intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Zafirlukast

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

141
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên gốc: Zafirlukast Tên thương mại: ACCOLATE Nhóm thuốc và cơ chế: Zafirlukast là một chất đối kháng thụ thể leukotrien dùng đường uống để điều trị hen. Leukotrien là nhóm các hóa chất được cơ thể sản sinh ra từ acid arachidonic. Việc giải phóng leukotrien trong cơ thể do phản ứng dị ứng thúc đẩy chứng viêm trong nhiều bệnh như hen. Zafirlukast ức chế sự gắn kết của leukotrien type D4 (LTD4) và E4 (LTE4). Thuốc được FDA cấp phép lưu hành nǎm 1996. Kê đơn: Có Dạng dùng: Viên nén 20mg. Bảo quản: Viên nén cần được bảo quản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Zafirlukast

  1. Zafirlukast Tên gốc: Zafirlukast Tên thương mại: ACCOLATE Nhóm thuốc và cơ chế: Zafirlukast là một chất đối kháng thụ thể leukotrien dùng đường uống để điều trị hen. Leukotrien là nhóm các hóa chất được cơ thể sản sinh ra từ acid arachidonic. Việc giải phóng leukotrien trong cơ thể do phản ứng dị ứng thúc đẩy chứng viêm trong nhiều bệnh như hen. Zafirlukast ức chế sự gắn kết của leukotrien type D4 (LTD4) và E4 (LTE4). Thuốc được FDA cấp phép lưu hành nǎm 1996. Kê đơn: Có Dạng dùng: Viên nén 20mg. Bảo quản: Viên nén cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, từ 15 - 30oC. Chỉ định: Zafirlukast được dùng điều trị dài ngày bệnh hen. Thuốc cũng có tác dụng phòng ngừa hen do gắng sức và làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng. Trong điều trị hen, zafirlukast bắt đầu phát huy tác dụng sau 3 - 14 ngày sau khi
  2. bắt đầu điều trị. Do đó, thuốc không được dùng để điều trị hơn hen cấp cần hiệu quả tức thì. Cách dùng: Thức ǎn làm giảm hấp thu zafirlukast. Do đó, nên dùng thuốc 1 giờ trước hoặc 21 giờ sau bữa ǎn. ở bệnh nhân hen thuốc thường được dùng 2 lần/ngày. Mặc dù số liệu còn hạn chế, song có thể dùng zafirlukast 1 lần/ngày ở bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng. Tương tác thuốc: Zafirlukast ức chế hoạt động của các isoenzym cytochrom CYP 3A4 và CYP 2C9. Isoenzym CYP 3A4 chịu trách nhiệm chuyển hóa nhiều thuốc. Cho đến nay, số liệu trên người còn hạn chế. Trong một nghiên cứu nhỏ, zafirlukast tỏ ra có tương tác với warfarin (COUMADIN), làm tǎng tác dụng chống đông máu và giảm khả nǎng hình thành huyết khối. Điều này có thể làm tǎng nguy cơ chảy máu. Cho đến khi có thêm số liệu, cần dùng zafirlukast hết sức thận trọng ở bệnh nhân đang dùng các thuốc sau: những thuốc chuyển hóa nhờ CYP2C9 như amitriptylin (ELAVIL), diclofenac (VOLTAREN; CATAFLAM), ibuprofen (MOTRIL, ADVIL), imipramin (TOFRANIL), phenytoin (DILANTIN), và tolbutamid (ORINASE); những thuốc được chuyển hóa nhờ CYP3A4 gồm alprazolam (XANAX), astemizol (HISMANAL), carbamazepin (TEGRETOL), cisaprid (PROPULSID), cyclosporin (NEORAL, SANDIMMUNE), các chất chẹn kênh calci dihydropyridin, như felodipin (PLENDIL), isradipin (DYNACIRC),
  3. nicardipin (CARDENE), nifedipin (PROCARDIA; ADALAT), nimodipin (NIMOTOPP) và amlodipin (NOVASC); diltiazem (CARDIZEM; TIAZAC; DILACOR), erythromycin, lovastatin (MEVACOR), quinidin (QUINIDEX; QUINAGLUNATE), simvastatin (ZOCOR), triazolam (HALCION), verapamil (CALAN; ISOPTIN; VERELAN; COVERA-HS). Đối với phụ nữ có thai: Chưa xác định được cách sử dụng an toàn zafirlukast ở phụ nữ có thai. Thầy thuốc có thể kê đơn zafirlukast cho phụ nữ có thai nếu cảm thấy lợi ích vượt quá những nguy cơ tiềm ẩn và chưa rõ. Đối với bà mẹ cho con bú: Zafirlukast được bài tiết vào sữa mẹ và không nên dùng cho phụ nữ đang nuôi con bú. Tác dụng phụ: Những tác dụng phụ hay gặp nhất của zafirlukast là đau đầu, chóng mặt, đau bụng, đau họng và viêm mũi. Những tác dụng phụ này có thể xảy ra ở 1/50 - 1/7 số bệnh nhân.
  4. Zolmitriptan Tên gốc: Zolmitriptan Tên thương mại: ZOMIG Nhóm thuốc và cơ chế: Zolmitriptan là thuốc điều trị đau nửa đầu (migraine). Đau nửa đầu bị coi là do giãn mạch trong não. Zolmitriptan gây co thắt mạch máu và do đó làm giảm đau nửa đầu. Trong khi zolmitriptan rất hiệu quả trong việc làm giảm đau nửa đầu, thì thuốc lại không ngǎn ngừa hoặc làm giảm được số cơn đau nếu dùng dự phòng. Cơ chế tác dụng và hiệu quả của thuốc tương tự sumatriptan (IMITREX). Zolmitriptan được FDA cấp phép tháng 11/1997 Kê đơn: Có Dạng dùng: Viên nén 2,5mg (màu vàng); 5mg (màu hồng) Bảo quản: Nên bảo quản Zolmitriptan ở nhiệt độ phòng, tránh nóng và ánh sáng. Giữ thuốc xa tầm tay trẻ em. Chỉ định: Zolmitriptan được dùng để làm giảm đau nửa đầu, kèm theo đó là chứng buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng. Không nên dùng thuốc để điều trị những dạng đau đầu khác không phải đau nửa đầu. Cách dùng: Có thể uồng zolmitriptan cùng hoặc không cùng đồ ǎn.
  5. Tương tác thuốc: Các chất ức chế monoamin oxidase, như isocarboxazid (MARPLAN), phenelzin (NARDIL), tranylcypromin (PARNATE) và procarbazin (MATULANE) có thể làm tǎng tác dụng của zolmitriptan Zolmitriptan trực tiếp kích thích các thụ thể serotonin trên dây thần kinh. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) được dùng điều trị trầm cảm, như fluoxetin (PROZAC), paroxetin (PAXIL) và sertralin (ZOLOFT) làm tǎng tác dụng của serotonin do ngǎn ngừa tái hấp thu của dây thần kinh. Do đó, phối hợp zolmitriptan và SSRI có thể làm tǎng tác dụng của serotonin gây yếu, tǎng phản xạ và mất điều hòa. Các chất nhóm cựa lúa mạch (ergot) như dihydroergotamin (DHE) và ergotamin tartrat (CAFERGOT) thường dùng để điều trị đau nửa đầu có thể gây co thắt mạch máu. Phối hợp ergot và zolmitriptan có thể gây co thắt mạch máu quá mức. Do đó, không dùng zolmitriptan và ergot cách nhau chưa quá 24 giờ. Cimetidin (TAGAMET) có thể làm tǎng gấp đôi nồng độ zolmitriptan trong máu do cản trở bài xuất thuốc. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc zolmitriptan. Đối với phụ nữ có thai: Chưa xác định được độ an toàn ở phụ nữ có thai. Đối với bà mẹ cho con bú: Chưa xác định được độ an toàn ở bà mẹ cho con bú
  6. Tác dụng phụ: Tác dụng phụ nói chung thoáng qua. Một số tác dụng phụ bao gồm đau hoặc tức ngực hoặc họng, cảm giác kiến bò, bốc hỏa, yếu, chóng mặt, khó chịu ở bụng và ra mồ hôi. Phản ừng dị ứng (thậm chí sốc) rất hiếm gặp và thường xảy ra ở người rất mẫn cảm với nhiều chất.
  7. Zolpidem Tên gốc: Zolpidem Tên thương mại: AMBIEN Nhóm thuốc và cơ chế: Zolpidem thuốc nhóm các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương có tên là nhóm thuốc an thần gây ngủ. Zolpidem có họ gần với nhóm benzodiazepin. Những thuốc này làm an thần, giãn cơ, chống co giật (chống động kinh) và có đặc tính chống lo âu. Zolpidem có tính chọn lọc ở chỗ nó ít có tác dụng giãn cơ và chống co giật và có hiệu quả giảm đau lớn hơn. Do đó, thuốc được dùng làm thuốc ngủ. Kê đơn: Có Dạng dùng: viên nén 5mg, 10mg. Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng trong bao bì kín. Chỉ định: Zolpidem được dùng làm thuốc ngủ để điều trị mất ngủ. Thuốc giúp bệnh nhân ngủ nhanh hơn và ngủ được lâu hơn. Nói chung thuốc ngủ không được kê đơn quá 10 ngày và thường dùng cách quãng khi cần thiết để tránh nghiện, giảm hiệu quả và phụ thuộc. Cách dùng: Nên uống zolpidem vào lúc đi ngủ, không cùng đồ ǎn để gây ngủ nhanh. Zolpidem được chuyển hóa ở gan và cần giảm liều ở bệnh nhân bị rối
  8. loạn chức nǎng gan (viêm gan). Nên dùng liều thấp ở người già vì khả nǎng chuyển hóa thuốc giảm. Tương tác thuốc: Rượu có tác dụng bổ sung cho zolpidem và không dùng hai chất này cùng nhau. Cần thận trọng khi dùng zolpidem ở những bệnh nhân bị bệnh hô hấp vì thuốc ức chế hô hấp. Zolpidem ít tương tác với các thuốc khác. Tuy nhiên, cần thận trọng khi phối hợp thuốc với các thuốc an thần khác. Dùng zolpidem liều cao gây triệu chứng cai (chuột rút, đổ mồ hôi, run và co giật) khi ngừng thuốc đột ngột. Zolpidem có thể gây hành vi bất thường với lú lẫn và mất ngủ, cần ngừng thuốc nếu những triệu chứng này xuất hiện. Tác dụng phụ: Tác dụng phụ hày gặp nhất của zolpidem là lơ mơ, chóng mặt và cảm giác "đê mê", phản ánh hoạt tính của thuốc. Những tác dụng phụ khác bao gồm lú lẫn, mất ngủ, hưng phấn, rối loạn thǎng bằng và thay đổi thị lực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2