intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông tư số 14/1999/TT-BTP

Chia sẻ: Son Pham | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

77
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông tư số 14/1999/TT-BTP về việc xét chọn danh hiệu Anh hùng lao động trong ngành Tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông tư số 14/1999/TT-BTP

  1. BỘ TƯ PHÁP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 14/1999/TT-BTP Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 1999 THÔNG TƯ CỦA BỘ TƯ PHÁP SỐ 14/1999/TT-BTP NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC XÉT CHỌN DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH TƯ PHÁP Căn cứ Quyết định số 38/1999/QĐ-TTg ngày 6 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về đối tượng và tiêu chuẩn danh hiệu Anh hùng Lao động Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới; Sau khi trao đổi với Viện Thi đua - Khen thưởng Nhà nước, Bộ Tư pháp hướng dẫn về việc xét chọn danh hiệu Anh hùng Lao động trong ngành Tư pháp như sau: I. ĐỐI TƯỢNG XÉT CHỌN DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG 1. Cá nhân đang công tác trong các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các cơ quan thi hành án, Toà án nhân dân địa phương và Giám đốc Sở Tư pháp. 2. Các tập thể trong ngành Tư pháp bao gồm các đơn vị cơ sở và các tập thể nhỏ thuộc quyền quản lý của Bộ Tư pháp trong đơn vị cơ sở: 2.1. Các đơn vị cơ sở: cơ quan Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Báo Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp; 2.2. Tập thể nhỏ trong các đơn vị cơ sở là đơn vị thành viên của đơn vị cơ sở: các Vụ, Cục, Viện, Tạp chí, Thanh tra Bộ và Văn phòng thuộc cơ quan Bộ; các Khoa, Phòng và các đơn vị thuộc các Trường; các đơn vị thuộc Báo Pháp luật; các Toà và đơn vị thuộc Toà án nhân dân cấp tỉnh. Do đặc thù quản lý ngành, Phòng thi hành án, các Đội thi hành án, các Toà án nhân dân cấp huyện được hiểu thống nhất là các tập thể nhỏ của Sở Tư pháp. II. TIÊU CHUẨN 1. Tiêu chuNn danh hiệu Anh hùng Lao động đối với cá nhân: Cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động phải đạt các tiêu chuNn sau đây: 1.1. Có tinh thần dám nghĩ, dám làm, có sáng tạo trong công tác đạt chất lượng và hiệu quả công tác xuất sắc nhất trong ngành Tư pháp; là tấm gương tiêu biểu và có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành Tư pháp và đất nước;
  2. 1.2. Có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học Pháp lý hoặc vận dụng khoa học pháp lý vào điều kiện thực tế; có sáng kiến mới hoặc giải pháp có giá trị trong công tác tư pháp, hoặc có công trình khoa học pháp lý nổi tiếng, có giá trị đặc biệt được ứng dụng vào công tác tư pháp đem lại hiệu quả cao; 1.3. Có trình độ chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý giỏi. Có công lớn trong việc bồi dưỡng, đào tạo hoặc truyền kinh nghiệm cho đồng nghiệp và cán bộ trẻ trong ngành; 1.4. Có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc được giao, thực hành cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Gương mẫu trong việc chấp hành tốt chính sách, pháp luật của N hà nước. N êu cao tinh thần hợp tác tương trợ; là hạt nhân xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong tập thể; là tấm gương trong xây dựng cuộc sống gia đình có văn hoá. Khi xem xét thành tích của cá nhân cần chú ý xem xét đủ 4 tiêu chuNn nêu trên đây, không được coi nhẹ tiêu chuNn nào. Cả 4 tiêu chuNn hoà quyện vào nhau đưa cá nhân trở thành người mẫu mực, có công lớn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc trong thời kỳ đổi mới. Khi xét thành tích phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho cá nhân cần coi trọng việc xét bề dầy thành tích của cá nhân; chú trọng các tài năng trẻ không ngại khó khăn, dám nghĩ, dám làm trong việc thực hiện các công tác mới hoặc các công tác trọng tâm, đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc, nêu tấm gương sáng cho cán bộ, công chức trong ngành Tư pháp. 2. Tiêu chuNn danh hiệu Anh hùng Lao động đối với tập thể: Tập thể nhỏ, đơn vị cơ sở được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động phải đạt các tiêu chuNn sau đây: 2.1. Là tập thể đi đầu ngành Tư pháp trong toàn quốc về các chỉ tiêu thi đua, chất lượng hiệu quả công tác, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước; 2.2. Đi đầu trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến, đổi mới việc tổ chức thực hiện các công tác Tư pháp; 2.3. Đi đầu trong việc bồi dưỡng, đào tạo trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công chức; là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý để các tập thể khác noi theo; 2.4. Đi đầu trong việc chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của N hà nước: triển khai và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và N hà nước. Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức tham gia quản lý đơn vị và thực hiện tốt Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Tập thể đoàn kết nhất trí, tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, tổ chức chính quyền và các tổ chức quần chúng trong cơ quan vững mạnh toàn diện. Quản lý tốt ngân sách, tài sản được giao quản lý; chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức trong đơn vị. Tập thể được chính quyền, nhân dân địa phương tin tưởng và ca ngợi.
  3. Khi xem xét thành tích của tập thể cần chú ý xem xét đủ 4 tiêu chuNn nêu trên đây, không được coi nhẹ tiêu chuNn nào. Cả 4 tiêu chuNn hoà quyện vào nhau đưa tập thể trở thành tập thể dẫn đầu và mẫu mực trong ngành Tư pháp, có công lớn đóng góp vào sự nghiệp Cách mạng của Đảng, của dân tộc trong thời kỳ đổi mới, Khi xét thành tích phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho tập thể cần coi trọng việc xét bề dầy thành tích của tập thể, chú trọng các tập thể dẫn đầu trong việc tổ chức thực hiện các công tác mới hoặc các công tác trọng tâm, đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc, nêu tấm gương sáng cho các tập thể khác trong ngành Tư pháp. III. THỜI GIAN XÉT THÀNH TÍCH; QUY TRÌNH THỦ TỤC XÉT CHỌN VÀ HỒ SƠ TRÌNH XÉT CHỌN DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG 1. Thời gian xét thành tích. Thời gian xét chọn tính từ năm 1986, khi Đảng và N hà nước thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, trong đó chủ yếu là thành tích từ năm 1990 đến đầu năm 2000. 2. Quy trình, thủ tục xét chọn. 2.1. Đối với cá nhân: - Cá nhân phải tự trình bày bản báo cáo thành tích và bình xét tại tập thể nhỏ trong đơn vị cơ sở. Việc bình xét phải được ghi thành biên bản và Thủ trưởng tập thể nhỏ trình Hội đồng thi đua khen thưởng đơn vị cơ sở xem xét. Cá nhân là Thủ trưởng đơn vị cơ sở phải tự trình bày bản báo cáo thành tích, bình xét tại đơn vị cơ sở và tại Hội đồng thi đua khen thưởng đơn vị cơ sở; - Khi bình xét, từ Hội đồng thi đua khen thưởng đơn vị cơ sở đến Hội đồng thi đua khen thưởng ngành Tư pháp phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ và bỏ phiếu kín. Phiên họp Hội đồng thi đua khen thưởng đơn vị cơ sở phải được ghi thành biên bản và Thủ trưởng đơn vị cơ sở có văn bản trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Đối với phiên họp Hội đồng thi đua khen thưởng ngành Tư pháp phải được ghi thành biên bản và có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. 2.2. Đối với tập thể: - Đối với tập thể nhỏ: Thủ trưởng tập thể nhỏ trình bày báo cáo thành tích và bình xét tại tập thể nhỏ trong đơn vị cơ sở và phải được ghi thành biên bản. Sau khi được tập thể nhỏ nhất trí, Thủ trưởng tập thể nhỏ trình Hội đồng thi đua khen thưởng đơn vị cơ sở xem xét. Khi bình xét, Hội đồng thi đua khen thưởng đơn vị cơ sở xét chọn công khai, dân chủ và bỏ phiếu kín. Phiên họp Hội đồng thi đua khen thưởng đơn vị cơ sở phải được ghi thành biên bản và Thủ trưởng đơn vị cơ sở có văn bản trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp; - Đối với tập thể là đơn vị cơ sở: Thủ trưởng đơn vị cơ sở phải trình bày báo cáo, bình xét tại đơn vị cơ sở và phải được ghi thành biên bản. Sau khi được tập thể đồng ý, Thủ trưởng đơn vị cơ sở có văn bản trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
