intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thanh trùng bữa ăn gia đình

Chia sẻ: Heo Hanhphuc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

98
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều khi chúng ta tỏ ra chủ quan với những đồ ăn thức uống xung quanh, nghiễm nhiên coi đó là một nguồn dinh dưỡng dồi dào mà không biết rằng có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh đang “vo ve” quanh những miếng ăn ngon lành đó, điển hình như E.coli – vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cực kỳ nguy hiểm hay salmonella – vi khuẩn khiến cho thức ăn trở nên độc hại… Dưới đây là một vài dấu hiệu bạn cần lưu tâm khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, để bảo vệ khỏi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thanh trùng bữa ăn gia đình

  1. Thanh trùng bữa ăn gia đình Nhiều khi chúng ta tỏ ra chủ quan với những đồ ăn thức uống xung quanh, nghiễm nhiên coi đó là một nguồn dinh dưỡng dồi dào mà không biết rằng có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh đang “vo ve” quanh những miếng ăn ngon lành đó, điển hình như E.coli – vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cực kỳ nguy hiểm hay salmonella – vi khuẩn khiến cho thức ăn trở nên độc hại… Dưới đây là một vài dấu hiệu bạn cần lưu tâm khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, để bảo vệ khỏi những vi khuẩn có trong những bữa ăn thường ngày. 1. Mua sắm một cách tỉnh táo
  2. Những điều cần lưu ý khi đi mua sắm tại các siêu thị – nơi mà mọi người thường coi là an toàn không còn có những điều nguy hiểm rình rập. - Thịt gia cầm: Những vi khuẩn dễ tấn công miếng thịt gia cầm trắng nõn nà, ngon lành nằm trong bao nylon hút chân không là salmonella và campylobacter (vi khuẩn gây bệnh viêm ruột). Không dễ gì phân biệt được miếng thịt nào là của gia cầm bị nhiễm khuẩn và miếng thịt nào là của gia cầm khỏe mạnh. Điều đầu tiên bạn có thể quan sát là nhiệt độ của gói thịt. Nếu như gói thịt đó không quá lạnh và bạn dễ dàng giữ trong lòng bàn tay một lúc lâu thì bạn nên… sang ngay siêu thị khác vì nhiệt độ bảo quản không đủ đảm bảo! Thứ hai, đó là màu sắc của gói thịt. Thịt gà tươi mới thì có màu hơi nâu nâu còn khi thịt đã ngả màu hồng thì đó là do vi khuẩn đã gây ra sự thay đổi hóa học
  3. bởi nhiệt độ bảo quản không đáp ứng yêu cầu. Mang về nhà, bạn cần tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh nguyên gói chứ không nên gỡ ra khỏi bao. - Thịt bò: Nguy cơ từ thịt bò “bẩn” là những vi khuẩn mang tên: staphylococcus aureus (chủng tụ cầu vàng – nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cấp tính), listeria monocytogenes (vi khuẩn gây bệnh đường ruột và có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm khác), và E.coli. Việc đầu tiên để tránh những miếng thịt bò nhiễm khuẩn là chỉ chọn loại đã được chiếu xạ. Việc chiếu xạ có tác dụng diệt khuẩn mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm. Khi mua thịt bò, bạn hãy tính toán thời điểm bạn sẽ sử dụng miếng thịt bò và trừ hao bớt số ngày ghi trên phần “hạn sử dụng” (EXP DATE) để đảm bảo độ an toàn.
  4. Việc kiểm tra màu sắc của miếng thịt cũng rất quan trọng – với màu đỏ tươi, bạn đang có trong tay một miếng thịt tươi ngon và đừng tham rẻ mà mua miếng thịt to hơn nhưng đã xuất hiện một vài vệt xám. - Thực phẩm loại giáp xác (sò, ngao, cua, tôm): Vi khuẩn Vibrio vulnificus – nguy hiểm đối với những người có hệ miễn dịch kém, thường được có trong những loài thủy sản như sò, ngao, cua, hay hàu sống… Nếu người chấp nhận ăn những con hàu tươi sống tại các nhà hàng thì họ đang đặt cược “một mất một còn” sức khỏe của mình với sự liều lĩnh ấy… Cho dù thế nào đi nữa, bạn cũng không được mất cảnh giác trước những món ăn tươi sống như hàu tươi hay kể cả món sushi với những rủi ro khó tránh khỏi. - Hải sản: Với những món hải sản, chúng ta luôn
  5. phải tách biệt những phần đã nấu chín và những phần còn sống hạn chế tối thiểu sự “trao đổi” những vi khuẩn có trong phần thức ăn chưa nấu với những món đã nấu chín. Chọn những con cá đông lạnh được xếp thẳng bụng xuống trong thùng, không lấy những con cá bị nằm nghiêng một bên vì lúc đó diện tích bề mặt bị vi khuẩn tấn công đã “được” mở rộng khi đá tan và nước bên trong cá bắt đầu chảy ra. Da cá phải còn sáng bóng thì mới là cá tươi và ngon, loại bỏ những con cá có màu da đục và xỉn. Cách kiểm tra nhanh gọn và hiệu quả nhất là khi bóp cho miệng cá mở ra, thì miệng phải mở rộng thì cá mới ngon và tươi. - Sữa tươi chưa tiệt trùng: Sữa tươi vắt trực tiếp có thể chứa vi khuẩn E.coli nên bạn chỉ sử dụng sữa đã qua xử lý. Mặc dù đã có một vài thông tin nói về
  6. những lợi ích mà sữa tươi chưa tiệt trùng có thể mang đến nhưng không thể vì thế mà “liều” với sức khỏe của mình được. - Trứng: Kiểm tra hạn sử dụng của trứng trên vỏ ngoài cùng (bắt buộc phải đóng dấu ngay trên vỏ trứng), sau đó xem xét từng quả xem có quả nào rạn nứt không. Có những cửa hàng bán loại trứng đã được diệt khuẩn, tiệt trùng để diệt tận gốc sự tồn tại của vi khuẩn salmonella tuy nhiên những quả trứng này có giá đắt gấp rưỡi những quả trứng thông thường. - Hoa quả: Bỏ qua những quả bị bầm dập vì các loại vi khuẩn salmonella và E.coli dễ xâm nhập vào những loại hoa quả có vết. Nếu như bạn muốn mua những hoa quả được cắt gọt sẵn tại quầy thì hãy đảm bảo chúng được bảo
  7. quản lạnh. Tuy vậy, không phải lúc nào những loại hoa quả cắt gọt sẵn cũng đảm bảo vì những miếng trên cùng nhiều khi không được làm lạnh đủ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xuất hiện dưới lớp giấy nylon bọc ngoài. Vì thế hãy chọn những hộp hoa quả cắt gọt sẵn đã được làm lạnh từ “ngọn” trở xuống. 2. Vạch ra các “chiến tuyến” Không cần phải nói quá nhiều về việc nên phân chia rành mạch giữa thịt tươi sống với những thực phẩm ăn ngay. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc thức ăn chỉ vì sơ xẩy rất nhỏ trong những lúc nấu nướng nhưng hậu quả lại khôn lường. - Bàn bếp: Nếu như miếng thịt bỗng dưng nhỏ ra một giọt nước lên bàn bếp thì đừng nhanh nhảu lấy miếng bọt rửa bát ra để thấm. Bạn sẽ chỉ càng tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở và còn
