THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
lượt xem 6
download
Cung cấp cho học sinh những đặc điểm tự nhiên cơ bản nhất của Biển Đông.Từ đó đánh giá được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam. Sau khi học xong bài học, học sinh có thể tự xác định vị trí, phạm vi vùng biển,phạm vi thềm lục địa. Nhận biết các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
- Chuyên đề:THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN I. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ Cung cấp cho học sinh những đặc điểm tự nhiên cơ bản nhất của Biển Đông.Từ đó đánh giá được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam. Sau khi học xong bài học, học sinh có thể tự xác định vị trí, phạm vi vùng biển,phạm vi thềm lục địa. Nhận biết các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái quát về Biển Đông Biển Đông là một vùng biển rộng, với diện tích 3,477 triệu km2. Là biển tương đối kín (phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo). Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất này của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố: nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng,thủy triều, hải lưu và sinh vật biển. Biển Đông kết hợp cùng các hoàn lưu gió tác động đến thiên nhiên nước ta làm cho thiên nhiên nước ta có sự khác biệt rõ rệt với các nước có cùng vị độ. 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam. 2.1. Khí hậu Nh có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa. ờ • Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối c ủa không khí trung b ỉnh trên 80% . • Đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. 2.2. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển Trang 1
- Các d địa hình ven biển rất đa dạng: Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, ạng các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các đảo ven bờ và những rạn san hô. Các h sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: ệ • Hệ sinh thái rừng ngập mặn (diện tích 450 nghìn ha), hệ sinh thái đất phèn, nước lợ,... • Nhưng hiện nay rừng ngập mặn đã bị thu hẹp rất nhiều do việc chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá và một phần là do cháy rừng. • Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là về sinh vật nước lợ : hệ động thực vật phong phú và cho năng suất cao, nhất là tôm, cá. 2.3. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển Biển Đông là vùng biển rất đa dạng và phong phú về tài nguyên hải sản và khoáng sản, có trữ lượng lớn. Tài nguyên khoáng s ản: • Dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng lớn và có giá trị cao. Nước ta đã và đang khai thác một số mỏ dầu, trong tương lai việc thăm dòtiếp tục được triển khai nhằm đáp ứng ngày càng lớn nhu cầu vềnăng lượng của quốc gia và khu vực. • Khoáng sản Titan với trữ lượng lớn phân bố dọc ven biển, chủ yếu ở Trung Bộ là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp. • Ngoài ra còn phải kể đến các tài nguyên khoáng sản khác như: cát dùng làm vật liệu xây dựng và cát làm thủy tinh; muối với trữ lượng lớn phân bố dọc khắp bờ biển nước ta. Tàinguyên hải sản: • Biển Đông là vùng biển với hệ sinh thái đặc trưng cho hệ sinh thái biển nhiệt đới giàu thành phần loài và năng suất sinh học cao. Trang 2
- • Thành phần loài có: trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn loài nhuyễn thể và sinh vật phù du… • Có nhiều loài quý hiếm với giá trị kinh tế cao như: hải sâm, cá ngừ, cá thu, cá trình, tôm hùm… 2.4. Thiên tai Bi n Đông bên cạnh nhiều đặc điểm thuận lợi về tự nhiên và cho giá trị kinh tế cao ể thì cũng chứa ẩn nhiều hiểm họa, thiên tai mà năm nào cũng gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. • Bão: Trung bình mỗi năm có từ 9 – 10 cơn bão, trong đó khoảng 3-4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền. Bão lớn kèm sóng lừng, mưa lớn, lũ lụt, ngập úng trong thời gian dài trên nhiều khu vực. • Hiện tượng sạt lở bờ biển : hiện nay ở nhiều khu vực bờ biển đã và đang có nguy cơ sạt lở lớn nhất là ở dải bở biển Trung