intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thế giới phi lý và nỗi âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N.Gogol

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

146
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vở hài kịch của Gogol được xây dựng trên môtip “nhận nhầm” quan thanh tra. Có thể dễ dàng nhận thấy ở đầu vở kịch có một nỗi lo âu mơ hồ xâm chiếm tâm trí Thị trưởng và đám công chức. Đó là ý niệm về một quan thanh tra vô hình có thể xuất hiện như một sự báo ứng, như định mệnh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thế giới phi lý và nỗi âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N.Gogol

  1. Thế giới phi lý và nỗi âu lo, hy vọng trong tiếng cười hài kịch của N. Gogol
  2. Vở hài kịch của Gogol được xây dựng trên môtip “nhận nhầm” quan thanh tra. Có thể dễ dàng nhận thấy ở đầu vở kịch có một nỗi lo âu mơ hồ xâm chiếm tâm trí Thị trưởng và đám công chức. Đó là ý niệm về một quan thanh tra vô hình có thể xuất hiện như một sự báo ứng, như định mệnh. Chính vì vậy tin quan thanh tra đến làm tất cả bàng hoàng như một việc “phi thường”. Trong lớp I hồi I, Thị trưởng bị ám ảnh bởi giấc mơ về “hai con chuột cống kỳ quái... đen và to lớn lạ thường” và lá thư thông báo về sự hiện diện của quan thanh tra. Ông ta mơ hồ nghĩ đến “số phận”: “Rõ là số phận phải vậy! (Thở dài). Từ trước tới giờ, ơn Chúa...”; Chúa còn được đem ra để biện minh cho “tội lỗi”: “Chẳng có người nào lại không mang một tội lỗi gì đó. Chính Chúa đã sắp đặt như vậy...”. Viện trưởng viện tế bần cũng viện lấy cái “tự nhiên” của số mệnh để biện minh cho mình: “Tôi và Christian Ivanovich đã có cách: càng gần với tự nhiên càng tốt,- thuốc đắt tiền chúng tôi không sử dụng. Con người ta giản dị lắm: nếu chết, thì chết, nếu khỏi, thì khắc khỏi thôi”. Tương tự như vậy, việc viên bồi thẩm “lúc nào cũng sặc mùi như ở hầm rượu ra” được giải thích là mùi “có từ lúc cha sinh mẹ đẻ”: “lúc nhỏ mẹ anh ta đánh rớt anh ta, và từ đó người anh ta lúc nào cũng thoảng mùi vodka”. Kết hợp chuyện đó với chuyện anh thầy giáo dạy sử hay “làm mặt khó coi” và “quá nóng tính” lúc bốc lên “quật gãy cả ghế”, Thị trưởng kết luận: “Đó là qui luật huyền bí của số mệnh: người thông minh - hoặc là nát rượu, hoặc làm mặt khó coi, đến thánh cũng chả chịu nổi”. Đang lời qua tiếng lại với Chánh án về việc nhận “chó nòi” hay nhận “áo khoác lông thú giá 500 rúp” mới bị coi là hối lộ, Thị trưởng đột nhiên nói: “Nhưng ông lại không tin Chúa; ông chẳng bao giờ đi lễ nhà thờ; còn tôi, ít nhất cũng giữ vững đức tin và chủ nhật nào cũng tới nhà thờ. Còn ông... Tôi biết ông lắm: ông mà động đến chuyện Sáng thế, thì cứ là tóc dựng ngược cả lên”. “Thế giới bóng ma” biện minh cho mình bằng đức tin, bởi mơ hồ lo âu về báo ứng của định mệnh. Câu nói kết thúc màn kịch của Thị trưởng gợi liên tưởng đến môtip “Ngày phán xử cuối cùng” trong Kinh Thánh: “Incognito đáng nguyền rủa. Bất thình lình ngó tới và tuyên bố: “A, các ngài thân mến, ở đây cả rồi! Thế ai là Chánh án? – “Liapkin- Tiapkin”.- “Cho gọi Liapkin- Tiapkin ra đây! Còn ai là Viện trưởng viện tế bần?”.- Zemlianika”.- “Cho gọi Zemlianika ra đây!” Đấy mới là tai họa!” Sự mỉa mai chua xót của lớp kịch như sự “giễu nhại” Kinh Thánh này còn thể hiện một cách cay đắng ở sự tham dự của ông bác sĩ “ngô ngọng”, không phải vô tình mang tên Christian Ivanovich - tên của Chúa(13): ông ta “chả biết từ tiếng Nga nào”, nhưng thỉnh thoảng lại “phát ra âm thanh nửa giống âm “i” nửa giống âm “ie” như muốn đáp lời!
