Thể chất của trẻ: Bạn cần biết những gì trước khi đi khám
lượt xem 7
download
Đừng để lỡ khi đã tới thời điểm đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe. Khám sức khỏe không những là cơ hội để biết liệu có một bệnh hoặc tình trạng ảnh hưởng tới trẻ hay không, mà còn tạo ra cơ hội để hiểu biết về các vấn đề sức khỏe mà trẻ em tuổi học đường và vị thành niên phải đối mặt - kể cả các chủ đề sức khỏe bạn cảm thấy không thoải mái khi bàn luận trực tiếp với trẻ. Cơ sở Trẻ cần đi kiểm tra sức khỏe toàn diện bao...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thể chất của trẻ: Bạn cần biết những gì trước khi đi khám
- Thể chất của trẻ: Bạn cần biết những gì trước khi đi khám Đừng để lỡ khi đã tới thời điểm đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe. Khám sức khỏe không những là cơ hội để biết liệu có một bệnh hoặc tình trạng ảnh hưởng tới trẻ hay không, mà còn tạo ra cơ hội để hiểu biết về các vấn đề sức khỏe mà trẻ em tuổi học đường và vị thành niên phải đối mặt - kể cả các chủ đề sức khỏe bạn cảm thấy không thoải mái khi bàn luận trực tiếp với trẻ. Cơ s ở Trẻ cần đi kiểm tra sức khỏe toàn diện bao lâu một lần tùy theo từng bang. Hầu hết các bang yêu cầu đưa trẻ đi khám sức khỏe trước khi vào nhà trẻ và trước khi vào trường trung học, nhưng bạn cần hỏi lại bác sỹ nhi khoa hoặc y tá ở trường học để biết các yêu cầu đặc biệt ở nơi bạn ở. Kiểm tra thêm thường được yêu cầu khi tham gia thể thao ở trường học.
- Việc khám sức khỏe thường gồm tiền sử sức khỏe và khám bệnh. Tiền sử sức khỏe gồm một loạt các câu hỏi liên quan tới sức khỏe của trẻ. Kiểm tra sức khỏe có thể gồm khám: Da Đầu Mắt Tai Mũi Miệng Các tuyến Ngực Phổi Bụng Hệ cơ xương Hệ thần kinh
- Bộ phận sinh dục ngoài Đánh giá tăng trưởng Phát triển tuổi dậy thì Bác sỹ có thể hỏi trẻ có muốn bố mẹ có mặt trong khi khám hay không. Khi trẻ lớn, chúng có thể muốn bố mẹ đợi ở ngoài trong khi khám bệnh. Trong một số trường hợp, trẻ có thể muốn nói chuyện một mình với bác sỹ hay y tá. Hãy hỏi trẻ điều này trước khi đi. Kiểm tra đối với thanh thiếu niên trước ngưỡng cửa cuộc đời để phát hiện sớm các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, có thể có biểu hiện ngay hiện tại hoặc ở tuổi trưởng thành. Việc xác định sớm là rất quan trọng vì bác sỹ có thể can thiệp và có thể ngăn ngừa hậu quả xấu. Những năm niên thiếu cũng là thời điểm tốt để sàng lọc chứng vẹo cột sống. Thu được tất cả thông tin này có thể tiết kiệm thời gian và cố gắng tiếp theo. Cập nhật kế hoạch đối với các bệnh mạn tính Trẻ có thể có bệnh mạn tính, như đái tháo đường dị ứng theo mùa hoặc hen. Hãy dùng việc khám bệnh để xem xét lại kế hoạch giám sát tình trạng bệnh. Rất có ích khi nói về:
- Sự thay đổi các triệu chứng hiện tại Có thể thay đổi thuốc và kê đơn thuốc mới Sự tham gia của giáo viên trong việc giám sát kế hoạch Bệnh ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ như thế nào Bệnh ảnh hưởng đến gia đình bạn như thế nào Bệnh có ảnh hưởng đến thành tích của trẻ ở trường hay không Có thể thay đổi kế hoạch giáo dục riêng cho trẻ, một tài liệu được dùng ở nhiều trường định rõ việc điều trị thuốc của trẻ. Nếu bạn biết rõ rằng mối quan tâm đặc biệt này có thể tốn thời gian, cần báo cho bác sỹ để chủ động lập chương trình. Coi khám sức khỏe là cơ hội Khám sức khỏe không nên bắt buộc nhưng khuyến khích khám sức khỏe. Trong thời gian khám chúng ta bàn luận về vấn đề dinh dưỡng, tập luyện và ngăn ngừa chấn thương. Bác sỹ cũng có thể khuyên bạn như liệu
- môn thể thao mà con bạn muốn chơi có thích hợp với khả năng thể lực của trẻ hay không. Trong nhịp độ náo nhiệt của cuộc sống hàng ngày, cuộc nói chuyện như vậy có thể nhầm lẫn. Yêu cầu khám sức khỏe là cơ hội để lưu tâm và giữ gìn những gì là quan trọng. Đưa ra một danh mục những điều quan tâm và khuyến khích trẻ cũng làm một danh mục. Nếu trẻ đã được bác sỹ khám để đánh giá thể trạng chung, trong tương lai, một số vấn đề có thể được trao đổi qua điện thoại. Điều này là khó thực hiện trừ phi bạn có hiểu biết cơ bản từ lần khám sức khỏe toàn diện gần đây. Với kết quả từ lần kiểm tra đó bạn có thể tránh những cuộc hẹn không cần thiết và những lần tới trung tâm chăm sóc sức khỏe khẩn cấp. Các chủ đề khó thảo luận Đôi khi cha mẹ và con cái rất khó nói chuyện với nhau về việc sử dụng ma túy, tình dục và các chủ để khó nói khác. Lúc này sự có mặt của bác sỹ là một cơ hội. Với sự hiện diện của bác sỹ, bạn có thể đ ưa ra các chủ để này trong cuộc gặp mặt. Bạn có thể xin lời khuyên, lời giải thích hoặc tài liệu giáo dục cho phụ huynh về chủ đề mà bạn muốn bác sỹ nói. Nếu thíc h hợp, bạn có thể hỏi để tham khảo cho việc tư vấn thêm. Tiếp tục thảo luận ở
- nhà, để đi đến hành vi cụ thể có thể ngăn ngừa các nguy cơ và tăng cường sức khỏe. Với thanh thiếu niên, các lĩnh vực quan tâm thường gồm: Mụn trứng cá Trầm cảm Uống rượu, hút thuốc và dùng ma túy khác Kinh nguyệt, sự thay đổi ở tuổi dậy thì Khám khung chậu Xử lý stress Các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ mang thai Ngăn ngừa tự tử Tự khám tinh hoàn và vú Kiểm soát cân nặng và hình thể Chứng chán ăn, chứng ăn vô độ
- Phòng ngừa chấn thương Chúng ta có thể bàn luận về sự thay đổi của tuổi dậy thì - cái gì là bình thường, cái gì không, và tại sao khác nhau nhiều trong số những trẻ cùng độ tuổi. Vị thành niên là thời điểm tìm sự hướng dẫn của người lớn ngoài gia đình. Điều này bao gồm hàng loạt ảnh hưởng - tốt và xấu. Bạn có thể cho con cái nghe lời khuyên của các chuyên gia y tế phối hợp với những điều mà con bạn và thanh thiếu niên muốn nghe. Tạo ra một không khí bàn luận cởi mở với các bác sỹ và y ta có thể giúp thiết lập một hình mẫu phòng ngừa suốt đời. Và điều đó quan trọng hơn nhiều so với việc chỉ lấy được giấy chứng nhận đủ sức khỏe để chơi bóng đá hay khúc côn cầu ở trường. Các môn điền kinh ở tuổi thanh thiếu niên: tìm môn thể thao phù hợp Chơi thể thao rất có lợi cho trẻ. Về mặt thể lực, có sự cải thiện sức khỏe, sự hợp tác và kiểm soát cân nặng. Nhưng các chuyên gia tuyên truyền về lợi ích đối với sự phát triển về tâm lý và xã hội.
- Các môn thể thao có tổ chức thể hiện rất nhiều kinh nghiệm sống trong một thời gian ngắn. Chúng rất có ý nghĩa để học hỏi kinh nghiệm đối với trẻ. Trong một mùa, trẻ học về: Quay vòng Ảnh hưởng qua lại với những người khác Thi đấu dưới áp lực Làm theo hướng dẫn Chấp nhận phản hồi Đối mặt với thất bại Hơn nữa, chúng học: Tính kỷ luật Lời cam kết Sự công bằng Sự tôn trọng
- Trách nhiệm Đó là tất cả các kỹ năng trẻ sẽ phải thông thạo như người lớn. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng tham gia thể thao cải thiện thành tích học tập, hình thể và sự tự tôn. Trẻ có quan tâm không? Câu hỏi đầu tiên là trẻ có thật sự thích chơi hay không? Mặc dù bước này dường như là hiển nhiên, nó dễ dàng bị bỏ qua. Nếu con bạn thực sự không muốn chơi thể thao lúc này thì cũng không sao. Bố mẹ đôi khi bắt buộc con cái làm điều gì đó vì tất cả các lý do không chính đáng. Nên nhớ rằng, trẻ không cần tham gia môn điền kinh có tổ chức để phát triển các kỹ năng điền kinh hoặc có các hoạt động thể lực. Một lối sống lành mạnh không cần phải có thể thao. Các môn thể thao, đôi khi, là điểm rất xa của một loạt hoạt động thể lực. Điều quan trọng hơn, là con bạn được tham gia vào một số hoạt động thể lực, như đi bộ và đạp xe như là một phần hoạt động thể thao ở gia đình hoặc tham gia vào một môn thể thao có tổ chức. Trẻ có thời gian để chơi thể thao hay không?
- Hãy quan tâm tới thời gian biểu của trẻ. Những đứa trẻ vừa mới học nhạc và tham gia trò chơi ở trường có thể cảm thấy bị quấy rầy nếu các môn thể thao xen vào giữa. Đặc điểm của mỗi môn thể thao là gì? Hãy lưu ý đến các môn thể thao khác nhau như thế nào, gồm: Nhấn mạnh về kỹ năng cá nhân Nhấn mạnh về thành tích của cả đội Qui mô của đội Mức độ va chạm thân thể Lượng thiết bị cần thiết và giá cả Tất cả các yếu tố này ảnh hưởng tới sự lựa chọn của bạn. Ví dụ như nếu bạn muốn trẻ học làm việc theo nhóm, thì bóng đá hoặc bóng chày là sự chọn lựa tốt hơn chơi teninis đơn độc. Làm thế nào giúp trẻ tìm ra môn thể thao phù hợp nhất?
- Cộng đồng có thể đưa ra một loạt môn thể thao trong nội bộ. Nếu như vậy, cho phép trẻ thử một vài hoạt động. Trẻ có thể được lợi từ việc tìm ra một vài chọn lựa trước khi bắt đầu một hoặc hai môn. Trẻ càng thử và phát hiện ra điều mà chúng làm tốt, chúng sẽ càng thích hoạt động đó. Hãy thử chơi các môn thể thao nhóm như bóng chày và bóng đá, c ũng như các môn thể thao cá nhân như tenis, chạy và chơi golf. Quan sát xem trẻ có thoải mái với bản chất tự nhiên của môn thể thao tiếp xúc hay không? Trẻ có sự phối hợp tay-mắt để đua tranh trong các môn thể thao d ùng một bóng hay không? Điều này có thể phát triển ở các giai đoạn khác nhau ở những trẻ khác nhau. Một khi trẻ tỏ ra thích thú một môn thể thao, hãy cân nhắc liệu môn thể thao đó có phù hợp với chiều cao, cân nặng, sức mạnh và sự phối hợp của trẻ hay không? Trẻ trong cùng lớp ở trường có thể khác nhau rõ rệt về sự phát triển cơ thể. Nếu con bạn thấp, nhỏ hơn các bạn cùng lớp, hãy lưu tâm đến hoạt động mà nhỏ bé có thể là có lợi như thể dục dụng cụ, chạy hoặc bơi lội.
- Hãy xem xét liệu môn thể theo mà trẻ chọn lựa có phù hợp về tâm lý hay không. Một số trẻ chấp nhận huấn luyện tốt và sẵn sàng tham gia tập luyện trò chơi hàng tuần. Những trẻ khác độc lập hơn và cảm thấy thích thú với việc tập luyện cá nhân hàng ngày. Làm thế nào để giúp trẻ tránh được các chấn thương thể thao? Mỗi môn thể thao đều có nguy cơ chấn thương. Nói chung, chấn thương có xu hướng tăng khi mệt mỏi và khi tăng va chạm giữa những người chơi tăng. Hãy thực hiện các bước để hạn chế nguy cơ này. - Phát triển một thói quen khỏe mạnh ban đầu. Chọn thói quen tạo nên sức mạnh tổng thể, khả năng c hịu đựng và tính dẻo dai. Gồm các bài tập dành cho môn thể thao của trẻ. - Quan tâm đến việc khám sức khỏe ban đầu. Khám sức khỏe là một ý kiến tốt nếu trẻ muốn chơi một môn thể thao có tính cạnh tranh vừa phải. Điều này rất cần thiết khi trẻ tham gia các môn thể thao ở trường trung học. Trong một số trường hợp, trẻ bị chấn thương mà không được phát hiện. Khám sức khỏe ban đầu được thực hiện bởi bác sỹ, người đã quen với những yêu cầu của môn thể thao có thể phát hiện ra các vấn đề này và cho phép trẻ bắt đầu chương trình phục hồi, vì thế giúp ngăn ngừa chấn thương lại.
- - Hãy nhắc nhở trẻ khởi động và thư giãn. Công cụ lớn nhất để ngăn ngừa chấn thương là giai đoạn khởi động và giai đoạn thư giãn với bất kỳ sự luyện tập hoặc cạnh tranh nào. Điều này có nghĩa là co duỗi tay chân nhẹ nhàng từ từ. Tránh co duỗi quá nhanh liên quan tới vận động bất ngờ, điều này có hại hơn là có lợi. - Tránh kỳ vọng quá mức. Trong khi chơi, một số trẻ sẽ lặp lại cử động gây lo ngại. Nhưng do áp lực từ bản thân, bạn học, bố mẹ hoặc huấn luyện viên, một số trẻ quay lại chơi mặc dù vẫn đau. Lựa chọn này làm chấn thương nặng hơn. - Đảm bảo thiết bị là mới và phù hợp. Tùy theo môn thể thao, điều này có thể bao gồm mũ bảo hiểm, đệm lót, găng tay, mặt nạ và nhiều thứ khác. - Cung cấp đầy đủ nước. Vận động viên trẻ cần uống ít nhất là 1 cốc nước trước khi chơi từ 30 phút tới 1 giờ. Trong khi chơi, cứ 15-20 phút một lần, chúng có thể uống ít nhất 170-230ml nước tùy thuộc vào nhiệt độ không khí và cường độ bài tập.
- - Nhắc trẻ báo cáo bất kỳ cảm giác đau nào trong khi luyện tập hoặc thi đấu. Bằng việc theo dõi chặt chẽ và đáp ứng nhanh, bạn có thể tránh được việc tới phòng cấp cứu và giúp trẻ vui chơi và khỏe mạnh. Bạn tìm kiếm điều gì trong việc tổ chức các cuộc thi đấu? Theo Hội Phẫu thuật chỉnh hình Mỹ, chấn thương thường hay xảy ra khi không chơi hơn là khi đang chơi các môn thể thao có tổ chức. Dù vậy, chấn thương vẫn xảy ra. Hai yếu tố đáng chú ý khi chọn lựa đội chơi: - Chất lượng huấn luyện viên. Nếu một huấn luyện viên liên tục hò hét trọng tài hoặc bọn trẻ hoặc chỉ cho những trẻ chơi thành thạo vào cuộc, thì con bạn có thể nản lòng. Hãy tìm hiểu về huấn luyện viên. Có thể bạn sẽ có cơ hội để hỏi các thành viên trong nhóm cũ của huấn luyện viên này về kinh nghiệm của chúng. - Phân công trong đội. Những đứa trẻ trong môn thể thao được chia thành nhóm chỉ theo độ tuổi, điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương. Hay trẻ được phân chia theo mức độ thể chất và kỹ năng? Trẻ có dành thời gian để khởi động và thư giãn trước và sau mỗi buổi tập luyện và thi đấu hay không? Việc tổ chức phân chia các đội như thế nào và nhấn mạnh khởi động
- và thư giãn có thể là chỉ báo cho sự lưu tâm của nhà tổ chức trong phòng ngừa chấn thương. Có thể tìm kiếm điều gì ở huấn luyện viên? Với huấn luyện viên tốt, trẻ có thể có sự an toàn, kinh nghiệm thể thao bổ ích. Tuy nhiên, với huấn luyện viên kém, kết quả có thể ngược lại. Để đánh giá liệu con bạn có ở trong vòng tay tốt hay không, đầu tiên hãy xem xét về độ an toàn. Huấn luyện viên có yêu cầu người chơi tuân theo qui định và dùng các dụng cụ an toàn phù hợp hay không? Sân chơi có mấp mô và những thứ có hại khác hay không? Có bố trí để xử lý chấn thương hoặc các cấp cứu y tế khác hay không? Cũng như vậy, hãy xem xét cẩn thận thời gian huấn luyện viên của trẻ hướng dẫn các nguyên tắc cơ bản. Cho trẻ học các vị trí chính của cơ thể và vận động để chúng không mắc phải thói quen xấu là điều rất quan trọng. Dành thời gian cho việc hướng đẫn các nguyên tắc cơ bản sẽ cải thiện thành tích và trẻ ít có nguy cơ chấn thương hơn. Cuối cùng, hãy xem xét yếu tố vui nhộn, sự bao hàm tính chất kèm theo và xây dựng kỹ năng và ít nhấn mạnh việc chiến thắng. Điều này đặc
- biệt đúng với trẻ nhỏ. Trẻ càng nhỏ, trọng tâm càng phải vui nhộn và xây dựng kỹ năng. Một khi trẻ 11, 12 truổi, chúng đã sẵn sàng để chú trọng hơn vào tính cạnh tranh và chiến thắng. Nhưng điều quan trọng là các huấn luyện viên không nên quá cường điệu điều này. Quan điểm chiến thắng bằng mọi giá làm cho nhiều trẻ bỏ các môn thể thao. Đối với những trẻ ở lại, điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương thể thao. Tôi đã sẵn sàng để con tham gia môn thể thao hay chưa? Hãy nghĩ về phản ứng của bản thân bạn. Bạn sẽ chấp nhận chiến thắng và thất bại của con mình ra sao? Hãy hỏi liệu bạn đã sẵn sàng giao trẻ cho huấn luyện viên trong vài giờ mỗi tuần hay chưa. Cho phép trẻ chơi thể thao là rèn luyện sự tự lập - một kỹ năng mà cha mẹ thực hiện suốt đời. Tất nhiên, bạn cũng có thể tình nguyện tham gia vào việc huấn luyên hoặc làm cố vấn trong đội thể thao của trẻ. Sẽ bổ íc h khi nhìn con bạn hoặc những đứa trẻ khác phát triển. Tôi nên làm gì để hỗ trợ con mình?
