TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
<br />
THỰC HÀNH THEO DÕI PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG VÀ<br />
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI PHÒNG<br />
TIÊM CHỦNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2017<br />
<br />
Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hương, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Huy<br />
Viện đào tạo YHDP và YTCC, Trường Đại học Y Hà nội<br />
<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên nhằm mục tiêu mô tả thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng<br />
và một số yếu tố liên quan của khách hàng tại phòng tiêm chủng Trường Đại học Y Hà nội năm 2017.<br />
Phương pháp thu thập số liệu được áp dụng là phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi cấu trúc trên 242 bà<br />
mẹ có con dưới 6 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy 97,1% số người chăm sóc trẻ thực hành theo<br />
dõi trẻ đủ 30 phút tại điểm tiêm chủng và ít nhất 24 giờ tại nhà đạt yêu cầu. Nguyên nhân chủ yếu người<br />
chăm sóc trẻ không theo dõi trẻ đủ 24 giờ tại nhà là thấy trẻ không có vấn đề gì bất thường (57,1%) và<br />
do các nguyên nhân khác (43,9%). Giới tính của trẻ có liên quan tới thực hành theo dõi phản ứng sau<br />
tiêm chủng của người chăm sóc trẻ. Người chăm sóc trẻ đưa trẻ nam đi tiêm thực hành theo dõi phản ứng<br />
sau tiêm chủng cao gấp 3,850 lần so với trẻ nữ. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố về văn hóa,<br />
xã hội (tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp…) và thực hành chăm sóc sau tiêm của người chăm sóc trẻ.<br />
<br />
<br />
Từ khóa: Thực hành, phản ứng sau tiêm chủng, Hà nội, 2017<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phản ứng sau tiêm (PƯST) là hiện tượng nặng sẽ không chỉ gây nên hậu quả trước mắt<br />
bất thường về sức khỏe toàn thân hay tại chỗ về sức khỏe, mà còn làm suy giảm niềm tin<br />
tiêm xảy ra sau tiêm chủng, bao gồm các phản của cộng đồng dẫn đến giảm tỷ lệ tiêm chủng<br />
ứng thông thường sau tiêm và phản ứng bất [4], ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và duy trì<br />
thường [1; 2]. Mặc dù vắc xin tương đối an giống nòi khỏe mạnh.<br />
toàn nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra các phản Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các bà mẹ<br />
ứng phụ sau tiêm với các biểu hiện rất khác hiểu các phản ứng phụ sau tiêm còn thấp, chỉ<br />
nhau, từ phản ứng thông thường, phản ứng 7,3% số người được hỏi trả lời đúng và đầy<br />
nhẹ đến những phản ứng nặng, hiếm gặp, đủ các phản ứng sau tiêm [5]. Bên cạnh đó,<br />
có thể xuất hiện tại vị trí tiêm hoặc toàn thân nghề nghiệp và trình độ học vấn của người<br />
thậm chí có nguy cơ đe dọa đến tính mạng [3]. được phỏng vấn cũng ảnh hưởng nhiều đến<br />
Nếu không được giải thích, điều tra kịp thời kiến thức và thực hành cho trẻ đi tiêm chủng<br />
các phản ứng sau tiêm, đặc biệt là phản ứng [6]. Vì vậy, để hạn chế tối đa tác dụng không<br />
mong muốn của các phản ứng sau tiêm chủng,<br />
Tác giả liên hệ: Lê Thị Thanh Xuân, Viện đào tạo không những phải kiểm soát chất lượng vắc<br />
YHDP và YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội xin, quy trình tiêm chủng, kiến thức, thực hành<br />
Email: lethithanhxuan@hmu.edu.vn tư vấn về phản ứng sau tiêm chủng của cán<br />
Ngày nhận: 18/12/2018 bộ y tế (CBYT) mà còn phải quan tâm đến<br />
Ngày được chấp nhận: 31/01/2019 sự phối hợp của người chăm sóc trẻ. Bài báo<br />
<br />
<br />
150 TCNCYH 119 (3) - 2019<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
này được tiến hành nhằm mục tiêu mô tả thực tham gia nghiên cứu.<br />
hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của 2.1. Phương pháp chọn mẫu<br />
người chăm sóc trẻ và một số yếu tố liên quan<br />
Chọn mẫu thuận tiện, khách hàng đến tiêm<br />
của khách hàng tại phòng tiêm chủng Trường<br />
chủng tại phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội,<br />
Đại học Y Hà nội năm 2017.<br />
phỏng vấn bộ câu hỏi khi người chăm sóc trẻ<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ngồi chờ theo dõi sau tiêm 30 phút tại phòng<br />
theo dõi sau tiêm. Lựa chọn khách hàng theo<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
tiêu chuẩn lựa chọn cho tới khi đủ cỡ mẫu thì<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: Khách hàng có dừng lại. Khách hàng được lựa chọn tại phòng<br />
con nhỏ dưới 6 tháng tuổi đến tiêm chủng tại tiêm chủng tất cả các ngày trong tuần, cả buổi<br />
phòng tiêm chủng Trường Đại học Y Hà Nội sáng và buổi chiều trong thời gian từ tháng<br />
trong thời gian thu thập số liệu. Tiêu chuẩn loại 10/2017 đến tháng 12/2017. Trung bình mỗi<br />
trừ: Khách hàng không đồng ý tham gia nghiên ngày phỏng vấn từ 1 đến 5 đối tượng (tùy số<br />
cứu, các khách hàng có con trên 6 tháng tuổi lượng khách hàng ngày phù hợp tiêu chuẩn<br />
tại thời điểm phỏng vấn. nghiên cứu tại Phòng tiêm chủng).<br />
* Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Nghiên 3. Phân tích và xử lý số liệu<br />
cứu được tiến hành tại Phòng tiêm chủng<br />
Các số liệu sau khi thu thập, được tổng hợp<br />
Trường Đại học Y Hà Nội từ tháng 09/2017<br />
và xử lý bằng phần mềm STATA 13. Thống<br />
đến tháng 5/2018, thời gian thu thập số liệu từ<br />
kê mô tả được áp dụng để trình bày các tỷ lệ<br />
10/2017 đến tháng 12/2017.<br />
người chăm sóc trẻ thực hành đạt về theo dõi<br />
2. Phương pháp nghiên cứu PƯST cũng như đặc điểm chung về người<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng chăm sóc trẻ và trẻ đi tiêm chủng. Thống kê<br />
phương pháp định lượng. phân tích được áp dụng để phân tích mối liên<br />
2.1. Cỡ mẫu quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học của<br />
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc người chăm sóc trẻ, hộ gia đình và biến phụ<br />
ước tính một tỷ lệ trong quần thể: thuộc. Biến phụ thuộc là thực hành PƯST (đạt/<br />
không đạt). Tổng điểm thực hành tối đa là 12<br />
p(1 - p)<br />
n= z điểm. Thực hành đạt khi tổng điểm ≥ 9 điểm,<br />
2<br />
1- a 2<br />
d<br />
2<br />
<br />
không đạt khi tổng điểm < 9 điểm (theo nghiên<br />
Trong đó: <br />
cứu của Nguyễn Thị Dung năm 2011 [7])<br />
n: cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.<br />
a : sai lầm loại 1 (chọn a = 5%) Biến độc lập bao gồm: Đặc trưng của người<br />
z 1:- ahệ<br />
2 số giới hạn tin cậy chăm sóc trẻ (nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ<br />
z<br />
(với 1 - a 2 =1,96 khi chọn a = 5%) văn hoá, số thứ tự con, tiếp cận thông tin về<br />
d: độ chính xác tuyệt đối (chọn d = 7%) PƯST, truyền thông, tiếp cận mạng xã hội),<br />
p: tỷ lệ đạt về thực hành theo dõi phản ứng đặc trưng hộ gia đình (phân loại kinh tế, điều<br />
sau tiêm chủng. Lấy p = 0,862 theo nghiên cứu kiện tiếp cận thông tin, nơi sống), tiền sử phản<br />
năm 2016 tại Hải Phòng [5]. ứng sau tiêm của trẻ.<br />
Thay số và làm tròn, ta có n = 183 người 4. Đạo đức nghiên cứu<br />
chăm sóc trẻ. Trên thực tế, nghiên cứu của Nghiên cứu được sự đồng ý của lãnh đạo<br />
chúng tôi ghi nhận 242 người chăm sóc trẻ Viện Đào tạo YHDP và YTCC, Trường Đại học<br />
<br />
<br />
TCNCYH 119 (3) - 2019 151<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Y Hà nội và lãnh đạo phòng tiêm chủng trước liệu (không để tên) và được giữ bí mật, chỉ<br />
khi thu thập số liệu chính thức. Các thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu.<br />
về người được điều tra được mã hoá khi nhập<br />
III. KẾT QUẢ<br />
4,5%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đạt<br />
<br />
Không đạt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
95,5%<br />
Biểu đồ 1. Thực hành của người chăm sóc trẻ về theo dõi phản ứng<br />
sau tiêm chủng (n = 242)<br />
Biểu đồ 1 mô tả thực hành của người chăm sóc trẻ về theo dõi phản ứng sau tiêm chủng. Kết<br />
quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thực hành đạt về theo dõi phản ứng sau<br />
tiêm rất cao (95,5%).<br />
Bảng 1. Thực hành giữ sổ tiêm chủng/phiếu tiêm chủng của trẻ (n = 242)<br />
<br />
Nội dung Số lượng (n) Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Giữ sổ / phiếu tiêm chủng Có 242 100<br />
của trẻ Không 0 0<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy thực hành giữ sổ/phiếu tiêm chủng của trẻ rất tốt khi tất cả người chăm sóc trẻ<br />
đều giữ sổ tiêm chủng.<br />
Bảng 2. Thời gian thực hành theo dõi trẻ sau tiêm chủng<br />
<br />
Nội dung Số lượng (n) Tỉ lệ (%)<br />
Đủ 30 phút 241 99,6<br />
Thực hành theo dõi tại điểm Ít hơn 30 phút 1 0,4<br />
tiêm chủng<br />
X ! SD (min – max)<br />
30,7 ± 3,7 (15 – 60)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
152 TCNCYH 119 (3) - 2019<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Nội dung Số lượng (n) Tỉ lệ (%)<br />
Trên 24h 236 97,5<br />
Dưới 24h 6 2,5<br />
Thực hành theo dõi tại nhà<br />
X ! SD (min – max)<br />
40,1 ± 18,9 (0 – 72)<br />
Thực hành theo dõi đủ 30 Đầy đủ 235 97,1<br />
phút tại điểm tiêm chủng và ít<br />
nhất 24h tại nhà Không đầy đủ 7 2,9<br />
<br />
Bảng 2 trình bày kết quả về thực hành của người chăm sóc trẻ theo dõi trẻ sau tiêm chủng tại<br />
điểm tiêm chủng và tại nhà. Kết quả cho thấy phần lớn người chăm sóc trẻ thực hành theo dõi trẻ<br />
sau tiêm chủng tại điểm tiêm chủng (99,6%) và tại nhà (97,5%). Thời gian theo dõi trung bình tại<br />
điểm tiêm chủng là 30,7 phút và thời gian theo dõi trung bình tại nhà là 40,1 giờ. Trong đó, tỉ lệ<br />
người chăm sóc trẻ vừa thực hành theo dõi trẻ đủ 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm chủng và ít nhất<br />
24h tại nhà chiếm tỉ lệ cao (97,1%).<br />
Bảng 3. Lý do không theo dõi tại nhà đủ 24h sau tiêm chủng (n = 7)<br />
<br />
Nội dung Số lượng (n)<br />
Bận không có thời gian 1<br />
Không biết phải theo dõi 1<br />
Trẻ không có vấn đề bất thường 4<br />
Đã theo dõi ở phòng tiêm 1<br />
<br />
Bảng 3 trình bày lý do người chăm sóc trẻ không theo dõi trẻ tại nhà từ 24h trở lên. Kết quả<br />
cho thấy đa số những người không theo dõi đủ cho rằng thấy trẻ không có vấn đề gì bất thường<br />
(57,1%), các lý do khác cũng được đưa ra như bận không có thời gian, không biết phải theo dõi và<br />
đã theo dõi ở phòng tiêm (14,3%).<br />
Bảng 4. Điểm trung bình về thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng<br />
của người chăm sóc trẻ (n=242)<br />
<br />
