Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
THUẬT TOÁN ĐỊNH VỊ TDOA TRONG MÔ HÌNH<br />
HỆ THỐNG RA ĐA THỤ ĐỘNG VỚI TRẠM THU CƠ ĐỘNG<br />
Lương Văn Trình*, Trần Văn Hùng<br />
Tóm tắt: Mô hình hệ thống ra đa thụ động hai vị trí định vị mục tiêu là các<br />
nguồn bức xạ theo nguyên lý TDOA sử dụng trạm thu cơ động cho phép nâng cao<br />
khả năng cơ động, linh hoạt trong thay đổi vùng và hướng trinh sát. Trên cơ sở mô<br />
hình hệ thống, xây dựng thuật toán định vị ước lượng tọa độ và các tham số chuyển<br />
động của mục tiêu, đưa ra đánh giá độ chính xác định vị của thuật toán khi có tính<br />
đến sai số đo.<br />
Từ khóa: Ra đa thụ động, Nguồn bức xạ, Thuật toán định vị TDOA, Trạm thu cơ động.<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mô hình hệ thống ra đa thụ động với việc sử dụng nhiều trạm thu cố định phân bố có<br />
ưu điểm là cho phép định vị nhanh mục tiêu với độ chính xác cao. Tuy nhiên, với địa hình<br />
Việt nam việc sử dụng nhiều trạm thu cố định phân bố gây khó khăn trong triển khai hệ<br />
thống; phức tạp trong liên kết thông tin, dữ liệu và đồng bộ giữa các trạm thu với trung<br />
tâm xử lý; thu được tín hiệu của cùng một mục tiêu từ nhiều trạm thu phân bố [1,2]. Trong<br />
tài liệu [3-5] nghiên cứu mô hình hệ thống ra đa thụ động hai vị trí với trạm thu cơ động.<br />
Việc sử dụng trạm thu cơ động cho phép nâng cao khả năng cơ động, linh hoạt trong điều<br />
chỉnh hướng và khu vực trinh sát, đơn giản trong thực hiện kỹ thuật và triển khai hệ thống.<br />
Nội dung bài báo là nghiên cứu thuật toán định vị TDOA (Time Difference of Arrival)<br />
trong mô hình hệ thống ra đa thụ động hai vị trí với trạm thu cơ động, dẫn ra đánh giá hiệu<br />
quả định vị của thuật toán khi có tính đến sai số đo.<br />
2. THUẬT TOÁN ĐỊNH VỊ TDOA TRONG MÔ HÌNH HỆ THỐNG RA ĐA<br />
THỤ ĐỘNG HAI VỊ TRÍ VỚI TRẠM THU CƠ ĐỘNG<br />
Cấu trúc không gian của thuật toán định vị TDOA trong mô hình hệ thống ra đa thụ động<br />
hai vị trí với trạm thu cơ động được mô tả trên hình 1. Vị trí trạm thu cố định T1 được chọn<br />
là gốc tọa độ O (0,0,0) của hệ thống; ( x 2 / i , y 2 / i , z 2 / i ) - tọa độ của trạm thu cơ động T2 ;<br />
( xM / i , yM / i , zM / i ) - tọa độ của mục tiêu M . Trong khoảng thời gian quan sát 0, t n , ở đây<br />
n - số điểm đo, tại mỗi điểm đo ti , i 0, n xác định được hiệu cự ly [1,2]:<br />
d i ct i r2 / i r1 / i , (1)<br />
<br />
với r1 / i xM2 / i yM2 / i zM2 / i ; r2 / i xM / i x2 / i 2 yM / i y2 / i 2 zM / i z2 / i 2 ;<br />
c 3108 m/c; ti - hiệu thời điểm xuất hiện tín hiệu của mục tiêu trên đầu ra máy thu<br />
tại các trạm thu T1 , T2 ; Li x22/ i y22/ i z22/ i - khoảng cách giữa hai trạm thu.<br />
Để phù hợp với các qui luật chuyển động của mục tiêu, quỹ đạo chuyển động của mục<br />
tiêu M được mô tả gần đúng bằng hệ các đa thức bậc K [1]:<br />
K K K<br />
xM / i x0 tip k x / p , yM / i y0 tip k y / p , zM / i z0 tip k z / p , (2)<br />
p 1 p 1 p 1<br />
<br />
trong đó, x0 , y 0 , z 0 - tọa độ của mục tiêu tại thời điểm t0 0 ; k x / p , k y / p , k z / p - các tham<br />
số chuyển động (vận tốc, gia tốc, …) của mục tiêu theo các trục tọa độ tương ứng;<br />
r1 / 0 x02 y02 z02 - cự ly ban đầu của mục tiêu so với trạm thu T1 .<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 19<br />