  4. - Khi bình xét tập thể nhỏ, đơn vị cơ sở, Hội đồng thi đua khen thưởng ngành Tư pháp xét chọn công khai, dân chủ và bỏ phiếu kín. Phiên họp Hội đồng thi đua khen thưởng ngành Tư pháp phải được ghi thành biên bản và có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. 3. Hồ sơ trình xét chọn gồm có: 3.1. Bản báo cáo thành tích công tác của cá nhân, tập thể được đề nghị xét tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lao động do Thủ trưởng đơn vị cơ sở xác nhận, ký tên, đóng dấu (bản báo cáo thành tích của Toà án nhân dân cấp huyện và Đội thi hành án phải có ý kiến nhất trí của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp); 3.2. Biên bản họp bình xét và văn bản đề nghị xét chọn danh hiệu Anh hùng Lao động đối với cá nhân, tập thể do Thủ trưởng đơn vị cơ sở xác nhận, ký tên, đóng dấu; 3.3. Biên bản họp của Hội đồng thi đua khen thưởng đơn vị cơ sở và biên bản họp của Hội đồng thi đua khen thưởng ngành Tư pháp; 3.4. Văn bản đề nghị xét chọn của Thủ trưởng đơn vị cơ sở kèm theo đề nghị của Hội đồng thi đua khen thưởng đơn vị cơ sở. Đối với tập thể, cá nhân thuộc cơ quan Bộ do Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng cơ quan Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị xét chọn. Riêng đối với các trường hợp sau đây, ngoài những loại giấy tờ trên, hồ sơ trình xét chọn còn phải có thêm: - Văn bản hiệp y của Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị xét chọn Toà án nhân dân cấp huyện và cá nhân thuộc Toà án nhân dân cấp huyện; - Hội đồng thi đua khen thưởng ngành Tư pháp xét và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình xét chọn Toà án nhân dân cấp huyện, cá nhân thuộc Toà án nhân dân cấp huyện; cá nhân, tập thể thuộc Toà án nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Các cá nhân, tập thể thuộc Toà án nhân dân địa phương, cơ quan thi hành án, Giám đốc Sở Tư pháp và Sở Tư pháp được Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình xét chọn phải có văn bản hiệp y của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hồ sơ trình xét chọn gồm 5 bộ, mỗi loại giấy tờ trong bộ hồ sơ phải là bản gốc (bản chính). Các văn bản trong hồ sơ trình xét chọn phải sạch, đẹp, không tNy xoá, sửa chữa tuỳ tiện; ghi đúng, đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, chức danh, đơn vị hành chính. 4. Thời gian nộp hồ sơ trình xét chọn. Việc xem xét, trình tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lao động trong ngành Tư pháp từ nay đến trước ngày Đại hội Anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ VI chỉ làm một đợt. Vì vậy, các địa phương, đơn vị gửi hồ sơ trình xét chọn về Bộ Tư pháp trước ngày 30 tháng 3 năm 2000. Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ xét chọn cá nhân,
  5. IV. NHỮNG NGƯỜI LẬP THÀNH TÍCH ĐỘT XUẤT N hững cá nhân, tập thể trong ngành Tư pháp lập thành tích dũng cảm, sáng tạo, mưu trí, dám hy sinh thân mình bảo vệ tính mạng tài sản của tập thể, của nhân dân; nêu tấm gương sáng trong ngành, cần lập hồ sơ đề nghị phong tặng Anh hùng Lao động đột xuất ngay sau khi lập được thành tích. Quy trình thủ tục xét chọn và hồ sơ trình xét chọn theo hướng dẫn tại điểm 2, 3 Mục III trên đây. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để nghiên cứu giải quyết. Nguyễn Văn Sản (Đã ký)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2