intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thí nghiệm Hóa học

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

199
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vân tay trên giấy trắng Trong tiểu thuyết trinh thám, chúng ta thường gặp các tình tiết lợi dụng vân tay (vân ngón tay, vân bàn tay…) lưu lại của tội phạm để phá án. Cách nhận biết ra vân tay, thực ra không có gì “ghê gớm” lắm đâu! ít phút, bạn có thể “tài nghệ” ngang với thám tử nổi tiếng thế giới Sherlock Homes.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thí nghiệm Hóa học

  1. Thí nghiệm Hóa học :Vân tay trên giấy trắng Trong tiểu thuyết trinh thám, chúng ta thường gặp các tình tiết lợi dụng vân tay (vân ngón tay, vân bàn tay…) lưu lại của tội phạm để phá án. Cách nhận biết ra vân tay, thực ra không có gì “ghê gớm” lắm đâu! Mách bạn một phương pháp đơn giản làm hiện rõ dấu vân tay – có nghĩa là chỉ sau ít phút, bạn có thể “tài nghệ” ngang với thám tử nổi tiếng thế giới Sherlock Homes. Lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm có đựng cồn iốt, và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm. Đợi cho xuất hiện luồng khí màu tím bốc từ ống nghiệm, bạn sẽ thấy trên phần giấy trắng ngón tay (mà bình thường không nhận ra dấu vết gì) dần dần hiện lên dấy vân tay màu nâu, rõ đến từng nét. Nếu bạn ấn đầu ngón tay lên một trang giấy trắng rồi đem cất đi, mấy tháng sau mới đem thực nghiệm như trên thì dấu vân tay vẫn hiện ra rõ ràng. Tại sao làm như vậy mà hiện ra được dấu vân tay nhỉ? Để trả lời câu hỏi đó, trước tiên hãy nói một chút về cồn iốt. Cồn iốt là dung dịch của cồn và iốt. Iốt không tan trong nước nhưng dễ tan trong cồn (và một số dung môi hữu cơ khác). Khi bôi cồn iốt lên da thì cồn sẽ bay hơi rất nhanh, lưu lại vết màu đen vàng của iốt. Nhưng rồi chỉ ít phút sau vết vàng đen iốt đó cũng “không cánh mà bay”, trên da ta chẳng còn gì lưu lại cả, bởi vì iốt, cũng như một số chất rắn khác, có khả năng trực tiếp hóa thành khí (hơi) trong những điều kiện nhất định (gọi là “thăng hoa”). Trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi ấn đầu ngón tay trên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy, tuy mắt thường rất khó nhận ra.
  2. Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm chứa cồn iốt thì do bị đun nóng, cồn bay hơi rất nhanh, tiếp đến là iốt “thăng hoa” bốc lên thành khí màu tím (Chú ý” Khí iốt độc, không được ngửi!), mà dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu cơ nên khí iốt dễ tan vào chúng, tạo thành màu nâu trên các vân tay lưu lại. Thế là, vân tay hiện ra. Chắc bạn hết thắc mắc rồi chứ? Nhân tiện, cũng xin nói là trong hóa học phân tích, người ta cũng thường dùng iốt bởi ngoài các tính chất đã thấy ở trên là “thăng hoa”, dễ tan, trong dung môi hữu cơ, iốt còn có một tính chất đặc biệt: iốt và tinh bột tác dụng với nhau tạo nên một hợp chất màu xanh lam rất đặc trưng. Nhỏ cồn iốt vào lát cắt của một củ khoai tây ta sẽ thấy xuất hiện những chấm màu xanh lam. Tay có tính iốt mà lại cầm ngay bánh bao thì ngón tay cũng sẽ có các chấm màu xanh lam. Do đó, vừa có thể dùng iốt để kiểm tra sự “có mặt” của tinh bột, vừa có thể dùng tinh bột để kiểm tra sự tồn tại của iốt trong một hỗn hợp chất nào đó. Giấy pH làm từ cây trạng nguyên Nhiều loại cây có chứa các sắc tố rất dễ phản ứng trong môi trường acid. Ví dụ như loại cây trạng nguyên, loại cây mà lá của nó có màu sắc sặc sỡ như một bông hoa. Mặc dù cây trạng nguyên là loại sống lâu năm ở những vùng có khí hậu ấm, nhưng nhiều người vẫn thích trồng chúng như một loại cây để trang trí vào những ngày mùa đông. Bạn có thể chiết tách sắc tố màu đỏ đậm của cây trạng nguyên và sử dụng nó để tự làm ra một loại giấy pH cho riêng mình dùng kiểm tra xem một chất lỏng là acid hay kiềm. Vật liệu: - lá cây trạng nguyên - 1 cái cốc hoặc becher - nước nóng hoặc dĩa chịu nhiệt (dùng cho lò vi sóng)
  3. - kéo hoặc máy xay - giấy lọc hoặc dụng cụ lọc cà phê - dung dịch HCl 0.1 M - giấm (acid acetic loãng) - dung dịch soda cho một lần sử dụng (2g/200ml nước) - dung dịch NaOH 0.1 M Quy trình thực hiện: Cắt cánh hoa thành từng mảnh nhỏ hoặc nghiền bằng máy xay. 1. Cho những mảnh cánh hoa vào trong cốc hay becher. 2. Chỉ cho vào trong cốc một lượng nước vừa đủ ngập. Đem đi đun sôi cho đến khi cánh hoa mất màu. (Cá nhân tôi, tôi đã dùng lò vi sóng đối với các mảnh lá đã cắt nhỏ ngâm trong một chút nước trong thời gian khoảng 1 phút và khiến cho hỗn hợp ngâm sâu trong nước, giống như ngâm trà). 3. Lọc chất lỏng thu được qua một dụng cụ chứa khác, như dĩa petri. Bỏ đi chất rắn còn lại. 4. Thấm miếng giấy lọc sạch bằng dung dịch thu được. Sau đó để cho giấy lọc khô. Bạn có thể cắt miếng giấy này bằng kéo để làm thành những mảnh giấy pH nhỏ. 5. Sử dụng ống nhỏ giọt hoặc là tăm xỉa răng để cho một ít chất thử lên giấy để thử giấy. Khoảng thay đổi màu đối với acid hay base sẽ tùy thuộc vào loại cây sử dụng. Nếu thích, bạn có thể làm một thang màu riêng bằng cách đo màu của các mẫu đã biết pH, để bạn có thể thử những mẫu chưa biết. Ví dụ như là acid chlohidric (HCl), giấm, nước chanh đối với acid và dung dịch natri hydroxide (NaOH), dung dịch kali hydroxide (KOH) hoặc dung dịch soda đối với base.
  4. 6. Một cách khác để sử dụng giấy pH là như giấy so màu. Bạn có thể vẽ trên giấy pH dùng tăm hay miếng vải cotton đã nhúng qua acid hoặc base. Các dấu hiệu thường gặp trong phòng thí nghiệm Để thực hiện tốt và an toàn với các thí nghiệm hóa học, chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu kỹ ý nghĩa các biểu tượng, dấu hiệu cũng như các cảnh báo thường gặp trong phòng thí nghiệm. 1.Dấu hiệu nguy hiểm về điện: Dấu hiệu này cảnh báo đang có dòng điện 2.Vật liệu dễ cháy 3.Dấu hiệu cấm lửa: cảnh báo xung quanh đang có vật liệu dễ cháy,dễ bắt lửa 4.Dấu hiệu chất ăn mòn: thường là những acid hoặc bazơ. Chúng nguy hiểm cho da của bạn, cho các màng nhầy trong mũi và cơ thể nếu hít phải. Cần dùng những vật dụng thích hợp để chứa các chất này 5.Dấu hiệu dễ bắt cháy 6.Dấu hiệu bình chữa cháy: đánh dấu vị trí đặt bình chữa cháy 7.Dấu hiệu hóa chất độc 8.Dấu hiệu nước không dùng để uống 9.Dấu hiệu nguy hiểm cho môi trường: đây là dấu hiệu cảnh báo chất có khả năng làm ô nhiễm, nguy hại cho môi trường.