Ra đa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thuật toán định vị TDOA ước lượng tọa độ của mục tiêu xM , yM , zM được được mô<br />
tả bằng hệ phương trình [5]:<br />
d x x 2 y y 2 z z 2 x 2 y 2 z 2<br />
i M /i 2/i M /i 2/i M /i 2/i M /i M /i M /i<br />
(3)<br />
i 1,..., n,<br />
Biến đổi hệ phương trình (3), nhận được hệ phương trình tương đương:<br />
1 2<br />
x2 / i x M / i y 2 / i y M / i z 2 / i z M / i d i r1 / i Li d i<br />
2<br />
2<br />
(4)<br />
<br />
i 1,..., n.<br />
Khi có sự chuyển động của mục tiêu M và trạm thu cơ động T2 , tại mỗi điểm đo ti ,<br />
xác định được các tham số d i , Li , x2 / i , y2 / i , z 2 / i , i 1,..., n . Khi thay thế các tọa độ của<br />
mục tiêu (2) vào hệ phương trình (4), ước lượng tọa độ và các tham số chuyển động của<br />
mục tiêu nhận được bằng việc giải hệ phương trình [4]:<br />
1 2 K K K <br />
Li d i<br />
2<br />
x x<br />
2/i 0 t p<br />
k <br />
i x/ p y y<br />
2/i 0 t p<br />
k <br />
i y/ p z z<br />
2/i 0 tip k z / p d i r1 / i<br />
2 p 1 p 1 p 1 (5)<br />
<br />
i 1,..., n ,<br />
trong đó<br />
2 2 2<br />
2 2 2<br />
K K K <br />
r1 / i x y z<br />
M /i x0 tip k x / p y0 tip k y / p z0 tip k z / p (6)<br />
M /i M /i<br />
p 1 p 1 p 1 <br />
Việc giải hệ phương trình phi tuyến (5) rất phức tạp, vì vậy sử dụng phương pháp gần<br />
đúng khai triển hàm r1/ i (6) thành dãy Taylor bậc S theo biến ti tại lân cận điểm<br />
( x0 , y 0 , z 0 ) :<br />
S<br />
tip ( p ) r1 / i S<br />
r1 / i r1 / i x0 , y0 , z 0 ( p)<br />
r1 / 0 tip p , (7)<br />
p 1 p! ti ( x0 , y 0 , z 0 ) p 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20 L.V.Trình, T.V.Hùng, “Thuật toán định vị TDOA… trạm thu cơ động.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
1 ( p ) r1 / i<br />
trong đó, p - các hệ số khai triển. Khi thay thế hàm r1 / i (7) vào hệ<br />
p! ( p )ti ( x0 , y 0 , z 0 )<br />
<br />
phương trình (5), ta nhận được hệ phương trình:<br />
2 2<br />
K<br />
p<br />
K<br />
p<br />
K<br />
p<br />
S<br />
p<br />
<br />
Li di 2 x2 / i x0 ti k x / p 2 y2 / i y0 ti k y / p 2 z2 / i z0 ti k z / p 2d i r0 ti p (8)<br />
p 1 p 1 p 1 p 1 <br />
<br />
i 1,..., n,<br />
Đưa hệ phương trình (8) về dạng ma trận:<br />
m gX , (9)<br />
<br />
trong đó, X x0 , y0 , z0 , k x / 1 ,..., k x / K , k y / 1 ,..., k y / K , k z / 1 ,..., k z / K , r0 , 1 ,..., S T<br />
- véctơ<br />
3( K 1) S 1 - tham số cần xác định, với ( x0 , y0 , z0 , k x /1 ,..., k x / K , k y /1 ,..., k y / K ,<br />
k z / 1 ,..., k z / K ) - tham số mang thông tin, r0 , 1 ,.., S - tham số không mang thông tin;<br />
<br />
m L12 d12 ,..., L2n d n2 T<br />
- véctơ tham số đo nhận được;<br />
x2 / i y2 / i z 2 / i ti x2 / i ... tiK x2 / i ti y2 / i ... tiK y2 / i ti z 2 / i ... tiK z 2 / i d i ti d i ... tiK d i <br />
<br />
g 2... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... <br />
i 1,..., n. <br />
<br />
là ma trận tham số đo nhận được.<br />
Ước lượng tọa độ và các tham số chuyển động của mục tiêu theo phương pháp sai số<br />
bình phương nhỏ nhất khi giải hệ phương trình (9) có dạng [5,6]:<br />
1<br />
X* gT g gT m . (10)<br />
<br />
trong đó <br />
X* x0* , y0* , z0* , k x* / 1 , ... , k x* / K , k *y / 1 , ... , k *y / K , k z*/ 1 , ... , k z*/ .K , r0* , 1* ,..., S* <br />
T<br />
-<br />
T<br />
