intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thay đổi cơ cấu lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện để xem xét những thay đổi của cơ cấu xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời đánh giá lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam, để phân tích tính chuyên môn hóa quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn kể từ sau khi gia nhập WTO đến nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thay đổi cơ cấu lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2022

  1. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 THAY ĐỔI CƠ CẤU LỢI THẾ SO SÁNH HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2022 Bùi Thị Hoàng Mai Học viện Chính sách và Phát triển Email: buihoangmai@apd.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng chỉ số lợi thế so sánh bộc lộ RCA (Revealed Comparative Advantage) và hệ số tương quan hạng Spearman để đánh giá mức độ phù hợp của thay đổi cơ cấu lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam với cơ cấu xuất khẩu của thị trường thế giới trong giai đoạn 2008 - 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mặt hàng có lợi thế so sánh của Việt Nam cũng là những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cầu thị trường thế giới. Đánh giá chung cho cả 10 nhóm hàng theo phân loại tiêu chuẩn ngoại thương (SITC Rev.4) cho thấy, thay đổi cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam ngày một tiến gần tới cơ cấu xuất khẩu của thị trường thế giới. Đây là một tín hiệu đáng mừng về bức tranh xuất khẩu nói chung của Việt Nam, tuy nhiên, cần thận trọng với nhận định tích cực hay không vì những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh của Việt Nam lại chủ yếu là những mặt hàng được sản xuất và xuất khẩu bởi khu vực FDI. Từ khóa: Lợi thế so sánh, hàng xuất khẩu, chỉ số lợi thế so sánh bộc lộ, cơ cấu xuất khẩu, thị trường xuất khẩu thế giới. 1. Giới thiệu Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, mang lại thu nhập, mang lại ngoại tệ để nhập khẩu các hàng hóa mà một quốc gia không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ. Xuất khẩu giúp thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia. Việc đo lường tác động của các chính sách thương mại, khả năng cạnh tranh của các ngành với các đối thủ nước ngoài, đánh giá sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu của một quốc gia có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc đo lường trực tiếp lợi thế cạnh tranh thương mại của một quốc gia hay của các ngành hàng dựa trên lý thuyết cổ điển gặp phải nhiều thách thức. Balassa (1965) đã đề xuất sử dụng dòng chảy thương mại làm thước đo về lợi thế so sánh, với lập luận rằng các mô hình thương mại có thể phản ánh chi phí tương đối cũng như sự khác biệt về các yếu tố phi giá giữa các quốc gia. Thước đo mà Balassa (1965) đề xuất là thước đo Lợi thế so sánh bộc lộ (Revealed Comparative Advantage - RCA). Sau đó, thước đo này đã được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm, cũng như được một số nghiên cứu lý thuyết khác đề xuất các biến thể để phân tích thực tiễn chuyên môn hóa quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2008. Kể từ sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam có hai thay đổi quan trọng ở góc độ hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là sự gia tăng nhanh chóng của dòng vốn FDI, và đi kèm với đó là sự gia tăng độ mở nền kinh tế, thay đổi cơ cấu xuất khẩu và cơ cấu nhập khẩu. Điều này đặt ra yêu cầu cần nhìn lại thực tiễn xuất khẩu của Việt Nam, cũng như đánh giá sự phù hợp của cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với thị trường thế giới. 97
  2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Nghiên cứu này được thực hiện để xem xét những thay đổi của cơ cấu xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời đánh giá lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam, để phân tích tính chuyên môn hóa quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn kể từ sau khi gia nhập WTO đến nay. Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ cung cấp một bức tranh khái quát về tình hình xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, qua đó rút ra một số hàm ý để định hướng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. 2. Lý thuyết lợi thế so sánh và sự ra đời của chỉ số RCA Lý thuyết cổ điển về lợi thế so sánh, do David Ricardo đưa ra vào năm 1817, giải thích lý do tại sao hai quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế, do có sự khác biệt tương đối về công nghệ, năng suất lao động hoặc chi phí sản xuất trong các ngành công nghiệp trong nước và giữa các quốc gia. Lý thuyết Ricardo cho thấy một quốc gia có xu hướng xuất khẩu hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế so sánh hoặc hàng hóa từ các ngành mà quốc gia đó có năng suất tương đối cao hơn. Heckscher (1919) và Ohlin (1933) đã mở rộng lợi thế so sánh sang những khác biệt tương đối về giá yếu tố sản xuất và nguồn tài trợ. Mô hình của họ dự đoán rằng một quốc gia có xu hướng xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều hơn những yếu tố mà quốc gia đó có nguồn tài nguyên tương đối dồi dào hơn. Trong thế giới thương mại hiện đại, được đặc trưng bởi chuỗi cung ứng toàn cầu, nơi cùng một mặt hàng xuyên qua biên giới quốc gia nhiều lần và trong đó nhiều quốc gia buôn bán cùng một mặt hàng với nhiều đối tác thương mại khác nhau cùng một lúc, việc định lượng lợi thế so sánh dựa trên lý thuyết tân cổ điển trở nên khó khăn về mặt thực nghiệm. Một vấn đề là khái niệm lý thuyết về lợi thế so sánh dựa trên giá tương đối trước giao dịch trong một thế giới nơi thị trường hoạt động hoàn hảo mà không bị biến dạng, trong khi các nhà nghiên cứu thực nghiệm phải làm việc với dữ liệu được tạo ra bởi các dòng thương mại trong trạng thái cân bằng sau giao dịch (Vollrath 1991). 3. Tổng quan nghiên cứu Trong bài viết năm 1965 về tác động của tự do hóa thương mại từ Vòng đàm phán chung về Thuế quan và Thương mại Kennedy (GATT), Balassa đã dựa trên cách tiếp cận của Liesner (1958) về hiệu suất xuất khẩu tổng hợp và đề xuất sử dụng dòng chảy thương mại như một chỉ số về lợi thế so sánh. Nghiên cứu của ông lập luận rằng các mô hình thương mại có thể phản ánh chi phí tương đối như cũng như sự khác biệt về các yếu tố phi giá giữa các quốc gia. Ông lưu ý rằng hiệu quả xuất khẩu của một quốc gia đối với một nhóm hàng cụ thể có thể được đánh giá bằng cách so sánh tỷ trọng tương đối của quốc gia này trong xuất khẩu nhóm hàng này trên thế giới và những thay đổi về tỷ trọng tương đối này theo thời gian. Để ước tính tỷ trọng tương đối, ông chia tỷ trọng của một quốc gia trong tổng xuất khẩu một nhóm hàng nhất định cho tỷ trọng của quốc gia đó trong tổng xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ các quốc gia đang được xem xét. Ông thể hiện kết quả dưới dạng số chỉ số và gọi chúng là “chỉ số hiệu quả xuất khẩu”. Kết quả nghiên cứu của ông chỉ ra rằng Hoa Kỳ có thành tích xuất khẩu niken rèn mạnh nhất (giá trị chỉ số là 2.671,2) và thành tích xuất khẩu yếu nhất ở sợi len (giá trị chỉ số là 0,7). Ông nhận thấy rằng phương pháp này cho kết quả rõ ràng ở các sản phẩm đồng nhất hoặc hàng tiêu dùng không bền (ví dụ: chăn), nhưng ít hơn trong các nhóm sản phẩm tổng hợp có chứa nhiều loại hàng hóa không đồng nhất (ví dụ: hóa chất). Sau đó, năm 1989, Balassa và cộng sự đã tính toán lợi thế so sánh bộc lộ ở Nhật Bản và Mỹ, và chỉ ra rằng trong suốt giai đoạn 1967 - 1983, cơ cấu xuất khẩu của Nhật Bản đã có sự thay đổi rõ rệt, với sự dịch chuyển chuyên môn hóa từ những hàng hóa thâm dụng lao động 98
  3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 không có kỹ năng sang những sản phẩm thâm dụng vốn. Đồng thời những bất lợi tương đối đã tăng lên ở những sản phẩm thâm dụng tài nguyên của quốc gia này. Ngược lại, Mỹ vẫn duy trì sự chuyên môn hóa ở những hàng hóa thâm dụng vốn vật chất và thâm dụng vốn nhân lực đồng thời gia tăng lợi thế so sánh ở những sản phẩm thâm dụng tài nguyên. Cả hai quốc gia để gia tăng lợi thế so sánh ở các nhóm hàng công nghệ cao. Sau các công bố của Balassa, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá lợi thế so sánh hàng xuất khẩu ở các quốc gia trên thế giới. Nhờ đó, một bức tranh toàn cảnh về lợi thế so sánh của các quốc gia trong thương mại quốc tế được minh họa qua bối cảnh nghiên cứu sử dụng thước đo lợi thế so sánh bộc lộ RCA. Chẳng hạn, Ferto (2002) sử dụng chỉ số RCA để tính toán lợi thế so sánh của khu vực nông nghiệp của Hungary tại EU trong giai đoạn 1992 - 1998. Kết quả chỉ ra rằng trong giai đoạn này, Hungary có lợi thế so sánh đối với một số nhóm hàng như động vật tươi sống khác với thủy sản, thịt và các chế phẩm từ thịt, các sản phẩm bơ và trứng gia cầm, thủy sản, ngũ cốc, rau quả, đường và mật ong,…Utkulu và cộng sự (2004) nghiên cứu lợi thế so sánh của Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng chỉ số RCA đã chỉ ra rằng Trong giai đoạn từ 1990 - 1996, Thổ Nhĩ Kỳ có lợi thế so sánh về các nhóm hàng thực phẩm và động vật tương sống, đồ uống và thuốc là, nguyên vật liệu thô - trừ nhiên liệu, dầu - mỡ và chất sáp, hàng chế tác hỗn hợp (nhóm 8) - đặc biệt là trang phục và phụ kiện trang phục. Obadi (2016) nghiên cứu lợi thế so sánh của các nước EU-28 và Mỹ trong giai đoạn 2000 - 2014 và chỉ ra lợi thế so sánh của các quốc gia này. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả, Mỹ là quốc gia có lợi thế so sánh về hầu hết các nhóm hàng nông sản, dệt may, hóa chất, máy móc và phương tiện vận tải, trang thiết bị khoa học. EU-28 chỉ có lợi thế so sánh về một số nhóm hàng nông sản, không có lợi thế so sánh về các nhóm hàng dệt may, giày dẹp, chế tạo cao su, sắt thép, trang thiết bị viễn thông. Cả hai bên đều có lợi thế so sánh về máy móc và phương tiện vận tải, máy móc chuyên dụng cho một số ngành và lĩnh vực. Nhìn chung, có nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng chỉ số RCA hoặc các biến thể của RCA để tính toán lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của các quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu, mặc dù khá rải rác cho mỗi quốc gia hoặc nhóm quốc gia, đã cùng nhau tạo nên một bức tranh toàn thể về chuyên môn hóa sản xuất trên thế giới, trong đó chỉ rõ những khu vực mà mỗi nhóm nhóm hàng có lợi thế so sánh. Đối với trường hợp Việt Nam, đã có khá nhiều công bố sử dụng chỉ số RCA để đánh giá cơ cấu lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nguyễn Khánh Doanh (2011) nghiên cứu lợi thế so sánh hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 - 2009 và chỉ ra rằng Việt Nam có lợi thế so sánh ở các nhóm hàng thủy sản; cà phê, chè; ngũ cốc; nhiên liệu/dầu; đồ gia dụng; đồ gốm sứ; và một số sản phẩm chế tác hỗn hợp. Nguyễn Thị Hương (2020) sử dụng chỉ số RCA tính toán trên số liệu hàng xuất khẩu Việt Nam phân theo mã HS và cho thấy các nhóm hàng có lợi thế so sánh của Việt Nam gồm cá và động vật giáp xác, cà phê, chè, sản phẩm từ rơm, cỏ, giấy, mây, giày dép, máy móc, thiết bị điện, âm thanh, truyền hình. Đỗ Thị Thu Thủy và cộng sự (2017) đã tính toán RCA cho ngành dệt may, da giày và đồ gỗ của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2016 và cho thấy các ngành dệt may và da giày có lợi thế so sánh khá cao trong giai đoạn này, trong khi các nhóm hàng đồ gỗ thì hầu như không thể hiện lợi thế so sánh nổi trội. Ngoài ra, còn một số nghiên cứu khác cũng tính toán và so sánh lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam như Nguyễn Thị Nga và cộng sự (2019), Phan Lê Nga (2022), Đặng Thu Hương (2023), cũng đã sử dụng thước đo RCA để tính toán lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của 99
  4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu thực hiện các tính toán thực nghiệm để đánh giá lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, nhưng cách tiếp cận so sánh mức độ phù hợp giữa lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của một quốc gia với cơ cấu hàng hóa trên thị trường quốc tế còn chưa được tìm thấy trong bối cảnh nghiên cứu liên quan. Một lượng lớn các nghiên cứu hiện có chỉ dựa vào độ lớn của chỉ số RCA của một nhóm hàng để đánh giá lợi thế so sánh của nhóm hàng đó. Tuy nhiên, sự phù hợp của cơ cấu xuất khẩu dựa trên đánh giá lợi thế so sánh các nhóm hàng xuất khẩu không nhất định có quan hệ tuyến tính với độ lớn của chỉ số RCA. Theo công thức được Balassa (1965) đề xuất, chỉ số RCA cho một nhóm hàng xuất khẩu được tính bằng cách lấy tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng đó ở cấp quốc gia chia cho tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng đó ở cấp quốc tế. Do vậy, nếu một nhóm hàng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trên thị trường xuất khẩu thế giới, phần mẫu số của chỉ số RCA sẽ nhỏ. Khi đó, chỉ cần phần tử số (tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng ở cấp quốc gia) cao, RCA sẽ có giá trị rất cao. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết dẫn đến khuyến nghị một quốc gia cần tập trung phát triển những nhóm hàng mà mình có lợi thế so sánh dựa trên tín hiệu từ độ lớn của RCA. Nếu một nhóm hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trên thị trường xuất khẩu quốc tế, việc tập trung phát triển nhóm hàng này với lý do đó là nhóm hàng có lợi thế so sánh về xuất khẩu của quốc gia là không phù hợp. Thực tiễn này cho thấy cần có một nghiên cứu đánh giá sự phù hợp giữa lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của quốc gia với cơ cấu xuất khẩu và xu hướng thay đổi trên thị trường thế giới. Nghiên cứu này so sánh sự phù hợp giữa lợi thế so sánh hàng xuất khẩu với cơ cấu xuất khẩu thế giới cho trường hợp Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2022. Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu được đo bằng chỉ số RCA. Sự phù hợp giữa lợi thế so sánh hàng xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu thế giới được đo bằng hệ số tương quan hạng Spearman (Spearman Rank Correlation). Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ mang lại một bức tranh khái quát về tình hình xuất khẩu của Việt Nam và chỉ ra những hàm ý cho phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Chỉ số RCA Chỉ số lợi thế so sánh bộc lộ RCA được sử dụng nhiều trong việc tính toán để xác định lợi thế so sánh của một sản phẩm hoặc một ngành hoặc nhóm ngành của một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia. Đây là một chỉ tiêu được tính toán đơn giản và dễ hiểu. Công thức tính RCA của sản phẩm j của quốc gia i được trình bày như sau: RCAij = (Xij/Xi)/(Xwj/Xw) Trong đó: Xij: kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của quốc gia i; Xi = ∑ 𝑗 𝑋𝑖𝑗: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i; Xwj = ∑ 𝑖 𝑋𝑖𝑗: Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j toàn cầu. Xw = ∑ 𝑖 ∑𝑗 𝑋𝑖𝑗: Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu Cách nhận biết kết quả RCA như sau: Nếu RCA > 1 thì nước i có lợi thế so sánh đối với sản phẩm j; 100
  5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Nếu RCA < 1 thì nước i không có lợi thế so sánh đối với sản phẩm j. Bên cạnh đó, để nhận biết cụ thể về mức độ lợi thế so sánh, Hinloopen và Marrewijk (2001) đã phân loại hệ số RCA thành 4 nhóm, cụ thể là: STT Nhóm Mức độ lợi thế so sánh 1 0 < RCA ≤1 Không có lợi thế so sánh 2 1 < RCA ≤2 Lợi thế so sánh thấp 3 2 < RCA ≤4 Lợi thế so sánh trung bình 4 RCA ≥4 Lợi thế so sánh cao (Nguồn: Hinloopen và Marrewijk (2001)) 4.2. Hệ số tương quan hạng Spearman Hệ số tương quan (correlation coefficient) (r) là một chỉ số thống kê đo lường mối liên hệ tương quan giữa hai biến số nhằm đánh giá chiều hướng và cường độ của mối liên hệ tương quan tuyến tính. Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Hệ số tương quan bằng 0 (hay gần 0) có nghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu hệ số bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối. Nếu giá trị của hệ số tương quan là âm (r 0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y cũng tăng, và khi x tăng cao thì y cũng giảm theo. Khi có hai tiêu thức số lượng X và Y thoả mãn điều kiện phân phối chuẩn, chúng ta có thể dùng hệ số tương quan tuyến tính để kiểm định xem có tồn tại mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức này không. Trường hợp một trong hai biến là tiêu thức thuộc tính với thang đo thứ bậc hoặc các biến là tiêu thức số lượng nhưng không thoả mãn điều kiện phân phối chuẩn, chúng ta sẽ dùng kiểm định tương quan hạng Spearmean để xác định xem có tồn tại mối liên hệ giữa hai tiêu thức này không3. Kiểm định tương quan hạng Spearman xếp hạng các đơn vị quan sát trong mẫu nghiên cứu theo biến X sau đó xếp hạng độc lập các đơn vị theo biến Y, sau đó tính hệ số tương quan Spearman của mẫu theo công thức: 𝑛 6 ∑ 𝑖=1 𝑑𝑖 2 𝑟 =1− 𝑛(𝑛2 −1) di: sự khác nhau giữa các hạng quy cho hai đặc điểm khác nhau của thành phần hay hiện tượng thứ i n: số các thành phần hay hiện tượng được xếp thứ hạng. Kết quả tính r cũng được phân tích như tính r của hệ số tương quan (correlation coefficient) ở trên. 5. Khái quát về tình hình xuất khẩu của thế giới và Việt Nam giai đoạn 2008 - 2022 Trong phần này, nghiên cứu sử dụng dữ liệu thương mại quốc tế từ nguồn số liệu UN 3 Trần Thị Kim Thu, giáo trình lý thuyết Thống kê (2012), NXB Đại học kinh tế quốc dân, tr.401 101
  6. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Comtrade. Hàng hóa xuất khẩu được phân loại theo tiêu chuẩn ngoại thương (SITC) phiên bản sửa đổi lần 4 (gọi tắt là SITC Rev4). Mục tiêu của phần này là cung cấp bức tranh chung về tình hình xuất khẩu của thế giới và Việt Nam, đồng thời so sánh sự thay đổi của xuất khẩu Việt Nam so với sự thay đổi của thị trường xuất khẩu thế giới. Kết quả của việc so sánh này có thể giúp đánh giá sự phù hợp của cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. 5.1. Kim ngạch xuất khẩu của thế giới và Việt Nam giai đoạn 2008 - 2022 Trong giai đoạn 2008 - 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới dao động quanh mức từ 14 - 17 nghìn tỷ đô la Mỹ. Sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009, tổng xuất khẩu của thế giới tăng nhanh, đạt đỉnh điểm vào các năm 2011 - 2014. Sau hai năm 2015, 2016 chứng kiến sự suy giảm, tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới lại tăng lên, sau khi qua thời kỳ đại dịch Covid 19, đã đạt trên 20 nghìn tỷ vào năm 2022. Nhìn chung, nếu không tính hai năm 2021 và 2022, tổng xuất khẩu của thế giới không thể hiện xu hướng tăng theo thời gian. Các dao động chỉ xoay quanh một mức ổn định từ 15 - 17 nghìn tỷ đô la Mỹ. Mặc dù vậy, tính trung bình trong toàn thời kỳ nghiên cứu, tổng xuất khẩu thế giới đã tăng 3.5%/năm, chủ yếu do sự gia tăng đột biến trong hai năm 2021 và 2022. Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu của thế giới và Việt Nam giai đoạn 2008 - 2022 Tổng XK thế giới Tổng XK Việt Nam 25,000,000,000 400,000,000.00 350,000,000.00 20,000,000,000 300,000,000.00 15,000,000,000 250,000,000.00 200,000,000.00 10,000,000,000 150,000,000.00 100,000,000.00 5,000,000,000 50,000,000.00 0 - 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020 2022 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Nguồn: Dữ liệu UN Comtrade (SITC Rev.4) Khác với xu hướng dao động ổn định của tổng xuất khẩu trên thế giới, tổng xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn từ 2008 - 2022, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 13.5%/năm, cao hơn nhiều so với con số tương ứng của thế giới là 3.5%/năm. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt hơn 62 tỷ USD. Con số này đã tăng lên 370 tỷ vào năm 2022, tức là tăng gần 6 lần sau 14 năm. 5.2. Cơ cấu xuất khẩu của thế giới và Việt Nam giai đoạn 2008 - 2022 Cơ cấu xuất khẩu các nhóm hàng trên thế giới không có sự thay đổi nhiều theo thời gian. Nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới trong suốt giai đoạn nghiên cứu là nhóm hàng máy móc và trang thiết bị vận tải. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này luôn duy trì quanh mức 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới. Ba nhóm hàng tiếp theo duy trì tỷ trọng đáng kể (trên 10%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới là nhóm 6 -‘Hàng chế biến chế tạo được phân loại theo nguyên vật liệu’ (xung quanh 12.6%); nhóm 5 - ‘Hóa chất và các sản phẩm liên quan’ (xung quanh12.4%) ; nhóm 8 - ‘Các mặt hàng chế tác hỗn hợp’ (xung quanh 11.5%). 102
  7. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Nhóm hàng có tỷ trọng dao động đáng kể trên thị trường xuất khẩu thế giới là nhóm hàng Nhiên liệu khoáng, chất bôi trơn và các vật liệu liên quan. Trước năm 2015, nhóm hàng này chiếm tỷ trọng khá lớn trên thị trường thế giới, khoảng xung quanh 15%. Từ sau năm 2015, tỷ trọng nhóm hàng này giảm xuống còn khoảng 10%, nhường chỗ cho sự gia tăng xuất khẩu nhóm hàng Máy móc và trang thiết bị vận tải. Các nhóm hàng chiếm tỷ trọng dưới 10% và duy trì ổn định trên thị trường là Thực phẩm và động vật tươi sống, Nguyên liệu thô - không ăn được - ngoại trừ nhiên liệu, Hàng hóa và các giao dịch chưa được phân vào đâu trong SITC. Hình 2: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của thế giới và Việt Nam giai đoạn 2008 - 2022 Thế giới Việt Nam 