Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
THIẾT KẾ BỘ QUAN SÁT LỰC/VẬN TỐC CHO ĐIỀU KHIỂN<br />
CHUYỂN ĐỘNG VÀ LỰC CÁNH TAY ROBOT<br />
Đào Minh Tuấn1*, Trần Đức Thuận2<br />
Tóm tắt: Trong bài báo này, bộ quan sát lực và vận tốc được thiết kế dựa trên cơ<br />
sở lý thuyết bộ quan sát GPI (Generalized Proportional Integral). Bộ quan sát được<br />
xây dựng để ước lượng và cập nhật lực tương tác giữa điểm tác động cuối của cánh<br />
tay robot với môi trường đồng thời ước lượng và cập nhật vận tốc các khớp của<br />
cánh tay robot. Để đánh giá chất lượng bộ quan sát đã thiết kế, nhóm tác giả đã<br />
thực hiện mô phỏng kiểm chứng bộ quan sát kết hợp với thuật toán điều khiển PID<br />
để điều khiển chuyển động và lực trên cánh tay robot A465 của CRS Robotics trong<br />
điều kiện chuyển động bị ràng buộc.<br />
Từ khóa: Điều khiển robot, Điều khiển lực, Điều khiển lai lực/vị trí, Bộ quan sát GPI.<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Khi cánh tay robot làm việc trong môi trường có ràng buộc, sẽ tồn tại lực tương tác<br />
giữa điểm tác động cuối của cánh tay robot với bề mặt môi trường. Lực tương tác này gồm<br />
lực do cánh tay robot tác động lên bề mặt môi trường và phản lực của bề mặt môi trường<br />
tác động ngược lên điểm tác động cuối cánh tay robot. Khi điều khiển chuyển động của<br />
cánh tay robot, lực tương tác này phải được điều khiển. Các nghiên cứu về điều khiển lực<br />
cánh tay robot công nghiệp chia làm hai hướng nghiên cứu khác nhau. Hướng thứ nhất là<br />
điều khiển trở kháng [1-3]. hướng thứ 2 là điều khiển hỗn hợp tức là điều khiển lai trở<br />
kháng [4], và điều khiển lai giữa lực và vị trí [5].<br />
Các nghiên cứu trên đều xét giả định với mô hình động lực học xác định và các giá trị<br />
phản hồi về vận tốc cũng như lực tương tác tại điểm tác động cuối đều được lấy từ cảm<br />
biến vận tốc và cảm biến lực. Tuy nhiên, có nhiều hạn chế khi sử dụng các cảm biến này<br />
ví dụ như robot làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao làm giảm độ chính xác của cảm<br />
biến, giá thành cao, vị trí lắp đặt cảm biến hạn chế... Để giải quyết vấn đề này, một giải<br />
pháp được đưa ra là xây dựng bộ quan sát lực/vận tốc sử dụng lý thuyết bộ quan sát GPI<br />
với mục đích ước lượng, cập nhật lực tương tác và vận tốc để phản hồi về bộ điều khiển.<br />
Lý thuyết và ứng dụng bộ quan sát GPI để ước lượng động học không xác định của hệ<br />
thống phi tuyến được nghiên cứu chi tiết [6, 7]. Một nghiên cứu khác ứng dụng bộ quan<br />
sát GPI trong điều khiển hệ thống treo [8] và trong điều khiển cánh tay robot công nghiệp<br />
[9]. Ứng dụng lý thuyết bộ quan sát GPI trong việc điều khiển cánh tay robot có các tham<br />
số trong ma trận quán tính không xác định [10]. Một bộ quan sát lực/vận tốc được thiết kế<br />
để điều khiển cánh tay robot với ràng buộc xét trong không gian khớp [11]. Trong bài báo<br />
này, nhóm tác giả xây dựng một bộ quan sát lực và vận tốc trên cơ sở lý thuyết về bộ quan<br />
sát GPI kết hợp với thuật toán điều khiển kinh điển PID để điều khiển chuyển động và lực<br />
cho cánh tay robot với ràng buộc xét trong cả không gian khớp và không gian làm việc.<br />
Phần 2 là sự phân tích động học cánh tay robot với sự ràng buộc của môi trường. Quy trình<br />
thiết kế bộ quan sát lực/vận tốc sử dụng lý thuyết GPI và ứng dụng thuật toán PID để điều<br />
khiển chuyển động và lực cánh tay robot cũng được thể hiện trong phần này. Phần 3 là kết<br />
quả kiểm chứng trên phần mềm Matlab Simulink.<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1. Mô hình động học cánh tay robot với sự ràng buộc môi trường<br />
2.1.1. Mô hình động lực học cánh tay<br />
Khi cánh tay robot chuyển động, điểm tác động cuối cánh tay robot tương tác với môi<br />
trường có sự ràng buộc [12] thì mô hình động lực học được mô tả bằng phương trình.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 3<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
H (q )q C (q, q )q Dq g (q) J T (q) (1)<br />
<br />
Trong đó, q n là véc tơ góc quay xét trong không gian khớp, q n là véc tơ vận<br />
tốc góc , q n là véc tơ gia tốc góc khớp, H (q ) nn là ma trận thành phần quán<br />
tính, C (q, q ) n là véc tơ thành phần hướng tâm và coriolis, D nn là ma trận<br />
đường chéo xác định dương và là đại lượng biểu thị cho hệ số ma sát nhớt, g q n là<br />
véc tơ của lực trọng trường, n là véc tơ của mô men đầu vào đặt tại các khớp,<br />
n là véc tơ nhân tử Lagrange (là đại lượng vật lý biểu thị cho lực tác động của điểm<br />
tác động cuối cánh tay robot lên môi trường), J ( q ) nn là ký hiệu gradient của ràng<br />
buộc holonomic được mô tả bởi phương trình.<br />
(q) 0 (2)<br />
Là phương trình thể hiện cánh tay robot trong sự ràng buộc với môi trường.<br />
2.1.2. Ràng buộc của môi trường đối với chuyển động của cánh tay robot<br />
Khi cánh tay robot tương tác với môi trường, xét đến sự ràng buộc được mô tả ở<br />
phương trình (2) và J (q ) tạo ra một véc tơ trên bề mặt tại điểm tương tác. Khi đó, ràng<br />
buộc về vận tốc và gia tốc của chuyển động điểm tác động cuối cánh tay robot được mô tả<br />
bằng các phương trình sau:<br />
q J q q 0 (3)<br />
<br />
q J q q J q q 0 (4)<br />
Từ (1) ta có:<br />
q H 1 q J T q C q, q q Dq g q (5)<br />
Thay (5) vào (4) ta được:<br />
q J H 1 q J T C q, q q Dq g q <br />
(6)<br />
J H q J J q J H q C q, q q Dq g q 0<br />
1 T 1<br />
<br />
<br />
<br />
Suy ra:<br />
J H 1 q J T q J q J H 1 q C q, q q Dq g q <br />
1<br />
(7)<br />
<br />
Khi xét chuyển động của cánh tay robot trong không gian Decac, thì ràng buộc được<br />
mô tả:<br />
( x) 0 (8)<br />
<br />
Trong đó, x x z 6 là véc tơ xét trong hệ tọa độ Decac với<br />
T<br />
y z x y<br />
x y z 3 là véc tơ vị trí điểm tác động cuối và x y z 3 là các đại<br />
lượng về hướng của điểm tác động cuối cánh tay robot. Trong trường hợp này, véc tơ<br />
J (q ) được tính như sau:<br />
J q J x J q (9)<br />
<br />
<br />
<br />
4 Đ. M. Tuấn, T. Đ. Thuận, “Thiết kế bộ quan sát lực/vận tốc… và lực cánh tay robot.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Trong đó, J x q x / x và J x q / q là ma trận Jacobi. Lấy vi phân 2<br />
vế của (9) ta được:<br />
J q J x q J q J x q J q (10)<br />
Thay (10) vào (7) ta được:<br />
J x JH 1 q J Tx J T <br />
1<br />
<br />
<br />
(11)<br />
x J Jq J Jq J JH 1 q C q, q q Dq g q <br />
x x x <br />
2.2. Điều khiển chuyển động và lực cánh tay robot sử dụng bộ quan sát lực và vận tốc<br />
2.2.1. Xây dựng bộ quan sát lực và vận tốc<br />
Xét phương trình mô tả động lực học cánh tay robot tương tác với môi trường làm việc<br />
được thể hiện trong phương trình (1) với các biến là góc quay các khớp. Ta có thể gán các<br />
biến không gian trạng thái cho phuơng trình (1) như sau:<br />
x q<br />
x 1 (12)<br />
x2 q <br />
<br />
Khi đó, mô hình động lực học cánh tay robot (1) được mô tả lại với các biến không<br />
gian trạng thái như sau:<br />
x1 x2 (13)<br />
<br />
x 2 H 1 x1 C x1 , x2 x2 Dx2 g x1 H 1 x1 J T x1 (14)<br />
Để đơn giản cho việc ký hiệu và sử dụng các ký hiệu trong vệc xây dựng bộ quan sát<br />
lực và vận tốc, gán cho các giá trị như sau:<br />
z1 H 1 x1 J T x1 (15)<br />
<br />
N x1 , x2 C x1 , x2 x2 Dx2 g x1 (16)<br />
Thay (15) và (16) vào (14) ta được:<br />
x 2 H 1 x1 N x1 , x2 z1 (17)<br />
Mục đích của việc xây dựng bộ quan sát là để ước lượng một cách xấp xỉ biến trạng<br />
thái x2 (vận tốc góc của các khớp) và lực tương tác giữa cánh tay robot với môi trường.<br />
Véc tơ đa thức được xem như là sự thể hiện bên trong của thành phần z1 . Thành phần<br />
này, được xem xét như một tín hiệu không được xác định và được ước lượng bằng bộ quan<br />
sát tuyến tính của Luenberger. Giả sử mỗi một phần tử của số hạng véc tơ z1 t có thể<br />
được khai triển bằng tổng của một dãy bậc m 1 các đa thức Taylor cộng thêm phần rư<br />
(residual term) là<br />
p1<br />
z1 t ai t i r (t ) (18)<br />
i 0<br />
<br />
Trong đó, mỗi một giá trị ai là véc tơ hằng số, r (t ) biểu diễn thành phần dư của đa<br />
thức. Véc tơ tín hiệu z1 t có thể được viết dạng không gian trạng thái là:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 5<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
z1 z2<br />
z2 z3<br />
(19)<br />
z p1 z p<br />
z p r ( p ) t <br />
Sử dụng lý thuyết quan sát GPI [6], bộ quan sát GPI cho lực và vận tốc cánh tay robot<br />
được thiết kế với các biến quan sát x2 và z1 là:<br />
<br />
xˆ1 xˆ2 p 1 x1 (20)<br />
<br />
xˆ 2 H 1 q N x1 , xˆ2 zˆ1 p x1 (21)<br />
<br />
zˆ1 zˆ2 p1 x1<br />
zˆ zˆ x<br />
2 3 p 2 1<br />
<br />
(22)<br />
zˆ p1 zˆ p 1 x1<br />
zˆ x<br />
p 0 1<br />
<br />
Trong đó:<br />
x1 x1 xˆ1 (23)<br />
x2 z1 p x1<br />
z z x<br />
1 2 p 1 1<br />
<br />
z2 z3 p2 x1<br />
(24)<br />
<br />
z p1 z p 1 x1<br />
z p r ( p ) t 0 x1<br />
Bằng cách ước lượng các biến <br />
z1 ,..., z p ta có:<br />
<br />
x1 p 2 p 1 x1 p1 ... 1 x1 0 x1 r ( p ) t (26)<br />
Từ (15), ta có thể tính được giá trị ước lượng của z1 :<br />
<br />
zˆ1 H 1 x1 J T x1 ˆ (27)<br />
<br />
J T ˆ H q zˆ1 (28)<br />
Kết hợp (9) với (28) ta có:<br />
J T (q ) J Txˆ H q zˆ1 (29)<br />
<br />
Khi J Tx là hạng đủ thì giá trị ước lượng của ˆ được tính như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
6 Đ. M. Tuấn, T. Đ. Thuận, “Thiết kế bộ quan sát lực/vận tốc… và lực cánh tay robot.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ˆ J x J T q H q zˆ1<br />
T<br />
(30)<br />
<br />
Trong đó, J x J Tx J J Tx nm được định nghĩa tương tự như J . Thông<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
thường ràng buộc (2) một chiều, cụ thể là m 1 , nghĩa là là một giá trị hệ số được tính<br />
bằng công thức sau.<br />
ˆ J T q H q zˆ1 J Txˆ (31)<br />
<br />
