Thảo luận nhóm - QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VỀ TƯ TƯỞNG, CHÍNH TRỊ VÀ TỔ CHỨC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
lượt xem 83
download
Tháng 6/1911 Nguyễn Ái Quốc lên đường sang các nước phương Tây để tìm đường cứu nước. Người đã đến nhiều quốc gia trên thế giới nhất là các nước tư bản phát triển như Pháp, Mỹ, Anh. Người nhận thấy các cuộc cáh mạng Tư sản Pháp và Mỹ “chưa đến nơi” vì quần chúng nhân dân vẫn còn đói khổ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thảo luận nhóm - QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VỀ TƯ TƯỞNG, CHÍNH TRỊ VÀ TỔ CHỨC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
- QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VỀ TƯ TƯỞNG, CHÍNH TRỊ VÀ TỔ CHỨC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
- 1. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị: Tháng 6/1911 Nguyễn Ái Quốc lên đường sang các nước phương Tây để tìm đường cứu nước. Người đã đến nhiều quốc gia trên thế giới nhất là các nước tư bản phát triển như Pháp, Mỹ, Anh. Người nhận thấy các cuộc cáh mạng Tư sản Pháp và Mỹ “chưa đến nơi” vì quần chúng nhân dân vẫn còn đói khổ.
- Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công làm chấn động toàn cầu. Người hướng đến ánh sang của Cách mạng tháng Mười và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của cuộc cách mạng chỉ đạo đó.
- 1919, tại hội nghị Vecxay - Pháp, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người gởi đến hội nghị bản yêu sách đòi quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc được sơ khảo lần I Luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin và đã lựa con đường giải phóng dân tộc do Lênin vạch ra. 12/1920 tại đại hội Đảng Xã Hội Pháp họp ở Tour, Nguyễn Ái Quốc đã tán thành gia nhập quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Công Sản Pháp.
- Đại hội Đảng Xã Hội Pháp họp ở Tour 12/1920
- Nguyễn Ái Quốc tại đại hội Tour - 1920
- Cuối năm 1921, tại đại hội lần nhất của Đảng Cộng Sản Pháp tại Macxay, Nguyễn Ái Quốc trình bài hội thảo về vấn đề “ Chủ nghĩa Cộng sản và các nước thuộc địa” và kiến nghị thành lập ban nghiên cứu thuộc địa trực thuộc ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Pháp. 1922, ban nghiên cứu thuộc địa được thành lập, Nguyễn Ái Quốc được cử làm trưởng tiểu ban nghiên cứu về vấn đề Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc viết nhiều đăng trên báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân, Báo sự thật, Báo Thanh Niên, Người viết tác phẩm bản án chế độ thực dân Pháp…
- 6/1923, Người đến Maxcơva tham dự hội nghị quốc tế nông dân, đồng thời học tập kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mac_Lênin. Người đã chỉ ra rằng: Đường lối cách mạng chiến lược ở cách mạng thuộc địa là làm cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản ở các nước chính quốc có mối quan hệ khắn khít với nhau, phải thực hiện hợp tác chặt chẽ với nhau để chống kẻ thù chung.
- Song, trước hết phải giải phóng dân tộc đánh đuổi bọn đế quốc giành lấy độc lập tự do. Ngoài ra, Người còn khẳng định rằng giai cấp công nhân có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng và cần thiết phải sử dụng cách mạng bạo lực. Cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng cách mệnh. Hệ thống những quan điểm lý luân về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh được truyền bá vào Việt Nam nhằm chuẩn bị về tư tưởng và chính trịnh cho việc thành lập Đảng Cộng Sản.
- 2. Quá trình chuẩn bị về tổ chức: 2.1. Thành lập hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên: 11/1924 Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) cùng các nhà Cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia…, thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. 6/1925 Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bước chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 1925 đến 1927, Người mở những lớp huấn luyện chính trị tai Quảng Châu, đào tạo đội ngũ cho Cách mạng Việt Nam.
- Phòng họp của Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên
- Tuần báo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - 1926
- 1927, Người xuất bản sách “Đường Kách Mệnh”, và vạch rõ ra những phương hướng và sách lược của cách mạng giải phong dân tộc Việt Nam. “Muốn sống phải làm cách mệnh”, “Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người” 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền: cùng sống và cùng làm việc với công nhân, truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, tổ chức và lãnh đao quần chúng đấu tranh.
- Tác phẩm “ Đường Kách mệnh”
- Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, trở thành phong trào mang tính tự giác phong trào đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Ba tổ chức cộng sản đã lần lượt ra đời: Đông Dương Cộng Sản Đảng (6/1929). An Nam Cộng Sản Đảng (8/1929). Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (9/1929).
- Phong trào công nhân Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX
- 2.2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Phong trào dân tộc dân chủ ở Viêt Nam phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản thống nhất. 6/1 – 7/2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc) hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Kết luận: sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc – Người chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức.
- Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam - 1930
- 3. Ý nghĩa của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giải phóng dân tộc và giai cấp trong thời đại mới, là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp chủ Nghĩa Mac_Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm đầu của thế kỉ XX. Là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước từ khi thực dân pháp xâm lược.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo Cách mạng Việt Nam và trở thành bộ phận Cách mạng Thế giới. Là sự chuẩn bị tất yếu quyết định sự nhảy vọt của dân tộc Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thảo luận nhóm - Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
37 p | 328 | 124
-
Bài giảng Bài 2: Tổng quan về công tác xã hội nhóm
90 p | 390 | 72
-
Quản lý ca - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ
58 p | 247 | 51
-
Thảo luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
15 p | 147 | 25
-
Bài giảng Một số kĩ thuật sử dụng trong kiểm định chất lượng giáo dục - Cục Khảo thí và KĐCLGD Bộ GD & ĐT
39 p | 142 | 23
-
Tài liệu tập huấn kỹ năng đào tạo cơ bản
50 p | 121 | 21
-
Cách tổ chức các hoạt động dạy học
3 p | 115 | 11
-
Thực hành công tác xã hội trường học của sinh viên khoa công tác xã hội trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay
6 p | 41 | 8
-
Bài giảng Giới thiệu một số PPDH
20 p | 118 | 8
-
Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức thảo luận nhóm – nghiên cứu trường hợp dạy học môn chuyên đề chủ nghĩa xã hội khoa học
8 p | 68 | 7
-
Thực trạng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên trong giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội hiện thực tại trường Đại học Tây Bắc
8 p | 19 | 5
-
Đổi mới một số phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 p | 15 | 4
-
Thảo luận nhóm theo tài liệu thiết kế dạng mở - Trịnh Văn Biều
7 p | 58 | 3
-
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong thảo luận nội dung chương 1 môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
3 p | 38 | 2
-
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển năng lực ở trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
10 p | 21 | 2
-
Quy trình xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
4 p | 9 | 2
-
Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của sinh viên trong học thực hành điện tử dân dụng
4 p | 40 | 1
-
Truyền tải văn hóa vào giảng dạy tiếng Nhật và các lưu ý
14 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn