SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN<br />
<br />
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2<br />
MÔN THI: LỊCH SỬ 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút;<br />
(40 câu trắc nghiệm)<br />
Mã đề thi<br />
485<br />
<br />
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
Họ, tên thí sinh:............................................................. Số báo danh: .............................Lớp……<br />
Câu 1: Từ năm 1919 đến năm 1930, sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu<br />
nước cho dân tộc Việt Nam?<br />
A. Gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền cơ bản của dân<br />
tộc Việt Nam.<br />
B. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.<br />
C. Lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.<br />
D. Tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước.<br />
Câu 2: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc luận cương chính trị tháng<br />
10/1930?<br />
A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách<br />
mạng xã hội chủ nghĩa.<br />
B. Lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân, tiểu tư sản, tri thức. Còn phú nông, trung,<br />
tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.<br />
C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.<br />
D. Cách mạng do giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng cộng sản lãnh đạo.<br />
Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ tự phát sang tự<br />
giác?<br />
A. Tháng 2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập.<br />
B. Tháng 8/1925, cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son, Sài Gòn.<br />
C. Tháng 6/1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập.<br />
D. Năm 1920, tổ chức Công hội được thành lập ở Sài Gòn.<br />
Câu 4: Sau “chiến tranh lạnh”, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển với<br />
việc:<br />
A. Lấy chính trị làm trọng điểm<br />
B. Lấy quân sự làm trọng điểm<br />
C. Lấy kinh tế làm trọng điểm<br />
D. Lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm.<br />
Câu 5: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là?<br />
A. Báo Đỏ.<br />
B. Báo Búa liềm.<br />
C. Báo Người nhà quê.<br />
D. Báo Nhành lúa.<br />
Câu 6: Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản tri thức xuất bản trong phong trào yêu nước<br />
dân chủ công khai (1919 – 1926) là:<br />
A. Tiếng dân, Búa liềm, Đông Pháp thời báo B. Chuông rè, An Nam trẻ, Thanh niên<br />
C. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê<br />
D. Chuông rè, An Nam trẻ, Búa liềm<br />
Câu 7: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương được tiến<br />
hành trong khoảng thời gian:<br />
A. 1897 – 1914<br />
B. 1919 – 1929<br />
C. 1914 – 1929<br />
D. 1918 - 1929<br />
Câu 8: Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu?<br />
A. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất B. Tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép<br />
C. Giai cấp tư sản bị phá sản<br />
D. Thợ thủ công bị thất nghiệp<br />
Câu 9: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10 – 1930)<br />
quyết định đổi tên Đảng là gì?<br />
A. Đảng Cộng Sản Đông Dương<br />
B. Đảng Lao Động Việt Nam<br />
Trang 1/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />
C. Đảng Cộng Sản Việt Nam<br />
D. Đảng Lập hiến<br />
Câu 10: Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức cách mạng do:<br />
A. Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai…lãnh đạo.<br />
B. Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long.. lãnh đạo.<br />
C. Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính… sáng lập.<br />
D. Nguyễn Ái Quốc sáng lập.<br />
Câu 11: Các hình thức và phương pháp đấu tranh được Đảng cộng sản Đông Dương xác định<br />
<br />
trong thời kì 1936 – 1939 là:<br />
A. hợp pháp và bất hợp pháp; công khai và bí mật.<br />
B. đấu tranh chính trị công khai đối mặt với kẻ thù.<br />
C. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.<br />
D. đấu tranh nghị trường và trên lĩnh vực báo chí.<br />
Câu 12: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam là?<br />
A. Cách mạng tháng Tám thành công.<br />
B. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.<br />
C. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ<br />
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.<br />
Câu 13: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của An-giê-ri, Ma rốc,<br />
Tuy-ni-di…lập ra:<br />
A. Hội liên hiệp thuộc địa.<br />
B. Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.<br />
C. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á đông.<br />