- Khi bố mẹ và huấn luyện viên chấp nhận quan điểm chiến thắng bằng mọi giá hoặc vẫn chơi bất kể đau, sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương thể thao. Thay vào đó, chú trọng việc vui đùa cũng như cạnh tranh. Sau cuộc chơi, lái cuộc đối thoại tránh xa khỏi bảng điểm. Chú trọng vào lợi ích là kỹ năng trẻ đạt được và kết bạn với những người bạn mới. Hãy lạc quan và khuyến khích. Đề cao sự cố gắng và tiến bộ để đạt được chiến thắng hoặc thành tích cá nhân. Thay vì hỏi về số điểm trẻ ghi được, hỏi những gì trẻ thích nhất về trò chơi hoặc trẻ tiến bộ ra sao. Tham dự các trận thi đấu và các buổi tập luyện nếu thời gian cho phép, tự bạn có thể là một mẫu hình tốt về tinh thần thể thao. Trên hết, hãy để môn thể thao của con theo triển vọng. Điều quan trọng là khuyến khích, nhưng đừng quá khích thái quá để tâm đến chiến thắng hay thất bại của trẻ. Nên phản ứng thế nào nếu trẻ không muốn chơi nữa? Hứng thú thể thao của trẻ cũng trải qua cá c chu kỳ. Trẻ có thể đòi bỏ cuộc ngay trong lần chơi đầu tiên vì thấy không vui. Nếu con bạn muốn đầu hàng, hãy tìm nguyên nhân. Hỏi lý do và lắng nghe. Có lẽ trẻ bị bạn chơi hăm dọa, sợ huấn luyện viên hoặc đặt kỳ vọng quá cao. Hoặc trẻ thấy nhàm
- chán và sẵn sàng gia nhập trò chơi khác có nhiều thách thức hơn. Khi bạn hiểu nguyên nhân của vấn đề, bạn có thể có hành động thích hợp. Trong một số trường hợp, để cho trẻ trút bực tức là đủ. Nhưng cũng tìm dấu hiệu stress liên quan tới môn thể thao. Nếu trẻ giảm cân, kêu đau đầu, khó ngủ hoặc xa lánh bạn bè, thì bỏ chơi thể thao có thể là khôn ngoan lúc này. Trẻ có thể chơi lại sau đó hoặc rèn luyện qua hoạt động như võ thuật hoặc khiêu vũ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
dinh dưỡng cận đại, độc học, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng: phần 1
286 p | 164 | 28
-
Nuôi con theo phương pháp Nhật Bản
7 p | 186 | 27
-
Để bé luôn khỏe mạnh
5 p | 117 | 12
-
Tăng trưởng và những thay đổi thể chất: 2 tuần đầu
3 p | 89 | 9
-
Tài liệu tham khảo Chăm sóc sức khỏe trẻ em (Dành cho đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
90 p | 20 | 9
-
Các giai đoạn ăn dặm của trẻ
4 p | 101 | 8
-
Thể chất trẻ 2-6 tháng
5 p | 66 | 7
-
Giáo dục thể chất trẻ 2-6 tháng
5 p | 70 | 6
-
Tìm hiểu những thông tin về thể chất của bé sơ sinh
10 p | 89 | 6
-
Làm thế nào để giữ chất dinh dưỡng trong thức ăn của trẻ?
3 p | 84 | 5
-
Tìm hiểu sự phát triển của con – Tháng thứ tám
5 p | 66 | 4
-
Lí do trẻ cần cung cấp thật nhiều axit béo
5 p | 58 | 4
-
Kiến thức về phát hiện sớm khuyết tật của người chăm sóc chính trẻ dưới 3 tuổi xã Nam Thắng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2015
6 p | 84 | 3
-
Bài giảng Nhi khoa 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
142 p | 10 | 3
-
Bài giảng Nghiên cứu sự tăng trưởng thể chất trong 6 tháng đầu của trẻ sơ sinh nhẹ cân
34 p | 27 | 2
-
Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12-36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh
9 p | 94 | 1
-
Khảo sát chỉ số phát triển cơ thể của trẻ giai đoạn 0 – 5 tuổi trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
5 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn