Thể tích và diện tích của hình cầu n chiều - Phải chăng kích thước vũ trụ chỉ bằng 1 điểm vô hạn chiều
lượt xem 4
download
Tài liệu sẽ giải bài toán Quả cầu đơn vị trong không gian n chiều Rn được định nghĩa là tập hợp tất cả các điểm (x1,…,xn) sao cho: x1 2 + …. + xn 2 ≤ 1. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết các bước lập luận, phương pháp giải bài toán nêu trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thể tích và diện tích của hình cầu n chiều - Phải chăng kích thước vũ trụ chỉ bằng 1 điểm vô hạn chiều
- Thể tích và diện tích của hình cầu n chiều - Phải chăng kích thước vũ trụ chỉ bằng 1 điểm vô hạn chiều? Quangnx_ltd@yahoo.com Quả cầu đơn vị trong không gian n chiều Rn được định nghĩa là tập hợp tất cả các điểm (x1,…,xn) sao cho: x12 + …. + xn2 ≤ 1 Vấn đề đặt ra cho chúng ta là: Thể tích của hình cầu đơn vị sẽ như thế nào khi số chiều thay đổi, hay nói cách khác, với số chiều khác nhau thì giá trị thể tích, diện tích bề mặt của hình cầu đơn vị trong từng trường hợp sẽ được tính như thế nào? Vậy liệu rằng thể tích, diện tích bề mặt của hình cầu có hội tụ hay phân kỳ khi số chiều của không gian tiến về vô cùng? Bằng trực giác, chúng ta có thể nghĩ ngay rằng nếu số chiều càng ngày càng cao thì càng có nhiều ngăn trong quả cầu dơn vị, điều đó cho thấy thể tích của hình cầu dường như sẽ tăng lên rất, rất nhiều; và có lẽ là thể tích của chúng sẽ dần tiến ra vô hạn..?!. Nhưng câu trả lời đúng rất thú vị và đáng ngạc nhiên bởi vì nó khẳng định rằng trực giác của chúng ta trong trường hợp này là không chính xác. Bằng cách sử dụng giải tích hàm nhiều biến, công thức tổng quát để tính thể tích hình cầu đơn vị (Bán kính R = 1) trong không gian n chiều là: V(n) = πn/2/Γ (n/2+1) (1) Còn công thức tính diện tích bề mặt hình cầu đơn vị : S (n-1) = n Rn-1 πn/2 / Γ( n/2 + 1) (2) trong đó Γ() là hàm Gamma là một tích phân Euler loại 2 và cũng là trường hợp 1/2 tổng quát của hàm giai thừa Γ (s+1) = sΓ (s), Γ (1) = 1, Γ (1/2) = π , cụ thể với n là số tự nhiên ta có:
- Γ (n+1) = n! (3) Γ (n+1/2) = π1/21.3.5…(2n – 1)/2n (4) Ta có các trường hợp: o Khi n chẵn, thì thể tích của hình cầu trong không gian n chiều cho bởi công thức trên sẽ là: Theo (3) thì V(n) = πn/2 /(n/2)! o Khi n lẻ, n = 2k + 1, thì: Γ(n/2 + 1) = Γ(k + 1 + ½) = π1/2 1.3.5…(2(k+1)-1)/2k+1 , và V(n) = 2(n-1)/2 π(n-1)/2 / 1.3.5…n , mà 2(n-1)/2 /1.3.5…n = 2n ((n – 1)/2)! / n! , ta có: V(n) = π(n-1)/2 2n ((n – 1)/2)! / n! Lúc này, với n lẻ đủ lớn thì n! tiến đến vô cùng nhanh hơn nhiều so với π(n-1)/2 2(n-1) ((n – 1)/2)!, hay trường hợp n chẵn, với k đủ lớn thì (n/2)! tiến đến vô cùng nhanh hơn so với πn/2, ví dụ : n = 20 , V(20) = 0.0258 n = 21 , V(21) = 0.0069 n = 200, V(200) = 5.5587* 10-109 , tức là thể tích V(n) → 0 khi n → ∞. Như vậy, trong không gian với số chiều rất rất lớn, thì bạn chỉ có thể nhét 1 vật rất, rất nhỏ vào trong quả cầu đơn vị, hay nói các khác: “Một hình cầu đơn vị vô hạn chiều có bán kính R = 1 nhưng thể tích của nó chỉ bằng 1 điểm”.
- Vậy là trong không gian có số chiều N càng lớn hơn 5 thì thể tích của quả cầu đơn vị sẽ nhỏ hơn thể tích quả cầu có cùng bán kính trong không gian có số chiều nhỏ. Thật quá thú vị phải không bạn !? Ta thử tính chi tiết, với: V(n) = πn/2/Γ (n/2+1) n lẻ: V(n) = π(n-1)/2 2n ((n – 1)/2)! / n! n chẵn: V(n) = πn/2 /(n/2)! Áp dụng: N = 1: V(1) = 2 N = 2: V(2) = π = 3.1416 N = 3: V(3) = 4 π/3 = 4.1887 N = 4: V(4) = π2 /2 = 4.9348 N = 5: V(5) = 8π2 / 15 = 5.2637 Thể tích hình cầu đơn vị tăng dần lên đến không gian 5 chiều (Max), sau đó từ không gian 6 chiều thể tích bắt đầu giảm nhanh theo số chiều N = 6: V(6) = π3 /6 = 5.1677 N = 7: V(7) =16 π3 /105 = 4.7247 N = 8: V(8) = π4 /24 = 4.0587 N = 9: V(9) = 32π4 /945 = 3.2985 N = 10: V(10) = π5 /120 = 2.5501 N = 20: V(20) = π10 /10! = 0.0258
- N = 200: V(200) = π100 /100! = 5.5588*10-109 Đối với diện tích mặt cầu đơn vị S (n-1) = n πn/2 / Γ(1 + n/2) n lẻ: S (n-1) = n π(n-1)/2 2n ((n – 1)/2)! / n! n chẵn: S (n-1) = n πn/2 /(n/2)! Áp dụng: N = 1: S(0) = 2 N = 2: S(1) = 2π = 6.28 N = 3: S(2) = 4π = 12.56 N = 4: S(3) = 2π2 = 19.73 N = 5: S(4) = 8 π2 /3 = 26.31 N = 6: S(5) = π3 = 31.00 N = 7: S(6) = 16π3 /15 = 33.07 Diện tích hình cầu đơn vị tăng dần lên đến không gian 7 chiều (Max), sau đó từ không gian 8 chiều diện tích bắt đầu giảm nhanh theo số chiều N = 8: S(7) = π4 /3 = 32.46 N = 9: S(8) = 32 π4 /105 = 29.68 N = 10: S(9) = π5 /12 = 25.50 N = 20: S(19) = π10/181440 = 0.51 N = 200: S(199) = 200π100/100! = 1.1117*10-105
- Công thức tính thể tích và diện tích của hình cầu n chiều bán kính R. Vn (R) = Rn πn/2 / Γ(1 + n/2) n lẻ: Vn (R) = Rn π(n-1)/2 2n ((n – 1)/2)! / n! n chẵn: Vn (R) = Rn πn/2 /(n/2)! Thể tích hình cầu bán kính R cụ thể khi: N = 1: Đường kính V1 (R) = 2R N = 2: Diện tích hình tròn V2 (R) = πR2 N = 3: Thể tích hình cầu V3 (R) = 4πR3/3 N = 4: Thể tích hình cầu V4 (R) = π2 R4/2 N = 5: Thể tích hình cầu V5 (R) = 8π2 R5/15 N = 6: Thể tích hình cầu V6 (R) = π3 R6/6 N = 7: Thể tích hình cầu V7 (R) = 16π3 R7/105 N = 8: Thể tích hình cầu V8 (R) = π4 R8/24 Sn-1 (R) = n Rn-1 πn/2 / Γ(1 + n/2) n lẻ: Sn-1 (R) = nRn-1 π(n-1)/2 2n ((n – 1)/2)! / n! n chẵn: Sn-1 (R) = nRn-1 πn/2 /(n/2)! Diện tích mặt cầu bán kính R cụ thể khi: N = 1: Hằng S0 (R) = 2 N = 2: Chu vi đường tròn S1 (R) = 2πR
- N = 3: Diện tích mặt cầu S2 (R) = 4πR2 N = 4: Diện tích mặt cầu S3 (R) = 2π2 R3 N = 5: Diện tích mặt cầu S4 (R) = 8 π2 R4/3 N = 6: Diện tích mặt cầu S5 (R) = π3 R5 N = 7: Diện tích mặt cầu S6 (R) = 16π3 R6/15 N = 8: Diện tích mặt cầu S7 (R) = π4 R7/3 Theo quan điểm vật lý toán hiện đại thì các giá trị vật lý ví dụ như khối lượng proton sẽ liên quan đến thể tích của các hình cầu nhiều chiều. Cụ thể, theo tính toán lý thuyết khối lượng proton bằng 6 π5 khối lượng electron, hay: mp / me = 6 π5= 1836.11 so với thực nghiệm đo được: mp / me = 938.27 / 0.51099 = 1836.18 Hết sức phù hợp! NGUYỄN XUÂN QUANG – 2013 Quangnx_ltd@yahoo.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 14: Cân bằng trong dung dịch chất điện ly khó tan và phức chất
3 p | 1003 | 246
-
Lực điện từ
5 p | 584 | 128
-
GIẢI TÍCH MẠNG - CHƯƠNG 4: CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
11 p | 286 | 94
-
Giải tích mạng - Tính toán ngắn mạch (Phần 2)
9 p | 396 | 89
-
Chương I: Các Khái niệm và đặc trưng cơ bản
20 p | 242 | 74
-
Cách thức phân tích hình ảnh điện di 2 chiều
5 p | 277 | 60
-
TÍNH DẪN ĐIỆN CỦA ĐIỆN MÔI
6 p | 455 | 53
-
Bài giảng Bài tập Trường điện từ: Chương 2 - Lê Minh Cường
16 p | 363 | 51
-
Mối quan hệ giữa triết học và bức tranh vật lý học về thế giới - 1
5 p | 206 | 51
-
Quang xúc tác phân ly nước: thành tựu và thách thức tương lai
3 p | 146 | 20
-
Các Quá Trình Và Thiết Bị Công Nghệ Sinh Học Trong Công Nghiệp [Chương 15: Máy Điện Di]
11 p | 88 | 12
-
KHÁI NIỆM VỀ THỂ TÍCH CỦA KHỐI ĐA DIỆN
16 p | 138 | 12
-
Xác định điện trở và điện dung bằng mạch dao động tích phóng dùng đèn Neon
3 p | 515 | 11
-
Vi khuẩn trầm tích đáy biển có thể “phát” điện
4 p | 97 | 9
-
Bài giảng Trường điện từ: Chương 4 - Trần Quang Việt
12 p | 6 | 4
-
Đề tài: Quá trình ra đề kiểm tra 1 tiết chương Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng Hình học 10
14 p | 56 | 3
-
Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ bài toán tự luận - Chủ đề: Thể tích khối đa diện
11 p | 30 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn