intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thơ Haiku trong văn học Nhật Bản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

48
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thơ Haiku trong văn học Nhật Bản làm rõ tinh thần cốt lõi của Haiku, để hiểu thêm Haiku như một thể thơ mở ra để khám phá đến tận cùng bề rộng và chiều sâu thế giới, trong sự gắn kết với cội nguồn văn học và văn hóa Nhật Bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thơ Haiku trong văn học Nhật Bản

  1. THƠ HAIKU TRONG VĂN HỌC NHẬT BẢN Đỗ Thị Hiền Viện Công Nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Tiết Thụy Tường Vy TÓM TẮT Nhật Bản được biết đến là “đất nước mặt trời mọc”, đất nước của hoa anh đào, kimono, trà đạo, Thiền tông và của cả thi đạo. Giống như người Việt Nam, người Nhật cũng rất yêu thơ ca, thích làm thơ để trải lòng. Nhưng với người Nhật Bản thơ ca không chỉ đơn thuần là một thể loại văn học mà nó còn nâng lên thành một tôn giáo. Trong đó thơ haiku là một thể thơ độc đáo, đặc sắc, một nét đẹp tâm hồn riêng mà người Nhật đóng góp vào nền thơ ca nhân loại. Ở Việt Nam, không tính đến trường hợp nắm bắt thông tin chi tiết về Nhật Bản do nghiên cứu chuyên sâu, người đọc thường biết đến haiku như một biểu hiện độc đáo của văn học ở xứ sở anh đào, một số khác sẽ cho rằng đây là thể thơ dị thường. Haiku quả thật là thể thơ đặc sắc. Điều quan trọng là nếu không đặt thể thơ này vào tiến trình cũng như cấu trúc nền văn học Nhật Bản để có một cái nhìn hệ thống, người đọc đến từ một nền văn hóa khác có thể cảm thấy haiku là một kiểu thơ rất dị thường, từ đó mà dễ trượt vào những khuynh hướng ngộ nhận, cho rằng haiku chỉ là ngôn ngữ kỳ quặc gây hài hước, hay ngược lại cho rằng haiku là thể thơ phá cách nhằm thách thức suy nghĩ và cảm xúc con người. Thơ haiku là một thể thơ độc đáo, đặc sắc, một nét đẹp tâm hồn riêng mà người Nhật đóng góp vào nền thơ ca nhân loại. Trên cơ sở đó tác giả đã chọn đề tài “Thơ Haiku trong văn học Nhật Bản” với mong muốn làm rõ tinh thần cốt lõi của haiku, để hiểu thêm haiku như một thể thơ mở ra để khám phá đến tận cùng bề rộng và chiều sâu thế giới, trong sự gắn kết với cội nguồn văn học và văn hóa Nhật Bản. Từ khóa: cốt lõi, haiku, khám phá, văn hóa, văn học 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Lịch sử nghiên cứu về thơ haiku ở Việt Nam tuy chưa nhiều, nhưng cũng xuất hiện một số gương mặt các nhà nghiên cứu và dịch giả tiêu biểu như: Phan Nhật Chiêu, Vĩnh Sính, Thái Bá Tân, Thanh Châu, Đoàn Lê Giang, Hữu Ngọc…. Nhưng những công trình nghiên cứu đã giúp ta có một cái nhìn tương đối toàn diện về thơ haiku trên cả mặt nội dung và nghệ thuật. Có tính chuyên sâu về thơ haiku phải kể đến hai công trình nghiên cứu là: tác phẩm “Ba nghìn thế giới thơm” của Nhật Chiêu (NXB Văn nghệ, 2007) đã tập hợp gần như đầy đủ các bài báo, tạp chí mà ông đã từng công bố liên quan đến thơ haiku và thơ Nhật Bản. Tiếp theo là cuốn haiku, Hoa thời gian của Lê Từ Hiển và Lưu Đức Trung (NXB Giáo dục, 2007) cuốn sách được chia làm ba phần với ba nội dung chính: Tiếp cận thơ haiku trong chương trình THPT, Hương sắc haiku - những nẻo đường góp nhặt 1275
  2. và Dạo bước vườn thơ, đây là tài liệu quý báu dành cho giáo viên, học sinh cùng những ai yêu thích thể thơ độc đáo này. Ngoài hai công trình kể trên, nội dung nghiên cứu thơ haiku còn được đề cập đến trong những giáo trình về văn học Nhật Bản, các cuốn sách giới thiệu văn hóa, văn học Nhật như: Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nhật Chiêu, NXB Giáo dục, 2003, Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nhật Chiêu, NXB Giáo dục HCM năm 1997, Câu chuyện văn chương phương Đông, Nhật Chiêu, NXB Giáo dục, 2002, Xuôi dòng văn học Nhật Bản, Nguyễn Thị Mai Liên, NXB Đại học Sư phạm, 2003; Phác thảo những nét tương đồng và dị biệt của ba thể thơ: tuyệt cú, haiku và lục bát của Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn Văn học so sánh, Nghiên cứu và triển vọng, NXB SPHN năm 2005; Dạo chơi vườn văn Nhật Bản, Hữu Ngọc, NXB Giáo dục năm 1992; Hoa anh đào và điện tử, Hữu Ngọc, NXB Văn hóa năm 1998. Thêm vào đó có khoảng hơn 20 bài viết đăng trên báo, tạp chí tuy không chuyên sâu nhưng cũng cung cấp cho người đọc một số hiểu biết cơ bản về haiku. Tiêu biểu là các bài viết: Cảm nhận về thơ haiku (Ngô Văn Phú, Tác phẩm mới, số 4 năm 1992), Một số đặc điểm của thơ haiku Nhật Bản (Hà Văn Lưỡng - Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4 năm 2011), Thế giới trong thơ haiku (Hà Văn Minh, Báo Xuân Điện Bàn, 2000), ngoài ra trên mạng internet ta cũng thấy đăng tải nhiều bài viết về thơ haiku. Ở các trường Đại học sư phạm ngành Ngữ Văn hay trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, thơ haiku được giới thiệu vào chương trình học cho sinh viên học tập, nghiên cứu. Hiện nay, trong sách Ngữ văn lớp 10, phần văn học nước ngoài đã có sự xuất hiện của những bài thơ haiku. Có thể nói sự xuất hiện của thơ haiku trong chương trình văn học của Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặc cho văn học Nhật Bản nói riêng và văn hóa Nhật Bản nói chung. Thông qua việc tiếp thu các công trình nghiên cứu trên, cộng với việc tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu phong phú trên internet, tác giả hy vọng sẽ đem đến cái nhìn bao quát và đầy đủ hơn về “Haiku - tinh hoa văn học Nhật Bản”. 2. MỤC TIÊU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua tìm hiểu các tác phẩm, cũng như các nhà thơ haiku nổi tiếng, khám phá ra những cái hay, cái đẹp trong ý thơ. Từ đó khơi gợi niềm say mê, yêu thích của độc giả đối với thể thơ này. Đồng thời giúp người đọc có cái nhìn bao quát và đầy đủ một cách ngắn gọn về thơ haiku. Đặc biệt là giúp cho sinh viên VJIT có thêm một nguồn tài liệu cho môn Cơ sở văn hóa Nhật Bản. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đối chiếu, so sánh các tác phẩm và các nguồn tài liệu thơ haiku khác nhau, từ đó sử dụng phương pháp phân tích để đưa ra những ý độc đáo có trong thơ. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Khái quát thơ haiku Haiku là thể thơ phái sinh từ Tanka. Tanka là thể thơ tiêu biểu nhất của waka – tên gọi chung của thơ viết bằng tiếng Nhật để phân biệt với Hán thi, nên về sau, người ta dùng từ tanka đồng nhất với waka. Bài thơ theo thể tanka có 31 âm tiết, chia thành 5 dòng theo nhịp phách 5-7-5-7-7. Từ thế kỷ XIV – XV, khi tanka bắt đầu có 1276
  3. dấu hiệu đi xuống, trên thi đàn Nhật Bản xuất hiện thể renga (liên ca). Renga cũng có nhịp phách 5-7-5-7-7 như tanka nhưng tách thành hai phần 5-7-5 và 7-7 rõ rệt, số lượng câu không hạn chế. Thực chất, renga là trò chơi nối thơ của các nhà thơ tanka. Trong bài renga liên hoàn, khổ đầu được gọi là hokku (phát cú) và quy chiếu theo mùa trong năm. Sang thế kỉ XVI, công chúng yêu thơ Nhật Bản rất thích trò chơi nối thơ nên renga trở nên phổ biến và bình dân hơn, thậm chí có nhiều bài renga được làm với mục đích hài hước, châm chọc gọi là haikai. Phần đầu hokku của bài renga là tiền thân của thơ haiku. Như vậy, haiku có nguồn gốc từ tanka, renga. Lúc đầu có tên là haikai (đến thế kỉ XIX mới có tên gọi haiku). Từ một thể thơ được làm với mục đích hài hước, bông lơn, đùa vui, về sau, do ảnh hưởng của tư tưởng Thiền tông, thơ haiku thể hiện những cảm thức thẩm mỹ khác nhau. Những cảm thức thẩm mỹ này thể hiện cái nhìn của các thi sĩ haiku về thiên nhiên và con người mang đậm màu sắc Thiền tông. Thơ haiku đề cao những cảm thức thẩm mỹ tinh tế như cái vắng lặng (sabi), đơn sơ (wabi), buồn thương (aware), nhẹ nhàng (karumi)… Nhắc đến haiku cổ điển Nhật Bản, không thể không nói đến “Tứ trụ haiku Nhật Bản”. Các tác giả nổi tiếng đó là Matsuo Basho (1644 – 1694), Yosa Buson (1716 – 1784), Kobayashi Issa (1763 – 1827), Masaoka Shiki (1867 – 1902). Trong đó, hai thi nhân có nhiều đóng góp quan trọng đưa haiku trở thành một thể thơ có địa vị trang trọng trong lịch sử văn học Nhật Bản là Matsuo Basho và Masaoka Shiki. 3.2 Vị trí của thơ haiku trong nền văn hóa - văn học nhật bản và thế giới Haiku không chỉ là một thể thơ truyền thống của người Nhật mà nó còn là tâm hồn, tinh thần con người Nhật Bản. Rất nhiều trường phái thơ haiku được phát triển ở Nhật và luôn theo quy ước truyền thống tính ước lệ và chiều sâu thăm thẳm tư duy. Thơ haiku được chứng kiến những giai đoạn chuyển đổi và tái tạo nhưng sức lôi cuốn của nó vẫn không hề bị mất đi. Ngày nay ở Nhật Bản người ta ước tính có hơn 800 nhóm viết và truyền bá thơ haiku. Haiku được giới thiệu lần đầu sang phương Tây là từ công trình Japanese Poetry, (Thơ ca Nhật Bản) năm 1910 của H. Chamberlain. Nhưng bước sang nửa cuối thế kỉ XX, thơ haiku mới được biết đến rộng rãi hơn trên thế giới nhờ những công trình nghiên cứu của Henderson (Hài cú nhập môn), các tuyển tập haiku của R.H.Blyth… Người phương Tây ngợi ca haiku là soul poetry, spirit poetry (thơ tâm hồn). Từ đây, thơ haiku ngày càng được yêu quý và phong trào sáng tác thơ haiku phổ biến ở các nước nói tiếng Anh, Pháp, Nga… Dù vẫn tuân thủ hình thức của thơ haiku nhưng các nhà thơ đã đưa vào haiku những chiêm nghiệm thời hiện tại. Ngày nay, người ta không ngần ngại đưa nhục cảm – dục tính vào thơ haiku. Trong khi, trước đó, tình yêu không phải là chủ đề chính của thơ haiku và Basho, Buson, Issa không phải là những nhà thơ tình. Tuy là Erotic-haiku (haiku gợi tình) nhưng vẫn rất trong sáng và giàu sức gợi như Bài ca chim sẻ của Anita Virgil: “Đang giữ anh/ bên trong em nồng ấm/ tiếng chim sẻ vang lừng.” hay “Cơ thể nàng/ uống con trên tràng kỉ/ Nụ cười của B.W.” Ở Việt Nam, thơ haiku chưa thực sự phổ biến. Trước đây, chỉ những người có niềm yêu thích đặc biệt với văn hóa Phù Tang mới say mê haiku và sáng tác theo thể thơ này. Hiện tại, haiku đã được biết đến nhiều hơn. Nhiều 1277
  4. nhà thơ đã cho ra đời những tập thơ haiku Việt như: Chuồn chuồn nghiêng cánh (Thiên Bảo), Bài ca đom đóm (Trần Nguyên Thạch), Cúc rộ mùa hoa (Đông Tùng), Tươi mãi với thời gian (Lưu Đức Trung), Mắt lá (Huyền Tri)… Bài thơ Bài ca đom đóm của Trần Nguyên Thạch thật ấn tượng:“ Đêm hè vắng/ cậu bé chân trần chơi cùng đom đóm/ ánh sáng nở đầy tay.” Việc tiếp nhận thơ haiku ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu, dịch và nghiên cứu, mà còn trực tiếp đi vào đời sống sáng tác văn học. Thơ haiku trong những năm qua đã trở thành một món ăn tinh thần không thề thiếu của một bộ phận độc già yêu thơ hoặc muốn trở thành tác giả sáng tác thơ haiku. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, quan điểm thẫm mỹ, cảm thức về thiên nhiên và con người, cho nên thơ haiku Việt có những đặc điểm vừa giống mà lại vừa khác với thơ haiku nguyên mẫu đến từ đất nước Nhật Bản. Tuy âm tiết có thể khác, cách ngắt nhịp có thể khác, cách gieo vần có thể khác nhau, song thơ haiku Việt vẫn bảo toàn được tính chất cực ngắn, sự tinh tế, uyễn chuyễn, tao nhã trong từng câu chữ. Hình thức có thể khác đi, nhưng tinh thần thì vẫn còn đó. Băng qua hàng vạn dặm không gian, hàng thế kỉ thời gian, haiku ngày nay không chỉ là “quốc hồn” “quốc túy” của Nhật Bản mà còn là một thể thơ mang tính quốc tế. Vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, haiku đã chạm đến vỉa tầng sâu kín nhất trong hồn người, bởi cuộc sống hiện đại dù ồn ào, náo nhiệt đến đâu đi chăng nữa con người ta cũng cần những khoảng lặng, những thời khắc bình yên. Và thơ haiku đã “gợi nhắc ta nhớ lại nhịp rung của vũ trụ vô hình mà chúng ta thường lãng quên” (Hoa đạo, G.Ohsawa). Haiku không chỉ là cái thần của con người, đất nước Nhật Bản mà nó còn là nét đẹp văn hóa, văn học mà toàn nhân loại đang hướng tới đầy nâng niu và trân trọng. 3.3 Đặc sắc của thơ haiku 3.3.1 Haiku trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật Nhật Bản thời Edo: Sự ra đời của haiku, cho thấy thể thơ này đã hình thành và tồn tại một cách rất tự nhiên, rất phù hợp với bầu không khí chung của văn hóa nghệ thuật Nhật Bản thời Edo, hay có thể gọi là thời cận đại. Trước hết là bởi vì nguồn gốc của haiku gắn với những hội thơ sáng tác renga. Hình thức sinh họat văn hóa này, cùng với renga là sản phẩm của nó, thể hiện rõ tinh thần của quá trình bình dân hóa, đại chúng hóa văn học. Edo là thời kỳ của thương mại, thời kỳ hình thành nên những đô thị lớn và đồng thời cũng hình thành văn hóa thị dân. Trong thời kỳ nảy, việc sáng tạo cũng như thưởng thức các loại hình văn hóa nghệ thuật không còn bó hẹp trong tầng lớp quý tộc cao sang, cũng không cần phải khuôn vào những tiêu chuẩn khắt khe để biểu đạt vẻ đẹp cao nhã và sâu sắc. 3.3.2 Haiku – thế giới của những sự đối lập: Sự đối lập đầu tiên là sự tối giản về ngôn ngữ biểu đạt. Trong tiếng Nhật, một bài haiku nếu được viết ra thường chỉ là một dòng duy nhất. Và vì tiếng Nhật là ngôn ngữ đơn âm, nên thật ra 17 âm tiết cấu tạo nên bài thơ thường chỉ gồm khoảng 5 – 7 từ có nghĩa. Nhưng người đọc sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, chỉ với một dung lượng ngôn từ như thế mà haiku có thể bao quát cả thế giới mênh mông, có thể trở thành mê cung nhiều góc khuất, có thể biến thành một lâu đài bí ẩn với những tầng nghĩa cứ liên tục mở ra nhưng trong phút chốc lại 1278
  5. nhòe mờ. Một đặc trưng đáng chú ý khác của thể loại haiku mà những người chưa có đủ thông tin về thể thơ này rất hay bị nhầm lẫn. Chữ “hai” gắn với nguồn gốc haikai-no-renga dễ khiến cho người đọc nghĩ rằng haiku là kiểu thơ hài hước. Điều này không sai nhưng chỉ đúng trong giới hạn mà thôi. Quả thật là chất hài trong haikai-no-renga khi chuyển sang haiku thì vẫn không bị mất. Vì haiku không hề có giới hạn hay định hướng cụ thể về mặt nội dung, nên nó có thể là những lời thơ bật ra một cách rất tự nhiên như một câu cảm thán trong tình huống nào đó của cuộc sống đời thường. 3.3.3 Haiku – nghệ thuật dung hợp và tương chiếu: Haiku có thể xem như một “sân chơi mở rộng” của tanka về nội dung biểu đạt. Về mặt ý thức thì các thi nhân sáng tác và bình luận về giá trị thẩm mỹ của tanka cổ điển không đặt ra sự hạn chế nào về chủ đề hay nội dung mà tanka thể hiện, nhưng về mặt xã hội thì tanka cổ điển chủ yếu chỉ thuộc về tầng lớp tinh hoa, nên ý thức thẩm mỹ trong thơ vẫn hướng về cái đẹp tao nhã hay sâu lắng. KẾT LUẬN Đặt haiku trong tổng thể nền văn hóa – văn học Nhật Bản thì có thể thấy rằng, sự kết hợp những yếu tố tưởng chừng như đối lập tuy đúng là đặc trưng nổi bật của thế giới haiku nhưng không phải chỉ riêng thể thơ này mới có biểu hiện đó. Sự kết hợp như vậy vốn là một truyến thống của văn hóa tư tưởng Nhật Bản, đã có nhiều biểu hiện rõ rệt và trong các lĩnh vực của đời sống văn chương nghệ thuật, xuyên suốt cả tiến trình lịch sử văn học và văn hóa ở đất nước này. Khi đi vào thế giới haiku, sự kết hợp nói trên được thể hiện tập trung thành thi pháp thể loại, góp phần tạo nên giá trị thẩm mỹ đặc sắc của haiku nhưng đồng thời cũng thể hiện rõ sự gắn kết của thể thơ này với cội nguồn văn hóa và văn học Nhật Bản. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] H.G.Henderson, Hài cú nhập môn, Lê Thiện Dũng dịch, Nxb Trẻ, 2002. [2] Lưu Thị Anh (2015), “Thơ haiku của Yosa Buson”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. [3] Mitsuyoshi Numano, Thế giới thơ và tiểu thuyết – Từ Truyện Genji đến Haruki Murakami, Trung tâm Giao lưu văn hoá Nhật Bản, 9-2009. [4] Nhật Chiêu, Basho và thơ Haiku, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1997. [5] Nhật Chiêu, Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868, Nxb Giáo dục, 2002. [6] Trần Thị Kim Chi (2014), “Đặc sắc thơ haiku của m.basho”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. [7] V.V. Ôtrinnicốp, Những quan niệm thẩm mỹ độc đáo của người Nhật, Phòng Vũ dịch, Tạp chí Văn học, số 1279
  6. 5-1996. [8] Uyên Lam (2017). ‘Tính đa diện của văn hóa Nhật Bản trong thơ haiku’, ngày 3/6/2017 Nguồn: https://uyenlam.blogspot.com/2017/06/tinh-dien-cua-van-hoa-nhat-ban-trong.html/ (ngày truy cập 30/12/2021). [9] Hà Thanh Vân (2019). ‘Thơ Haiku ở Việt Nam: Sự tiếp nhận và đặc điểm’, Vấn đề phê bình của Taodan.com.vn, ngày 20/12/2019. Nguồn: https://taodan.com.vn/tho-haiku-o-viet-nam-su-tiep-nhan-va-dac-diem.html/ (ngày truy cập 30/12/2021). 1280
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2