véctơ ước lượng nhận được; g - ma trận tham số chuyển vị.<br />
3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỊNH VỊ CỦA THUẬT TOÁN<br />
Kết quả ước lượng tọa độ và các tham số chuyển động của mục tiêu X* theo thuật toán<br />
(10) nhận được khi giải hệ phương trình (9), vì thế cần phải đánh giá độ tin cậy khi giải hệ<br />
phương trình (9). Để đánh giá độ tin cậy, cần đánh giá phụ thuộc hạng của ma trận g vào<br />
mô hình động học chuyển động của trạm thu cơ động T2 và cấu trúc không gian phân bố<br />
các trạm thu. Trong ngôn ngữ lập trình Matlab, để đánh giá hạng của ma trận g sử dụng<br />
hàm rank g, tol , ở đây tol - ngưỡng đánh giá. Để hạng của g đầy đủ thì các hàng của<br />
ma trận g độc lập tuyến tính với nhau. Tuy nhiên, trạm thu cơ động T2 có khả năng cơ<br />
động thấp, vì thế để hạng của ma trận g đầy đủ, hay để nhận được ước lượng tọa độ (10)<br />
tin cậy, thì cần tiến hành đo tại nhiều điểm.<br />
Tiến hành phân tích và đánh giá hiệu quả định vị của thuật toán định vị TDOA (10)<br />
trong mô hình hệ thống ra đa thụ động hai vị trí với trạm thu cơ động trên cơ sở mô hình<br />
hóa thống kê. Trạm thu cơ động T2 với vật mang là thiết bị bay chuyển động theo quỹ đạo<br />
đường tròn, bán kính 20 km, độ cao 5 km và có tâm là trạm thu cố định T1 .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 21<br />
Ra đa<br />
<br />
Khi tính đến sai số đo, mỗi giá trị đo hiệu khoảng cách được bổ sung sai số ngẫu nhiên<br />
<br />
d d i d / i có phân bố chuẩn d / i N 0, d2 . Khi mô hình hóa thống kê có tính đến<br />
*<br />
i<br />
sai số đo, sai số trung bình bình phương của ước lượng tọa độ trong khoảng quan sát được<br />
xác định theo công thức [1,2]:<br />
1 n 1 n 1 n<br />
Dxср <br />
n i 1<br />
x M /i x *<br />
M /i2<br />
, D ср<br />
y <br />
n i 1<br />
<br />
y M /i y *<br />
M /i<br />
2<br />
<br />
, Dz<br />
ср<br />
<br />
n i 1<br />
2<br />
z M / i z M* / i , <br />
* * *<br />
trong đó x M / i , y M / i , z M / i - tọa độ chính xác của mục tiêu; x M / i , y M / i , z M / i - tọa độ<br />
<br />
đánh giá nhận được bằng thay kết quả đánh giá X* của thuật toán (10) vào hệ (2).<br />
Phương sai sai số ước lượng tọa độ được xác định bằng trung bình hóa thống kê theo số<br />
N thực nghiệm:<br />
N N N<br />
1 1 1<br />
Dx Dxср Dсрx , Dy Dyср Dсрy , Dz Dzср D ср<br />
z ,<br />
N p 1 N p 1 N p 1<br />
<br />
để đảm bảo tính tổng quát và tin cậy của thực nghiệm, chọn N 10 4 lần.<br />
Khi này, độ lệch của ước lượng tọa độ mục tiêu được xác định bằng công thức:<br />
<br />
D Dx Dy Dz . (11) tol<br />
10-3 10-4 10-5 10-6<br />
K<br />
Trong bảng chỉ ra kết quả đánh giá phụ thuộc 0 4 4 4 4<br />
rank g, tol vào ngưỡng đánh giá tol đối với 1 9 9 9 9<br />
các phương án chuyển động của mục tiêu hay 2 14 14 14 14<br />
bậc K của các đa thức (2). Kết quả nhận được<br />
chỉ ra, hạng của ma trận g đầy đủ đối với các phương án chuyển động của mục tiêu, đảm<br />
bảo nhận được đánh giá tin cậy của thuật toán (10).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trên hình 2 mô tả đồ thị quan hệ giữa độ lệch ước lượng tọa độ với cự ly mục tiêu<br />
trong trường hợp mục tiêu không chuyển động, hệ số K 0 với các tham số Li 20,6<br />
km, d 30 m (tương ứng sai số đồng bộ thời gian giữa các trạm thu 100ns), n 30 .<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Kết quả mô hình hóa với giả thiết khoảng cách giữa các trạm thu Li 20,6 km, sai số<br />
đo hiệu cự ly d 30 m, nhận thấy: tại cự ly r1 / 0 100 km, độ lệch ước lượng tọa độ<br />
<br />
<br />
22 L.V.Trình, T.V.Hùng, “Thuật toán định vị TDOA… trạm thu cơ động.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
bằng 0,69 km (tương đương 0,69% r1 / 0 ); tại cự ly r1 / 0 200 km, độ lệch ước lượng tọa độ<br />
bằng 2,74 km (tương đương 1,37% r1 / 0 ); tại cự ly r1 / 0 300 km, độ lệch ước lượng tọa độ<br />
bằng 6,47 km (tương đương 2,16% r1 / 0 ). Từ các đánh giá cho thấy, thuật toán định vị<br />
TDOA trong mô hình hệ thống ra đa thụ động hai vị trí với trạm thu cơ động đảm bảo độ<br />
chính xác định vị khi có tính đến sai số đo. Thuật toán có dạng ma trận tường minh, các dữ<br />
liệu đo đạc gắn với mốc thời gian tuần tự cho phép thuận tiện mô tả bằng ngôn ngữ lập<br />
trình trên máy tính, cũng như trên các mạch tích hợp. Tuy nhiên, thuật toán sẽ có sai số<br />
định vị lớn trong trường hợp mục tiêu cơ động hoặc chuyển động nhanh do cần phải đánh<br />
giá tại nhiều điểm đo.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Кондратьев В.С., Котов А.Ф., Марков Л.Н., “Многопозиционные<br />
радиолокационные системы”, М.: Радио и связь, 1986. - 264 с.<br />
[2]. Черняк В.С., “Многопозиционная радиолокация”, М.: Радио и связь,1993.- 416с.<br />
[3]. Lương Văn Trình, Trần Văn Hùng, “Mô hình hệ thống ra đa thụ động tam giác đạc<br />
với trạm thu cơ động”, Tạp chí Nghiên cứu KHKT-CNQS, Số Kỷ niệm 55 năm Viện<br />
KHCNQS, 10-2015. - T. 234 - 330.<br />
[4]. Паршин Ю.Н., Лыонг Ч.В, “Разработка гиперболического алгоритма<br />
определения координат источника радиоизлучения”, Вестник РГРТУ, Рязань.<br />
2013. №1 (выпуск 43). С. 32-38.<br />
[5]. Du H.J. и Lee P.Y, “Passive Geolocation Using TDOA Method from UAVs and<br />
Ship/Land-Based Platforms for Maritime and Littoral Area Surveillance”, Defence<br />
R&D Canada - Ottawa, TECHNICAL MEMORANDUM, DRDC Ottawa TM 2004-<br />
033, February 2004. - P. 11 - 32.<br />
[6]. Hing Cheung SO, Shun Ping HUI, “Constrained location algorithm using TDOA<br />
measurements”, International Journal of Control and Automation. December 2009. -<br />
Vol. 2, No. 4. - Р. 3291-3293.<br />
ABSTRACT<br />
TDOA POSITIONING ALGORITHM IN PASSIVE RADAR SYSTEM<br />
MODEL WITH MOBILE STATION<br />
Two-position passive radar system model positioned target being the radio<br />
source according to the TDOA principle uses mobile stations to enhance<br />
maneuverability, flexibility in changing observation region and direction. Based on<br />
the system model, building positioning algorithm estimates coordinate and motion<br />
parameters of target, cites estimation about the positioning accuracy of the<br />
algorithm taking into account measurement error.<br />
Keywords: Passive radar, Radio source, TDOA positioning algorithm, Mobile receiver station.<br />
<br />
Nhận bài ngày 30 tháng 11 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 03 tháng 3 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 6 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Ra đa/ Viện KH-CN quân sự .<br />
*<br />
E-mail: lgtrinh76@yahoo.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 23<br />