intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành phố Hà Nội: Phát triển kinh tế lãnh thổ và quản lí nhà nước

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hà Nội là Thủ đô của cả nước, có tiềm năng to lớn nhưng những năm vừa qua phát triển chưa được như kì vọng. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội có nhiều bất cập, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh. Bài viết cố gắng làm rõ thực trạng phát triển, quản lí đô thị và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế lãnh thổ và quản lí đô thị đối với thành phố này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thành phố Hà Nội: Phát triển kinh tế lãnh thổ và quản lí nhà nước

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0076 Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 157-163 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THÀNH PHỐ HÀ NỘI: PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÃNH THỔ VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC Ngô Thúy Quỳnh Khoa Quản lí Nhà nước về Đô thị - Nông thôn, Học viện Hành chính Quốc gia Tóm tắt. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, có tiềm năng to lớn nhưng những năm vừa qua phát triển chưa được như kì vọng. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội có nhiều bất cập, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh. Hà Nội chỉ chiếm khoảng 8-9% GDP quốc gia, có số người mù chữ vào loại nhiều nhất trong số các địa phương. Trong rất nhiều nguyên nhân của tình trạng đó thì có một nguyên nhân quan trọng là yếu kém trong quản lí nhà nước. Bài viết cố gắng làm rõ thực trạng phát triển, quản lí đô thị và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế lãnh thổ và quản lí đô thị đối với thành phố này. Từ khóa: Phát triển kinh tế, đô thị, quản lí đô thị, chính quyền đô thị, hiệu quả. 1. Mở đầu Hà Nội là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam. Hiện nay, nền kinh tế của Hà Nội chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, quy mô kinh tế chỉ chiếm khoảng 8-9% GDP quốc gia, tốc độ phát triển kinh tế tuy có mức khá nhưng thấp hơn của thành phố Hồ Chí Minh và thấp hơn của nhiều địa phương. Chất lượng phát triển thấp [9-11]. Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều nhưng phải kể đến yếu kém trong quản lí nhà nước, đặc biệt là quản lí phát triển và quản lí đô thị [6-8]. Tác giả mong muốn phân tích rõ nguyên nhân yếu kém trong phát triển kinh tế của thành phố, trong quản lí đô thị và đề xuất hướng giải quyết để phát triển kinh tế Hà Nội có hiệu quả hơn và bền vững hơn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hành chính của thành phố Hà Nội 2.1.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội là một trong 5 thành phố trực thuộc TW. Nếu đánh giá một cách khái quát thì nhìn chung, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đã có bước phát triển tương đối khá (kinh tế phát triển tương đối nhanh, bộ mặt kiến trúc đô thị tốt hơn, đời sống dân cư được cải thiện hơn...). Tuy Ngày nhận bài: 15/1/2017. Ngày nhận đăng: 20/6/2017 Liên hệ: Ngô Thúy Quỳnh, e-mail: ngothuyquynhapd@gmail.com 157
  2. Ngô Thúy Quỳnh nhiên, bên cạnh đó nền kinh tế của thành phố Hà Nội cũng bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém. Năm 2014 GRDP/người của Hà Nội mới đạt khoảng 3700 USD (chỉ mới bằng khoảng 7-8% so mức đạt được của Singapore (3750/56285 USD) trong khi diện tích tự nhiên của Hà Nội lớn gấp khoảng 5,7 lần (332,4 nghìn ha/khoảng70 nghìn ha). Đối với cả nước Việt Nam, năm 2015 Hà Nội chiếm khoảng hơn 7,8% về dân số, 10% về diện tích và chiếm khoảng 12% GDP. Trong giai đoạn 2011-2015, nền kinh tế Hà Nội có tốc độ tăng trưởng khoảng 9,3% (trong khi mức trung bình của cả nước khoảng 5,98% và của Tp. Hồ Chí Minh khoảng 10,7%). Theo http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/ha-noi-dan-dau-ca-nuoc-ve-so-nguoi-mu, năm 2015 Tp Hà Nội còn khoảng 1,8% hộ nghèo (tương ứng khoảng 13 vạn người. Tỉ lệ thất học có tới 7-9% tổng số người trong độ tuổi đi học phổ thông (tính toán sơ bộ 98.000-100.500/1.226.000). Bảng 1. Một số chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế của Tp. Hà Nội Tốc độ tăng GRDP/người, Năm Cơ cấu kinh tế, % GRDP, % Tr.