intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu do người xác lập thỏa thuận không có thẩm quyền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

24
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài; Thỏa thuận trọng tài vô hiệu do người xác lập thỏa thuận không có thẩm quyền theo luật trọng tài thương mại 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thỏa thuận trọng tài vô hiệu do người xác lập thỏa thuận không có thẩm quyền

  1. THỎA THUẬN TRỌNG TÀI VÔ HIỆU DO NGƢỜI XÁC LẬP THỎA THUẬN KHÔNG CÓ THẨM QUYỀN Bùi Cẩm Tiên - Lê Ngô Thảo Tiên - Kiều Thị Ngọc Tri Khoa luật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Sau hơn 30 năm đổi mới, từ một nền kinh tế lạc hậu, khép kín, kém phát triển, đến nay Việt Nam đã chuyển mình vượt bậc, trở thành một nước kinh tế năng động và đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường. Việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế đã dẫn đến nhiều hoạt động thương mại diễn ra ngày càng da dạng, cũng từ đó đã kéo theo sự xuất hiện các tranh chấp trong hoạt động thương mại phát sinh ngày một nhiều và phức tạp. Vì vậy đòi hỏi phải có những phương thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng và hiệu quả. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải mọi tranh chấp thương mại đều được giải quyết bằng trọng tài, điều đầu tiên là cần phải có một thỏa thuận trọng tài. Ngay cả khi tồn tại một thỏa thuận trọng tài thì chưa chắc Trọng tài đã có thẩm quyền giải quyết nếu như thỏa thuận trọng tài đó không có hiệu lực pháp lý. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại đang được nhiều người lựa chọn bởi nó mang nhiều ưu điểm như nhanh chóng, linh hoạt, tôn trọng tối đa ý chí tự do cũng như đảm bảo tính bí mật và phán quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm, được sự công nhận quốc tế. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên sự thỏa thuận của các bên và thỏa thuận trọng tài là điều kiện tiên quyết để thực hiện phương thức giải quyết tranh chấp này. Ở một số nước trên Thế giới, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài xuất hiện từ rất sớm. Điển hình là hệ thống pháp luật của Anh, Luật trọng tài được ban hành năm 1967 và đây là một phương thức rất phổ biến. Tại Việt Nam, ngày 25/02/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài 2003 số 08/2003/PL- UBTVQH, đánh dấu sự ra đời pháp luật về Trọng tài ở Việt Nam. Kế thừa sự phát triển từ Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Nghị Định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại, cùng với thực tiễn hoạt động của các Trung tâm trọng tài thương mại, ngày 17/6/2010 Quốc hội đã ban hành Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 (sau đây gọi tắt là Luật Trọng tài thương mại 2010). 1.1 Khái niệm Khi so sánh giữa Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 và Luật Trọng tài thương mại 2010, ta thấy không có sự thay đổi đáng kể về khái niệm thỏa thuận trọng tài. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, thỏa thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh. 1.2 Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài 1.2.1 Tính tự nguyện Đây là đặc điểm hết sức đặc trưng của thỏa thuận trọng tài. Khi nói đến thỏa thuận thì nó phải thể hiện được thiện chí của các bên cùng thống nhất vấn đề sau một quá trình đàm phán, thỏa thuận. Như vậy, bản chất của thỏa thuận là sự tự nguyện thống nhất ý chí của các bên về một vấn đề nào đó. Việc lựa chọn giải quyết tranh chấp là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên, các bên có toàn quyền quyết 190
  2. định. Do đó thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, đòi hỏi ở các bên phải hoàn toàn có sự tự nguyện. 1.2.2 Tính độc lập Đây là các đặc điểm cơ bản của thỏa thuận trọng tài. Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài ở đây được xét trong mối quan hệ với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không làm ảnh hưởng đến điều khoản thỏa thuận trọng tài. Như vậy, dù thỏa thuận trọng tài dưới dạng là một điều khoản trong hợp đồng hay là một thỏa thuận trọng tài riêng biệt đều tồn tại độc lập với hợp đồng. 1.3 Vai trò Thỏa thuận trọng tài có vai trò quan trọng trong tố tụng trọng tài thương mại cũng như trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh. Thỏa thuận trọng tài là yếu tố cơ bản cần thiết, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hoạt động trọng tài kể từ lúc khởi đầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cho đến khi kết thúc quá trình tố tụng trọng tài và thỏa thuận trọng tài cũng là căn cứ để công nhận và thi hành quyết định trọng tài. 1.4 Hậu quả pháp lý Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp phát sinh. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu sẽ dẫn đến hậu quả là vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Nếu các bên tranh chấp không thỏa thuận lại về trọng tài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng chung, nghĩa là các bên có thể thương lượng với nhau hoặc hòa giải hoặc đưa ra vụ việc giải quyết tại tòa án. Tuy nhiên, thỏa thuận đó có thể vô hiệu do nhiều lý do khác nhau. Tùy thuộc vào thời điểm phát hiện thỏa thuận trọng tài vô hiệu sẽ mang lại những hậu quả pháp lý khác nhau cho các bên tranh chấp. Thứ nhất, khi xem xét thụ lý đơn kiện nếu có cơ sở để khẳng định thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì tổ chức trọng tài từ chối thụ lý vụ việc. Thứ hai, trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp mà phát hiện thỏa thuận trọng tài vô hiệu và các bên tranh chấp không đạt được thỏa thuận trọng tài mới có hiệu lực thì Hội đồng trọng tài phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc. Thứ ba, khi Hội đồng trọng tài đã ra quyết định cuối cùng mà có một bên yêu cầu tòa án xem xét hủy phán quyết trọng tài, nếu tòa án phát hiện thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu thì tòa án ra quyết định hủy phán quyết trọng tài. Từ những phân tích nêu trên, thỏa thuận trọng tài đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài phát sinh trên cơ sở thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên, thỏa thuận trọng tài chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó có hiệu lực pháp luật. Hiệu lực trọng tài có vai trò quyết định trong việc thực hiện thỏa thuận trọng tài. Do đó, pháp luật trọng tài Việt Nam cũng như các nước đều quy định rõ về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định thoả thuận trọng tài vô hiệu: “1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này. 2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự. 4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này. 5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu. 6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.” 191
  3. 2. THỎA THUẬN TRỌNG TÀI VÔ HIỆU DO NGƢỜI XÁC LẬP THỎA THUẬN KHÔNG CÓ THẨM QUYỀN THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 2015 Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010, được hiểu là người xác lập thỏa thuận khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc là người ủy quyền hợp pháp hoặc là người ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi ủy quyền. Theo đó, tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân với nhau thì các cá nhân đó chính là người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài. Các cá nhân này có thể là người đại diện theo pháp luật được quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 hoặc là người đại diện theo ủy quyền cho người khác ký kết thỏa thuận trọng tài. Việc ủy quyền sẽ tuân theo quy định của BLDS về đại diện theo ủy quyền. Theo đó, người đại diện theo ủy quyền sẽ có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài theo văn bản ủy quyền với người được đại diện. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi tranh chấp phát sinh giữa pháp nhân với pháp nhân. Trong trường hợp này người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài là đại diện theo pháp luật hoặc đại 40 diện theo ủy quyền của pháp nhân. Bởi khoản 3 Điều 86 BLDS 2005 đã quy định “người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự”, 41 khoản 4 Điều 137 BLDS 2005 quy định người đại diện pháp luật của pháp nhân là “người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. 42 Đại diện theo ủy quyền, khoản 1 Điều 143 BLDS 2005 quy định “cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp 2014, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, không phải lúc nào hợp đồng hay thỏa thuận trọng tài cũng do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký kết mà được ủy quyền cho người khác ký kết. Chính vì thế, không thể tránh khỏi việc nảy sinh các vấn đề trong trường hợp người ký kết không được ủy quyền hoặc người ủy quyền không thực hiện đúng theo phạm vi ủy quyền hoặc việc ủy quyền không tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Luật Trọng tài thương mại 2010 vẫn giữ căn cứ làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu như trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003. Khoản 2 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi “người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định pháp luật”. Như vậy giống như pháp lệnh, luật không hề đề cập đến hậu quả pháp lý của việc không có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài. Vì vậy, vấn đề này sẽ áp dụng quy định tại Điều 145, Điều 146 Bộ Luật dân sự 43 2005 về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện và hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó bị vô hiệu. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại thì thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập vẫn có thể có hiệu lực trong trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu. 3. THỰC TRẠNG Một trong những vấn đề ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trong tài đó là thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài chỉ có hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên khi người ký kết thỏa thuận trọng tài có thẩm quyền ký kết. Người ký thỏa thuận trọng tài phải là người có quyền quyết định phương thức giải quyết tranh chấp hoặc là người được ủy quyền. Thỏa thuận trọng tài sẽ không còn ý nghĩa nếu như thỏa thuận đó được ký kết bởi người không có thẩm quyền, không thể hiện được ý chí của các bên. 40 Tương ứng tại Điều 85 Bộ Luật dân sự 2015. 41 Tương ứng tại Điều 137 Bộ Luật dân sự 2015. 42 Tương ứng tại Điều 138 Bộ Luật dân sự 2015. 43 Tương ứng tại khoản 2 Điều 104 Bộ Luật dân sự 2015. 192
  4. Theo khoản 2 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi “người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật”. Trong thực tế đã có nhiều quyết định trọng tài bị tòa án hủy do người ký kết thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền vì không được ủy quyền. Trong quyết định số 2611/2009/QĐST-KDTM ngày 10/9/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tòa án đã tuyên hủy Quyết định trọng tài xét xử vụ tranh chấp giữa nguyên đơn là Công ty xuất nhập khẩu Shanghai Zhong Jing và bị đơn là Công ty cho thuê tài chính ngân hàng II- ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (chi nhánh Nam Sài Gòn). Ngày 05/10/2015 ông Nguyễn Văn Thu - Phó giám đốc đại diện cho Công ty thuê tài chính II- Nam Sài Gòn ký hợp đồng bán hàng số SHZJ/CTP-0501 với Công ty xuất nhập khẩu Shanghai Zhong Jing và Công ty TNHH thương mại sản xuất in bao bì nhựa Cường Thịnh Pháp. Tại Điều 9 Hợp đồng có điều khoản thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận này do ông Nguyễn Văn Thu ký, nhưng ông Thu không có một văn bản nào được công ty cho thuê tài chính ngân hàng II- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (chi nhánh Nam Sài Gòn) cho phép ông Thu ký thỏa thuận này. Mặt khác, trên thực tế ông Nguyễn Văn Thu cũng không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty cho thuê tài chính ngân hàng II - ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (chi nhánh Nam Sài Gòn). Vì thế ông Thu ký thỏa thuận hợp đồng là không đúng thẩm quyền. Tại phiên tòa ông Phạm Nhật Kiều là đại diện ủy quyện của công ty cho thuê tài chính ngân hàng II - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (chi nhánh Nam Sài Gòn) không thừa nhận việc ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Thu thỏa thuận chọn trọng tài xét xử khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010. Đối với trường hợp thảo thuận trọng tài vô hiệu do không có thẩm quyền ký kết này Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại có hướng dẫn “Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật” quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật TTTM là người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền. Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu. Như vậy, pháp luật đã không áp dụng khoản 2 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 một cách cứng nhắc. Sự linh hoạt của pháp luật giúp các thỏa thuận trọng tài không bị vô hiệu trong một số trường hợp, nhưng chính sự linh hoạt này đã tạo nên những bất cập trong thực tiễn. Trường hợp một bên tranh chấp yêu cầu tòa án hủy quyết định trọng tài với lý do người ký hợp đồng không có thẩm quyền diễn ra khá nhiều trên thực tế, tuy nhiên không phải trường hợp không có thẩm quyền ký kết nào cũng dẫn tới việc hủy quyết định trọng tài. 4. KIẾN NGHỊ Kế thừa sự phát triển của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, sự ra đời của Luật Trọng tài thương mại 2010 và Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại, có thể thấy pháp luật Việt Nam đã xây dựng một hệ thống pháp luật về Trọng tài thương mại tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn ký kết và thực hiện các thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Về vấn đề hiệu lực của thỏa thuận trọng tài có những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn áp dụng Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 nhưng dường như Luật Trọng tài thương mại 2010 vẫn chưa đề cập đến hoặc vẫn chưa giải quyết triệt để. Những bất cập cần được sửa đổi, bổ sung và làm rõ để hoàn thiện hệ thống pháp luật trong tố tụng trọng tài. Thứ nhất, điều khoản trọng tài mang tính độc lập, khi một hợp đồng vô hiệu không đương nhiên làm điều khoản trọng tài vô hiệu cũng như khi một hợp đồng được người có thẩm quyền ký kết và có hiệu thì chưa chắc thỏa thuận trọng tài có hiệu lực pháp lý. Như vậy, người được ủy quyền ký hợp đồng kinh doanh 193
  5. thương mại phải đồng thời được ủy quyền ký kết thỏa thuận trọng tài thì khi đó thỏa thuận trọng tài mới có hiệu lực. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010, thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi““người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định pháp luật” . Vậy nên, cần làm rõ thẩm quyền ký kết điều khoản thỏa thuận trọng tài để tránh gây nhầm lẫn cũng như dẫn đến thỏa thuận trọng tài vô hiệu hay gây ra hậu quả vượt quá phạm vi ủy quyền. Thứ hai, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại có nêu: “Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.” Đây là dấu hiệu của nguyên tắc “mặc nhiên ủy quyền”, là một trong những nguyên tắc trong giao lưu thương mại, được hầu hết các nước thừa nhận. Trên thực tế, việc tòa án hủy phán quyết trọng tài do người ký kết thỏa thuận không có thẩm quyền trong trường hợp này rất nhiều. Do đó, cần quy định cụ thể, rõ ràng hậu quả của việc ký kết thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền và nguyên tắc “mặc nhiên ủy quyền” trong pháp luật trọng tài. Thứ ba, về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập, thực hiện dẫn đến thỏa thuận đó bị vô hiệu. Mặc khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”, vậy trong trường hợp khi xảy ra tranh chấp, có căn cứ xác minh thỏa thuận trọng tài trước đó bị vô hiệu, các bên vẫn có thỏa thuận lại điều khoản trọng tài để được giải quyết tranh chấp băng Trọng tài. Theo đó, thỏa thuận trọng tài được xác lập trước khi xảy ra tranh chấp phải thể hiện dưới hình thức bằng văn bản và có chữ ký của các bên; đối với thỏa thuận được xác lập sau khi xảy ra tranh chấp thì các bên có thể thỏa thuận lại dưới những hình thức theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010, ngoài ra các bên còn có thể thỏa thuận bằng lời nói, đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài. Trên thực tế, các bên thường không biết điều này, thay vì thỏa thuận lại điều khoản trọng tài thì bên chấp nhận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Vậy nên, cần làm rõ quy định về vấn đề thỏa thuận lại để các bên tranh chấp có thể lựa chọn phương thức tốt nhất và giúp tiết kiệm được thời gian của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tài liệu học tập “Pháp luật về phá sản, giải thể và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh” trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (2016). [2] Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 29 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [3] Bộ Luật dân sự 2005 số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [4] Bộ Luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [5] Pháp lệnh Trọng tài 2003 số 08/2003/PL-UBTVQH ngày 25 tháng 02 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [6] Nghị quyết số 01/2014/NQ – HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại ngày 20 tháng 03 năm 2014 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. 194
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2