intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

thời của thánh thần: phần 2

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:207

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nối tiếp phần 1, phần 2 "thời của thánh thần" của tác giả hoàng minh tưởng do nxb hội nhà văn ấn hành gồm các nội dung: những mảnh đời, kẻ ngoài cuộc, đám giỗ, nửa đời nửa đoạn,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: thời của thánh thần: phần 2

Hoàng Minh Tường<br /> THỜI CỦA THÁNH THẦN<br /> PHẦN II. CUỘC BỂ DÂU - Chương 15<br /> Non sông một dải<br /> Trải qua một cuộc bể dâu<br /> Những điều trông thấy mà đau đớn lòng<br /> ( Nguyễn Du)<br /> <br /> Hai mươi mốt năm, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, mùa Xuân năm<br /> 1975, giang sơn Việt Nam mới lạ quy về một mối. Cuộc hành trình đến độc<br /> lập tự do quá dài và cực kỳ gian khổ, khốc liệt. Cứ nhìn trập trùng bia mộ,<br /> tầng tầng lớp lớp nghĩa trang liệt sĩ khắp các thôn làng dọc dải đất hình chữ<br /> S thì đủ biết. Xương máu đã xây nên độc lập.<br /> Cái làng Động thân thương, suốt cả một cuộc kháng chiến chống Pháp<br /> chín năm, đồn địch dựng giữa làng, ác liệt là thế mà cả làng cũng chỉ có tám<br /> liệt sĩ. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, đau thương mất mát đã tăng gấp<br /> bội. Con số liệt sỹ vọt lên cấp số nhân, gấp chín lần, tròn hai trung đội.<br /> Gia đình anh Nguyễn Kỳ Quặc không phải là hộ duy nhất trong làng có<br /> hai con trai đi chiến trường, nhưng mất mát thì lại đứng hàng đầu. Nguyễn<br /> Kỳ Công, con trai đầu của Cục, học hết lớp bẩy thì nghỉ học, chưa đầy mười<br /> bẩy, đã khai tăng tuổi trốn bố đi khám tuyển bó đội. Chị y sĩ ở phòng cân đo<br /> nhìn cậu thanh niên choai cao ngỏng, quần sắp tụt dưới háng vì sức nặng của<br /> những hòn đá chật căng hai túi, không nhịn được cười:<br /> - Cháu ơi, về để bố mẹ vỗ béo thêm một năm nữa rồi hãy đi khám tuyển.<br /> Công van vỉ:<br /> - Cháu xin cô. Mẹ cháu đã bị chết vì bom Mỹ ở cầu Thanh Am. Cháu<br /> muốn đi trả thù cho mẹ. Cô cho cháu thêm mấy cân, cô nhé.<br /> Chị y sĩ ứa nước mắt, tặng cho chú bé năm cân, đủ tiêu chuẩn nhập ngũ.<br /> Trước khi Nguyễn Kỳ Công vượt sông Bến Hải, anh gửi về cho bố và bà<br /> nội lá thư cuối cùng. Đó là mùa khô năm 1972, thời kỳ mà cuộc chiến ở<br /> thành cổ Quảng Trị diễn ra cực kỳ khốc liệt. Suốt từ đấy Công mất hút giữa<br /> đại ngàn Trường Sơn, giữa mịt mù khói súng.<br /> Tiếp theo bước Công là cậu em Nguyễn Kỳ Cải, sinh giữa năm Cải cách<br /> ruộng đất. Đây là đợt tồng động viên toàn quốc, huy động toàn bộ lực lượng<br /> cho chiến trường. Trai tráng thôn quê không gâu nệ thành phần lý lịch, tuổi<br /> từ mười tám đến ba mươi sáu, đủ tiêu chuẩn sức khoẻ đều phải nhập ngũ.<br /> Nhiều huyện, thiếu chỉ tiêu, phải gạn lấy xuống mười bẩy, lấy lên tới ba<br /> <br /> mươi bẩy tuổi cho đủ quân số. Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp<br /> chỉ để lại nữ sinh và số nam sinh viên lớp cuối khoá, còn sinh viên năm thứ<br /> nhất, thứ hai đều điều hết ra mặt trận hoặc chuyển sang các trường Đại học<br /> Y, Bách khoa cầu đường, Giao thông vận tải… huấn luyện cấp tốc để chi<br /> viện cho chiến trường. Nhà Đĩ Ngao, liền một đợt cả hai anh em Ngạnh Vẩu<br /> và Ngộc cùng tòng quân. Ngạnh Vẩu cùng lứa với Cục, cả tuổi mụ là ba<br /> mươi nhăm, mọi đợt được miễn, nhưng lần này vẫn vào diện tuyển quân cho<br /> đủ chỉ tiêu của huyện, mặc dù ông Lưu Văn Ngao khi đó đang là chủ tịch xã.<br /> Riêng thằng Ngộc, em thứ năm của Ngạch, ngày bé trẻ con trong làng vẫn<br /> gọi đùa là Ngốc vì cậu chàng chuyên đi mang vác và hầu tụi con gái. Đi học,<br /> Ngộc chữa giấy khai sinh, đổi tên là Ngọc, Lưu Bích Ngọc, tên như đàn bà.<br /> Ngộc to béo như hộ pháp, nhưng bao nhiêu lần đi khám tuyển bộ đội đều bị<br /> loại. Không phải vì Ngộc có chân trong Ban chấp hành Đoàn xã, là trung đội<br /> trưởng dân quân, được địa phương giữ lại, mà vì lần nào khám tuyển, huyết<br /> áp và mạch đập của Ngộc cũng vọt lên đùng đùng. Có lần huyết áp tới<br /> 200/120, nhịp tim tăng hơn 100. Thì ra từ mấy năm nay, Ngộc đã có một bí<br /> quyết để đánh lừa các bác sĩ tuyển quân: Trước khi đi khám Ngộc uống một<br /> ly rượu pha với mấy giọt nhựa xương rồng, thế là huyết áp, nhịp tim tăng vù<br /> vù.<br /> Thủ đoạn trốn nghĩa vụ quân sự của Ngộc quả là lợi hại. Đám thanh niên<br /> trai tráng đi hết, giữa một biển đàn bà con gái ở thôn quê, Ngộc trở thành của<br /> hiếm, mì chính cánh. Đi dân công, đi đắp đê, đi tập dân quân, đi lấy phân<br /> xanh trong tít vùng núi đá Cầu Dậm, một mình Ngộc chăn dắt hàng chục vợ<br /> bộ đội, và một đàn gái tân đang khao khát mùi đời. Giống như Phèng Cửu<br /> Tựu, ông Đội cài cách ngày trước, có tối Ngộc ngủ liền với ba cô. Ông Tựu<br /> thời cải cách phải dùng quyền lực dùng chuyên chính đế ép buộc, cưỡng<br /> đoạt, còn Ngộc bây giờ là của quí hiếm, là cái cọc cỡ bự để các ả trâu tự tìm<br /> đến.<br /> Rõ ngược đời mười mươi mà lại là chuyện trăm phần trăm có thực. Có<br /> trường hợp hai cô, cùng đánh ghen vì Ngộc. Hoá không khảo mà xưng. Đó<br /> là trường hợp hai chị em cô Lành, cô Nhi con dì con già, cả hai mới cưới<br /> được một tuần thì chồng cùng đi chiến trường. Gái vừa chớm hơi trai, xa<br /> chồng biền biệt, lại gặp Ngộc tán tỉnh dẻo mỏ, không kìm giữ được, cả hai<br /> nàng cùng có chửa. May mà Ngộc có bố là chủ tịch xã, nên vụ việc được ém<br /> nhẹm đi ngay. Hai cô Lành, Nhi được gửi ra Hà Nội nạo thai chui. Ông Lưu<br /> Văn Ngao thấy mình bị tai tiếng, có thể khoá bầu sắp tới rớt chức chủ tịch,<br /> đành bấm bụng đẩy một lúc hai thằng con đi bộ đội.<br /> <br /> Lần khám tuyển ấy các bác sĩ từ Quân lực Trung ương điều về, nên mánh<br /> khoé uống nhựa xương rồng của Ngộc bị lật tẩy. Ngộc là trường hợp duy<br /> nhất bị khám lại. Kết quả Ngộc khoẻ nhất làng. Ngộc và Cải đều xếp sức<br /> khoẻ loại A.<br /> Ngay tuần sau, làng Động tiễn mười bẩy tân binh lên đường.<br /> Như đã được trù tính từ trước, hai con trai ông chủ tịch Ngao thuộc diện<br /> quân số do tỉnh quản lý. Sau hai ngày tập trung, Ngạnh Vẩu được phiên chế<br /> vào đơn vị huyện đội, chuyên đi tuyển quân ở các xã. Ngộc về tiểu đoàn cao<br /> xạ tỉnh đội. Ưu ái như thế, ngang loại "gáo" vàng, con ông cháu cha còn gì.<br /> Bọn Cải, dân ngu cu đen, mười lăm trai tơ làng Động, cùng mấy trăm tân<br /> binh các xã, ngay hôm sau, được một đoàn xe tải nguỵ trang như rừng, đưa<br /> thẳng ra mặt trận.<br /> ***<br /> Làng Động sau đợt tổng động viên cuối năm 1972 ấy, hầu như chỉ còn<br /> rặt trẻ con, người già và cánh đàn bà con gái. Đàn ông, một số ít thoát ly làm<br /> việc ở các cơ quan nhà nước công trường xí nghiệp, còn lại bao nhiêu vét hết<br /> ra chiến trường.<br /> Mọi công việc nặng nhọc như cày bừa, cấy gặt, đắp đê, đào mương, đi<br /> dân công, lợp nhà, tát ao, ma chay, tạp dịch… đều do cánh đàn bà con gái,<br /> mà họ tự giễu bằng hai từ "thị mẹt" đảm nhiệm. Hiếm hoi lắm ban quản trị<br /> hợp tác xã và một hai đội sản xuất mới có vài anh "cu ngảu", tức những<br /> người được gọi là đàn ông. Họ cũng có thêm một cái tên mới là "mì chính<br /> cánh", loại bột ngọt gia vị chỉ cần dính mấy hạt vào đầu que tăm là nước<br /> canh ngọt lừ, hiếm hoi và đắt giá vô cùng.<br /> Gọi là "mì chính cánh" cho oai, chứ bọn "cu ngảu" làng Động, thực chất<br /> là bọn đàn ông khoèo chân hở rốn, hoặc đã quá tuổi hoặc không đủ tiêu<br /> chuẩn ra mặt trận. Đó là anh Thím chột, uỷ viên kiểm sát Hợp tác xã, anh Lì<br /> khèo chủ hiệu may đầu làng, ông Tư Lắp, kế toán trưởng, chú Song Lé đội<br /> trưởng thuỷ lợi, ông Ngao rỗ, chủ tịch xã… Nổi bật trong số mì chính cánh<br /> này có lẽ là anh Tư Cục. Tuy đã tứ tuần, tay trái oặt ẹo như dải khoai nước,<br /> tai phải nghễnh ngãng, nhưng Cục lại có cái "phom" cao to, bộ mặt hao hao<br /> Tây lai, nhìn kỹ thấy còn bảnh ra phết. Vả lại, Cục đang là đàn ông độc thân.<br /> Từ ngày Bính bị bom chết, khối đám gọi Cục cho không con gái, nhưng<br /> thương vợ, xót con, Cục nhất quyết ở vậy. Sau đợt Công và Cải, hai thằng<br /> con lớn đi chiến trường, lý lịch Cục thêm vài điểm đỏ, được tổ chức tín<br /> nhiệm cho đi học cảm tình, đối tượng, sắp đặt vào chân Phó chủ nhiệm hợp<br /> tác xã phụ trách khu chăn nuôi. Cái tên Phó Cục bắt đầu được người ta gọi,<br /> <br /> lâu dần thành quen.<br /> Thật lạ hoá ra sông có khúc, người có lúc. Cái thời cơ hàn của Cục đã<br /> qua. Hết xuống chó rồi, giờ là lúc đời Cục lên voi. Lên voi ngay trong những<br /> năm tháng chiến tranh khốc liệt, cả làng Động rỗng rễnh như ổ trứng gà bị<br /> chuột tha trộm, như vò khoai khô bị rút hết ruột, mới kỳ lạ chứ. Làm cái anh<br /> phó chủ nhiệm phụ trách chăn nuôi như Cục, tưởng quyền rơm vạ đá hoá ra<br /> lầm to. Lắm quyền nhiều lực ra trò đấy nhé. Xã viên tranh nhau công điểm,<br /> một ngày công ba lạng, năm lạng thóc, kệ các thị mẹt. Cục thuộc diện cán<br /> bộ, nghiễm nhiên mỗi vụ cũng vài tạ thóc. Có người phơi khô quạt sạch gánh<br /> đến tận nhà. Đó là mối lợi nhỏ. Trại lợn vài trăm con, khu ao cá vài mẫu, lò<br /> ấp vịt mấy ngàn quả trứng một vụ… mới là lợi lớn.<br /> Xuất mổ một tấn thịt cho mậu dịch, bét nhất cũng được lại quả cái thủ,<br /> bộ lòng, tim gan. Anh chị cán bộ huyện xuống xin phân phối hữu nghị một<br /> con lợn về nuôi. Xong ngay. Tớ ký, nhưng cũng phải có đi có lại đấy nhé.<br /> Thế là xoàng nhất cũng phải cho cái phiếu mua tút thuốc Sông Cầu, cái<br /> phích Rạng Đông, gói chè Thanh Hương, hoặc xuỳ ra mấy mét phiếu vải, bìa<br /> tem thực phẩm. Cánh hẩu hơn thì cho cái phiếu mua vài nghìn gạch, tạ xi<br /> măng, vài chục cân sắt thép, hay cái đài Orionton, tấm vỏ chăn con công<br /> Trung Quốc, cái xe đạp Thống Nhất hay Vĩnh Cửu… Thời buổi mọi thứ<br /> khan hiếm như vàng, chỉ cần có một tí quyền, nắm một chút vật tư, lương<br /> thực, thực phẩm để trao đồi, phân phát là đời lên hương ngay.<br /> Nhà Cục từ ngày có tí chức, chẳng lúc nào thiếu nước mắm ngon, mì<br /> chính, xà phòng, đường sữa, thuốc lá, chè Thanh Hương. Bà Cử Phúc nhiều<br /> lần giấu Cục bảo con Ruộng mang cho bớt ông bà ngoại nó, cho đỡ phải tội.<br /> Nghĩ mà thương hại thằng Công, thằng Cải. Mùa đông cuốc bộ đi học từ tờ<br /> mờ đất, xa bẩy tám cây số, không có nổi một đôi dép cao su, một cái áo sợi<br /> mông. Bụng lúc nào cũng lép tận xương, sôi òng ọc. Bây giờ thằng Cách,<br /> con Ruộng sướng hơn nhiều. Lên chức Phó một năm, Cục đã mua được cho<br /> hai anh em chiếc xe đạp Thống Nhất để lai nhau đi học. Cũng là bổng lộc cả<br /> đấy. Phân phối hữu nghị cho bà Trưởng phòng Thương nghiệp huyện hai<br /> con lợn giống, bà ấy cho cái phiếu xe đạp cung cấp. Rõ là, có đi có lại thật<br /> toại lòng nhau.<br /> Đó là mối lợi vật chất. Nhưng cái lợi tình ái mới là mối đại lợi, mới thực<br /> sự đưa đời Cục lên voi. Ngẫm ra tay nào đặt cái tên "mì chính cánh" kể cũng<br /> thâm thuý thật. Cục là loại "mì chính cánh" nhãn hiệu "hai tô" của làng<br /> Động. Đi đến đâu Cục cũng thấy ánh mắt đàn bà nhìn mình thèm thuồng.<br /> Ngày còn thằng Ngộc ở nhà thì nó làm bá chủ. Lũ đàn bà con gái chạy<br /> <br /> theo nó như bầy dê cái. Nay thì vẫn thê đội ấy, những Lành, những Nhi,<br /> cùng Cúc, Nhài, Lan, Huệ.: tóm lại cả thế giới thị mẹt của làng Động và mấy<br /> làng lân cận đều là sở hữu của Cục. Nói ra thì mất lập trường, quan điểm, bôi<br /> xấu chế độ. Nhưng sự thật, chiến tranh đã làm cho đàn bà con gái cái làng<br /> Động của Cục lâm vào cảnh nguy khốn lắm rồi. Gay nhất là đám vợ liệt sĩ,<br /> thứ đến là vợ bộ đội.<br /> Nghe họ nói, nhất là trên hội trường, trong cuộc họp, tưởng họ sắt đá,<br /> chung thuỷ lắm. Nhưng cứ nhìn vào mắt họ xem. Những đôi mắt buồn thăm<br /> thẳm, lúc nào cũng bồn chồn khắc khoải không yên, lúc nào cũng như thiếu<br /> đói một cái gì. Đi giữa sân kho hợp tác, bất chợt nhìn sang chỗ cân lúa hay<br /> chỗ đập lúa, Cục đều bắt gặp những ánh mắt nhìn như thiêu đốt, như mời<br /> gọi. Ở trại chăn nuôi, mấy chị băm bèo trộn cám, cho lợn ăn mà mắt cứ nhìn<br /> chằm chằm vào Cục. Có chị cứ lấy cớ xán vào Cục, hoặc đi qua như vô tình<br /> chạm người, chạm mông, tưởng điện chập, toé lửa…<br /> Miếng ăn đến miệng, không chén là ngu. Mấy lần Cục nghĩ thế, khi cô<br /> Nhi vào phòng làm việc của Cục, giả vờ xin chữ ký để áp bầu vú như quả<br /> bưởi vào vai Cục, phả hơi thở hôi hồi vào gáy Cục.<br /> Căng thẳng quá. Không chỉ Nhi, mà cả Lành, cả Nhài đều có chung<br /> những vở diễn như thế, làm thần kinh Cục lúc nào cũng căng lên, khắp người<br /> rộn rạo hưng phấn, tay chân như muốn phát cuồng. Cái gã đàn ông trong Cục<br /> bấy lâu nay bị ức chế, bị quản thúc, giờ bỗng bừng sống dậy. Cục thắp<br /> hương lầm rầm khấn vái trước bàn thờ Bính, xin Bính kéo anh ra khỏi những<br /> cái bẫy tình. Kìa, bát hương hoá. Chân hương cháy đùng đùng. Bính thương<br /> Cục đấy. Ở vậy thế là đủ rồi. Chiến tranh với đế quốc Mỹ còn dài, lấy vợ, đẻ<br /> thêm mấy thằng con trai nữa để chúng nó đi trả thù cho Bính.<br /> Hôm sau, Cục quyết hành động. Quả nhiên, Nhi lại vào phòng phó chủ<br /> nhiệm ở trại chăn nuôi.<br /> - Báo cáo anh… Kho lương thực huyện phân cho trại mình hai tấn rưỡi<br /> lúa để xay xát. Anh cho ý kiến để phân cho các gia đình.<br /> Nhi lại áp sát sau lưng Cục. Lần này hình như cô ta chịn cả cái "bàn là"<br /> vào lưng Cục. Là Cục đoán thế vì tự dưng anh thấy bỏng dẫy một bên sườn.<br /> Cái cô này đến lạ, chồng đi bộ đội mới mấy tháng đã dính vào thằng Ngộc<br /> nhằng nhằng. Đến khi có chửa, phải đưa ra Hà Nội nạo thai, rồi Đĩ Ngao bắt<br /> Ngộc đi bộ đội, mới dứt ra được. Nhưng nghĩ đi lại phải nghĩ lại, đàn bà đã<br /> phải hơi giai rồi, lại hơ hớ, ngồn ngộn thế kia, ai mà nhịn được? Đến như<br /> con lợn xề ngoài chuồng kia, đến kỳ động hớn, không có đực là lồng lên, phá<br /> phách điên cuồng. Thật tội chạm tay vào, là ả lợn nằm ngoan ngoãn, chân<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2