Bộ. • Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng đặc biệt ở ven biển miền Trung. Làm cho diện tích đất nông nghiệp thu hẹp và gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân. III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC 1. Nội dung 1: Phân tích các điều kiện thuận lợi của biển Đông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta? Gợi ý làm bài: Phát triển tổng hợp kinh tế biển: phát triển giao thông vận tải; nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản; khai thác khoáng sản và du lịch. Biển Đông là vùng biển rất đa dạng và phong phú về tài nguyên hải sản, khoáng sản với trữ lượng lớn. Phát tri n giao thông vận tải: ể • Đường bờ biển dài (3260 km), có nhiều cửa sông, địa hình ven biển khúc khuỷu, chia cắt cùng với thềm lục địa rộng là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển nước sâu với năng lực vận chuyển lớn. Trang 3
- • Nước ta nằm trên đường vận chuyển biển của Thế giới tạo cho việc trao đổi, giao lưu, xuất nhập khẩu giữa nước ta và các nước trong khu vực, với Thế giới trở nên dễ dàng và thuận lợi. Khai thác khoáng s cung cấp nguồn nguyên – nhiên liệu cho công nghiệp: ản, • Dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng lớn và có giá trị cao. Nước ta đã và đang khai thác một số mỏ dầu, trong tương lai việc thăm dò tiếp tục được triển khai nhằm đáp ứng ngày càng lớn nhu cầu về năng lượng của quốc gia và khu vực. • Khoáng sản Titan với trữ lượng lớn phân bố dọc ven biển, chủ yếu ở Trung Bộ là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp. • Ngoài ra còn phải kể đến các tài nguyên khoáng sản khác như: cát dùng làm vật liệu xây dựng và cát làm thủy tinh; muối với trữ lượng lớn phân bố dọc khắp bờ biển nước ta. Đánh b và nuôi trồng thủy hải sản: ắt • Vùng biển rộng lớn, với diện tích vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta rộng trên 1 triệu km 2 . Ven biển với 4 ngư trường lớn là:ngư trường Quảng Ninh – Hải Phòng; Ninh Thuận – Bình Thuận –Bà Rịa – Vũng Tàu; Cà Mau - Kiên Giang; quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. • Biển Đông là vùng biển với hệ sinh thái đặc trưng cho hệ sinh thái biển nhiệt đới giàu thành phần loài và năng suất sinh học cao. • Thành phần loài đa dạng và phong phú bao gồm: cá, tôm, loài mực, nhuyễn thể và sinh vật phù du… • Có nhiều loài quý hiếm với giá trị kinh tế cao như: hải sâm, cá ngừ, cá thu, cá trình, tôm hùm… Ngoài nh ững thuận lợi trên mà biển Đông mang lại thì một tiềm năng lớn hiện tại chúng ta đang khai thác và phát triển đó là du lịch biển. Trang 4
- Phát triển các hình thức du lịch biển như: du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng; du lịch đảo…Đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm. 2. Nội dung 2: Ngoài những thuận lợi mà biển Đông mang lại thì bên trong nó còn ẩn chứa nhiều hiểm họa đối với thiên nhiên và kinh tế - xã hội nước ta. Hãy nêu những ảnh hưởng đó? Gợi ý làm bài: Ngoài nh ững thuận lợi mang lại thì biển Đông còn ẩn chứa nhiều hiểm họa đối với thiên nhiên và kinh tế - xã hội nước ta. Thiên tai năm nào cũng xuất hiện gây nhiều ảnh hưởng xấu trực tiếp tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Các thiên taiảnh hưởng chính đến nước ta: bão; xoáy lốc; áp thấp nhiệt đới; sạt lở bờ biển; thủy triều dâng và nạn cát bay xâm lấn vùng ven biển. • Bão và áp thấp nhiệt đới: Trung bình mỗi năm có từ 9 – 10 cơn bão, trong đó khoảng 3- 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền. Bão lớn kèm sóng lừng, mưa lớn, lũ lụt, ngập úng trong thời gian dài trên nhiều khu vực. Vào mùa hạ và thu đông, Vịnh Bắc Bộ là nơi hình thành áp thấp nhiệt đới, khi áp tăng cường chuyển thành bão với cường độ mạnh tràn vào đất liền gây nhiều thiệt hại cả về người và của. Bão tràn vào nước ta có hai loại: bão từ Thái Bình Dương đi qua Philippin và bão hình thành do áp thấp nhiệt đới ở Vịnh Bắc Bộ. • Hiện tượng sạt lở bờ biển : hiện nay ở nhiều khu vực bờ biển đã và đang có nguy cơ sạt lở lớn nhất là ở dải bở biển Trung Bộ, khu vực có địa hình bờ biển dốc, đáy biển sâu. Gây ảnh hưởng xấu tới tự nhiên vùng ven biển và xây dựng kinh tế (cảng biển nước sâu, khu du lịch...) ở đây. • Hiện tượng thủy triều dâng: điển hình là ở khu vực Đồng bằng song Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Những đợt thủy triều dâng, nước biển tràn làm ngập trên diện rộng, ảnh hưởng xấu tới sản xuất và sinh hoạt của người dân. • Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng và làng mạc đặc biệt ở ven biển miền Trung. Làm cho diện tích đất nông nghiệp thu hẹp và gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân. Trang 5
- IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ Câu 1: Nêu ảnh hưởng của Biển Đông tới tự nhiên của nước ta? Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày và nhận xét về sự phân bố các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục địa nước ta. Ngoài dầu khí, tài nguyên khoáng sản biển của Việt Nam còn có những loại gì và phân bố ở đâu? Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất 3.1. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính khép kín của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố: A. hải văn và sinh vật biển. B. nhiệt và ẩm. C. lượng mưa và số giờ nắng trong 1 ngày. D. nhiệt độ và chế độ thủy triều. 3.2. Nguyên nhân sâu xa làm cho khí hậu nước ta điều hòa hơn, giảm tính chất nóng bức vào mùa hè và lạnh khô vào mùa đông là do: A. khí hậu nước ta mang tính chất hải dương học. B. có không khí lạnh từ phía Bắc thổi về vào mùa đông. C. vào mùa hè có luồng không khí Tây Nam thổi lên, đưa không khí vùng Xích đạo đến Biển Đông nước ta. D. lượng nước trên biển lớn, khí hậu nhiệt đới gây bốc hơi nhiều và mưa nhiều trên biển. 3.3. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta có diện tích lớn nhất là vùng: A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải miền Trung. Trang 6
- 3.4. Hai bể dầu có trữ lượng lớn nhất hiện nay và đang được khai thác ở nước ta là: A. bể Thổ Chu - Mã Lai và Nam Côn Sơn. B. bể Cửu Long và Thổ Chu - Mã Lai. C. bể Nam Côn Sơn và Cửu Long. D. bể Thổ Chu - Mã Lai và sông Hồng. 3.5. Biện pháp giảm thiểu thiên tai vùng biển nước ta là: A. sử dụng hợp lí nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên biển.(1) B. thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai.(2) C. phòng chống ô nhiễm môi trường biển.(3) D. Đáp án 1, 2 và 3 đều đúng. Trang 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án địa lý 12 - Bài 8: thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
10 p | 629 | 55
-
Bài giảng Địa lý 12 bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
44 p | 356 | 44
-
Bài 9 THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
5 p | 210 | 22
-
Địa lý 12 bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
5 p | 552 | 21
-
Đề cương ôn tập TN - THPT môn địa lý
76 p | 121 | 16
-
Chuyên đề:THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂNI. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ Cung cấp cho học sinh những đặc điểm tự nhiên cơ bản nhất của Biển Đông.Từ đó đánh giá được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam. Sau khi học xong bài học, học sin
7 p | 167 | 10
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 36 SGK Địa lí 12
7 p | 76 | 8
-
Phần 1: Kiến thức cơ bản Địa lý 12
90 p | 107 | 7
-
Địa lí 12 bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
4 p | 183 | 7
-
những điều cần biết luyện thi quốc gia chuyên đề Địa lí: phần 1 - nxb Đại học quốc gia hà nội
213 p | 83 | 6
-
Bài giảng Địa lí lớp 12 bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển - Trường THPT Bình Chánh
29 p | 10 | 4
-
Giải bài tập Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển SGK Địa lí 12
7 p | 118 | 4
-
Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
2 p | 15 | 3
-
Giáo án môn Địa lớp 12: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
2 p | 14 | 3
-
Bài giảng Địa lí lớp 12 - Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
42 p | 39 | 3
-
Giáo án môn Địa lí lớp 12
260 p | 60 | 2
-
Giáo án Địa lí 12 - Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
3 p | 75 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn