intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông tư quy định quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải công nghiệp (Bản dự thảo)

Chia sẻ: Thu Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

165
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông tư Số: /2012/QĐ-BTNMT Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải công nghiệp (Bản dự thảo) của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông tư quy định quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải công nghiệp (Bản dự thảo)

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG Số: /2012/QĐ-BTNMT<br /> <br /> CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2012<br /> <br /> BẢN DỰ THẢO<br /> <br /> THÔNG TƢ Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải công nghiệp BỘ TRƢỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và môi trường, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 và Nghị định 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải công nghiệp, Chƣơng I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải công nghiệp gồm: thiết kế chương trình quan trắc và tổ chức thực hiện chương trình quan trắc. Điều 2. Đối tƣợng áp dụng 1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quan trắc khí thải công nghiệp. 2. Thông tư này không áp dụng cho hoạt động quan trắc khí thải công nghiệp bằng các thiết bị tự động, liên tục.<br /> <br /> Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, phƣơng pháp viện dẫn 1. Phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc và phân tích được quy định trong Chương II của Thông tư này; 2. Trường hợp các tiêu chuẩn, phương pháp quy định trong Chương II của Thông tư này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn, phương pháp mới. Chƣơng II QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP Điều 4. Xác định mục tiêu của chƣơng trình quan trắc Các mục tiêu cơ bản của chương trình quan trắc khí thải công nghiệp là: 1. Đánh giá mức độ hiệu quả của thiết bị và công nghệ xử lý khí thải; 2. Cung cấp số liệu phục vụ công tác quản lý môi trường khu vực/địa phương; 3. Đánh giá sự tuân thủ của các cơ sở sản xuất đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn khí thải; 4. Xây dựng các báo cáo môi trường; 5. Hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm; 6. Phục vụ công tác nghiên cứu, kiểm kê phát thải; 7. Các mục tiêu đặc thù khác. Điều 5: Thiết kế chƣơng trình quan trắc Chương trình quan trắc sau khi thiết kế phải được cấp có thẩm quyền hoặc được cơ quan quản lý chương trình quan trắc phê duyệt, chấp thuận bằng văn bản. Nội dung thiết kế chương trình quan trắc khí thải công nghiệp cụ thể như sau: 1. Xác định số lượng điểm và vị trí quan trắc Việc xác định số lượng điểm và vị trí quan trắc được xác định theo Phụ lục 1. 2. Xác định thông số quan trắc Căn cứ vào mục tiêu của chương trình quan trắc, loại hình sản xuất, loại nguồn thải mà quan trắc các thông số sau: a) Thông số đo, phân tích tại hiện trường: nhiệt độ, vận tốc, lưu lượng, độ ẩm, áp suất dòng khí trong ống khói. b) Thông số quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải: được xác định dựa vào QCVN 19/2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải<br /> 2<br /> <br /> công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20/2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ hiện hành. c) Thông số quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đối với một số ngành công nghiệp đặc thù: được xác định dựa vào các thông số ô nhiễm quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia nêu tại Bảng 1 và các văn bản, quy định hiện hành: Bảng 1. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với một số loại hình sản xuất công nghiệp TT 1 2 3 4 5 6 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp lọc hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ Số hiệu QCVN 02:2008/BTNMT QCVN 21:2009/BTNMT QCVN 22:2009/BTNMT QCVN 23:2009/BTNMT QCVN 30:2010/BTNMT QCVN 34:2010/BTNMT<br /> <br /> d) Căn cứ vào điều kiện trang thiết bị, nhân lực thực hiện quan trắc mà có thể đo nhanh thêm một số thông số khác được quy định trong Điểm a, Khoản 1, Điều 6. 3. Xác định thời gian và tần suất quan trắc a) Thời gian quan trắc - Thời điểm lấy mẫu: Mẫu được lấy vào thời điểm hoạt động sản xuất của cơ sở sản xuất diễn ra bình thường đạt tối thiểu 80% công suất tối đa và vận hành ổn định trong suốt thời gian lấy mẫu. - Thời gian lấy mẫu được xác định phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như: thông số, loại hình sản xuất, nguyên liệu đầu vào, nồng độ, độ chính xác của phép phân tích. Thời gian lấy mẫu tối thiểu phải đảm bảo tuân thủ quy định tại Bảng 2. b) Tần suất quan trắc - Tần suất quan trắc tối thiểu là 1 lần/3 tháng. Tần suất lấy mẫu có thể thấp hơn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt riêng cho từng cơ sở sản xuất nếu có yêu cầu. Ngoài ra, đối với một số trường hợp, sau một thời gian quan trắc<br /> 3<br /> <br /> đủ dài, nồng độ khí thải đảm bảo quy định xả thải trong các văn bản hiện hành thì có thể được cấp có thẩm quyền xét giảm tần suất nếu có yêu cầu. - Lấy mẫu ít nhất 3 lần/1 lần đo. 4. Lập kế hoạch quan trắc Căn cứ vào chương trình quan trắc đã thiết kế, tiến hành lập kế hoạch quan trắc bao gồm các nội dung công việc chính sau: a) Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ tham gia; b) Danh sách tổ chức, cá nhân tham gia/phối hợp thực hiện quan trắc môi trường (nếu có); c) Phương án quan trắc, quy trình thực hiện, các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu; d) Danh mục trang thiết bị quan trắc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm, giới hạn phát hiện của thiết bị; đ) Danh mục dụng cụ chứa mẫu, bảo quản mẫu, hoá chất, dung dịch bảo quản mẫu; e) Kế hoạch thực hiện QA/QC trong quan trắc môi trường; g) Phương tiện bảo hộ, an toàn lao động cho hoạt động quan trắc; h) Kinh phí thực hiện quan trắc; Điều 6. Thực hiện chƣơng trình quan trắc Việc tổ chức thực hiện chương trình quan trắc gồm các công việc sau: 1. Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành quan trắc Trước khi tiến hành quan trắc cần thực hiện công tác chuẩn bị như sau: a) Thiết bị quan trắc Kiểm tra, vệ sinh, hiệu chuẩn thiết bị theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất; Kiểm tra pin, acquy của thiết bị (nếu có), chuẩn bị các loại dây nối, ổ điện, các nguồn cấp điện; Kiểm tra bơm hút, các dụng cụ đo nhiệt độ và áp suất, các ống lấy mẫu, đầu lấy mẫu; Đối với thiết bị thủy tinh cần chuẩn bị đủ các thiết bị dự phòng trường hợp vỡ; Đối với thiết bị đo nhanh cầm tay: thiết bị phải được hiệu chuẩn và có giấy chứng nhận hiệu chuẩn đáp ứng yêu cầu nêu tại Phụ lục 6. b) Dụng cụ, hóa chất và vật liệu lọc Vật liệu lọc: chọn vật liệu lọc có giới hạn nhiệt độ cao hơn nhiệt độ khí thải và phù hợp với thông số cần quan trắc; Đối với phương pháp hấp phụ: chuẩn bị ống hấp phụ có chứa chất hấp phụ như than hoạt tính, silica gel, Al2O3…; Đối với phương pháp hấp thụ: chuẩn bị dung dịch hấp thụ, rửa sạch và sấy khô ống hấp thụ; Đối với phương pháp lấy thể tích khí: chuẩn bị túi chứa khí hoặc chai có nút kín, phải đuổi sạch hết khí chứa trong túi hoặc chai trước khi dùng.<br /> 4<br /> <br /> c) Các vật dụng khác Dụng cụ, thiết bị hỗ trợ khác: máy định vị (GPS), máy ảnh, máy bộ đàm, thiết bị đo vi khí hậu...; Dụng cụ chứa và bảo quản mẫu phù hợp với các thông số quan trắc, văn phòng phẩm: giấy, bút, băng dính, sổ ghi chép, nhãn, biên bản hiện trường… d) Thiết bị bảo hộ và an toàn lao động Cán bộ quan trắc tại hiện trường cần được trang bị: quần áo, giầy, găng tay bảo hộ chuyên dụng (có thể phải làm bằng vật liệu chịu nhiệt và chống axit), mặt nạ hoặc khẩu trang phòng độc, đai bảo hiểm, mũ bảo hiểm chuyên dụng, dụng cụ sơ cứu… e) Lựa chọn vị trí lấy mẫu Cần tiến hành khảo sát thực địa cơ sở sản xuất trước khi tổ chức đo đạc, lấy mẫu chính thức. g) Chuẩn bị hiện trường lấy mẫu Chuẩn bị lỗ lấy mẫu, sàn công tác, các phương án nâng, hạ thiết bị, an toàn lao động, nguồn điện... Việc chuẩn bị lỗ lấy mẫu phải đảm bảo kích thước lỗ, vị trí đủ cho hoạt động lấy mẫu; Lên kế hoạch để lấy mẫu trong điều kiện nhà máy đang vận hành tại chế độ ổn định; Cung cấp các thông tin, dữ liệu của quá trình sản xuất được lưu trong thiết bị cho nhóm lấy mẫu. 2. Công tác chuẩn bị tại hiện trường a) Kiểm tra và lắp ráp thiết bị Kiểm tra đầu lấy mẫu, các đầu của ống Pitot các lỗ không bị bụi bám bẩn gây sai số khi đo; Kiểm tra vật liệu lọc, ghi ký hiệu (gồm vỏ hộp, bao bì bảo quản mẫu) trước khi lắp ráp vào thiết bị; Lắp ráp thiết bị lấy mẫu theo hướng dẫn của nhà sản xuất và kiểm tra độ kín của thiết bị; Cần bịt kín đầu lấy mẫu để đảm bảo bụi không nhiễm bẩn khi vận chuyển các thiết bị lên sàn công tác; Lắp thiết bị làm lạnh khí thải trước khi đi vào ống hấp phụ hay hấp thụ trong trường hợp nhiệt độ của khí thải quá cao. b) Đo nhiệt độ và vận tốc khí (trường hợp lấy mẫu bụi) Trước khi tiến hành lấy mẫu, cần xác định trọng lượng phân tử, độ ẩm, nhiệt độ, vận tốc khí được quy định tại phụ lục 1 đến 4 hoặc phương pháp đo nhanh để xác định kích thước đầu lấy mẫu, vật liệu lọc phù hợp và các thông số phù hợp với thiết bị lấy mẫu. Dữ liệu này cần được đo ít nhất 1 lần cho mỗi lần thử nghiệm. c) Đo nhiệt độ và vận tốc khí (trường hợp không lấy mẫu bụi) Để xác định mức độ phát thải, các thông tin về khí thải ống khói cần được thực hiện như trọng lượng phân tử, độ ẩm, nhiệt độ, vận tốc… theo yêu cầu thử nghiệm cho mỗi phương pháp. Dữ liệu này cần được đo ít nhất 1 lần cho mỗi lần thử nghiệm.<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0