Kết quả khảo sát vòng đời của Acherontia lachesis<br />
trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0: 28-320C,<br />
H%: 75-85%) biến động từ 36-38 ngày (TB: 37,4<br />
± 0,03 ngày) (Bảng 4), với thời gian phát triển của<br />
từng giai đoạn như sau:<br />
<br />
Hình 7: Ấu trùng và thành trùng Bọ rùa<br />
Menochilus sexmaculatus<br />
<br />
Trứng: theo ghi nhận của Giai đoạn trứng kéo dài<br />
5 ngày. Trứng màu xanh lá cây, được đẻ rải rác<br />
thành từng cái ở mặt dưới lá, đường kính trứng<br />
khoảng 1 mm, sau chuyển thành màu vàng cam.<br />
Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của<br />
Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), một<br />
con bướm cái có thể đẻ từ 150 – 200 trứng vào lúc<br />
hoàng hôn.<br />
<br />
Hình 8: Cánh cụt Paederus fuscipescurtis<br />
<br />
Hình 9: Họ Braconidae<br />
Hình 10: Trứng Acherontia lachesis<br />
Bảng 4: Chu kỳ sinh trưởng của sâu sừng Acherontia lachesis trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0: 28-320C, H%:<br />
75-85%)<br />
Giai đoạn phát triển<br />
<br />
Số lượng quan sát (con)<br />
<br />
Trung bình (ngày)<br />
<br />
Biến động (ngày)<br />
<br />
Trứng<br />
<br />
50<br />
<br />
5,0<br />
<br />
5,0<br />
<br />
T1<br />
<br />
30<br />
<br />
2,17±0,01<br />
<br />
2–3<br />
<br />
T2<br />
<br />
30<br />
<br />
3,07±0,02<br />
<br />
2–4<br />
<br />
T3<br />
<br />
30<br />
<br />
2,93±0,02<br />
<br />
2–4<br />
<br />
T4<br />
<br />
30<br />
<br />
3,97±0,03<br />
<br />
3–5<br />
<br />
T5<br />
<br />
30<br />
<br />
3,97±0,03<br />
<br />
3–5<br />
<br />
Nhộng<br />
<br />
30<br />
<br />
16,83±0,03<br />
<br />
16 – 18<br />
<br />
Thành trùng - đẻ trứng<br />
<br />
30<br />
<br />
4,87±0,03<br />
<br />
4–6<br />
<br />
Trứng đến trứng<br />
<br />
10<br />
<br />
37,4±0,03<br />
<br />
36 – 38<br />
<br />
Ấu trùng<br />
<br />
Giai đoạn ấu trùng: giai đoạn ấu trùng gồm có 5<br />
tuổi, ấu trùng tuổi 1 kéo dài từ 2-3 ngày (TB:<br />
2,17±0,01 ngày), ấu trùng tuổi 2 kéo dài từ 2-4<br />
<br />
ngày (TB: 3,07±0,02 ngày), ấu trùng tuổi 3 kéo<br />
dài từ 2-4 ngày (TB: 2,93±0,02 ngày), ấu trùng<br />
tuổi 4 và tuổi 5 có thời gian kéo dài hơn các tuổi<br />
43<br />
<br />