Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực<br />
<br />
<br />
Thị trường toàn cầu, tác động địa phương: Hiểu biết<br />
động lực thúc đẩy và tác động của sự bùng nổ cây sắn<br />
và điều chỉnh<br />
<br />
Jonathan Newby1,3, Cù Thị Lệ Thủy2, Dominic Smith3<br />
<br />
Cơ quan<br />
1<br />
Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Vientiane, Lào<br />
2<br />
Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Hà Nội, Việt Nam<br />
3<br />
Đại học Queensland, Trường Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, Brisbane,<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỌI CHO PHÁT TRIỂN<br />
Qld 4072, Australia.<br />
<br />
Tác giả đại diện<br />
j.newby@cgiar.org<br />
<br />
Từ khóa<br />
Thương mại toàn cầu, chính sách thương mại, bùng nổ thị trường, sắn<br />
<br />
Giới thiệu 21<br />
Trên toàn khu vực Đông Nam Á, cây sắn (Manihot esculenta) đã trở thành<br />
cây trồng quan trọng với những nông hộ nhỏ, được trồng bởi hàng triệu<br />
nông dân vùng cao. Trong suốt thập kỷ trước, diện tích trồng sắn đã được<br />
mở rộng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu tinh bột ngày càng tăng. Mở<br />
rộng diện tích bao gồm cả khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam, đặc biệt là<br />
tỉnh Sơn La.<br />
<br />
Toàn cảnh thị trường sắn từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về<br />
thị trường và chính sách toàn cầu (Jackson 1968; O’Connor 2013; Henry<br />
và Hershey 1998; Sathirathai và Siamwalla 1987). Những thay đổi này bao<br />
gồm không chỉ thay đổi về cung và cầu phái sinh đối với các sản phẩm<br />
trung gian (như tinh bột sắn và sắn lát), mà còn cả thay đổi trong cung<br />
cầu của các sản phẩm thay thế. Trong một số trường hợp, sắn cạnh tranh<br />
mạnh mẽ với các sản phẩm thay thế nhờ các đặc tính ưu việt (Sánchez, T.,<br />
và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sắn cạnh tranh chủ<br />
yếu về giá với các hàng nguyên liệu khác như ngô, đường, lúa mì và dầu<br />
thô. Do đó, việc thay đổi các chính sách thương mại và nông nghiệp tại cả<br />
những nước sản xuất và tiêu thụ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường<br />
sắn và triển vọng cho các nông hộ nhỏ.<br />
Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực<br />
<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Để giúp làm sáng tỏ sự sụt giảm giá sắn trong thời gian gần đây, chúng tôi<br />
sử dụng dữ liệu thị trường được công bố rộng rãi. Chúng tôi chứng minh<br />
sự cần thiết trong việc hiểu chuỗi giá trị toàn cầu vượt ra ngoài bối cảnh<br />
địa phương nơi diễn ra hoạt độngsản xuất và tiêu thụ.<br />
<br />
Kết quả<br />
Ban đầu việc mở rộng sản xuất thương mại tại Thái Lan (và sau đó là Việt<br />
Nam), chủ yếu do trợ giá các loại ngũ cốc theo Chính sách Nông nghiệp<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
chung (CAP) của Cộng đồng Châu Âu (EC). Tuy nhiên, với cải cách thương<br />
mại theo GATT và WTO, nhu cầu sắn lát và sắn viên tại Châu Âu hầu như<br />
mất hẳn từ cuối những năm 2000 (Hình 1a và 1b).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1a: Khối lượng sắn lát nhập khẩu theo khu vực; 1b - Giá trị sắn lát<br />
nhập khẩu theo khu vực; 1c - Khối lượng tinh bột sắn nhập khẩu theo khu<br />
vực; 1d- Giá trị tinh bột sắn nhập khẩu theo khu vực.<br />
<br />
Thị trường được tái định hướng tới tiêu thụ trong nước và các thị trường<br />
Đông Á, cũng như đầu tư đáng kể vào chế biến tinh bột (Curran và Cooke<br />
2008). Tại thị trường xuất khẩu Trung Á, Thái Lan vẫn là thị trường dẫn<br />
Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực<br />
<br />
<br />
đầu về khối lượng giao dịch sắn quốc tế và Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn<br />
thứ hai. Trung Quốc là nơi nhập tới 99.84% sắn lát xuất khẩu và 45% tinh<br />
bột sắn xuất khẩu từ Thái Lan. Tinh bột sắn xuất khẩu Việt Nam cũng chủ<br />
yếu xuất sang thị trường Trung Quốc.<br />
<br />
Trung Quốc là nơi sản xuất ngô lớn nhất thế giới, trồng tới hơn 37 triệu ha<br />
ngô. Trong năm 2012-2013, các nhà chức trách Trung Quốc đã can thiệp<br />
vào thị trường ngô, với chính sách trợ giá mua khi thị trường ngô trong<br />
nước một lần nữa đối mặt với áp lực giảm giá. Dưới áp lực hàng dự trữ<br />
ngày càng tăng, tháng 3/2016, chính phủ Trung Quốc đã thông báo xóa bỏ<br />
giá sàn đối với ngô. Kết quả là giá ngô giảm đáng kể và nhập khẩu ngô thay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỌI CHO PHÁT TRIỂN<br />
thế sụt giảm, có tác động rõ rệt tới ngành sắn. Giá sắn lát và tinh bột sắn<br />
cũng sụt giảm nhiều hơn tương ứng với mức giá thế giới của sản phẩm<br />
thay thế chính - ngô - và mức giá bán sắn tại ruộng tại các nước Đông Nam<br />
Á cũng sụt giảm theo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2a – Giá Ngô (FOB Bangkok) và Tương lai gần của Trung quốc (DCE);<br />
Hình 2b – Giá tinh bột sắn và sắn lát (FOB Bangkok)<br />
<br />
Thảo luận và kết luận<br />
Khi quyết định trồng cây nào, nông dân không cân nhắc đến các yếu tố<br />
như: giá toàn cầu của dầu, đường, bột mì hoặc ngũ cốc sấy khô chưng cất<br />
hòa tan (DDGS); thay đổi về nhu cầu thịt heo, giấy hoặc bìa các tông; hoặc<br />
bắt buộc sử dụng nhiên liệu sinh học có đang được triển khai hay không.<br />
Hơn nữa, vì là hàng hóa tham gia thương mại toàn cầu thì sự hiểu biết về<br />
mối liên hệ giữa sắn và thị trường các loại sản phẩm nói trên là điều thiết<br />
yếu để hiểu được triển vọng cây sắn.<br />
Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực<br />
<br />
<br />
Bức tranh về nông hộ nhỏ trồng sắn trên một nửa ha tại một bản miền<br />
núi thuộc tỉnh Sơn La dường như bị gạt ra khỏi thị trường thức ăn gia súc<br />
Châu Âu, sản xuất ngô tại trung tây Hoa Kỳ và Ủy ban thương mại Chicago.<br />
Tuy nhiên, sự dịch chuyển của thị trường toàn cầu tác động tới giá bán<br />
tại ruộng mà người nông dân nhận được. Hiểu được bối cảnh thị trường<br />
toàn cầu nơi vận hành chuỗi giá trị địa phương (nông dân-thương lái-nhà<br />
chế biến) giúp ghi nhận rủi ro thị trường mà người nông dân và các nhà<br />
chế biến sẽ gặp phải. Điều này có thể giúp xây dựng các kịch bản thông tin<br />
với nông dân và các cơ quan địa phương về tiềm năng cho các chiến lược<br />
tăng cường và đa dạng hóa nhằm cải thiện sinh kế cho nông dân.<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Henry, G và Hershey C.H. 1988. Xu hướng, rào cản và cơ hội cho ngành sắn<br />
Châu Á: Đánh giá. H. Howeler (Ed.). Chọn tạo sắn, nông học và nghiên cứu có<br />
sự tham gia của nông dân tại Châu Á. Hội thảo khu vực lần thứ 5 tại Danzhou,<br />
Trung Quốc. 3-8 tháng 11 năm 1996. Trang 3.20.<br />
2. Jackson, James C. Người canh tác và nhà đầu cơ: Doanh nghiệp nông nghiệp<br />
của Châu Âu và Trung Quốc tại Malaysia, 1786–1921, Kuala Lumpur: Tạp chí<br />
Đại học Malaya, 1968.<br />
3. O’Connor K. (2013) Bên ngoài “Cửa hàng rau quả lạ”: Khoai mì/Sắn/Khoai,<br />
24 hàng hóa bí ẩn của các Đế chế và Toàn cầu hóa: Curry-Machado J. (eds) Lịch<br />
sử toàn cầu, Hàng hóa của Vương quốc, Tương tác địa phương. Chuỗi nghiên<br />
cứu hậu thực dân và đế chế Cambridge Palgrave Macmillan, London<br />
4. Sánchez, T. và cộng sự (2010). “So sánh tính ổn định keo và dán của sáp và bột<br />
thông thường từ Cà chua, ngô và gạo với tinh bột sắn và sáp với áp lực nhiệt<br />
độ, hóa chất và cơ khí » Tạp chí nông nghiệp và hóa chất thực phẩm 58(8):<br />
5093-5099.<br />
5. Sathirathai, S. và A. Siamwalla (1987). ‘ Luật GATT, Thương mại nông nghiệp<br />
và các nước đang phát triển : Bài học từ hai nghiên cứu trường hợp.’ Rà soát<br />
kinh tế - Ngân Hàng Thế giới 1(4): 595-618.<br />