D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.<br />
Câu 14: Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là gì?<br />
A. Hòa bình, đôi bên cùng có lợi.<br />
B. Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.<br />
C. Hòa nhập nhưng không hòa tan.<br />
D. Hòa bình, hợp tác và phát triển.<br />
Câu 15: Các Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong khoảng thời<br />
gian:<br />
A. 1 năm<br />
B. 4 – 5 tháng<br />
C. 5 – 6 tháng<br />
D. 3 - 4 tháng.<br />
Câu 16: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là:<br />
A. Báo Thanh niên.<br />
B. Báo Đỏ.<br />
C. Báo Nhân Dân.<br />
D. Báo Búa Liềm.<br />
Câu 17: Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính<br />
quyền của dân, do dân và vì dân. Tính chất đó được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?<br />
A. Chia ruộng đất cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lí,<br />
B. Thực hiện các quyền tự do dân chủ, chia ruộng đất cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lí.<br />
C. Xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xóa bỏ văn hóa truyền thống<br />
D. Xóa nợ cho người nghèo, công nhân, lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.<br />
Câu 18: Tác động tích cực lớn nhất của toàn cầu hóa là gì?<br />
A. Làm tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ giữa các quốc gia trên thế giới.<br />
B. Góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng.<br />
C. Tạo cơ hội cho các nước phát triển mạnh mẽ nhất là những nước đang phát triển.<br />
D. Thúc đẩy mạnh, nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.<br />
Câu 19: Tác phẩm lí luận đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của<br />
cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là:<br />
A. Luận cương chính trị năm 1930.<br />
B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.<br />
C. Tác phẩm Đường cách mệnh.<br />
D. Bản án chế độ thực dân Pháp.<br />
Câu 20: Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương thời kì 1936 – 1939 được<br />
Đảng ta xác định là gì?<br />
A. Chống chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.<br />
B. Đánh đổ địa chủ phong kiến, chia ruộng đất cho dân cày nghèo.<br />
C. Đánh đuổi đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.<br />
Trang 2/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />
D. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến và bọn phản động, chia cho dân cày.<br />
Câu 21: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:<br />
A. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.<br />
B. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp.<br />
C. giữa giai cấp công nhân và giai cấp địa chủ.<br />
D. giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.<br />
Câu 22: Ý nghĩa lớn nhất mà phong trào cách mạng dân chủ 1936 - 1939 đạt được là:<br />
A. Chính quyền thực dân đã phải nhượng bộ, cải thiện phần nào quyền dân sinh, dân chủ.<br />
B. Thu được thắng lợi trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng.<br />
C. Mở rộng lực lượng của Mặt trận dân chủ, vạch trần chính sách phản động của kẻ địch, bênh<br />
<br />
vực quyền lợi của nhân dân.<br />
D. Quần chúng được giác ngộ, cán bộ của Đảng được tôi luyện, tích lũy được kinh nghiệm và<br />
là cuộc tập dượt cho cách mạng tháng Tám sau này.<br />
Câu 23: Câu thơ “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” (Trích: Người đi tìm hình của nước Chế Lan Viên) phù hợp với sự kiện nào trong đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?<br />
A. Ra báo Thanh niên.<br />
B. Xuất bản “Bản án chế độ thực dân Pháp”.<br />
C. Viết Tuyên ngôn độc lập.<br />
D. Đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.<br />
Câu 24: Phong trào cách mạng đã để lại cho Đảng ta bài học quý báu về xây dựng khối liên minh<br />
công – nông là phong trào:<br />
A. Phong trào cách mạng 1930 - 1945<br />
B. Phong trào cách mạng 1939 – 1945<br />
C. Phong trào cách mạng 1930 – 1931<br />
D. Phong trào dân chủ 1936 – 1939<br />
Câu 25: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thời gian nào?<br />
A. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)<br />
B. Từ những năm 40 của thế kỉ XX.<br />
C. Những năm đầu thế kỉ XX<br />
D. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)<br />
Câu 26: “Tổng thống Mĩ khẳng định: Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ…”<br />
(SGK Lịch Sử 12). Tổng thống Mĩ đó là ai?<br />
A. Tổng thống Truman.<br />
B. Tổng thống Aixenhao<br />
C. Tổng thống Níchxơn.<br />
D. Tổng thống Rigân<br />
Câu 27: Sự kiện nào được coi là bước ngoặt của phong trào cách mạng 1930 – 1931?<br />
A. Công nhân Vinh – Bến Thủy bãi công<br />
B. Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).<br />
C. Bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân nhân cả nước ngày Quốc tế lao động 1-5.<br />
D. Các Xô viết ra đời ở Nghệ An và Hà Tĩnh<br />
Câu 28: Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 – 1936,<br />
Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập:<br />
A. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh.<br />
B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.<br />
C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.<br />
D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.<br />
Câu 29: Đảng lập hiến ra đời năm 1923 là Đảng của lực lượng nào:<br />
A. Nông dân<br />
B. Tiểu tư sản tri thức<br />
C. Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam kì<br />
D. Tư sản<br />
Câu 30: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương tập trung<br />
vào:<br />
A. cướp ruộng đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế.<br />
Trang 3/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />
B. cướp ruộng đất lập đồn điền, ngoại thương, khai thác mỏ, giao thông.<br />
C. phát triển kinh tế nông nghiệp, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế.<br />
D. phát triển nông nghiệp, công nghiệp, quân sự, thu thuế.<br />
Câu 31: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?<br />
A. Tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ<br />
B. Thay đổi một cách căn bản các nhân tố sản xuất<br />
C. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ<br />
D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng<br />
Câu 32: Mục tiêu đấu tranh trong thời kỳ cách mạng 1930 - 1931 được Đảng ta xác định là gì?<br />
A. Chống đế quốc và phát xít Pháp Nhật, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.<br />
B. Chống phát xít, chống chiến tranh, giành độc lập và góp phần bảo vệ hòa bình.<br />
C. Chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.<br />
D. Chống đế quốc, phong kiến, tay sai đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.<br />
Câu 33: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại ở thế kỉ XX là?<br />
A. Pháp<br />
B. Nhật<br />
C. Anh<br />
D. Mĩ<br />
Câu 34: Tại đại hội thứ VII của Quốc tế cộng sản (7/1935) đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước<br />
<br />
mắt của nhân dân thế giới là:<br />
A. Chủ nghĩa đế quốc, quân phiệt.<br />
B. Chủ nghĩa phát xít.<br />
C. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân.<br />
D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.<br />
Câu 35: Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định đường lối chiến lược cách<br />
mạng của Đảng là tiến hành:<br />
A. tư sản dân quyền cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.<br />
B. thổ địa cách mạng và tư sản dân quyền cách mạng để đi tới xã hội vô sản.<br />
C. thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.<br />
D. tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.<br />
Câu 36: Nguyên nhân sâu xa của cuộc Cách mạng khoa học - công nghệ là:<br />
A. Do nhu cầu của Chiến tranh đòi hỏi các bên tham chiến tích cực nghiên cứu khoa học.<br />
B. Do yêu cầu của cuộc sống và của sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người.<br />
C. Do yêu cầu nghiên cứu khoa học phục vụ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.<br />
D. Do sự bùng nổ dân số trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần vơi cạn.<br />
Câu 37: Sự kiện có ảnh hưởng tích cực nhất đến phong trào cách mạng Việt Nam trong những<br />
năm 1919-1925 là:<br />
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.<br />
B. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.<br />
C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời.<br />
D. Các nước thắng trận họp hội nghị Vécxai.<br />
Câu 38: Khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930) thất bại là do nguyên nhân khách quan nào?<br />
A. Tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng còn non yếu.<br />
B. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động.<br />
C. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.<br />
D. Đế quốc Pháp còn mạnh.<br />
Câu 39: Đồng chí Tổng bí thư đầu tiên của Đảng là:<br />
A. Lê Hồng Phong<br />
B. Trần Phú<br />
C. Hà Huy Tập<br />
D. Nguyễn Văn Cừ<br />
Câu 40: “ Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” là câu nói của ai?<br />
A. Nguyễn Thị Minh Khai<br />
B. Nguyễn Ái Quốc<br />
C. Trần Phú<br />
D. Nguyễn Văn Cừ<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ---------Trang 4/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />
Trang 5/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />