intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thêm một cách học thi môn Lịch sử

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

349
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'thêm một cách học thi môn lịch sử', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thêm một cách học thi môn Lịch sử

  1. Thêm một cách học thi môn Lịch sử. Lịch sử không phải là môn học khô khan, nếu biết cách học thì có thể biến môn học này thành hấp dẫn. Cách học lịch sử được trình bày ngắn gọn sau đây là những gợi ý quan trọng để các em học sinh ôn tập tốt môn lịch sử và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mỗi giai đọan lịch sử thường có những sự kiện nổi bật gắn với những nhân vật lịch sử tiêu biểu, đánh dấu những bước phát triển (hoặc đôi khi có sự thụt lùi) của lịch sử. Từ đó có thể so sánh các giai đọan lịch sử với nhau, rút ra những bài học lịch sử, thấy được những nguyên nhân thành công hay thất bại gắn liền với công hay tội của các nhân vật lịch sử.
  2. Kinh nghiệm ôn tập môn lịch sử: Là một giáo viên dạy môn Lịch sử có nhiều kinh nghiệm đứng lớp và chấm thi, tôi xin “bật mí” cho các em một vài kinh nghiệm ôn tập để đạt điểm cao môn học được cho là khô khan và “khó nuốt” này. - Học sử, các em nên học theo giai đoạn. Cụ thể lịch sử Việt Nam có các giai đoạn sau: 1919-1930; 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975; 1975-2000. Các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản của từng giai đoạn. Muốn vậy, hãy soạn đề cương về những vấn đề cơ bản của từng giai đoạn. - Khi ôn tập cho từng giai đoạn, nên hệ thống kiến thức, hệ thống những vấn đề trọng tâm, những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó. Nên tập trung học dứt điểm một vấn đề, một giai đoạn, đừng học nhảy cóc lung tung… - Khi học, các em nên sơ đồ hoá kiến thức một cách ngắn gọn cho dễ nhớ. Ví dụ, về hoàn cảnh của việc ký kết Hiệp định Pari tháng 1-1973, nên sơ đồ hoá ngắn gọn như: “Thất bại 12-1972 → ký Hiệp định Pari 1973”. Và khi trình bày, em phải viết đầy đủ như sau: “Thất bại nặng nề trong cuộc tập kích chiến lược bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972 buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari…”. Học bằng cách sơ đồ hoá kiến thức như vậy vừa dễ nhớ vừa rèn luyện được kỹ năng làm bài, từ tổng hợp đến khái quát và triển khai các ý… - Trong quá trình học phải biết xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm, không nên trong sách giáo khoa có gì là học nấy. Nếu không có phương pháp, không biết
  3. đâu là kiến thức cơ bản mà cố nhồi nhét tất cả vào trong đầu thì rất dễ “tẩu hỏa nhập ma”, khi thi sẽ lẫn lộn, viết lan man, không có trọng điểm. Sau khi học xong một vấn đề, một giai đoạn, các em tự kiểm tra kiến thức mà mình đã học bằng cách trình bày ra giấy, không nên chỉ hình dung đại khái trong đầu. Khi viết, không được sử dụng tài liệu. Sau khi viết cần so sánh với các tài liệu để bổ sung những chỗ sai sót. Nếu sai sót nhiều thì cần học lại và viết lại. Việc làm này cực kỳ quan trọng, nó vừa giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài, vừa giúp khắc sâu kiến thức. Nếu các em chỉ học thuộc bằng miệng thì sẽ không thể khắc sâu kiến thức được, nhìn vào tài liệu là em thuộc làu một cách trôi chảy nhưng khi đặt bút viết ra giấy là “bí” hoặc thiếu sót nhiều ý. Do đó, các em phải chịu khó viết ra giấy để biết chắc là mình đã nắm vững kiến thức. Nhiều em bỏ qua khâu này, cứ tưởng là mình đã thuộc nên khi thi cầm bút viết mới bị… “bí”, thiếu ý và…mất điểm. Tôi tin với phương pháp và cách học môn lịch sử như trên, các em sẽ “hạ gục” được môn học bị cho là khô khan và “khó nuốt” này!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2