intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thói quen vệ sinh răng miệng và tình trạng nhạy cảm ngà răng

Chia sẻ: Hạnh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

59
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mối liên quan giữa một số yếu tố về thói quen vệ sinh răng miệng và tình trạng nhạy cảm ngà răng. Nghiên cứu thực hiện trên thực hiện trên 871 người trưởng thành tại nội thành/ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thói quen vệ sinh răng miệng và tình trạng nhạy cảm ngà răng

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> THÓI QUEN VỆ SINH RĂNG MIỆNG<br /> VÀ TÌNH TRẠNG NHẠY CẢM NGÀ RĂNG<br /> Bùi Tuấn Anh*, Nguyễn Thị Mai Phương**, Hoàng Đạo Bảo Trâm***<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mối liên quan giữa một số yếu tố về thói quen vệ sinh<br /> răng miệng và tình trạng nhạy cảm ngà răng.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 871 người trưởng thành tại nội<br /> thành/ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát một số đặc điểm về thói quen vệ sinh răng miệng bằng bảng<br /> câu hỏi phỏng vấn và khám lâm sàng đánh giá tình trạng nhạy cảm ngà bằng kích thích cọ xát và kích thích thổi<br /> hơi.<br /> Kết quả và Kết luận: Thói quen vệ sinh răng miệng có ảnh hưởng đến tình trạng nhạy cảm ngà răng: tỷ lệ<br /> nhạy cảm ngà cao ở nhóm chải răng theo chiều ngang, chải răng với lực mạnh, sử dụng tăm, thấp ở nhóm dùng<br /> bàn chải lông mềm, nhóm có thời gian chải răng kéo dài trên 3 phút, có thói quen thay bàn chải trong vòng 3<br /> tháng. Kết quả không ghi nhận khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm đối tượng khác nhau về tần suất chải<br /> răng mỗi ngày và về khoảng cách thời gian chải răng sau bữa ăn. Nguy cơ nhạy cảm ngà ở nhóm đối tượng chải<br /> răng trong vòng 3 phút cao gấp 2,2 lần so với nhóm chải răng trên 3 phút [KTC 95%: 1,1-4,1]. Người chải răng<br /> với lực mạnh có nguy cơ nhạy cảm ngà cao gấp 1,6 lần so với người chải răng với lực trung bình hoặc lực nhẹ<br /> [KTC 95%: 1,1-2,5].<br /> Từ khóa: nhạy cảm ngà, thói quen vệ sinh răng miệng.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> ORAL CARE HABITS AND DENTINE HYPERSENSITIVITY<br /> Bui Tuan Anh, Nguyen Thi Mai Phuong, Hoang Dao Bao Tram<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 157 - 163<br /> Objectives: The study was conducted to determine the relationship between oral care habits and dentine<br /> hypersensitivity.<br /> Methods: This cross-sectional study was perfomed on 871 adults in the urbal/rural of HCM city to survey<br /> some oral care habits by interviewing questionnaire and clinically examined the dentine hypersensitivity by<br /> applying tactile and evaporative stimuli.<br /> Results and Conclusions: The oral care habits had effects on the dentine hypersensitivity: the dentine<br /> hypersensitivity was higher in the groups with transversal brushing, strong force brushing, toothpick using<br /> habits, lower in the groups using soft brush, over 3 minutes-brushing, and renewing brush within 3 months. Any<br /> significant difference was recorgnized in considering on brush frequency and the interval time between brushing<br /> and meals. The risk of dentine hypersensitivity was 2.2 times higher in the groups brushing within 3 minutes<br /> than over 3 minutes-brushing [CI 95%: 1.1-4.1]. Strong force brushing subjects had 1.6 times dentine<br /> hypersensitivity risk in comparing to moderate or light force brushing [CI 95%: 1.1-2.5].<br /> * Học viên Cao học Khóa 2008-2010, Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM<br /> ** Học viên Cao học Khóa 2007-2009, Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM<br /> *** Bộ môn NKCS - Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc: Bùi Tuấn Anh<br /> ĐT: 0903707410<br /> Email: btanh1@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> 157<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br /> <br /> Key words: dentine hypersensitivity, oral care habits.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Nhạy cảm ngà được định nghĩa là cơn đau<br /> chói diễn ra rất nhanh tại những vùng ngà bị lộ,<br /> dưới tác động của các dạng kích thích như: áp<br /> lực, nhiệt, bay hơi, cọ xát, thẩm thấu, hóa chất;<br /> mà không do bệnh lý nào khác của răng(1,3). Tình<br /> trạng này thường là kết quả của quá trình men<br /> răng bị mòn do tác động ăn mòn hóa học, mài<br /> mòn do tiếp xúc khớp cắn, và cọ mòn do ma xát<br /> với các yếu tố ngoại lai, hoặc bề mặt chân răng bị<br /> lộ do tụt nướu hoặc sau điều trị nha chu. Cảm<br /> giác đau nhói đặc trưng của nhạy cảm ngà chân<br /> răng xảy ra khi có kích thích cơ học, nhiệt độ,<br /> hóa chất hoặc áp lực thẩm thấu tác động lên<br /> vùng ngà răng bị lộ.<br /> Các khảo sát dịch tễ đã được thực hiện trên<br /> thế giới cho thấy nhạy cảm ngà là một tình trạng<br /> phổ biến. Các số liệu dịch tễ học ghi nhận có sự<br /> khác biệt về tỷ lệ nhạy cảm ngà trong quần thể<br /> người trưởng thành, giữa nam và nữ, và giữa các<br /> nhóm tuổi. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố có thể có<br /> liên quan đến nhạy cảm ngà, như một số yếu tố<br /> nguy cơ hoặc yếu tố khởi phát. Đó có thể là các<br /> yếu tố về tình trạng của răng và nha chu, chế độ<br /> ăn uống, thói quen vệ sinh và chăm sóc răng<br /> miệng…<br /> Người có mức độ vệ sinh răng miệng cao có<br /> biểu hiện mòn răng nhiều hơn. Tần suất chải<br /> răng mỗi ngày cao và chải răng theo chiều ngang<br /> có thể là các yếu tố liên quan đến tình trạng tụt<br /> nướu và tổn thương dạng hình chêm. Các yếu tố<br /> tham gia thúc đẩy quá trình mòn răng theo<br /> những cơ chế khác nhau cũng chính là các yếu tố<br /> liên quan đến tình trạng nhạy cảm ngà răng<br /> ngày càng phổ biến và xuất hiện ở người trẻ.<br /> Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về tình<br /> trạng nhạy cảm ngà đã được thực hiện, trong đó<br /> có nghiên cứu của Tống Minh Sơn khảo sát tình<br /> trạng nhạy cảm ngà răng và một số yếu tố liên<br /> quan ở nhân viên công ty Bảo hiểm Nhân thọ tại<br /> Hà Nội(6).<br /> <br /> 158<br /> <br /> Nghiên cứu này được thực hiện nhằm<br /> xác định mối liên quan giữa một số yếu tố về<br /> thói quen vệ sinh răng miệng đối với tình trạng<br /> nhạy cảm ngà răng.<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện từ<br /> 6/2013 đến 6/2014, khảo sát trên 871 người<br /> trưởng thành từ 18 tuổi trở lên sinh sống tại nội<br /> thành/ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> Tiêu chí chọn mẫu<br /> Từ 18 tuổi trở lên.<br /> Đang cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh liên<br /> tục từ 24 tháng trở lên.<br /> Sức khỏe toàn thân và tâm thần ổn định.<br /> Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> Có từ 20 răng trở lên không thuộc tiêu chí<br /> răng bị loại khỏi mẫu.<br /> <br /> Tiêu chí loại ra<br /> Đối với đối tượng nghiên cứu<br /> Không có khả năng tự trả lời câu hỏi hoặc<br /> đang điều trị tâm lý.<br /> Đang có thai hoặc cho con bú.<br /> Đang điều trị nhạy cảm ngà trong vòng 2<br /> tuần.<br /> Đang dùng thuốc kháng viêm, giảm đau<br /> trong vòng 2 tuần.<br /> Trám răng, phẫu thuật nha chu, chỉnh nha<br /> trong vòng 3 tháng.<br /> <br /> Đối với răng nghiên cứu<br /> Răng sâu, bể/vỡ, có phục hồi lớn hơn 1/4<br /> thân răng.<br /> Răng có phục hồi ở mặt ngoài hay vùng cổ<br /> răng.<br /> Răng chết tủy hoặc đã điều trị nội nha.<br /> Răng bọc mão hoặc mang các phần tựa của<br /> phục hình.<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br /> Phương tiện nghiên cứu<br /> Bảng câu hỏi: bao gồm 15 câu hỏi phỏng vấn<br /> về thông tin cá nhân và thói quen vệ sinh răng<br /> miệng.<br /> Phiếu khám: đánh giá tình trạng răng và nha<br /> chu và tình trạng nhạy cảm ngà trên tất cả các<br /> răng không nằm trong tiêu chí loại ra đối với<br /> răng nghiên cứu, không kể răng số 8.<br /> Bộ đồ khám: khay, gương, kẹp gắp, thám<br /> trâm.<br /> Đầu xịt hơi và máy nén hơi nha khoa.<br /> Các phương tiện và hóa chất vô trùng dụng<br /> cụ và sát khuẩn bề mặt.<br /> <br /> Phương pháp thu thập số liệu<br /> Hỏi bằng bảng câu hỏi soạn sẵn<br /> Khảo sát một số đặc điểm về thói quen vệ<br /> sinh răng miệng liên quan đến hiện tượng mòn<br /> răng và nhạy cảm ngà bằng phương pháp phỏng<br /> vấn trực tiếp từng người sử dụng bảng câu hỏi<br /> soạn sẵn.<br /> Khám lâm sàng<br /> Bệnh nhân được hướng dẫn chải sạch răng<br /> bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng<br /> thông thường, không có chất chống nhạy cảm<br /> ngà.<br /> Khám đánh giá tình trạng răng miệng tổng<br /> quát của bệnh nhân.<br /> Số liệu thu thập cho nghiên cứu được ghi<br /> nhận trên tất cả 28 răng trên hai cung hàm (trừ<br /> các răng khôn và các răng không đạt tiêu chuẩn<br /> đánh giá, bị loại khỏi mẫu).<br /> Nhạy cảm ngà được đánh giá bằng hai<br /> phương pháp là kích thích cọ xát và kích thích<br /> thổi hơi, ghi nhận mức độ nhạy cảm ngà theo<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> thang điểm từ 0-3, dựa trên “Nguyên tắc thiết kế<br /> và thực hiện thử nghiệm lâm sàng về nhạy cảm ngà<br /> răng”(3).<br /> <br /> Phương pháp xử lý số liệu<br /> Bảng câu hỏi sau khi được thu thập sẽ được<br /> nhập và làm sạch bằng phần mềm Epi Data 3.2.<br /> Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 10.<br /> Thống kê mô tả: Các biến định tính được mô<br /> tả bằng tần số và tỷ lệ phần trăm. Các biến định<br /> lượng được mô tả bằng giá trị trung bình và độ<br /> lệch chuẩn.<br /> <br /> Thống kê phân tích<br /> Dùng phép kiểm χ² để so sánh tỷ lệ phần<br /> ptrăm của các biến định tính.<br /> Dùng kiểm định t, phép kiểm Anova để so<br /> sánh giá trị trung bình.<br /> Sử dụng mô hình hồi quy logistic đa biến để<br /> đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố và nhạy<br /> cảm ngà.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Nghiên cứu khảo sát tình trạng nhạy cảm<br /> ngà răng và một số yếu tố liên quan, thực hiện từ<br /> tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014. Mẫu<br /> nghiên cứu gồm 871 người trưởng thành, tuổi từ<br /> 18 đến 79 (35,92 ± 12,43), trong đó có 625 người ở<br /> nội thành (71,8%) và 246 (28,2%) người ở ngoại<br /> thành thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Khi xét tỷ lệ nhạy cảm ngà răng trên các<br /> nhóm đối tượng theo số lần chải răng hàng ngày,<br /> kết quả không ghi nhận khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê giữa nhóm đối tượng chải răng 1 lần, 2<br /> lần, và trên 2 lần mỗi ngày (Bảng 1).<br /> <br /> Bảng 1. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng xét theo tần suất chải răng hàng ngày.<br /> Tần suất chải răng<br /> <br /> ≤ 1 lần<br /> <br /> 2 lần<br /> <br /> > 2 lần<br /> <br /> p<br /> <br /> NCN<br /> <br /> K-NCN<br /> <br /> NCN<br /> <br /> K-NCN<br /> <br /> NCN<br /> <br /> K-NCN<br /> <br /> Nội thành<br /> <br /> 85,1%<br /> <br /> 14,9%<br /> <br /> 84,4%<br /> <br /> 15,6%<br /> <br /> 84,1%<br /> <br /> 15,9%<br /> <br /> >0,05<br /> <br /> Ngoại thành<br /> <br /> 93,3%<br /> <br /> 6,7%<br /> <br /> 88,7%<br /> <br /> 11,3%<br /> <br /> 88,9%<br /> <br /> 11,1%<br /> <br /> >0,05<br /> <br /> Tp HCM<br /> <br /> 86%<br /> <br /> 14%<br /> <br /> 85,9%<br /> <br /> 14,1%<br /> <br /> 84,8%<br /> <br /> 15,2%<br /> <br /> >0,05<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> 159<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Bảng 2. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng xét theo thời lượng mỗi lần chải răng.<br /> Thời lượng chải răng<br /> Nội thành<br /> Ngoại thành<br /> Tp HCM<br /> <br /> NCN<br /> 87,7%<br /> 91%<br /> 88,7%<br /> <br /> ≤ 1 phút<br /> K-NCN<br /> 12,3%<br /> 9%<br /> 11,3%<br /> <br /> 2 - 3 phút<br /> NCN<br /> K-NCN<br /> 89,8%<br /> 10,2%<br /> 89,8%<br /> 10,2%<br /> 84,3%<br /> 15,7%<br /> <br /> Khi khảo sát theo thời lượng mỗi lần chải<br /> răng, tỷ lệ nhạy cảm ngà thấp nhất ở nhóm chải<br /> răng kéo dài trên 3 phút, khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê ở cả nội thành, ngoại thành và trên toàn<br /> bộ mẫu (Bảng 2).<br /> Xét khoảng cách thời gian chải răng sau bữa<br /> ăn, kết quả nghiên cứu không ghi nhận khác biệt<br /> có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm có thời gian<br /> chải răng sau khi ăn dưới 60 phút và trên 60 phút<br /> (Bảng 3).<br /> Bảng 3. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng xét theo khoảng<br /> cách thời gian chải răng sau bữa ăn (%).<br /> Khoảng cách<br /> ≤ 60 phút<br /> > 60 phút<br /> thời gian chải<br /> p<br /> răng sau bữa ăn NCN K-NCN NCN K-NCN<br /> Nội thành<br /> 86,6% 13,4% 83,4% 16,6% >0,05<br /> Ngoại thành 81,5% 18,5% 90%<br /> 10% >0,05<br /> Tp HCM<br /> 86% 14% 85,7% 14,3% >0,05<br /> <br /> Khi phân tích theo cách chải răng, kết quả<br /> cho thấy tỷ lệ nhạy cảm ngà ở nhóm chải răng<br /> <br /> NCN<br /> 64,3%<br /> 64,3%<br /> 72,9%<br /> <br /> > 3 phút<br /> K-NCN<br /> 35,7%<br /> 35,7%<br /> 27,1%<br /> <br /> p<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2