  5. 10.Dấu hiệu vệ sinh cho mắt: đặt tại vị trí để làm vệ sinh cho mắt, rửa mắt. 11.Dấu hiệu tái sinh: đặt trên các chất có thể tái sinh, phục hồi. 12.Dấu hiệu chất dễ nổ 13.Dấu hiệu chất phóng xạ 14.Dấu hiệu chất độc hóa học: Các nhãn này thường được thấy trên các container hóa chất. Nó cảnh báo các nguy hiểm cho sức khỏe, dễ cháy hoặc những lời cảnh báo khác. 15.Dấu hiệu chất sinh học nguy hiểm cho vật chất tế bào, cho cơ thể sống. Làm thế nào để tạo một viên pha lê bằng tinh thể đồng sunfat Pha lê là một dạng đá chứa tinh thể. Bình thường, phải đến hàng triệu năm nước chảy, khoáng chất mới lắng đọng thành pha lê. Bạn có thể làm được một "viên pha lê" cho riêng bạn chỉ trong vài ngày thôi. Bằng cách "nuôi" những tinh thể đồng sunfat màu xanh ngọc pha lẫn tí màu của sương mờ (rất đẹp đấy) bên trong vỏ trứng, bạn có thể tạo ra một viên pha lê của riêng bạn. Độ khó: Trung bình Thời gian yêu cầu: 2-3 ngày
  6. VÀI THỨ CẦN THIẾT: 1. Một quả trứng 2. Nước nóng 3. Đồng sunfat LÀM THẾ NÀO ĐÂY? 1. Đầu tiên, bạn cần phải chuẩn bị một vỏ trứng. Một tí tinh thể pha lê tự nhiên tồn tại dưới hình thức một loại kháng chất. Đối với việc này thì khoáng chất là canxi cacbonat của vỏ trứng. Gõ thật cẩn thận để quả trứng nứt ra, bỏ trứng đi và giữ lại lớp vỏ. Rửa sạch vỏ trứng. Bạn nên xén thẳng nơi vết nứt để được hai nửa vỏ. Hoặc bạn cũng có thể xoay phần đầu của lớp vỏ, để có được những tinh thể pha lê hình quả bóng. 2. Trong một vật chứa khác, pha đồng sunfat với một phần tư cốc nước nóng. Số lượng đồng sunfat không cần phải chính xác. Bạn cần phải khuấy cho đến khi đồng sunfat không thể hoà tan được nữa. Nhiều hơn thế thì không tốt đâu! Sẽ còn dư lại một ít nguyên liệu rắn khi dung dịch được bão hoà. 3. Rót dung dịch đồng sunfat vào trong vỏ trứng. 4. Đặt vỏ trứng vào một nơi nào đó để nó có thể tồn tại mà không bị xáo trộn trong 2-3 ngày. Bạn cũng có thể đặt vỏ trứng vào trong một vật khác để nó không bị ngã. 5. Quan sát tinh thể pha lê của bạn mỗi ngày nhé! Pha lê sẽ xuất hiện vào cuối ngày đầu tiên và sẽ trở nên "cứng cáp" hơn sau ngày thứ hai hoặc thứ ba. 6. Bạn có thể lấy dung dịch ra và để "pha lê" của bạn khô sau một vài ngày. Hoặc bạn có thể để dung dịch tự bay hơi (mất đến một hoặc hai tuần lận đó) LƯU Ý: 1. Tăng nhẹ nhiệt độ sẽ tạo ra hiệu quả tuyệt vời với lượng đồng sunfat (CuSO4.5H 2O)
  7. đã hoà tan. 2. Đồng sunfat gây hại nếu nuốt nhầm, và gây kích thích da và màng nhầy. Nếu tiếp xúc trực tiếp, cần phải rửa ngay với nước. Nếu nuốt nhầm, phải truyền thêm nước và đến bác sĩ ngay. 3. Tinh thể đồng sunfat có chứa nước, vì thế, nếu bạn muốn giữ những 'viên pha lê" đó, thì cần phải cất nó trong một vật chứa có nắp đậy. Nếu không, nước sẽ bay hơi dần đi. Phấn xám (hoặc xanh lục) sẽ khô cạn lại dưới hình thức của đồng sunfat. 4. Tên cũ của Đồng (II) sunfat là đồng sunfat. 5. Đồng sunfat được lấy từ lớp mạ đồng, thuốc dành cho bệnh thiếu máu, trong thuốc diệt tảo và nấm, trong sợi vải công nghiệp, và chất bảo quản thực phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2