100% 100% Các mặt hàng Các mặt 90% chế biến chế 90% hàng chế tạo khác 80% biến chế tạo 80% khác 70% Máy móc và 70% trang thiết bị 60% vận tải 60% Máy móc và trang Hàng chế biến thiết bị vận tải 50% chế tạo được 50% phân loại theo nguyên vật liệu 40% 40% Hóa chất và các sản phẩm Nhiên liệu Hàng chế biến chế tạo 30% liên quan 30% khoáng, chất bôi được phân loại theo… trơn và các vật Nhiên liệu khoáng, chất bôi liệu liên quan 20% 20% trơn và các vật liệu liên … Nguyên liệu thô, không Thực phẩm và 10% ăn được, ngoại trừ… 10% động vật tươi… Thực phẩm và động vật tươi 0% sống 0% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Nguồn: Dữ liệu UN Comtrade (SITC Rev.4) Khác với sự ổn định về cơ cấu xuất khẩu của thị trường thế giới, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam có sự thay đổi rõ nét, với sự gia tăng nhanh chóng tỷ trọng nhóm hàng ‘7.Máy móc và trang thiết bị vận tải’ (từ 11.7% năm 2008 lên 47.4% năm 2022), và sự giảm nhanh chóng tỷ trọng của nhóm hàng ‘0.Thực phẩm và động vật tươi sống’ (từ 19.3% năm 2008 xuống 7.8% năm 2022), ‘3. Nhiên liệu khoáng, chất bôi trơn và các vật liệu liên quan’ (từ 20.2% năm 2008 xuống còn 1.2% năm 2022). Nhóm ‘8. Các mặt hàng chế tác hỗn hợp’, mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, đã có sự giảm sút đáng kể về mặt tỷ trọng, từ 30.7% năm 2008 xuống 24.9% năm 2022. Sự sụt giảm về mặt tỷ trọng của nhóm hàng này chủ yếu là do sự gia tăng tỷ trọng của nhóm hàng ‘7. Máy móc và trang thiết bị vận tải’. Các nhóm hàng còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ và có sự thay đổi tỷ trọng không đáng kể. Như vậy, tính đến thời điểm năm 2022, các nhóm hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam gồm (1) Máy móc và trang thiết bị vận tải chiếm 47.4% (nhóm 7); (2) Các mặt hàng chế tác hỗn hợp (nhóm 8) chiếm 24.9%; (3) Hàng chế biến chế tạo được phân loại theo nguyên vật liệu (nhóm 6) chiếm 11.3%; (4) Thực phẩm và động vật tươi sống (nhóm 0) chiếm 7.8%. So với thị trường thế giới, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam và thế giới đã có sự tương đồng, với các nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu của Việt Nam cũng là những nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu của thế giới. Chỉ có hai nhóm hàng có 103
  8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 mặt trong danh sách những nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trên thế giới nhưng lại không có mặt trong danh sách những nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam là ‘Hóa chất và các sản phẩm liên quan’, và nhóm ‘Nhiên liệu khoáng, chất bôi trơn và các sản phẩm liên quan’. 5.3. Tăng trưởng xuất khẩu của các nhóm hàng trên thế giới và của Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2022 Trong giai đoạn 2008 - 2022, giá trị của các nhóm hàng xuất khẩu trên thế giới đều tăng, nhưng với tốc độ tăng khác nhau. Với trường hợp Việt Nam, chỉ có duy nhất nhóm hàng ‘Nhiên liệu khoáng, chất bôi trơn và các vật liệu liên quan’ là có sự sụt giảm tăng trưởng. Các nhóm hàng còn lại đều có tốc độ tăng trưởng dương tính trung bình trên toàn thời kỳ nghiên cứu. Các nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao (hơn 4%) trên thị trường thế giới gồm ‘Dầu, mỡ và sáp động vật và thực vật’ (8.6%), ‘Nguyên liệu thô, không ăn được, ngoại trừ nhiên liệu’ (4.6%), ‘Thực phẩm và động vật tươi sống’ (4.5%), ‘Các mặt hàng chế tác hỗn hợp’ (4.3%), ‘Hóa chất và các sản phẩm liên quan’ (4.5%). Các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao (trên 13.5%) gồm ‘Máy móc và trang thiết bị vận tải’ (25.4%), ‘Hóa chất và các sản phẩm liên quan (15.8%), ‘Dầu mỡ và sáp động vật và thực vật’ (14.4%), ‘Hàng chế biến chế tạo được phân loại theo nguyên vật liệu’ (14.5%), ‘Hàng hóa và các giao dịch chưa được phân vào đâu trong SITC’ (15.2%). Như vậy, trong những nhóm hàng xuất khẩu mà Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, chỉ có hai nhóm hàng ‘Dầu, mỡ và sáp động vật và thực vật’, ‘Hóa chất và các sản phẩm có liên quan’ là trùng với nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới. Ngoài ra, trong các nhóm hàng có tốc độ tăng trường xuất khẩu cao của Việt Nam, có hai nhóm hàng hiện đang chiếm tỷ trọng cao là ‘Máy móc và trang thiết bị vận tải’, và ‘Hàng chế biến chế tạo được phân loại theo nguyên vật liệu’. 104
  9. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Hình 3: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008 - 2022 của giá trị xuất khẩu các nhóm hàng trên thế giới và của Việt Nam 25.4 30.0 25.0 15.8 15.2 20.0 14.5 14.4 11.9 15.0 9.8 8.6 7.6 6.4 10.0 4.6 4.5 4.3 4.1 3.4 3.3 3.0 2.8 2.6 5.0 0.0 Thực phẩm và động vậtliệu thuốc lá chất Hàngngoại trừ chế Máy liênliênmặtloại thiết bịbiếndịch tạo khác phân vào đâu Nguyên liệuvà khoáng, ăn được, chất biến vật tạo được phânhóa và cácnguyên vậtchưa được Đồ uống tươi sống Nhiên thô, không mỡbôi trơnđộng các sảnthực vật và quan theo giao chế Dầu, Hóa chế và vật vàliệu móc trang chế vận tải và sáp và các phẩmCácHàng hàng -5.0 nhiên liệu quan liệu trong SITC -10.0 -7.4 Thế giới Việt Nam Nguồn: Dữ liệu UN Comtrade (SITC Rev.4) Những phân tích ở trên cho thấy, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam tương đối phù hợp so với cơ cấu xuất khẩu trên thị trường thế giới. Hầu hết những nhóm hàng mà Việt Nam có tỷ trọng xuất khẩu cao thì cũng là những nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trên thị trường thế giới. Các nhóm hàng của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cao thì cũng là những nhóm hàng hoặc có tốc độ tăng trưởng cao, hoặc có tỷ trọng cao trên thị trường thế giới. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 - 2022. 6. Cơ cấu lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2022 Bảng 1 trình bày giá trị RCA các nhóm hàng của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2022. Có thể thấy, các nhóm hàng là lợi thế so sánh của Việt Nam (có RCA > 1) trong hầu hết giai đoạn nghiên cứu gồm: ‘Nhóm 0. Thực phẩm và động vật tươi sống’, ‘Nhóm 7. Máy móc và trang thiết bị vận tải’, ‘Nhóm 8. Các mặt hàng chế tác hỗn hợp’. Các nhóm hàng chỉ có lợi thế so sánh trong giai đoạn 2008 - 2011 gồm ‘Nhóm 3. Nguyên liệu thô, không ăn được, ngoại trừ nhiên liệu’, ‘Nhóm 4. Nhiên liệu khoáng, chất bôi trơn và các vật liệu liên quan’. Đây là những nhóm hàng giảm nhanh tỷ trọng do định hướng xuất khẩu của Việt Nam có sự thay đổi - chuyển từ xuất khẩu nguyên vật liệu thô và nhiên liệu sang xuất khẩu những sản phẩm chế biến chế tạo có giá trị gia tăng cao hơn. Nhóm hàng mã 7 - ‘Máy móc và trang thiết bị vận tải’ là nhóm hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất trên thế giới và cũng là nhóm hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất của Việt Nam. So với thế giới, Việt Nam có tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng này cao hơn, gấp gần 1.5 lần tỷ trọng của thế giới. Vì vậy, đây được xem là nhóm hàng vừa có lợi thế so sánh của Việt Nam, vừa phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới. Nhóm hàng 8 - ‘Các mặt hàng chế tác hỗn hợp’ cũng là một trong những nhóm hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn của Việt Nam cũng như chiếm tỷ trọng đáng kể trên thị trường thế giới. Nhóm hàng này duy trì chỉ số RCA > 2 trong suốt giai đoạn nghiên cứu, tức là tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam cao gấp đôi so với tỷ trọng của nhóm hàng đó trên thị trường thế giới. Vì vậy, nhóm hàng 8 cũng là nhóm hàng có lợi thế so sánh đáng kể của Việt Nam. 105
  10. Bảng 1: Giá trị RCA các nhóm hàng của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2022 Nguyên liệu Nhiên liệu Dầu, mỡ Hàng chế biến Hàng hóa và Thực Hóa chất Máy móc Các mặt Đồ uống thô, không ăn khoáng, chất và sáp chế tạo được các giao dịch phẩm và và các sản và trang hàng chế Năm và thuốc được, ngoại bôi trơn và các động vật phân loại theo chưa được động vật phẩm liên thiết bị tác hỗn lá trừ vật liệu liên và thực nguyên vật phân vào đâu tươi sống quan vận tải hợp nhiên liệu quan vật liệu trong SITC 2008 3.42 0.37 1.11 1.43 0.47 0.20 0.73 0.33 2.94 0.27 2009 3.10 0.45 0.95 1.24 0.34 0.18 0.71 0.38 3.00 0.39 2010 3.11 0.52 1.06 0.81 0.27 0.23 0.88 0.46 3.14 0.14 2011 2.98 0.48 1.06 0.68 0.36 0.27 0.84 0.61 2.98 0.14 2012 2.72 0.51 0.87 0.59 0.47 0.30 0.84 0.84 2.62 0.07 2013 2.23 0.51 0.87 0.43 0.37 0.27 0.85 1.03 2.58 0.08 2014 2.21 0.45 0.70 0.39 0.35 0.26 0.87 0.99 2.61 0.08 2015 1.85 0.41 0.69 0.28 0.34 0.22 0.82 1.06 2.45 0.08 2016 1.77 0.34 0.63 0.22 0.17 0.19 0.80 1.10 2.45 0.03 2017 1.75 0.30 0.61 0.23 0.14 0.19 0.83 1.14 2.40 0.02 2018 1.62 0.27 0.60 0.14 0.15 0.21 0.90 1.16 2.44 0.28 2019 1.38 0.28 0.62 0.13 0.14 0.21 0.91 1.20 2.37 0.30 2020 1.19 0.19 0.52 0.12 0.13 0.19 0.90 1.30 2.14 0.18 2021 1.21 0.18 0.49 0.09 0.18 0.22 1.04 1.38 2.00 0.31 2022 1.21 0.19 0.60 0.09 0.26 0.24 0.93 1.40 2.15 0.33 Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu UN Comtrade (SITC Rev.4) 106
  11. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Kết quả phân tích RCA dựa trên dữ liệu phân nhóm SITC một chữ số cho thấy nếu xét theo nhóm hàng, cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam có một số nhóm hàng khá phù hợp với thị trường thế giới. Những nhóm hàng có mà Việt Nam có lợi thế so sánh cũng là những nhóm hàng mà thế giới có nhu cầu cao. Nếu chưa xét đến chủ thể sản xuất và xuất khẩu những nhóm hàng này là khu vực trong nước hay khu vực FDI, thì những con số tạo nên bức tranh xuất khẩu của Việt Nam cho thấy Việt Nam có cơ cấu xuất khẩu phù hợp với thị trường thế giới. 7. Đánh giá sự phù hợp của cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam với cơ cấu xuất khẩu trên thị trường thế giới Như đã trình bày trong phần 4, bằng các quan sát dựa trên bảng và biểu đồ, có thể thấy một số nhóm hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh nổi trội như: Thực phẩm và động vật tươi sống, Máy móc và phương tiện vận tải, Các mặt hàng chế tác hỗn hợp đều là những nhóm hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao trên thị trường thế giới. Mặc dù vậy, các quan sát trực quan bằng bảng và biểu đồ chưa đánh giá được mức độ phù hợp của lợi thế so sánh với tất cả các nhóm hàng của Việt Nam với xu thế của thế giới. Hơn nữa, như đã trình bày trong phần 2, chỉ số RCA có mẫu số là tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng trên thị trường thế giới. Do đó, nếu một nhóm hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên thị trường thế giới thì rất dễ có được RCA lớn. Khi đó, chỉ số RCA không thể là một tín hiệu tốt cho định hướng xuất khẩu của quốc gia. Vì vậy, cần đánh giá chung về mức độ phù hợp giữa cơ cấu lợi thế so sánh của một quốc gia với cơ cấu xuất khẩu trên thị trường thế giới. Trong phần này, nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan hạng Spearman để đánh giá sự phù hợp này. Bảng 2 trình bày kết quả tính toán hệ số tương quan hạng Spearman giữa cơ cấu xuất khẩu trên thị trường thế giới và cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam. Hệ số tương quan hạng, và xác suất có ý nghĩa thống kê của hệ số này được tính trên phần mềm Stata 13. Các hệ số được tính theo từng năm, thể hiện mức độ tương quan hạng giữa thứ hạng về RCA của các nhóm hàng ở Việt Nam với thứ hạng về tỷ trọng xuất khẩu của các nhóm hàng trên thị trường thế giới. Bảng 2: hệ số tương quan hạng Spearman giữa cơ cấu xuất khẩu trên thị trường thế giới và cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam Prob > |t| Hệ số tương quan hạng Năm (H0: hai dãy số là độc lập Spearman với nhau) 2008 0.01 0.987 2009 -0.02 0.960 2010 0.09 0.803 2011 0.18 0.627 2012 0.19 0.603 2013 0.32 0.366 2014 0.38 0.276 2015 0.41 0.244 107
  12. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Prob > |t| Hệ số tương quan hạng Năm (H0: hai dãy số là độc lập Spearman với nhau) 2016 0.54 0.108 2017 0.54 0.108 2018 0.49 0.150 2019 0.53 0.117 2020 0.54 0.108 2021 0.54 0.108 2022 0.19 0.603 Nguồn: Tính toán của tác giả Có thể thấy giá trị của hệ số Spearman (mặc dù ý nghĩa thống kê chưa đủ), tăng nhanh trong suốt thời kỳ nghiên cứu, ngoại trừ năm 2022. Điều này cho thấy, trong giai đoạn từ 2008 - 2021, thay đổi cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam tính chung cho tất cả các nhóm hàng là có xu hướng ngày càng phù hợp hơn với cơ cấu xuất khẩu thế giới. Điều này có nghĩa là những nhóm hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh cao hơn có xu thế là những nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trên thị trường thế giới. Bảng 2 cũng cho thấy mức ý nghĩa thống kê của các hệ số Spearman tăng dần, từ hầu như không có ý nghĩa thống kê (Prob > |t| là 0.987) đến có ý nghĩa thống kê ở mức 10.8%. Những con số này cũng thể hiện mức độ ngày càng phù hợp giữa thay đổi cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam với cầu thị trường thế giới. Nếu chưa tính đến nguồn gốc hàng xuất khẩu, đây là một tín hiệu đáng mừng cho bức tranh chung về xuất khẩu của Việt Nam. 8. Thảo luận kết quả và hàm ý chính sách 8.1. Thảo luận kết quả Kết quả phân tích mô tả và tính toán ở trên cho thấy một số điểm nhấn về bức tranh xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2008 - 2022. Thứ nhất, trong khi tổng giá trị xuất khẩu trên thế giới không thay đổi nhiều (ngoại trừ hai năm 2021 và 2022) thì tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2008 - 2022. Thứ hai, trong khi cơ cấu xuất khẩu trên thị trườn thế giới hầu như không có gì thay đổi đáng kể thì cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn nghiên cứu theo hướng phù hợp hơn với cơ cấu thị trường xuất khẩu trên thế giới. Trong giai đoạn này, Việt Nam chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng ‘Máy móc và trang thiết bị vận tải’, sự giảm mạnh tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng ‘Thực phẩm và động vật tươi sống’, ‘Nhiên liệu khoáng, chất bôi trơn và các vật liệu liên quan’. Cho đến cuối giai đoạn nghiên cứu, hầu hết các nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu của Việt Nam cũng là những nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu của thế giới, trừ hai nhóm hàng là hóa chất, và nhiên liệu. Thứ ba, các nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh ở Việt Nam có hai đặc 108
  13. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 điểm: hoặc đó là những nhóm hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao ở cả Việt Nam và thế giới, hai là những nhóm hàng có tỷ trọng xuất khẩu thấp ở Việt Nam nhưng có tỷ trọng xuất khẩu cao trên thế giới. Điều này cho thấy, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đang thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp hơn với cầu thị trường thế giới. Thứ tư, các nhóm hàng duy trì lợi thế so sánh cao của Việt Nam là ‘Nhóm 0. Thực phẩm và động vật tươi sống’, ‘Nhóm 7. Máy móc và trang thiết bị vận tải’, ‘Nhóm 8. Các mặt hàng chế tác hỗn hợp’. Đây cũng là những nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trên thị trường xuất khẩu của thế giới, cho thấy điểm sáng về sự phù hợp của lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới. Thứ năm, tính chung cho cả 10 nhóm hàng xuất khẩu, kết quả tính toán hệ số tương quan hạng giữa thứ hạng về tỷ trọng xuất khẩu của các mặt hàng trên thị trường thế giới với thứ hạng về lợi thế so sánh của mặt hàng đó ở Việt Nam cho thấy cơ cấu lợi thế so sánh hàng xuất khẩu Việt Nam ngày càng phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới, thể hiện bằng sự tăng nhanh của hệ số tương quan hạng Spearman (ngoại trừ năm 2022). Điều này một lần nữa củng cố cho nhận định Việt Nam đang xuất khẩu những mặt hàng có nhu cầu cao trên thị trường thế giới. Thứ sau, mặc dù có một bức tranh sáng và nhiều triển vọng về xuất khẩu của Việt Nam, cần chú ý rằng khu vực FDI đang chiếm tỷ trọng rất cao (khoảng 70%) trong xuất khẩu của Việt Nam. Và các hầu hết các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm 7 và nhóm 8 đều là những mặt hàng xuất khẩu của khu vực FDI. Như vậy, có thể đánh giá sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu và cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam là do khu vực FDI mang lại. Theo đó, có thể hiểu theo logic nguyên nhân và kết quả là vì các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam để thực hiện sản xuất những mặt hàng đáp ứng nhu cầu thế giới. Điều này đã kéo theo sự thay đổi nhanh chóng của cơ cấu xuất khẩu và cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam kể từ sau khi gia nhập WTO. Do đó, cần có cái nhìn thận trọng về bức tranh xuất khẩu của Việt Nam. 8.2. Hàm ý chính sách Với kết quả nghiên cứu ở trên, có thể rút ra một số hàm ý chính sách như sau: Thứ nhất, Việt Nam cần có các biện pháp để các doanh nghiệp FDI có lan tỏa tốt tới các doanh nghiệp nội địa, từ đó đưa các doanh nghiệp nội địa tiếp nối duy trì lợi thế so sánh của quốc gia về các nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trên thị trường thế giới. Thứ hai, một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh như dầu mỡ động thực vật, hóa chất, hàng hóa chế biến chế tạo, máy móc và trang thiết bị vận tải. Những mặt hàng này có tỷ trọng cao trên thị trường xuất khẩu thế giới, cần được tiếp tục duy trì đà sản xuất và xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường thế giới. Thứ ba, tổng giá trị xuất khẩu trên thế giới có xu hướng không thay đổi nhiều qua các năm. Điều này đòi hỏi sự cạnh tranh của mỗi quốc gia để vươn lên chiếm tỷ trọng cao trong một miếng bánh hầu như không thay đổi của xuất khẩu thế giới. Vì vậy, Việt Nam cần nỗ lực duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường xuất khẩu, và cần nâng cao vai trò các doanh nghiệp nội địa trong nỗ lực này. Thứ tư, cơ cấu xuất khẩu của thị trường thế giới thay đổi không nhiều qua các năm. Vì vậy, Việt Nam cần định hướng hoạt động xuất khẩu hướng tới những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trên thị trường thế giới. Vì vị trí của mỗi nhóm hàng trên thị trường thế giới được duy trì khá lâu dài, nên Việt Nam có thể xây dựng kế hoạch và lộ trình để gia tăng xuất khẩu những 109
  14. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trên thị trường thế giới. Thứ năm, lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam đang tập trung chủ yếu ở một số mặt hàng. Nhu cầu của thế giới đối với các mặt hàng này cũng rất cao (chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu. Tuy nhiên, thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia cho thấy tỷ trọng GDP của khu vực nông nghiệp và khu vực chế biến chế tạo chỉ đạt một ngưỡng nhất định, sau đó sẽ giảm dần hoặc dừng ở một ngưỡng nào đó khác. Tỷ trọng GDP của khu vực dịch vụ có xu hướng tăng dần khi thu nhập của quốc gia tăng. Vì vậy, việc song song phát triển khu vực dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ thay vì tập trung vào các mặt hàng nông sản và các mặt hàng chế biến chế tạo là việc làm cần tính đến trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới. 110
  15. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO Balassa, Bela (1965). “Trade Liberalization and ‘Revealed’ Comparative Advantage.” The Manchester School of Economic and Social Studies, Vol. 33, 1965, pp. 99–123. Heckscher, E. 1919. The effect of foreign trade on the distribution of income. Ekonomisk Tidskriff: 497–512. Translated as chapter 13 in American Economic Association, Readings in the theory of international trade. Philadelphia: Blakiston, 1949, and a new translation is provided in Flam and Flanders (1991). Imre Fertő & Lionel J. Hubbard (2002). “Revealed Comparative Advantage and Competitiveness in Hungarian Agri-Food Sectors Technology Foresight in Hungary”. Discussion paper in Institute of Economics Hungarian Academy of Sciences. Liesner, H.H. (1958). "The European Common Market and British Industry." The Economic Journal, Vol. 68, 1958, pp. 302–316. Nguyen Khanh Doanh (2011). “Patterns and Dynamics of Vietnam’s Revealed Comparative Advantage and Export Specialization”. Journal of Economics and Development Vol.13, No.1 April 2011, pp. 19 - 37. Ohlin, B. 1933. Interregional and international trade. Cambridge, MA: Harvard University Press. Saleh Mothana Obadi (2016). “Revealed Comparative Advantage and Competitiveness in the EU-28 and the USA”. Economic Review, Volume 45., 2/2016. Utku Utkulu and Dilek Seymen (2004). “Revealed Comparative Advantage and Competitiveness: Evidence for Turkey vis-à-vis the EU/15”. Working paper presented at the European Trade Study Group 6th Annual Conference, ETSG 2004, Nottingham, September 2004. Đỗ Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương, Nguyễn Thanh Tùng (2018). “Lợi thế so sánh của một số ngành mũi nhọn Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế”. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 188+189- Tháng 1&2. 2018. Nguyễn Thị Hương (2020). “Xác định các ngành có lợi thế so sánh của Việt Nam”. Tạp Chí Khoa Học Và Công Nghệ, Đại Học Đà Nẵng, Vol. 18, No. 4.1, 2020. Phan Lê Nga (2022). “Lợi thế so sánh bộc lộ của Việt Nam - So sánh với Singapore và Thái Lan”. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 19, tháng 8 năm 2022. 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2