intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thủ tục điều tra xử lý vụ việc chống trợ cấp

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

91
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo và hưỡng dẫn thủ tục về Thủ tục điều tra xử lý vụ việc chống trợ cấp

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thủ tục điều tra xử lý vụ việc chống trợ cấp

  1. Thủ tục điều tra xử lý vụ việc chống trợ cấp Lĩnh vực thống kê:lý cạnh tranh Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Bộ Công Thương Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Bộ trưởng Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Quản lý cạnh tranh Cách thức thực hiện:Qua Bưu điện Trụ sở cơ quan hành chính Qua Fax Thời hạn giải quyết: 1. Thụ lý Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ, Cục Quản lý cạnh ttranh sẽ thông báo cho tổ chức, các nhân nộp hồ sơ để bổ sung. Thời hạnh bổ sung hồ sơ không được ngắn hơn 30 ngày kể từ ngày cá nhân, tổ chức được yêu cầu bổ sung hồ sơ nhận được thông báo. 2. Thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Quản lý cạnh tranh chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ra quyết định điều tra. 3. Tổ chức tham vấn: Chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức phiên tham vấn, các bên liên quan phải gửi văn bản đăng ký tham gia phiên tham vấn cho Cụa Quản lý cạnh tranh trong đó nêu rõ nững vấn đề cần tham vấn kèm theo lập luận bằng văn bản. Trong thời hạn 07 ngày làm việc tính từ ngày tổ chức tham vấn, các bên liên quan có quyền gửi văn bản trình bày thêm quan điểm của mình liên quan đến vụ việc chống trợ cấp cho Cục Quản lý cạnh tranh. 4. Quyết định điều tra vụ việc chống trợ cấp: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Cục Quản lý cạnh tranh tiếp nhận hồ sơ đầy đủ nội dung quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh chống trợ cấp,
  2. Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra; Trường hợp đặc biệt, thời hạn ra quyết định điều tra có thể được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. 5. Thông báo quyết định điều tra vụ việc chống trợ cấp: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Cục Quản lý cạnh tranh thông báo quyết định điều tra cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, các nhà sản xuất, xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp và công bố cho các bên liên quan. 6. Kết luận sơ bộ: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh công bố kết luận sơ bộ về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra; Trường hợp đặc biệt, thời hạn công bố kết luận sơ bộ có thể được gia hạn nhưng không quá 60 ngày. 7. Quyết định áp thuế chống trợ cấp tạm thời: Sau 07 ngày làm việc tính tưh ngày có kết luận điều tra sơ bộ, Cục Quản lý cạnh tranh phải gửi bản báo cáo điều tra và kết luận điều tra sơ bộ lên Bộ trưởng Bộ Công Thương và trong trường hợp cần thiết kiến nghị Bộ Trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời. 8. Áp dụng biện pháp cam kết: Sau khi có kết luận sơ bộ và chậm nhất không quá 30 ngày trước khi kết thức giai đoạn điều tra, đại diện hợp pháp hoặc chính phủ nước, vùng lãnh thổ của người bị yêu cầu có thể gửi văn bản cam kết trực tiếp đến Bộ Công Thương thông qua Cục Quản lý cạnh tranh hoặc đến các nhà sản xuất trong nước để xem xét trước khi đệ trình lên Cục Quản lý cạnh tranh. Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được văn bản Cam kết loại trừ trợ cấp, Cục Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm xem xét và đề xuất ý kiến để Bộ Trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định. 9. Kết luận cuối cùng: Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thức quá trình điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết luận cuối cùng, Cục Quản lý cạnh tranh gửi hồ sơ vụ việc chống trợ cấp lên Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp. 10. Quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc chống trợ cấp, Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp xem xét các kết luận của
  3. Cục Quản lý cạnh tranh; thảo luận và quyết định theo đa số về việc không hoặc có trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hạn dangd kể cho ngành sản xuất trong nước; kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp. 11. Khiếu nại quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định về áp dụng thuế chống trợ cấp, nếu các bên liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng biện pháp chống trợ cấp không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Công Thương. Trong thgời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm giải quyết khiếu nại; Trường hợp đặc biệt thời hạn giải quyết khiếu nại được gia hạn nhưng không quá 60 ngày và phải thông báo bằng phương thức thích hợp cho tổ chức, các nhân có khiếu nại Đối tượng thực hiện:Tổ chức TTHC yêu cầu trả phí, lệ phí: Không Kết quả của việc thực hiện TTHC:Quyết định hành chính Tên bước Mô tả bước 1. Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, 25-Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; 2. Bước 2: Cục kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp pháp, Cục thông báo bằng văn bản
  4. Tên bước Mô tả bước cho doanh nghiệp đề hoàn chỉnh hồ sơ (trong trường hợp doanh nghiệp nộp trực tiếp, Cục kiểm tra tại chỗ hồ sơ, giải thích cho doanh nghiệp về yêu cầu của hồ sơ và trả lại hồ sơ để bổ sung); 3. Bước 3: Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Cục tiếp nhận và thụ lý hồ sơ; 4. Bước 4: Thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp; 5. Bước 5: Quyết định điều tra vụ việc chống trợ cấp; 6. Bước 6: Quyết định điều tra vụ việc chống trợ cấp; 7. Bước 7: Tổ chức tham vấn; 8. Bước 8: Kết luận sơ bộ; 9. Bước 9: Quyết định áp thuế chống trợ cấp tạm thời; 10. Bước 10: Áp dụng biện pháp cam kết;
  5. Tên bước Mô tả bước 11. Bước 11: Kết luận cuối cùng; 12. Bước 12: Quyết định về việc áp dụng thuế chống trợ cấp; 13. Bước 13: Khiếu nại quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp. Thành phần hồ sơ 1. Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp; 2. Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trong đó có tên gọi của hàng hóa, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và mức thuế nhập khẩu đang áp dụng, xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu; 3. Mô tả khối lượng, số lượng, đơn giá và trị giá của hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 12 tháng trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
  6. Thành phần hồ sơ 4. Mô tả khối lượng, số lượng, đơn giá và trị giá của hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước trong thời hạn 12 tháng trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp; 5. Thông tin về các chính sách trợ cấp của Chính phủ nước ngoài, tình hình và hình thức trợ cấp; 6. Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước do hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra; 7. Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp; 8. Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng; Số bộ hồ sơ: 01 bộ Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định
  7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định 1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ Pháp lệnh số 22/2004/PL- cấp (đang xây dựng) UBTVQ... Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:Không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2