2.2.2. Ứng dụng bộ quan sát lực/vận tốc điều khiển chuyển động/lực cánh tay robot<br />
công nghiệp<br />
Trong phần này, nhóm tác giả đưa ra luật điều khiển cho cánh tay robot công nghiệp<br />
ứng với hai trường hợp là điều khiển chuyển động robot tự do (không có ràng buộc với<br />
môi trường, không điều khiển lực) và điều khiển chuyển động của robot trong điều kiện<br />
có ràng buộc của môi trường tương tác (bao gồm cả điều khiển chuyển động và điều<br />
khiển lực).<br />
Trường hợp 1. Điều khiển chuyển động robot tự do, thuật toán điều khiển đơn giản PID<br />
được đưa ra như sau<br />
T<br />
<br />
Q q K p e K d e K I e (32)<br />
0<br />
<br />
Trong đó, Ma trận vuông Q q thể hiện phép chiếu theo phương tiếp tuyến với bề mặt<br />
môi trường tại điểm tác động, e là sai lệch giữa giá trị mong muốn với giá trị thực tế của<br />
góc quay các khớp.<br />
e q qd (33)<br />
e là sai lệch giữa giá trị mong muốn với giá trị thực tế (trong trường hợp này là giá trị<br />
ước lượng từ bộ quan sát) của vận tốc góc các khớp.<br />
e xˆ2 q d (34)<br />
Trong đó, xˆ2 là giá trị ước lượng của vận tốc từ bộ quan sát.<br />
Trường hợp 2: Chuyển động có ràng buộc và điều khiển lực.<br />
Khi robot tương tác với môi trường ràng buộc, không gian hình học được mô tả như<br />
hình vẽ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Chuyển động ràng buộc cánh tay robot.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 7<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
gọi q là véc tơ thành phần vận tốc, vận tốc này được chứa trong không gian con được<br />
tham chiếu bởi ma trận Q q .<br />
<br />
q Q q q P q q Q q q (35)<br />
<br />
Trong đó, ma trận vuông Q q và P q là các phép tham chiếu. Với điều kiện ban<br />
đầu của véc tơ vận tốc q n , ta chia không gian này thành hai không gian con.<br />
Một không gian trong hạng của P q và một không gian con trong hạng của Q q .<br />
Vì vậy, khi véc tơ q được nhân với ma trận P q và được chiếu lên không gian con của<br />
nó, không gian này thể hiện hướng vuông góc với bề mặt môi trường. Tương tự như vậy,<br />
khi véc tơ vận tốc q n được nhân với ma trận Q q và được chiếu lên không gian con<br />
của nó thể hiện mặt phẳng tiếp tuyến tại điểm tác động. Trên hình 1, không gian con được<br />
chiếu bởi ma trận Q q sẽ là trục x , trong khi đó, không gian con được chiếu bởi ma trận<br />
P q sẽ là trục z . Như vậy, trong hai phương đưa ra, một phương robot có thể chuyển<br />
động nhưng không tác động lực và một phương ngược lại là robot có thể chỉ tác động lực<br />
mà không chuyển động.<br />
Q q I nn P q (36)<br />
P q J J (37)<br />
Trong trường hợp này, thuật toán điều khiển được cộng thêm với phần điều khiển lực<br />
như sau:<br />
T<br />
<br />
Q q K p e K d e K I e J T d K If F (38)<br />
0<br />
<br />
Trong đó, K p , K d , K I là các ma trận đường chéo xác định dương, lần lượt là các hệ<br />
số tỷ lệ, vi phân và tích phân của bộ điều khiển. K If là ma trận đường chéo xác định<br />
dương, là hệ số tích phân của thành phần điều khiển lực.<br />
T<br />
<br />
F (39)<br />
0<br />
<br />
ˆ d (40)<br />
<br />
Trong đó, ˆ là giá trị ước lượng từ bộ quan sát.<br />
3. MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ<br />
Để kiểm chứng bộ quan sát lực/vận tốc đã được thiết kế và thuật toán điều khiển<br />
chuyển động/lực đã được xây dựng, nhóm tác giả sử dụng đối tượng là cánh tay robot<br />
R465 CRS Robotics với các tham số được sử dụng trong [13].<br />
Mặc dù A465 có 6 bậc tự do với 6 khớp quay nhưng trong bài báo chỉ xét 3 khớp quay<br />
là khớp 2, khớp 3 và khớp 5. Các khớp quay được ký hiệu lại lần lượt là khớp 1, khớp 2,<br />
khớp 3 với các biến góc khớp là q1 , q2 và q3 .<br />
<br />
<br />
<br />
8 Đ. M. Tuấn, T. Đ. Thuận, “Thiết kế bộ quan sát lực/vận tốc… và lực cánh tay robot.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Hệ tọa độ cánh tay robot A465 trong tương tác với môi trường.<br />
Hình 2 mô tả cánh tay robot được gắn các hệ trục tọa độ và điểm tác động cuối tương<br />
tác với môi trường là một mặt phẳng nghiêng. Sự ràng buộc của môi trường này được mô<br />
tả chi tiết hơn với các tham số hình học thể hiện trên hình 3.<br />
Yêu cầu đặt ra là điều khiển điểm tác động cuối cánh tay robot trên một đường thẳng<br />
dài 0.4[m] có phương trình trên hệ tọa độ Decac như sau:<br />
x cos y sin x (41)<br />
<br />
y x2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
q2<br />
xc 2<br />
q3<br />
<br />
di<br />
x2i<br />
<br />
<br />
0.4<br />
<br />
q1 <br />
df <br />
<br />
xc1 x1i x x1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Mô tả chuyển động ràng buộc của robot.<br />
Trong đó, là góc nghiêng, là khoảng cách từ điểm cắt tới gốc tọa độ, là góc<br />
chỉ hướng tương ứng giữa hệ tọa độ đặt tại điểm tác động cuối với hệ tọa độ gốc. Quỹ đạo<br />
mong muốn cho hai tọa độ đầu tiên xd , yd được thiết kế nội suy theo đa thức bậc năm.<br />
Để đơn giản trong mô phỏng, giá trị mong muốn của là d được chọn là:<br />
d 0 / 2 10 o (42)<br />
Bộ quan sát được sử dụng để ước lượng, cập nhật tín hiệu lực, vận tốc và phản hồi về<br />
bộ điều khiển.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 9<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Thời gian trích mẫu được dùng trong mô phỏng là T 1 ms , quỹ đạo chuyển động<br />
của robot được thiết kế đưa ra trong 8 s Lực mong muốn đạt được là:<br />
<br />
t <br />
10 60(1 et / 2 ) 10sin , 0 t 8 [ s ]<br />
d 2 (43)<br />
<br />
70 [N ] t 8 [s]<br />
Tham số của bộ điều khiển được lựa chọn như sau:<br />
K p diag ([5000, 20000,1000]) , K d diag ([20, 20, 4])<br />
K I diag ([10000,10000,1000]) , K If 45<br />
Kết quả mô phỏng được thể hiện trên các hình sau<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Tọa độ điểm cuối theo trục x. Hình 5. Tọa độ điểm cuối theo trục y.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Tọa độ theo góc . Hình 7. Lực thực tế, ước lượng và đặt.<br />
Kết quả cho thấy giá trị thực tế luôn bám sát với giá trị đặt của tọa độ điểm tác động<br />
cuối, được mô tả trong hình 4, hình 5 và hình 6. Trong hình 7, ký hiệu g , d , lần lượt<br />
là các giá trị lực ước lượng, lực đặt và lực đáp ứng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Sai lệch lực. Hình 9. Sai lệch lực quan sát.<br />
Hình 7 và hình 8 thể hiện sai lệch lực và sai lệch lực quan sát được là khá tốt.<br />
Trong hình 10, hình 11 và hình 12 , q i là giá trị vận tốc thực tế khớp thứ i ( i 1, 2,3 ).<br />
<br />
<br />
<br />
10 Đ. M. Tuấn, T. Đ. Thuận, “Thiết kế bộ quan sát lực/vận tốc… và lực cánh tay robot.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. Vận tốc thực tế và vận tốc quan Hình 11. Vận tốc thực tế và vận tốc quan<br />
sát khớp 1. sát khớp 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 12. Đáp ứng vận tốc khớp 3. Hình 13. Sai lệch của qˆ1 .<br />
<br />
Hình 10, hình 11, hình 12 thể hiện giá trị thực tế của vận tốc các khớp luôn xấp xỉ với<br />
giá trị vận tốc ước lượng của các khớp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 14. Sai lệch qˆ 2 . Hình 15. Sai lệch qˆ 3 .<br />
<br />
Hình 13, hình 14 và hình 15 thể hiện sai lệch vận tốc của các khớp tiến về không với<br />
thời gian đáp ứng ngắn.<br />
Trong phần mô phỏng tiếp theo, bộ quan sát lực/vận tốc kết hợp với thuật toán điều<br />
khiển chuyển động/lực được thử nghiệm với trường hợp có nhiễu đo lường. Cụ thể là tín<br />
hiệu nhiễu tác động trực tiếp vào tín hiệu phản hồi góc quay các khớp (lấy từ các cảm biến<br />
góc đặt tại các khớp) về bộ điều khiển và bộ quan sát.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 16. Sai lệch vận tốc quan sát với Hình 17. Sai lệch vận tốc quan sát với<br />
nhiễu khớp 1. nhiễu khớp 2.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 11<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 18. Sai lệch vận tốc quan sát với Hình 19. Sai lệch đáp ứng lực khi có nhiễu.<br />
nhiễu khớp 3.<br />
Với kết quả thực nghiệm mô phỏng trong trường hợp có nhiễu đo lường tác động thì sai<br />
lệch giữa vận tốc quan sát với vận tốc thực tế của các khớp có ảnh hưởng nhưng vẫn đảm<br />
bảo trong giới hạn cho phép và được mô tả trên hình 16, hình 17 và hình 18. Tương tự đối<br />
với sai lệch giữa đáp ứng lực của bộ điều khiển với lực mong muốn trên hình 19 chấp<br />
nhận được.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã xây dựng bộ quan sát lực/vận tốc trên cở sở bộ quan sát GPI và ứng dụng<br />
trong điều khiển chuyển động và lực cánh tay robot có ràng buộc. Ưu điểm của bộ quan<br />
sát này là có thể xấp xỉ động học của hệ thống mà không được xác định trên cơ sở phân<br />
tích chuỗi bậc của các đa thức Taylor. Đối với động học của cánh tay robot công nghiệp<br />
thì sự không xác định thường do các tham số chứa trong ma trận quán tính H. Tuy nhiên,<br />
trong nghiên cứu này, các tham số động học coi như được xác định. Thay vào đó, phương<br />
pháp sử dụng bộ quan sát để ước lượng các thành phần không xác định là vận tốc và lực<br />
tương tác giữa điểm tác động cuối của cánh tay robot với môi trường.<br />
Trong nghiên cứu tới, bộ quan sát trên có thể được kết hợp với các thuật toán điều<br />
khiển khác và quan sát các thành phần không xác định khác của động học cánh tay robot<br />
công nghiệp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. R. Colbaugh, H. Seraji, and K. Glass, "Direct adaptive impedance control of robot<br />
manipulators," Journal of Field Robotics, vol. 10, pp. 217-248, 1993.<br />
[2]. B. Siciliano and L. Villani, "Adaptive compliant control of robot manipulators,"<br />
Control Engineering Practice, vol. 4, pp. 705-712, 1996.<br />
[3]. B. Siciliano and L. Villani, "Robot force control" vol. 540: Springer Science &<br />
Business Media, 2012.<br />
[4]. L. L. Whitcomb, S. Arimoto, T. Naniwa, and F. Ozaki, "Adaptive model-based<br />
hybrid control of geometrically constrained robot arms," IEEE Transactions on<br />
Robotics and Automation, vol. 13, pp. 105-116, 1997.<br />
[5]. S. X. Tian and S. Z. Wang, "Hybrid Position/Force Control for a RRR 3-DoF<br />
Manipulator," in Applied Mechanics and Materials, 2011, pp. 589-592.<br />
[6]. J. Cortés-Romero, A. Luviano-Juárez, and H. Sira-Ramírez, "Sliding Mode Control<br />
Design for Induction Motors: An Input-Output Approach," in Sliding Mode Control,<br />
ed: InTech, 2011.<br />
[7]. A. Luviano-Juarez, J. Cortes-Romero, and H. Sira-Ramirez, "Synchronization of<br />
chaotic oscillators by means of generalized proportional integral observers,"<br />
International Journal of Bifurcation and Chaos, vol. 20, pp. 1509-1517, 2010.<br />
<br />
<br />
<br />
12 Đ. M. Tuấn, T. Đ. Thuận, “Thiết kế bộ quan sát lực/vận tốc… và lực cánh tay robot.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[8]. R. Goodall, H. Sira-Ramírez, and A. Matamoros-Sánchez, "Flatness based control of<br />
a suspension system: A gpi observer approach," IFAC Proceedings Volumes, vol.<br />
44, pp. 11103-11108, 2011.<br />
[9]. M. A. Arteaga-Pérez and A. Gutiérrez-Giles, "A simple application of GPI observers<br />
to the force control of robots," in Control, Decision and Information Technologies<br />
(CoDIT), 2014 International Conference on, 2014, pp. 303-308.<br />
[10]. M. A. Arteaga-Pérez and A. Gutiérrez-Giles, "On the GPI approach with unknown<br />
inertia matrix in robot manipulators," International Journal of Control, vol. 87, pp.<br />
844-860, 2014.<br />
[11]. A. Gutiérrez-Giles and M. A. Arteaga-Pérez, "GPI based velocity/force observer<br />
design for robot manipulators," ISA transactions, vol. 53, pp. 929-938, 2014.<br />
[12]. J. Gudino-Lau and M. A. Arteaga, "Dynamic model, control and simulation of<br />
cooperative robots: A case study," in Mobile Robotics, Moving Intelligence, ed:<br />
InTech, 2006.<br />
[13]. J.-J. E. Slotine and W. Li, "On the adaptive control of robot manipulators," Int. J.<br />
Rob. Res., vol. 6, pp. 49-59, 1987.<br />
ABSTRACT<br />
FORCE/VELOCITY OBSERVER DESIGN FOR CONTROLLING MOVEMENT<br />
AND FORCE OF ROBOT MANIPULATORS<br />
In this paper, a force/velocity observer is designed by theory of GPI<br />
(Generalized Proportional Integral) observer. This observer is designed to estimate<br />
and updates the velocity of joints and the contact force between the end-affector and<br />
environment. To illustrate the effect of the designed observer, we simulate the<br />
observer combining the PID controller to control movement and force on the A465<br />
robot of CRS Roboticsi in constrain of environment.<br />
Keywords: Robot control, Force control, Hybrid force/position control, GPI observer.<br />
<br />
Nhận bài ngày 02 tháng 10 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 30 tháng 10 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 12 năm 2017<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Trường ĐHSPKT Hưng Yên;<br />
2<br />
Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.<br />
*<br />
Email: tuan848008@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 13<br />