intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông báo số 3948/TB-BNN-VP

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

52
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

THÔNG BÁO Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT TẠI CUỘC HỌP SƠ KẾT 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2012

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông báo số 3948/TB-BNN-VP

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- ---------------- Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2012 Số: 3948/TB-BNN-VP THÔNG BÁO Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT TẠI CUỘC HỌP SƠ KẾT 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2012 Ngày 03/8/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 triển khai công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp; tham dự cuộc họp có các thành viên Ban chỉ đạo. Sau khi nghe Vụ Tổ chức cán bộ - Thường trực của Ban chỉ đạo báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2012 và dự kiến kế hoạch triển khai 6 tháng cuối năm; ý kiến phát biểu của các thành viên trong Ban chỉ đạo đại diện Bộ, Bộ trưởng đã có kết luận và chỉ đạo như sau: 1. Các đơn vị được giao nhiệm vụ đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả nhất định trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm việc chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành Trung ương về dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, công tác thông tin tuyên truyền về đào tạo nghề, công tác thí điểm Thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại Thanh Hóa và Bến Tre. Tuy nhiên, thực tế còn một số tồn tại cần rút kinh nghiệm, khắc phục trong năm 2012 để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao các năm tiếp theo. 2. Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cần quán triệt tinh thần “khẩn trương nhưng chắc”; đặc biệt chú trọng chất lượng và hiệu quả. 3. Dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cần gắn với đặc thù của sản xuất nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. 4. Quán triệt phương châm linh hoạt đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại làng, xã, thôn, bản, ấp... hoặc tại cơ sở sản xuất (trang trại, trạm..); gắn với mô hình sản xuất tiến bộ, lấy thực hành là chính; giúp người học tiếp cận và làm theo những mô hình, điểm trình diễn đã có. Giáo viên dạy nghề nông nghiệp cần có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và có khả năng thực hành tốt.
  2. 5. Trong những năm đầu, tập trung đào tạo lao động cho các xã đã có quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch nông thôn mới được duyệt; ưu tiên dạy các ngành, nghề chính, thiết thực theo quy hoạch của xã, lựa chọn đúng đối tượng học nghề, đủ điều kiện thực hành kiến thức được học làm nông dân nòng cốt ở địa phương đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. 6. Chỉ đạo các cơ sở đủ điều kiện tham gia giảng dạy nghề nông nghiệp sử dụng các chương trình giáo trình đào tạo nghề đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành trên cơ sở điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình, đảm bảo chất lượng đào tạo. 7. Chỉ lựa chọn, giao nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo có năng lực thực sự, không lựa chọn các cơ sở thiếu năng lực trực tiếp dạy nghề nông nghiệp, tổ chức trung gian. Trong giai đoạn đầu, để đảm bảo chất lượng đào tạo, cần phát huy năng lực sẵn có của các trường, các viện, các Trung tâm Khuyến nông trực thuộc Bộ, địa phương có kinh nghiệm dạy nghề. Giao Vụ tổ chức Cán bộ giới thiệu các trường, các cơ sở đào tạo của các viện thuộc Bộ có uy tín, đủ điều kiện đào tạo nghề nông nghiệp để Sở Nông nghiệp và PTNT có cơ sở lựa chọn đơn vị thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp. 8. Thống nhất hướng dẫn các sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Chi cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn là đầu mối tham mưu giúp Giám đốc Sở trong việc quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; gắn đào tạo nghề với xây dựng nông thôn mới. 9. Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Vụ Tổ chức Cán bộ sớm kiện toàn Ban chỉ đạo đào tạo nghề nông nghiệp, trong đó sẽ thống nhất phân công nhiệm vụ cho một số thành viên để giúp Bộ trưởng - Trưởng ban chỉ đạo, theo dõi công tác đào tạo nghề nông nghiệp tại các địa phương theo vùng/miền. Các thành viên Ban chỉ đạo và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ có trách nhiệm theo chức năng nhiệm vụ được giao tích cực, chủ động triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện theo phân công. Văn phòng Bộ xin thông báo để các cơ quan, đom vị liên quan được biết và tổ chức thực hiện. TL. BỘ TRƯỞNG CHÁNH VĂN PHÒNG Nơi nhận: - Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện); - Thành viên Ban chỉ đạo (để chỉ đạo); - Lưu: VT, TCCB.
  3. Nguyễn Văn Việt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2