  3. Kinh Thánh và triết lý định mệnh được viện dẫn trong Quan thanh tra không chỉ có tác dụng gây cười bởi nó bị đám công chức vận dụng một cách tráo trở hồn nhiên đến mức “Chúa cũng không thốt nên lời”, nó còn thể hiện cảm giác lo âu mơ hồ về sự phán xét của Đấng tối cao đối với cuộc sống không ra cuộc sống con người của họ. Nỗi lo âu của Thị trưởng cũng như của đám công chức trong Quan thanh tra bắt nguồn từ cảm thức tội lỗi. Ngay sau mỗi hành động hay thậm chí chỉ sau một câu nói tội lỗi, lại là sự cầu cứu đến Chúa và cả lời hứa hẹn như “đút lót” Đấng tối cao. Thị trưởng dặn dò đám cảnh sát chuẩn bị đón quan thanh tra: “Nếu có viên chức nào ghé qua mà hỏi các anh có vừa ý với công việc không - thế nào cũng phải nói: “Thưa quan lớn, tất cả đều vừa ý ạ”; còn ai mà không vừa ý thì liệu hồn, ta sẽ cho biết thế nào là không vừa ý... Ôi, ôi, ôi! Bao nhiêu tội lỗi, biết bao nhiêu tội lỗi. (Thay vì cầm mũ, cầm nhầm phải cái bao). Lạy Chúa, xin người phù hộ cho con tai qua nạn khỏi, sau này con xin thắp dâng người một cây nến chưa từng có ai thắp cho người...”. Sợ cái vô hình bí ẩn, cố bám vào cái hữu hình quen thuộc như cứu cánh, tất cả đám công chức, kể cả tay lõi đời như Thị trưởng, dễ dàng nhất trí với nhận diện “quan thanh tra” của Dobchinski và Bobchinski về hành vi kỳ quặc đúng kiểu “quan thanh tra” vi hành của Khlestakov: “công chức từ Peterburg đến” nói là đi Saratov mà lại cứ ở lì tại quán trọ thị trấn, “không trả tiền, mà cũng không chịu đi”, lại “cứ nhìn xăm xoi vào đĩa cá hồi”... Đặc biệt, khi Khlestakov phân trần “thật như giả” và nhập vai “giả như thật”, rồi nhận tiền một cách hồn nhiên, thì anh ta đã trở thành một vị quan thanh tra đúng với hình dung thông thường, làm đám công chức cảm thấy yên tâm hơn, bởi họ đã quá quen với sự “lộn sòng” của thế gian “bịp bợm” hiện hữu. Với một thanh tra cụ thể, lạ mà quen, Thị trưởng đã có thể không chỉ nói “những lời có cánh” về việc phụng sự quốc gia, mà dường như còn tìm kiếm sự đồng cảm, thậm chí là chia sẻ cả lời phàn nàn nửa như tâm sự, nửa rào đón trước như lẽ biện minh: “Còn có thể làm gì ở nơi heo hút này nữa? Đấy, như ở đây chẳng hạn: ngày đêm không ngủ, gắng sức vì Tổ quốc, chẳng tiếc thân mình, mà phần thưởng thì chưa rõ bao giờ mới có”. Vì “phần thưởng chưa rõ bao giờ mới có” mà có phải phạm tội “đôi chút” bây giờ thì cũng là lẽ thường tình! Khlestakov là một công chức bàn giấy thuộc nấc thứ 14, nấc thấp nhất của bậc thang công chức. Là “con người nhỏ bé”, “trống rỗng nhất”, Khlestakov kết bạn với những loại nhà báo “giẻ rách” như Triapichkin, chui lủi từ căn hộ này đến căn hộ khác ở Peterburg để trốn tiền
  4. thuê nhà, rồi cùng lừa đảo kiếm miếng ăn. Nghèo kiết xác, Khlestakov vẫn luôn muốn “sống trên đời chỉ cốt để hái những bông hoa khoái lạc”. Rời khỏi Peterburg, tại thành phố Penza, Khlestakov muốn đổi đời bằng cờ gian bạc lận, nhưng lại bị tay cờ bạc cao tay hơn lột sạch tiền, vì vậy mà “mắc cạn” ở quán trọ thị trấn. Hoàn cảnh túng quẫn không làm giảm thói học đòi, ảo tưởng ở Khlestakov, anh ta vẫn quát nạt đầy tớ của mình và chủ quán, đòi phải có “bữa ăn sang trọng nhất” và quyết tâm “thà chịu đói nhưng phải về nhà trong bộ đồ Peterburg”. Khi Thị trưởng và đám công chức nhầm tưởng Khlestakov là quan thanh tra, Khlestakov đã sắm vai “nhân vật quan trọng” một cách hồn nhiên bởi cả cuộc đời anh ta luôn mong muốn sắm vai một người khác sang trọng hơn, bởi vô thức khinh ghét vai trò trong đời thực của chính mình. Nhà nghiên cứu Iu.Lotman đã nhận định rất chính xác: “Cơ sở cho sự khoác lác của anh ta [Khlestakov] là sự khinh bỉ vô hạn đối với chính mình. Sự khoác lác làm Khlestakov say sưa chính bởi trong thế giới tưởng tượng anh ta được thôi không là chính mình, tách biệt khỏi mình, trở thành người khác”(14). Sắm vai “bạn của Vụ trưởng”, Khlestakov vẽ nên chân dung thật của chính mình trong thế giới tưởng tượng như một người khác và khinh bỉ chính mình như “một anh công chức cạo giấy, như một con chuột chũi, quệt ngòi bút: troạch, troạch...”. Khlestakov say sưa nhập vai “nhân vật quan trọng” bởi linh cảm thấy người ta và cả chính mình chỉ có thể đón chào một người như thế. Cũng như anh ta nhập vai “kẻ tán gái” hay “kẻ cầu hôn” bởi vợ, con gái Thị trưởng và chính bản thân anh ta đều muốn “làm sang”, muốn “hơn người”. Vận động từ vị thế “con người nhỏ bé” trong thực tại đến với vị thế “nhân vật quan trọng” trong tưởng tượng là vận động tha hoá một cách “rất người”. Khlestakov xuất phát từ chỗ rụt rè hỏi vay tiền, sau đó đòi vay tiền, tiến tới học được cả cách nói vài lời uý lạo hay quát nạt rồi ăn hối lộ công khai. Tất cả đều xuất phát từ ý thức nhập vai “người quan trọng” thì phải vậy. Cả hồi III và hồi IV thực chất là những màn “kịch trong kịch” mà diễn viên chính là Khlestakov nhập vai một cách hồn nhiên. Từ vai trò khiêm tốn “bạn của vụ trưởng”, Khlestakov tiến tới tự xưng mình “cũng gần như là đại nguyên soái”, rồi xưng là văn sĩ, nhưng phải là tay văn sĩ có thể suồng sã với cả Puskin. Hiểu biết không nhiều về cái “thế giới người khác” sang trọng ấy, Khlestakov thường chỉ biết tăng số lượng, giá trị của sự vật, hiện tượng lên đến mức phi thường theo cách nghĩ của anh ta: chai rượu giá 100 rúp, căn hộ ba phòng thuê với giá 800 rúp, dưa hấu giá 700 rúp, nhuận bút 40 ngàn rúp, 35 ngàn phái viên, rồi nồi xúp chuyển thẳng từ Paris tới Peterburg mà “vẫn nóng hôi hổi”... Tất cả những kiến thức về cuộc
  5. sống thượng lưu của Khlestakov thực chất đều là do tò mò, khao khát mà “nghe lỏm” được. Điều này cũng giống như việc Bobchinski và Dobchinski thi nhau “nghe trộm sau cánh cửa đóng chặt”, đôn đáo chạy quanh thị trấn thu thập những tin đồn thất thiệt để ngồi lê đôi mách, cũng giống như Chủ sự bưu vụ thường bóc trộm thư người khác xem vì “thèm biết những chuyện mới lạ trên đời”. Khlestakov trong lời nói khoác luôn khẳng định ai cũng biết mình, Bobchinski cầu xin: nếu anh ta có gặp “tất cả các quan lớn, các nguyên lão nghị viện, các đô đốc” thậm chí cả “hoàng thượng” thì nói giùm là “có anh Piotr Ivanovich Bobchinski đang sống ở thành phố ấy”. Khát vọng khẳng định mình trong vai trò hoành tráng và sang trọng hơn vị trí của mình trong đời thực là động cơ thúc đẩy Viện trưởng viện tế bần trở thành kẻ tố cáo, chỉ điểm, hạ thấp người khác. Chánh án luôn tỏ ra là có tri thức và sưu tập đồ săn bắn học làm sang cũng vì lí do ấy. Khi nghĩ rằng mình đã kết thân được với quan thanh tra, trở thành bố vợ của anh ta, Thị trưởng cũng thả mình trong ảo tưởng trở thành một vị tướng “ăn uống đâu đó ở chỗ Quan tổng trấn, nơi thị trưởng còn lâu mới được vào!” Mơ ước và sự ra oai của Thị trưởng lúc đó giống Khlestakov lạ lùng!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2