đ, giá 2010 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 2005 12,4 24,8 6,9 40,6 52,5 2006 12,6 27,4 6,5 41,3 52,2 2007 10,7 30,2 6,6 41,2 52,1 2008 7,5 32,4 6,5 41,5 52,3 2009 11,3 34,1 6,2 41,8 52,3 2010 10,7 37,1 5,8 41,7 52,4 2011 9,0 40,1 5,9 41,5 52,4 2012 8,5 42,6 5,5 41,7 53,0 2013 7,8 45,1 4,9 41,6 53,4 2014 7,9 47,8 4,8 41,8 53,3 2015 8,1 50,5 4,6 41,7 54,0 Tốc độ tăng bình quân 10 9,8 7,35 -2,3* +1,1* +1,5* năm, % (Nguồn: Cục thống kê Hà Nôi, Niên giám 2010 và 2015); Ghi chú: * Điểm phần trăm (%) tăng giảm sau 10 năm. GDP/người giá 2010 của cả nước năm 2015 khoảng 31,4 triệu đồng (của Hà Nội gấp khoảng 1,6 lần mức trung bình cả nước) 2.1.2. Hiện trạng tổ chức hành chính của thành phố Hà Nội Thực trạng phát triển kinh tế của thành phố có liên quan nhiều đến việc tổ chức hành chính. Việc tổ chức hành chính ở Hà Nội đang có nhiều vấn đề chưa hợp lí. Hiện nay thành phố Hà Nội có 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện. Bảng 2. Một số chỉ tiêu về cơ cấu dân số của thành phố Hà Nội Dân số Năm chung, 1000 Nhân khẩu thành thị, 1000 người Nhân khẩu nông thôn, 1000 người người Tỉ trọng so dân Tỉ trọng so dân 1000 người 1000 người số chung, % số chung, % 2005 5910,2 2300,3 38,9 3609,9 61,1 2006 6030,0 2406,9 39,9 3623,1 60,1 2007 6159,3 2424,8 39,4 3734,5 60,6 2008 6350,0 2566,3 40,4 3783,7 59,6 158
  3. Thành phố Hà Nội: phát triển kinh tế lãnh thổ và quản lí nhà nước 2009 6476,9 2738,4 42,3 3738,5 57,7 2010 6617,9 2816,5 42,6 3801,4 57,4 2011 6779,3 2880,6 42,5 3898,7 57,5 2012 6957,3 2958,1 42,5 3999,2 57,5 2013 7128,3 3024,6 42,4 4103,7 57,6 2014 7263,7 3091,1 42,6 4172,6 57,4 2015 7412,4 3172,5 42,8 4239,9 57,2 (Nguồn: Cục thống kê Hà Nội. Niên giám năm 2010 và 2015) Xem xét từ góc độ lí thuyết và kinh nghiệm thực tiễn phát triển đô thị của một số nước trong khu vực thì thấy, một thành phố mà có tới 17 huyện (đó là chưa kể 2 quận là Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm mới thành lập do tách huyện Từ Liêm có dân số nông thôn chiếm đa số) thì tính đô thị của nó dường như đã bị “nhiễu” rất nhiều. 2.2. Hiện trạng quản lí đô thị ở thành phố Hà Nội 2.2.1. Những việc chính quyền thành phố Hà Nội đã thực thi để quản lí đô thị Khối lượng văn bản quy phạm pháp luật do UBND thành phố Hà Nội ban hành hàng năm là tương đối lớn. Mỗi năm thành phố ban hành khoảng 40-45 văn bản dưới hình thức Quyết định, chỉ thị. Riêng năm 2015 có 40 Quyết định và 9 tháng đầu năm 2016 có 21 Quyết định đã được UBND thành phố Hà Nội ban hành. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề thiếu quy định chặt chẽ, trong đó có những quy định về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với thành bại của việc thực hiện pháp luật chưa rõ ràng nên việc thi hành các quy định chưa nghiêm, hiệu quả thấp. UBND thành phố tổ chức lập và ban hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 và sau đó bổ sung tầm nhìn đến 2050. Đồng thời, lập và công bố nhiều dự án quy hoạch chi tiết để triển khai xây dựng. Song do chất lượng các dự án quy hoạch thấp nên tác dụng đối với phát triển kinh tế, xã hội, môi trường rất hạn chế. 2.2.2. Khái quát kết quả và hiệu quả quản lí đô thị ở thành phố Hà Nội a) Hiệu quả Nhìn chung kinh tế, xã hội được phát triển một bước đáng kể, nhất là an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng nhiều. Bộ mặt đô thị được cải thiện rõ rệt: nhiều khu phố, nhiều tuyến phố khang trang hơn, đẹp hơn; đời sống người dân được nâng lên. b) Những điều cần khắc phục - Đô thị chưa hiện đại hóa. Nhiều chuyên gia đô thị cho rằng, ở Hà Nội có tới khoảng 2/3 người dân sống trong các khu vực ngõ, ngách. Thiếu hệ thống công trình kiến trúc hiện đại và có tính trường tồn; thiếu hệ thống tượng đài tiêu biểu... Số người đi lại bằng xe máy chiếm đại bộ phận (tới khoảng 75-80% dân cư). Ở Tp Hà Nội có 67 điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Nếu ước tính có khoảng 5% dân số nội thành bị tắc nghẽn giao thông 1 giờ/ngày thì tại Hà Nội đã có khoảng 150.000 người/giờ bỏ phí mỗi ngày, tương đương khoảng 19 nghìn ngày công lao động (8 tiếng/ngày). Nếu chỉ tính khoảng 100.000 đ/ngày công lao động thì Hà Nội đã bỏ phí khoảng 2 tỉ đồng/ngày (tương đương 60 tỉ đồng/tháng và 720 tỉ đồng/năm. Từ 6/2014 đến tháng 9/2016 trên địa bàn Hà Nội có 33 “công ti ma” đã xuất hóa đơn khống cho hơn 500 công ti, gây thất thoát thuế cho ngân sách nhà nước lên tới 780 tỉ đồng. 159
  4. Ngô Thúy Quỳnh - Trên địa bàn thành phố Hà Nội có 131 dự án treo, chậm triển khai (được cấp phép đã nhiều năm, từ 4 năm trở lên). - Vai trò quản lí phát triển của Chính quyền thành phố Hà Nội bộc lộ nhiều hạn chế. Chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số về hiệu quả quản trị & hành chính công (PAPI) đều thấp. Bảng 3. Thứ hạng của hai thành phố lớn ở Việt Nam theo PCI và PAPI Thành phố PCI PAPI 2011 2015 2011 2015 1. Hà Nội 36/63 51/63 20/63 50/63 2. Tp. Hồ Chí Minh 21/63 58/63 18/63 47/63 (Nguồn: *https://vi.wikipedia.org/wiki/canh-tranh-cap-tinh PCI) (*http://tonghoixaydungvn.vn/thu-hang-ha-noi-va-thanh-pho-hcm-trong-chi-so-PAPI) 2.3. Kiến nghị của tác giả về đổi mới quản lí đô thị để phát triển kinh tế nhanh, bền vững đối với thành phố Hà Nội 2.3.1. Đổi mới tổ chức hành chính đối với Hà Nội Đây phải là việc làm đầu tiên tạo ra tiền đề để thực thi chính quyền đô thị. Vì thế, cần đổi mới việc tổ chức hành chính đối với thành phố Hà Nội. Vậy đổi mới theo hướng nào? Nếu cứ giữ nguyên cách thức tổ chức hành chính như hiện nay (tức là 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện) thì khó có thể có được hiệu quả cao đối với việc quản lí đô thị cũng như trong việc bứt phá phát triển kinh tế của thành phố. Trên cơ sở những vấn đề lí thuyết đã trình bày và khảo nghiệm thực tiễn tổ chức hành chính đô thị của một số quốc gia trong khu vực như đã nói, chúng tôi tán đồng với các tác giả [6] và cho rằng cần cân nhắc phương án đổi mới tổ chức hành chính đối với thành phố Hà Nội theo hướng như sau: (1). Phương án 1: Thành lập Đặc khu Thủ đô. Đặc khu Thủ đô là một cấp hành chính đặc biệt của Việt Nam. Trong đặc khu này có thành phố Hà Nội giữ chức năng Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một số thành phố, một số thị xã làm chức năng đô thị vệ tinh cho thành phố Thủ đô, đồng thời có một số huyện. (2). Phương án 2: Chỉ có thành phố Hà Nội làm chức năng Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phần lãnh thổ còn lại được xử lí theo hai hướng: + Thành lập một tỉnh mới, bao xung quanh Thủ đô. + Hoặc phần lãnh thổ còn lại (ngoài thành phố Thủ đô) có thể ghép với các tỉnh xung quanh theo vị trí địa lí tương thích. Phần gần tỉnh nào thì sáp nhập với tỉnh đó. Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi cho rằng có thể chọn phương án 1 để tiến hành tổ chức hành chính thành phố Hà Nội. Vừa không vấp phải nhiều cản trở về luật pháp, lại vừa dễ dàng áp dụng chính quyền đô thị mà lâu nay chúng ta mong muốn. Đây là phương án dễ dàng hơn, không tạo ra sự xáo trộn nhiều. Vì thế nên chọn phương án 1 để triển khai. 2.3.2. Đổi mới định hướng phát triển kinh tế Đổi mới định hướng phát triển kinh tế là vấn đề cực quan trọng. Đối với Tp Hà Nội phải coi dịch vụ chất lượng cao (mà tiêu biểu là du lịch, thương mại, viễn thông, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ, khám chữa bệnh, đào tạo...) đem lại nhiều giá trị gia tăng là lĩnh vực mũi nhọn và có ý nghĩa chiến lược. Công nghiệp của Tp. Hà Nội phải là những lĩnh vực sử dụng công 160
  5. Thành phố Hà Nội: phát triển kinh tế lãnh thổ và quản lí nhà nước nghệ cao, chiếm ít đất, tiêu tốn ít điện năng, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và nên phân bố ở vùng ngoại ô, cách xa trung tâm thành phố khoảng 40-50 km. Đồng thời tại các huyện cần phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông sản sạch, chất lượng cao. 2.3.3. Đổi mới quản lí đô thị đối với thành phố Hà Nội theo hướng nâng cao hiệu quả a) Thực hiện chính quyền đô thị Đối với thành phố trung tâm: Trên cơ sở học tập kinh nghiệp của mô hình chính quyền đô thị đối với thành phố Seoul của Hàn Quốc có thể hình dung chính quyền đô thị đối với thành phố Thủ đô như sau: - Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố Thủ đô gồm: Hội đồng thành phố (cơ quan lập pháp) và Cơ quan quản lí thành phố (Cơ quan hành pháp) do Thị trưởng đứng đầu (xem sơ đồ hình dưới). Cơ quan hành pháp của thành phố Thủ đô do Thị trưởng đứng đầu. Giúp việc Thị trưởng có 3-5 Phó Thị trưởng; trong đó có 1 người chuyên trách về những công việc hành chính, 1 người chuyên trách về những vấn đề chính trị. Hình 1. Sơ đồ mô hình chính quyền đô thị thành phố Seoul, Hàn Quốc - Hội đồng thành phố là cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ các sắc lệnh của chính quyền thành phố cũng như có quyền quyết định những vấn đề tài chính, các dự luật về ngân sách của thành phố. Lãnh đạo Hội đồng gồm một Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch. Giúp việc Hội đồng có các ủy ban thường trực (gồm: ủy ban chỉ đạo, ủy ban Kinh tế - Tài chính, ủy ban Môi trường và Nguồn nước, ủy ban Văn hóa – Giáo dục, ủy ban Xây dựng, ủy ban giao thông, ủy ban Quản trị thành phố). Mỗi ủy ban có tối đa 10 thành viên và có nhiệm kì 2 năm. Đồng thời, có các 161
  6. Ngô Thúy Quỳnh ủy ban đặc biệt (gồm: ủy ban đặc biệt về ngân sách và kế toán, ủy ban đặc biệt về phụ nữ, ủy ban đặc biệt về phát triển tự trị địa phương, ủy ban đặc biệt về khuyến khích phát triển cân bằng giữa các vùng). + Đối với Đặc khu Thủ đô (đơn vị hành chính như hiện nay): Nếu theo phương án hình thành Đặc khu Thủ đô thì phải có chính quyền cho Đặc khu. Chính quyền ấy gồm Khu trưởng và một số Phó trưởng khu. Giúp việc Chính quyền đặc khu có một số ủy ban: ủy ban kinh tế - tài chính, ủy ban kiến thiết và hạ tầng kỹ thuật, ủy ban chính sách, ủy ban dân số, lao động, văn hóa và nhập cư, ủy ban tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân thành phố... + Đối với Thị xã Sơn Tây và các huyện: Thực hiện tổ chức chính quyền theo Luật “Tổ chức chính quyền địa phương”. b) Giải pháp hiện thực hóa phương hướng đổi mới + UBND thành phố Hà Nội cần triển khai nghiên cứu đề án tổ chức lại hệ thống các đơn vị hành chính và trình Chính Phủ xem xét quyết định. + Phát triển nhân lực quản lí theo hướng chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực thi Chính quyền đô thị. + Rà soát lại quy hoạch phát triển cho thời kì dài hạn (khoảng 80-100 năm). Trên cơ sở đó lập các kế hoạch đầu tư xây dựng cho các giai đoạn 5 năm. 3. Kết luận (1) Việc nghiên cứu đổi mới định hướng phát triển kinh tế và đổi mới quản lí đô thị đối với thành phố Hà Nội là