  8. nguy hiểm hơn khi sau khi lau chùi mà bạn quên rửa tay. Hãy cho miếng bọt ướt vào lò vi sóng và “quay” 2 phút, sau đó hãy đem dùng. Còn nếu không hãy lau trước bằng giấy sau đó dùng dung dịch tẩy rửa (và dĩ nhiên phải đạt tiêu chuẩn vô hại với thực phẩm và người sử dụng) để lau lại một lần nữa bằng giấy sạch. Không quên rửa tay sau khi lau chùi bàn bếp. - Tủ lạnh: Rất đơn giản, hãy đặt những miếng thịt vào trong một cái đĩa lòng sâu để đề phòng “nước thịt” chảy xuống những món ăn khác. Tốt nhất là bọc lại bằng một lớp nylon và đặt xuống ngăn dưới cùng tủ lạnh! - Thớt: Có thể ví mặt thớt như những ngã tư lúc tắc đường vào giờ cao điểm với vô vàn những vi khuẩn “qua lại”. Không bao giờ cắt rau, củ, quả chung thớt với thịt, cá… các loại vi khuẩn sẽ lây lan nhanh
  9. chóng. Nếu không dùng 2 loại thớt riêng, chúng ta có thể đánh dấu một mặt chuyên cắt rau, củ, quả còn một mặt chuyên thái thịt, cá để tách bạch hẳn hai loại này. Tuy nhiên, cho dù đã đánh dấu tách bạch hai mặt thớt nhưng vẫn luôn nhớ phải rửa sạch thớt sau khi sử dụng nhất là sau khi thái thịt, cá. Dùng nước rửa đậm đặc hoặc có thể cọ rửa băìng nước nóng. Khi mặt thớt đã chằng chịt những vết dao thì bạn cần thay một chiếc thớt mới. 3. Xử lý nhiệt Hãy lưu ý rằng, trong môi trường ấm và chưa đủ nóng, thì vi khuẩn vẫn tồn tại và sinh sôi nảy nở trừ khi nhiệt độ phải thật sự cao thì thức ăn mới chín và vi khuẩn mới bị tiêu diệt triệt để. - Thịt gia cầm (gà/vịt/ngan/ngỗng): Đảm bảo duy trì nhiệt độ khi nấu các món ăn với thịt gia cầm trên 80oC. Trở miếng thịt đều tay, đảm bảo toàn bộ miếng thịt từ trong ra ngoài đều đã được chín kỹ đạt nhiệt độ
  10. yêu cầu. - Thịt bò: Để có món thịt bò ngon và chín kỹ, cần đảm bảo nhiệt độ khi nấu trên 70oC đối với món bò xay; còn thịt bò để nướng và dùng cho món bít-tết thì có thể vào khoảng 63oC. - Động vật giáp xác (sò, ngao, cua, tôm): Phải luộc trong nước sôi từ 3 đến 5 phút để loại bỏ “những vị khách không mời” và đảm bảo an toàn cho bữa ăn. Món tôm hùm sau khi rã đông cần hơ trên lửa (cách khoảng 10cm) từ 3 đến 15 phút tùy thuộc vào độ lớn của tôm. - Trứng: Khi đập trứng, lòng trắng của “trứng sạch” có đặc điểm là đặc và dính. Nếu khi đập trứng mà quả trứng đó có lòng trắng và lòng đỏ đều lỏng thì đừng chần chừ mà hãy bỏ ngay đi. Trứng vẫn còn hạn sử dụng cũng cần nấu chín cho đến khi lòng đỏ rắn lại mới đảm bảo. Chú ý món
  11. trứng bác không nên để ở trạng thái quá “lỏng”. - Hoa quả và rau: Những loại hoa quả nhất thiết phải được rửa thật sạch trước khi ăn. Rửa dưới vòi nước đang chảy và rổ đựng cũng phải đảm bảo vệ sinh. Với những loại hoa quả như dưa hấu, dưa chuột, và các loại quả cứng khác thì có thể dùng bàn chải lông mềm để cọ sạch dưới nước. Kể cả khi bạn sẽ gọt vỏ khi ăn hoa quả thì cũng phải rửa thật kỹ vì khi cắt gọt, vi khuẩn từ vỏ quả sẽ rất dễ dàng “đi” từ vỏ vào bên trong. Đối với những chùm quả mọng như nho, ăn đến đâu rửa đến đấy chứ không rửa hết cả chùm. Bởi sau khi rửa mà để lâu không ăn thì những loại quả này sẽ nhanh bị thối hơn rất nhiều. Bảng xếp hạng tốt nhất cho sức khỏe.
  12. Tác dụng của hoa quả và rau xanh trong việc giảm khả năng mắc các bệnh ác tính như ung thư, tim mạch là khỏi phải bàn cãi. Tuy ngày nay thuốc trừ sâu, các loại hóa chất bảo quản làm cho hoa quả không còn là nguồn thức ăn an toàn nữa thì chúng vẫn là một phần không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày. Dưới đây là bảng xếp hạng các loại hoa quả cũng như những biện pháp có tác dụng chống ung thư tốt nhất, đa số đều rất quen thuộc với chúng ta hằng ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2