Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
THUẬT TOÁN TRÁNH VẬT CẢN CHO ROBOT DỰA TRÊN<br />
CẢI TIẾN KỸ THUẬT ELASTIC STRIPS<br />
Nông Minh Ngọc*1, Phạm Đình Lâm1, Đỗ Năng Toàn2<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày về một phương pháp tránh vật cản được kế thừa và<br />
cải tiến từ phương pháp Elastic strips cho mobile robot. Thuật toán Elastic strips<br />
nguyên gốc dựa trên việc tính toán quỹ đạo di chuyển của mobile robot và cập nhật<br />
quỹ đạo mới theo thời gian thực dựa trên lý thuyết về trường lực nhân tạo (Artificial<br />
Potential Field) được đề xuất bởi O. Khatib. Mobile robot sẽ di chuyển từ vị trí ban<br />
đầu đến điểm đích được xác định trước đó, trong suốt hành trình di chuyển, dựa<br />
trên hệ thống cảm biến để phát hiện vật cản, thuật toán được áp dụng và tính toán<br />
cập nhật vị trí kế tiếp cho robot tại từng thời điểm cụ thể.<br />
Từ khóa: Collision avoidance, Avoidance obstacle, Elastic strips, Mobile robot.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Ngày nay, công nghệ robot ngày càng được áp dụng và phục vụ phổ biến trong sản<br />
xuất và trong cuộc sống hàng ngày. Robot đã có một vị trí quan trọng khó có thể thay thế<br />
được, thay thế con người trong các công việc nguy hiểm, môi trường độc hại và hơn thế<br />
nữa. Lĩnh vực robotic ngày càng chiếm được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa<br />
học, nghiên cứu xã hội, trong đó việc nghiên cứu công nghệ robot đang là một hướng<br />
nghiên cứu hoàn toàn phù hợp trong xã hội hiện đại, và công nghệ toàn cầu phát triển.<br />
Cùng với sự phát triển của công nghệ robot, các chức năng và yêu cầu về hệ thống cảm<br />
biến, các thuật toán áp dụng cho robot vượt vật cản, cảnh báo các va chạm đối với các đối<br />
tượng, môi trường hoạt động của robot đã và đang được đề ra và đòi hỏi sự chính xác<br />
nhằm đảm bảo các hoạt động của robot gần nhất, chính xác nhất đối với các hoạt động của<br />
con người trong thực tại.<br />
Bởi vậy, tránh va chạm hay cảnh báo va chạm của robot đã và đang là một trong những<br />
vấn đề quan trọng được nghiên cứu và áp dụng thành công cho các mobile robot, robot tay<br />
máy. Hầu hết mọi robot đều phải được trang bị tính năng phát hiện, xử lý và né tránh va<br />
chạm đối với các đối tượng, môi trường hoạt động của mình, hệ thống này giúp cho robot<br />
phát hiện vật cản, ngăn chặn các va chạm đáng tiếc có thể xảy ra. Để thực hiện được việc<br />
này, ngoài việc trang bị hệ thống cảm biến (quang học, laser, hình ảnh…) thì việc cài đặt<br />
và thực hiện các thuật toán phát hiện và tránh va chạm là một trong những cách thức giúp<br />
cho robot lựa chọn và đưa ra các quyết định trong các tình huống được cảnh báo về va<br />
chạm trong quá trình hoạt động của mình. Trong đó, các yêu cầu về tính chính xác, tính ổn<br />
định, tính thời gian thực và đảm bảo các yêu cầu về mặt tính toán của các thuật toán này<br />
chiếm vai trò quan trọng.<br />
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về vượt vật cản theo thời gian thực<br />
được đề xuất, các nghiên cứu này tập trung vào việc phát hiện các vật cản (thông qua hệ<br />
thống cảm biến); tính toán các giá trị về khoảng cách, vị trí của vật cản; tính toán vị trí và<br />
thay đổi quỹ đạo di chuyển theo thời gian thực đảm bảo không xảy ra va chạm hay tắc<br />
nghẽn trong quá trình di chuyển.<br />
Phương pháp chia lưới xác định (Certainty grid) được đề xuất bởi P. Moravec [1],<br />
phương pháp này biểu diễn vùng hoạt động của robot bằng một mảng hai chiều các phần<br />
<br />
<br />
<br />
92 N.M.Ngọc, P.Đ.Lâm, Đ.N.Toàn, “Thuật toán tránh vật cản… Elastic Strips.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
tử hình vuông, gọi là các cell. Mỗi cell chứa một giá trị xác định (Certainty value) gọi là<br />
CV thể hiện mức độ đáng tin cậy rằng có vật cản xuất hiện trong cell đó. Giá trị của CV là<br />
khoảng cách đo hướng tâm đến vật cản gần nhất nhằm trong phạm vi hình nón được xác<br />
định thông qua hệ thống cảm biến siêu âm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Phương pháp chia lưới xác định.<br />
Hạn chế của phương pháp này là việc sử dụng hàm xác suất cập nhật giá trị CV của<br />
lưới xác định, đồng thời giá trị CV của các cell gần trục, gần biên sẽ không đúng với thực<br />
tế, đồng thời có nhiều vấn đề đã xảy ra trong việc tính toán khoảng cách của các vật cản<br />
dẫn đến việc giá trị sai lệch của các giá trị các định CV.<br />
Phương pháp trường lực nhân tạo-Artificial Potential Field (APF) là ý tưởng được đề<br />
xuất bởi O.Khatib [2], trong đó robot di chuyển trong một trường lực nhân tạo được tạo ra<br />
bởi các vector lực từ (lực phản, lực ngẫu nhiên, lực hấp dẫn) các vật cản và vị trí đích.<br />
APF là vector tổng hợp lực của các lực đối với vật cản (lực phản) và lực hướng đích (lực<br />
kéo). Thông qua vector tổng hợp lực này, vị trí mới của robot sẽ được tính toán và quá<br />
trình đó được lặp đi lặp lại cho đến khi robot đến được vị trí đích.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Phương pháp Artificial Potential Field.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 93<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
Mở rộng đề xuất của O.Khatib về lý thuyết trường lực nhân tạo APF, một số tác giả đã<br />
phát triển nâng cấp và ứng dụng lý thuyết này nhằm giải quyết các bài toán vượt vật cản<br />
cho robot như: Krogh và Thorpe [10] cũng đã đề nghị một phương pháp kết hợp cho việc<br />
lập quỹ đạo chuyển động toàn cục hay cục bộ cho robot theo hướng tiếp cận khái quát hóa<br />
trường tiềm năng- “Generalized Potential Field”.<br />
Các cách tiếp cận trên đều có những cải tiến đáng kể, nhưng thuần túy dựa trên lý<br />
thuyết mà không được cài đặt cho robot với dữ liệu cảm biến thực sự. Bởi vậy, Brooks<br />
[8,9] và Arkin [1] đã tiến hành cài đặt phương pháp này cho một mobile robot (được trang<br />
bị một hệ thống cảm biến siêu âm xung quanh). Việc cài đặt của Brooks bằng cách xử lý,<br />
đọc từng tín hiệu của cảm biến siêu âm và tính toán các vector lực đẩy nếu có của các vật<br />
cản. Nếu như tổng hợp các vector lực đẩy đó vượt qua một ngưỡng nhất định, robot dừng<br />
lại, chuyển hướng di chuyển trùng với hướng của lực tổng hợp và di chuyển tiếp.<br />
Tác giả O. Khatib [2, 3, 11, 12] đã đề xuất một phương pháp vượt vật cản cho mobile<br />
robot đó là “Dải đàn hồi- Elastic strips”, ý tưởng đề ra đó là việc xác định robot di chuyển<br />
từ vị trí xuất phát đến điểm đích trên một quỹ đạo cố định và trong quá trình di chuyển,<br />
robot sẽ gặp các vật cản và lúc này quỹ đạo của robot được thay đổi theo lý thuyết của một<br />
dải dây đàn hồi. Khi tiếp cận với vật cản, trường lực ảo sẽ được phát sinh giữa robot và vật<br />
cản dựa trên lý thuyết về trường lực tiềm năng (Potential Field).<br />
Phương pháp Elastic strips cho thấy khả năng dẫn hướng cho mobile robot trong quá<br />
trình di chuyển ổn định và hiệu quả hơn so với phương pháp APF đã đề xuất ở trên. Các<br />
ứng dụng của Elastic strips cũng đã được cài đặt thuận lợi và dễ dàng cho hệ thống robot<br />
nhiều bậc tự do, tay máy. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa khâu lập lịch di chuyển với khâu<br />
thực thi chuyển động của robot đã được kiểm chứng và đem lại kết quả tốt. Đồng thời,<br />
thuật toán này cũng tối ưu hóa và hỗ trợ cho mobile robot có thể di chuyển theo quỹ đạo<br />
đã được thiết kế, có khả năng vượt các vật cản trong quá trình di chuyển và đặc biệt hơn,<br />
thuật toán này phù hợp với những môi trường thực tế.<br />
2. CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP ELASTIC STRIPS<br />
2.1. Phương pháp Elastic Strips<br />
Phương pháp Elastic strips đã được đề xuất bởi O.Khatib [4, 7, 11] với giả thiết rằng<br />
robot di chuyển trên một quỹ đạo từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc, trong môi trường<br />
thực tế. Khi đó: quỹ đạo di chuyển của robot sẽ được ví như dải đàn hồi.<br />
Ưu điểm của phương pháp đó là việc cài đặt dễ dàng cho robot tự hành và tay máy, tối<br />
ưu hơn cho thuật toán tránh vật cản trong hệ thời gian thực và môi trường thực tế (không<br />
xác định).<br />
Tác giả đã giả thiết rằng quỹ đạo dưới tác động của các lực hướng đích, phản lực (nếu<br />
có) từ các vật cản thì dải đàn hồi sẽ được điều chỉnh và cập nhật tại mỗi thời điểm cụ thể<br />
trong quá trình di chuyển của robot.<br />
2.1.1. Nội lực (Internal force)<br />
Nội lực- hay nói cách khác là lực điều khiển hướng đích được ví như một trường lực<br />
ảo được tạo do điểm đích tác động lên robot nhằm kéo robot hướng về điểm đích ban đầu.<br />
Việc xác định và tính toán nội lực dựa trên công thức (1).<br />
d ij1 <br />
e<br />
f i k c i 1<br />
d di j<br />
<br />
p i 1 p ij1 p ij p ij1 (1)<br />
j j <br />
<br />
<br />
94 N.M.Ngọc, P.Đ.Lâm, Đ.N.Toàn, “Thuật toán tránh vật cản… Elastic Strips.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Thành phần nội lực và ngoại lực của phương pháp Elastic Strips.<br />
Trong đó:<br />
p ij1 , p ij1 , p ij1 : trạng thái vị trí của robot tại thời điểm i-1, i, i+1,<br />
d ij1 , d ij , d ij1 : khoảng cách vị trí của robot tại thời điểm i-1, i, i+1,<br />
kc : hệ số lực của nội lực được thiết lập cho việc tính toán.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Quỹ đạo di chuyển của robot trên cơ sở phương pháp Elastic Strips.<br />
2.1.2. Ngoại lực (External force)<br />
Ngoại lực- được ví như là phản lực (nếu có) tạo ra từ vật cản tác động lên robot trong<br />
quá trình di chuyển khi được phát hiện bởi hệ thống cảm biến. Việc tính toán lực này được<br />
xác định thông qua công thức (2), (3) dựa trên khoảng cách ngắn nhất có thể có của các vật<br />
cản trong môi trường với robot.<br />
1 2<br />
K r (d safe d obs ,min ) if d safe d obs ,min<br />
Vext ( P) 2 (2)<br />
0 otherwise<br />
r d<br />
f i Vext k r (d safe d obs ,min ) (3)<br />
d<br />
Trong đó:<br />
d safe : khoảng cách an toàn giới hạn của robot,<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 95<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
d obs ,min : khoảng cách ngắn nhất giữa vật cản và robot,<br />
kr : hệ số lực của ngoại lực được thiết lập cho việc tính toán.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Các thành phần xác định ngoại lực của Elastric Strips.<br />
2.1.3. Tổng hợp lực và cập nhật quỹ đạo chuyển động<br />
Việc tổng hợp các lực (nội lực, ngoại lực) sẽ được tiến hành tại mỗi thời điểm di<br />
chuyển của robot dựa trên công thức (4).<br />
f i ef i r f i ;<br />
(4)<br />
<br />
f i fi,x , f i, y , f i,z <br />
T<br />
<br />
<br />
Đồng thời, qua đó việc cập nhật vị trí mới và quỹ đạo chuyển động của robot sẽ được<br />
mô tả trong hình 6 dựa trên việc tính toán tọa độ (x, y, z) của robot tại công thức (5), (6),<br />
góc quay của robot cũng sẽ được tính toán và cập nhật theo công thức (7).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Mô phỏng quỹ đạo chuyển động của robot theo phương pháp Elastric Strips.<br />
<br />
<br />
<br />
x xij 1 xij,cur f i. x<br />
<br />
j 1 j<br />
y yi yi ,cur f i , y (5)<br />
<br />
j 1 j<br />
<br />
z zi zi ,cur f i , z<br />
<br />
<br />
96 N.M.Ngọc, P.Đ.Lâm, Đ.N.Toàn, “Thuật toán tránh vật cản… Elastic Strips.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
xi ,update x xij,cur<br />
j<br />
yi ,update y yi ,cur (6)<br />
j<br />
zi ,update z zi ,cur<br />
y <br />
i arctan 2 <br />
x (7)<br />
<br />
i ,update i i ,cur<br />
2.2. Cải tiến phương pháp Elastic Strips<br />
2.2.1. Đánh giá phương pháp Elastic Strips<br />
Phương pháp Elastic Strips nguyên gốc đảm bảo đầy đủ các tiêu chí cho việc cài đặt<br />
cho robot đáp ứng các đòi hỏi về độ tính toán, thời gian thực và đảm bảo tính ổn định, liên<br />
tục cho quỹ đạo của robot. Tuy nhiên, khi phân tích về phương pháp và thuật toán gốc,<br />
chúng tôi nhận thấy còn một số vấn đề cần phải cải thiện. Cụ thể:<br />
1. Khi dựa duy nhất vào một điểm gần nhất của vật cản, phương pháp gốc không xác<br />
lập cho robot cách di chuyển đến điểm tiếp theo trong trường hợp hướng vector<br />
ngoại lực trùng với vector nội lực hướng đích của robot (hình 7a).<br />
2. Khi không gian giữa 2 vật cản không đủ lớn, robot sẽ di chuyển và tính toán cập<br />
nhật quỹ đạo chuyển động nhưng quỹ đạo này sẽ không mịn, thậm chí robot bị tắc<br />
lại mà không đi đến được điểm đích (hình 7b).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 7. Một số vấn đề tồn tại của phương pháp Elastic Strips gốc.<br />
2.2.2. Đề xuất cải tiến<br />
Đề xuất này nhằm cải tiến phương pháp Elastic Strips gốc áp dụng cho robot tự hành<br />
nhằm đáp ứng tốt hơn cho robot di chuyển theo thời gian thực; Tránh được một số nhược<br />
điểm còn tồn tại của phương pháp gốc, trong những trường hợp cụ thể.<br />
Kết quả được kiểm chứng thông qua phương pháp lập luận và mô phỏng trên hệ thống<br />
tính toán.<br />
Cụ thể đề xuất:<br />
+) Việc tính toán các thành phần lực của phương pháp cải tiến vẫn dựa trên các công<br />
thức tính toán (1), (2), (3). Tuy nhiên, đối với nội lực- thành phần này vẫn được giữ<br />
nguyên, còn đối với thành phần ngoại lực, thay vì chỉ dựa vào duy nhất một điểm gần nhất<br />
của vật cản với robot, ta sẽ tính toán và dựa vào 02 thành phần ngoại lực, một bên trái- dựa<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 97<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
vào điểm gần nhất bên trái, một bên phải- dựa vào điểm gần nhất bên phải theo hướng di<br />
chuyển hiện tại của robot (hình 8).<br />
Trong hình 8, robot có nhiệm vụ di chuyển từ vị trí hiện tại đến vị trí đích (target), tại<br />
thời điểm tính toán robot phát hiện các chướng ngại vật thứ nhất phía bên trái (OBS1) và<br />
chướng ngại vật thứ hai phía bên phải (OBS2)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Xác định thành phần ngoại lực của phương pháp cải tiến.<br />
+) Công thức tính toán<br />
Tính toán ngoại lực trái (L) và phải (R) theo công thức (8)<br />
1 2<br />
K (d d obs , min L ) if d safe d obs , min L<br />
Vext _ L ( PL) 2 r safe<br />
0 otherwise<br />
(8)<br />
1 2<br />
K r (d safe d obs , min R ) if d safe d obs , min R<br />
Vext _ R ( P ) 2<br />
0 otherwise<br />
Lực tổng hợp được xác định tại công thức (9)<br />
f i e f i r f i ( L) r f i ( R );<br />
(9)<br />
<br />
f i f i, x , f i, y , f i, z <br />
T<br />
<br />
<br />
+) Thuật toán cải tiến MCA checking<br />
{Initial of algorithm}<br />
Initial position, target position {positions of robot}<br />
Kr, Kc {factor of internal force, external force}<br />
d_safe {distance safety of robot}<br />
while !( reach to target position) do<br />
{Call the collision checking module}<br />
if true then<br />
{Calculated the internal force }<br />
{Calculated the internal force (on the left) }<br />
{Calculated the internal force (on the right)}<br />
{Calculated the Elastic force}<br />
{Trajectory modification}<br />
else<br />
{continues moving to target point}<br />
end if<br />
<br />
<br />
98 N.M.Ngọc, P.Đ.Lâm, Đ.N.Toàn, “Thuật toán tránh vật cản… Elastic Strips.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3. MÔ PHỎNG VÀ KẾT QUẢ<br />
3.1. Số liệu mô phỏng<br />
Bảng số liệu mô phỏng.<br />
Tham số mô phỏng<br />
Case 1 Case 2 Case 3<br />
Vị trí ban đầu của Robot (0, 0); (0,0); (0,0)<br />
Vị trí đích của Robot (3500,5000) (4000,3500) (5000,4000)<br />
Giá trị Kc 0.8 0.8 0.6<br />
Giá trị Kr 0.6 0.6 0.3<br />
Giới hạn an toàn 1000 (mm) 1000 (mm) 1000 (mm)<br />
Bán kính ngoài của Robot 350 (mm) 350 (mm) 350 (mm)<br />
<br />
3.2. Phương pháp, công cụ mô phỏng<br />
Ngôn ngữ mô phỏng<br />
MAT LAB 8.1<br />
Ngôn ngữ tính toán: C++<br />
Máy tính mô phỏng<br />
PC Intel Core i3 - 4160<br />
CPU: (3.6 GHz , 3MB Cache)<br />
Ram: 2GB DDR3<br />
3.3. Kết quả mô phỏng và bình luận<br />
3.3.1. Đặt bài toán<br />
Trong các trường hợp cụ thể được thiết lập các thông số mô phỏng ở trên, thuật toán sẽ<br />
được cài đặt trong 03 trường hợp cụ thể:<br />
- Trường hợp thứ nhất, giải quyết tình huống robot di chuyển khi vector ngoại lực trùng<br />
với vector nội lực.<br />
- Trường hợp thứ hai và thứ ba, giải quyết tình huống robot di chuyển trong các điều<br />
kiện thông thường nhằm đối sánh quỹ đạo chuyển động của robot khi áp dụng thuật toán<br />
gốc và thuật toán cải tiến.<br />
3.3.2. Kết quả mô phỏng<br />
Với số liệu đẩu vào, các kết quả mô phòng đã được kiểm chứng và chứng minh tính<br />
đúng đắn của phương pháp cải tiến.<br />
Trong trường hợp này với phương pháp gốc, robot không thể di chuyển đến được điểm<br />
đích và va chạm với vật cản khi hướng vector ngoại lực trùng với vector nội lực hướng<br />
đích của robot (hình 9a). Đối với phương pháp cải tiến, dù quỹ đạo không được mịn, tuy<br />
nhiên robot tránh được va chạm và hướng đến đích (hình 9b).<br />
Trong các trường hợp (2), (3) kết quả mô phòng tại hình 10, 11 cho thấy, cả hai<br />
phương pháp (gốc, cải tiến) đều đưa ra cho robot một quỹ đạo chuyển động và tránh được<br />
vật cản, hướng đến đích. Tuy nhiên, với phương pháp cải tiến quỹ đạo của robot mịn hơn,<br />
trơn hơn so với quỹ đạo của phương pháp gốc.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 99<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 9. Kết quả mô phỏng trong trường hợp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 10. Kết quả mô phỏng trong trường hợp có 2 vật cản.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 11. Kết quả mô phỏng trong trường hợp 3 vật cản.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Phương pháp Elastic Strips cải tiến đã khắc phục được một số tồn tại cụ thể được chỉ ra<br />
đối với phương pháp gốc.<br />
<br />
<br />
100 N.M.Ngọc, P.Đ.Lâm, Đ.N.Toàn, “Thuật toán tránh vật cản… Elastic Strips.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Thuật toán cải tiến đã giải quyết được những tồn tại của thuật toán gốc được xác định<br />
cụ thể trong nội dung bài báo. Việc đối sánh với các kết quả mô phỏng đã được kiểm<br />
chứng, phương pháp cải tiến hoàn toàn có thể cài đặt cho mô hình mobile robot vượt<br />
chướng ngại vật theo thời gian thực.<br />
Trong các trường hợp tổng quát, việc cải tiến thuật toán Elastic Strips gốc cần phải<br />
được hoàn thiện hơn, đảm bảo phù hợp trong mọi trường hợp cụ thể và các điều kiện thực<br />
tế. Đồng thời, thuật toán cần được cài đặt thử nghiệm trên các mô hình robot tự hành và<br />
tay máy làm cơ sở đánh giá tổng quát cho thuật toán cải tiến được đề nghị.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. P. Moravec, “Certainty Grids for Mobile Robots”, Proceedings of the NASA/JPL<br />
Space Telerobotics Workshop, Vol. 3 (1987), pp. 307~312.<br />
[2]. Khatib, O, "Real-Time Obstacle Avoidance for Manipulators and Mobile Robots."<br />
1985 IEEE International Conference on Robotics and AutomationSt. Louis,<br />
Missouri, March 25-28, 1985, pp. 500-505.<br />
[3]. O. Khatib, "Robot In Human Environments: basic Autonomous Capabilities", The<br />
International journal of Robotics Research, Vol. 18 (1999), No. 7, pp. 684~696.<br />
[4]. Nak Yong Ko, Reid G. Simmons, Dong Jin Seo, “Trajectory Modification Using<br />
Elastic Force for Collision Avoidance of a Mobile Manipulator”, PRICAI<br />
Workshop, August, 2006, pp. 1214~1224.<br />
[5]. Kyung-Hyun Choi, Minh-Ngoc Nong, “A Real Time Collision Avoidance<br />
Algorithm for Mobile robot based on Elastic force”, World Academy of Science,<br />
Engineering and Technology International Journal of Mechanical, Aerospace,<br />
Industrial, Mechatronic and Manufacturing Engineering Vol. 2, No. 5(2008), pp.<br />
666-669.<br />
[6]. Nguyễn Văn Tính, Phạm Thượng Cát, Phạm Minh Tuấn, Trần Thuận Hoàng, “An<br />
Improved-VFH Obstacle Avoidance Method for Mobile Robot” Tạp chí tự động hóa<br />
ngày nay số 145 (2013).<br />
[7]. Arkin, R. C., "Motor Schema-Based Mobile Robot Navigation." The International<br />
Journal of Robotics Research August 1989, pp. 92-112.<br />
[8]. Brooks, R. A., "A Robust Layered Control System for a Mobile Robot." IEEE<br />
Journal of Robotics and Automation Vol. RA-2, No. 1, 1986, pp. 14-23.<br />
[9]. Brooks, R. A. and Connell, J. H., "Asynchronous Distributed Control System for a<br />
Mobile Robot." Proceedings of the SPIE, Mobile Robots Vol. 727, 1987, pp. 77-84.<br />
[10]. Krogh, B. H., "A Generalized Potential Field Approach to Obstacle Avoidance<br />
Control." International Robotics Research Conference, Bethlehem, Pennsylvania,<br />
1984.<br />
[11]. Andria A. Remirez, Robert J. Webster, III, "A Path Generation Method for a<br />
Autonomous Mobile Robot based on a Virtual Elastic Force" The Journal of the<br />
Korea institute of electronic communication sciences, Volume 8, Issue 1, 2013, pp.<br />
149-157.<br />
[12]. Kwon, Young-Kwan,"A New Continuum Robot With Crossed Elastic Strips:<br />
Extensible Sections With Only One Actuator per Section" ASME 2015 Dynamic<br />
Systems and Control Conference, Vol. 3, 2015.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 101<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
ABSTRACT<br />
A COLLISION AVOIDANCE ALGORITHM FOR ROBOT BASED ON<br />
THE IMPROVED- ELASTIC STRIPS METHOD<br />
In this paper, a collision avoidance method based on the improved-Elastic Strips<br />
method for mobile robot is presented. The original one calculated and created the<br />
trajectory of robot on real-time based on the theory of Artificial Potential Field was<br />
suggested by O, Khatib. To avoid the obstacles, the robot has to modify the<br />
trajectory based on the signal received from the sensor system. The algorithm is<br />
applied and computational for new position of robot in the sampling time.<br />
Keywords: Collision avoidance, Avoidance obstacle, Elastic strips, Mobile robot.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 12 tháng 05 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 23 tháng 06 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 07 năm 2016<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Đại học Thái Nguyên, Phường Tân Thịnh, TP Thái Nguyên;<br />
2<br />
Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
*<br />
Email: ngocnm@tnu.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
102 N.M.Ngọc, P.Đ.Lâm, Đ.N.Toàn, “Thuật toán tránh vật cản… Elastic Strips.”<br />