intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết lập mục tiêu cho mình?

Chia sẻ: Anhdao_1 Anhdao_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

96
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Thà cố gắng làm việc gì đó mà thất bại còn hơn không làm gì mà lại thành công.” - Lloyd Jones Có nhiều nguyên nhân lý giải tại sao nhiều người không đặt ra mục tiêu cho mình như: 1. Thái độ bi quan, lo ngại cạm bẫy hơn là tin tưởng vào năng lực bản thân. 2. Sợ thất bại. .3. Sợ luôn phải sống theo hình ảnh thành công của mình. 4. Thiếu tham vọng. 5. Lo ngại nếu mình làm không được, người khác sẽ chê cười. 6. Chần chừ, lần lữa, “Một ngày nào đó mình sẽ đặt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết lập mục tiêu cho mình?

  1. Thiết lập mục tiêu cho mình?
  2. “Thà cố gắng làm việc g ì đó mà thất bại còn hơn không làm gì mà lại thành công.” - Lloyd Jones - Có nhiều nguyên nhân lý giải tại sao nhiều người không đặt ra mục tiêu cho mình như: 1. Thái độ bi quan, lo ngại cạm bẫy hơn là tin tưởng vào năng lực bản thân. 2. Sợ thất bại.
  3. 3. Sợ luôn phải sống theo hình ảnh thành công của mình. 4. Thiếu tham vọng. 5. Lo ngại nếu mình làm không được, người khác sẽ chê cười. 6. Chần chừ, lần lữa, “Một ngày nào đó mình sẽ đặt ra mục tiêu cụ thể”. 7. Thiếu động lực và cảm hứng. 8. Không nhận ra tầm quan trọng của mục tiêu. 9. Thiếu kiến thức trong việc thiết lập mục tiêu. Thiết lập mục tiêu là một quá trình bao gồm nhiều bước. Nếu bạn hỏi mọi người mục tiêu chính trong đời họ là gì, đa số sẽ trả lời rằng “Tôi muốn thành công. Tôi muốn hạnh phúc. Tôi muốn đời sống khấm khá”… Tất cả những điều đó là mơ ước, không phải là một mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu phải theo tiêu chí SMART. Trong tiếng Anh, “smart” có nghĩa là thông minh, nhưng ở đây từ này được viết tắt bởi các chữ cái sau: S – cụ thể (specific). Câu nói: “Tôi muốn giảm cân” là một câu nói chung chung. Điều đó chỉ trở thành hiện thực khi bạn đặt ra mục tiêu cụ thể, chẳng hạn “Trong vòng 90 ngày tới, tôi sẽ cố gắng giảm 5kg”. M – có thể đo đếm được (measurable). Nếu không đánh giá được mục tiêu, bạn sẽ không thể nào thực hiện được. Đánh giá là cách giúp bạn theo dõi sự tiến bộ. A – có thể đạt được (achievable). Mục tiêu cần có tính thách thức nhưng không được nằm ngoài tầm tay, nếu không sẽ khiến bạn nản lòng. R – thiết thực (realistic). Mục tiêu cần có tính thiết thực, hợp lý. T – có thời gian cụ thể (time-bound). Nên đặt ra ngày tháng bắt đầu và kết thúc đ ể thực hiện mục tiêu.
  4. Mục tiêu có thể: - Ngắn hạn – trong vòng 1 năm. - Trung hạn – trong vòng 3 năm. - Dài hạn – trong vòng năm năm. Mục tiêu có thể d ài hơn năm năm, nhưng khi đó nó trở thành mục tiêu cuộc đời. Đặt ra mục tiêu cho mình là điều rất trọng. Nếu không, tầm nhìn của bạn sẽ bị hạn chế. Mục tiêu sẽ dễ đạt hơn nếu bạn chia nhỏ nó ra và lần lượt thực hiện. “Đường đời tính bằng dặm th ì rất khó, nhưng tính bằng mét thì lại là chuyện nhỏ.” -Gean Gordon-
  5. Cân bằng cuộc sống Cuộc đời con người giống như bánh xe có sáu nan hoa, gồm: 1. Gia đình: Gồm những người mà ta thương yêu – là đ ộng lực để ta phấn đấu. 2. Tài chính: Tượng trung cho sự nghiệp và những gì tiền bạc có thể mua được. 3. Thể xác: không có sức khoẻ, mọi thứ đều trở nên vô nghĩa.
  6. 4. Lý trí: Tưởng tượng cho kiến thức và sự thông tuệ. 5. Xã hội: Mọi cá nhân, tổ chức đều phải có trách nhiệm với xã hội, nếu không, xã hội sẽ suy thoái. 6. Tinh thần: Đ ời sống đạo đức và tư cách. Không thể thiếu bất kỳ yếu tố nào trong sáu yếu tố kể trên. Nếu không, cuộc sống của bạn sẽ mất sự cân bằng, như chiếc bánh xe bị vênh vậy. Shiv Khera – trích trong Bí quyết của người chiến thắng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2