Nội dung (min – max)<br />
Điểm trung bình thực hành về phản ứng sau tiêm 11,6 ± 0,9 ( 6 – 12)<br />
<br />
Nhận xét: Bảng 4 cho thấy điểm trung bình về thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm của người<br />
chăm sóc trẻ. Kết quả cho thấy điểm trung bình về thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng<br />
của đối tượng nghiên cứu là 11,6 ± 0,9 (so với tổng số điểm tối đa thực hành là 12 điểm).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TCNCYH 119 (3) - 2019 153<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Bảng 5. Một số yếu tố liên quan đến thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm<br />
(kết quả phân tích đa biến)<br />
<br />
Thực hành<br />
Các yếu tố liên quan p<br />
Đạt (n,%) Không (n,%)<br />
≥ 30 tuổi 100 (95,2) 5 (4,8) 1<br />
Nhóm tuổi 1,401<br />
< 30 tuổi 131 (95,6) 6 (4,4)<br />
(0,346 – 5,668)<br />
Cán bộ, viên chức 141 (95,3) 7 (4,7) 1<br />
Nghề nghiệp Công nhân, buôn<br />
1,229<br />
bán/ làm tự do, 87 (95,6) 4 (4,4)<br />
(0,319 – 4,729)<br />
nghề khác<br />
≥ 10 triệu 82 (95,4) 4 (4,6) 1<br />
Thu nhập 1,141<br />
< 10 triệu 149 (95,5) 7 (4,5)<br />
(0,305 – 4,269)<br />
Con thứ 2 trở lên 105 (93,8) 7 (6,2) 1<br />
Thứ tự con 3,137<br />
Con đầu 126 (96,9) 4 (3,1)<br />
(0,714 – 13,775)<br />
Nữ 106 (92,9) 8 (7,1) 1<br />
Giới tính trẻ 3,850<br />
Nam 125 (97,7) 3 (2,3)<br />
(1,067 – 15,325)<br />
Đạt 32 (95,2) 1 (4,8) 1<br />
Kiến thức PƯST 2,001<br />
Không đạt 199 (97,0) 10 (5,0)<br />
(0,238 – 16,765)<br />
Hệ số mô hình χ² = 47,31 ; p-value = 0,004<br />
Test thích hợp mô hình của Hosmer & Lemeshow χ² = 39,76 ; p-value = 0,9840<br />
<br />
R 2<br />
hiệu chỉnh 53,38 %<br />
<br />
Kết quả phân tích đa biến cho thấy mô hình có ý nghĩa với p < 0,05. Nhóm bà mẹ đưa trẻ đi tiêm<br />
là nam có thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm đạt cao gấp 3,850 lần so nhóm còn lại, sự khác<br />
có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy (1,067 – 15,325) không chứa giá trị 1. Các yếu tố về nhóm<br />
tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, thứ tự con trong gia đình, kiến thức PƯST không thấy có sự liên quan<br />
tới thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm của bà mẹ.<br />
IV. BÀN LUẬN cả số người tham gia nghiên cứu tại Phòng<br />
Sổ tiêm chủng cá nhân không chỉ giúp cán tiêm chủng Trường Đại học Y Hà Nội đều giữ<br />
bộ y tế và người chăm sóc trẻ theo dõi các sổ tiêm chủng cá nhân của trẻ. Điều này cho<br />
mũi tiêm và lịch sử tiêm chủng của trẻ mà thấy sự quan tâm của người chăm sóc trẻ<br />
còn là một phương tiện truyền thông hữu ích trong việc nhận thức giữ gìn, sử dụng sổ tiêm<br />
cung cấp kiến thức về tiêm chủng, các phản chủng của trẻ. Kết quả này cũng tương tự với<br />
ứng thông thường có thể gặp sau tiêm và cách kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung tại<br />
chăm sóc trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất Quảng Ninh khi có 100% số người chăm sóc<br />
<br />
154 TCNCYH 119 (3) - 2019<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
trẻ giữ sổ tiêm chủng cá nhân của trẻ [7]. thực hành của bà mẹ. Bà mẹ được tư vấn về<br />
Việc theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ PƯSTC thì tỷ lệ thực hành chăm sóc sau tiêm<br />
ngay sau khi tiêm chủng trong vòng 30 phút đúng cao gấp 3,99 lần bà mẹ không được tư<br />
tại điểm tiêm chủng được các bà mẹ thực hiện vấn (p < 0,05). Bà mẹ có kiến thức đạt thì tỷ lệ<br />
khá nghiêm túc (99,6%). Kết quả này trong thực hiện theo dõi trẻ tại TYT sau tiêm chủng<br />
nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung tại Quảng đủ 30 phút cao gấp 2,48 lần bà mẹ có kiến<br />
Ninh (91,4%) và Phạm Quang Thái tại Hải thức không đạt (p < 0,05). Chưa tìm thấy mối<br />
Phòng (86,2%) [5; 7]. Qua đó có thể thấy nhận liên quan giữa các yếu tố về văn hóa, xã hội<br />
thức của bà mẹ trong việc theo dõi tình trạng (tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp...) và thực<br />
sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng là rất tốt. Tuy hành chăm sóc trẻ sau tiêm của bà mẹ [7].<br />
nhiên, vẫn còn 1 trường hợp không theo dõi trẻ Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng chưa<br />
đủ 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm chủng. tìm thấy mối liên quan giữa các đặc điểm nhân<br />
Lý do được đưa ra là bố mẹ trẻ là bác sĩ nên có khẩu học và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm<br />
thể tự theo dõi được. Điều này là trái với quy chủng của bà mẹ.<br />
định về an toàn tiêm chủng trong việc quản lý Kết quả phân tích đa biến cho thấy mối liên<br />
đối tượng tiêm chủng [8]. quan khá thú vị là nhóm bà mẹ đưa trẻ đi tiêm<br />
Sự quan tâm của người chăm sóc trẻ còn là nam có thực hành theo dõi phản ứng sau<br />
được thể hiện qua thực hành theo dõi trẻ ít tiêm đạt cao gấp 3,850 lần so nhóm còn lại,<br />
nhất 24h tại nhà sau tiêm chủng. Kết quả sự khác có ý nghĩa thống kê với khoảng tin<br />
nghiên cứu cho thấy có 97,5% số người trả cậy (1,067 – 15,325) không chứa giá trị 1. Mặc<br />
lời thực hành theo dõi trẻ ít nhất 24h tại nhà. dù kiến thức về phản ứng sau tiêm chủng của<br />
Kết quả này tương tự với nghiên cứu tại Hải bà mẹ đưa trẻ đi tiêm là trẻ gái cao hơn so<br />
Phòng năm 2016 (96,7%) [5]. Qua đó cho thấy với trẻ trai nhưng thực hành theo dõi phản ứng<br />
sự quan tâm và trách nhiệm của các bà mẹ với sau tiêm ở trẻ trai lại tốt hơn. Điều này có thể<br />
con của mình khi đã có ý thức tiếp thu hướng giải thích bởi trẻ trai dường như được quan<br />
dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc và theo dõi tâm theo dõi sát sao hơn so với trẻ gái đi tiêm<br />
trẻ. Tuy nhiên vẫn còn 2,5% số người trả lời phòng.<br />
vẫn chưa theo dõi trẻ đủ 24h tại nhà. Điều này Đây là một trong số ít những nghiên cứu về<br />
cho thấy cần tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm và các<br />
các bà mẹ tuân thủ chăm sóc trẻ ít nhất 24h tại yếu tố liên quan của khách hàng đưa con đi<br />
nhà theo quy định. tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam. Hạn chế lớn<br />
Các nghiên cứu đã tìm thấy một số yếu nhất của nghiên cứu là thông tin thu thập về<br />
tố liên quan tới thực hành chăm sóc trẻ sau theo dõi phản ứng sau tiêm của mũi tiêm lần<br />
tiêm của các bà mẹ. Nghiên cứu của Nguyễn trước là các thông tin hồi cứu, rất dễ mắc sai<br />
Thị Dung tại Quảng Ninh năm 2011 cho thấy: số nhớ lại. Để khắc phục sai số này, khi thu<br />
Có mối liên quan giữa thái độ và thực hành thập số liệu, điều tra viên có thể gợi ý về loại<br />
chăm sóc trẻ sau tiêm của bà mẹ. Bà mẹ có vắc xin, thời điểm tiêm để đối tượng nhớ lại.<br />
thái độ tích cực thì tỷ lệ thực hành chăm sóc Thêm vào đó, trong nghiên cứu này, tác giả<br />
sau tiêm đúng cao gấp 2,15 bà mẹ có thái độ chưa phân tích hồi quy tuyến tính mà mới chỉ<br />
không tích cực (p < 0,05). Có mối liên quan dừng lại ở phân tích hồi qui logistic để tìm yếu<br />
giữa việc bà mẹ được tư vấn về PƯSTC và tố liên quan. Điều này gợi ý cho các nghiên<br />
<br />
TCNCYH 119 (3) - 2019 155<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
cứu tiếp theo về đối tượng điều tra và các nội 3. Mukesh Agrawal và Niranjan<br />
dung khi đánh giá thực hành theo dõi phản Shendurnikar (2005). GImmunization for<br />
ứng sau tiêm chủng. children, ed. t. edition. 2005: Paras medical<br />
publisher, Hyderabad, India.<br />
V. KẾT LUẬN<br />
4. UNICEF (2005). Building trust and<br />
Thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm responding to Adverse events following<br />
chủng của khách hàng tại Phòng tiêm chủng immunization in South Asia: Using strategic<br />
Trường Đại học Y Hà nội năm 2017 chưa đầy communication.<br />
đủ. Có mối liên quan giữa giới tính của trẻ và 5. Phạm Quang Thái (2017). Kiến thức, thái<br />
thực hành về phản ứng sau tiêm chủng (p < độ, thực hành của các bà mẹ trong việc chăm<br />
0,05). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa các sóc trẻ sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem và<br />
đặc điểm nhân khẩu học và thực hành chăm một số yếu tố liên quan tại quận Hồng Bàng,<br />
sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ. Thành phố Hải Phòng năm 2016. Tạp chí Y<br />
học dự phòng, 3(2017) PB: 88.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 6. Nguyễn Tuấn, Lê Quang Phong, Võ<br />
1. Bộ Y Tế (2014). Quyết định về việc ban Viết Quang (2015). Đánh giá thực trạng công<br />
hành "Hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tác tiêm chủng mở rộng tại Hà Tĩnh cho trẻ<br />
tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm dưới 1 tuổi năm 2013.<br />
chủng". 7. Nguyễn Thị Dung (2011). Thực trạng<br />
2. The Office of the Chief Medical Offical phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem trong<br />
of Health (2011). Adverse events following tiêm chủng mở rộng và thực hành chăm sóc<br />
immunisation: Interpretation and clinical trẻ sau tiêm chủng của các bà mẹ tại thành phố<br />
definitions guide. 2011: 5-13. Hạ Long, Quảng Ninh năm 2011. Đại học Y tế<br />
công cộng: Hà Nội.<br />
<br />
Summary<br />
PRACTICE ABOUT POST – VACCINATION REACTION AND<br />
SOME RELATED FACTORS OF CUSTOMERS IN VACCINATION<br />
CENTER, HANOI MEDICAL UNIVERSITY IN 2017<br />
The study was conducted to describe post-vaccination follow up and some related factors<br />
in customers in the Vaccination Center of Hanoi Medical University in 2017. In a descriptive<br />
study, we directly interviewed 242 mothers with children under 6 months of age using structured<br />
questionnaires. The results showed that 97.1% of caregivers practiced follow up at least 30<br />
minutes at the vaccination center and at least 24 hours at home. The reasons for caregivers not<br />
following up 24 hours at home were they thought “that children did not have any problems (57.1%)<br />
and other causes (43.9%). Gender of the child was related to the follow-up vaccination behavior<br />
of the caregiver. Caregivers who took their boys to injection had complete practice were 3.850<br />
times than caregivers took their girls. There were no significant relationships between cultural and<br />
social factors (age, education level, occupation ...) and post-vaccination follow up of the caregivers.<br />
<br />
Keywords: practice, post-vaccination reaction, Hanoi, 2017.<br />
<br />
156 TCNCYH 119 (3) - 2019<br />