cần thiết và phải có căn cứ khoa học. Phát triển kinh tế và quản lí đô thị phải tính tới yếu tố toàn cầu hóa. Vấn đề đổi mới quản lí đô thị ở thành phố Hà Nội sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các thành phố khác trong cả nước. (2) Trên cơ sở xác định chức năng Thủ đô tiến hành đổi mới định hướng phát triển kinh tế và đổi mới quản lí đô thị đối với thành phố Hà Nội và phải bắt đầu tư đổi mới tổ chức hành chính và hướng tới thực thi Chính quyền đô thị. (3) Đề nghị Chính quyền thành phố Hà Nội nhanh chóng pháp lí hóa định hướng đổi mới phát triển kinh tế và định hướng đổi mới quản lí Nhà nước đối với phát triển kinh tế trong những năm tới. Trên cơ sở đó tiến hành xúc tiến đầu tư để thu hút được những dự án FDI có tầm chiến lược. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kì 2011-2020 của Việt Nam (Văn kiện đại hội Đảng XI). [2] Chính phủ, Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ về phân loại đô thị (ngày 7/5/2009). [3] Quốc hội, 2015. Luật sô 77/2015?QH13 về “Tổ chức chính quyền địa phương”. [4] Quốc hội, 2009. Luật số 30/2009/QH12 về quản lí đô thị ở Việt Nam. [5] Thủ tướng chính phủ, 2009. Quyết định số 445/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến 2025 và tầm nhìn đến 2050 (7/5/2009). [6] Ngô Doãn Vịnh – Ngô Thúy Quỳnh, 2014. Đề tài nhánh “Chiến lược đô thị hóa ở Việt Nam: Một số vấn đề lí thuyết và thực tiễn”, thuộc Đề tài cấp nhà nước “Chiến lược đô thị hóa gắn với phát triển bền vững của Việt Nam” mang mã số KX.01-16/11-15. [7] Ngô Thúy Quỳnh, 2014. Những vấn đề chủ yếu về quản lí nhà nước đối với vùng lãnh thổ. Nxb Thống kê. 162
  7. Thành phố Hà Nội: phát triển kinh tế lãnh thổ và quản lí nhà nước [8] Đề tài KX.01-16/11-15, 2014. Kỉ yếu hội thảo khoa học “Chiến lược đô thị hóa gắn với phát triển bền vững”. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. [9] Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2010 và 2015. [10] Tổng cục thống kê, Thực trạng doanh nghiệp qua điều tra 2010-2015. [11] Chi cục thống kê Hà Nội, Niên giám thống kê 2010 và 2015. [12] https://vi.wikipedia.org/wiki. [13] http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/1090/language/vi-VN/Kinh-nghiem-to- chuc-chinh-quyen-do-thi. [14] http:/vi.wikipedia.org/wiki/Malaysia. [15] https://vi.wikipedia.org/wiki/canh-tranh-cap-tinh PCI. [16] http://tonghoixaydungvn.vn/thu-hang-ha-noi-va-thanh-pho-hcm-trong-chi-so-PAPI. [17] http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/320418/ha-noi-pha-duong-day-mua-ban-hoa- don-gtgt. [18] http://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/318586/ha-noi-38-nha-cao-tang-khong-dam-bao-an-toan -phong-chay-chua-chay. [19] http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2016. ABSTRACT Hanoi city: Economic development and urban management Ngo Thuy Quynh State Management Department of Urban and Rural National Academy of Public Administration Hanoi is the capital of the country, with tremendous growth potential, but the past year has not been developed as expected. The situation of economic development - society has many shortcomings, not to promote the potential and strengths, comparative advantage. Hanoi only about 8-9% of national GDP, with the number of illiterates in most types of localities. Among many causes of this situation, there is an important cause of poor state governance. This article attempts to clarify the status of economic development, urban management and propose solutions to improve the efficiency of economic development and urban management for the city. Keywords: Economic development, urban, urban management, urban authorities, effectively. 163
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2