THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI - NỘI DUNG CƠ BẢN<br />
CỦA ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI<br />
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM<br />
NGUYỄN NGỌC HÀ*<br />
PHẠM QUỐC THỚI**<br />
<br />
Trên thế giới hiện nay có hai mô hình cơ<br />
bản về kinh tế thị trường. Mô hình thứ nhất<br />
chỉ coi trọng phát triển kinh tế mà không coi<br />
trọng phát triển xã hội, văn hóa và môi<br />
trường. Mô hình thứ hai vừa coi trọng phát<br />
triển kinh tế vừa coi trọng phát triển xã hội,<br />
văn hóa và môi trường. Một số quốc gia đi<br />
theo mô hình thứ nhất tuy có sự phát triển<br />
nhanh về kinh tế nhưng lại phải đối mặt với<br />
nhiều vấn đề nan giải về xã hội, văn hóa, môi<br />
trường và do đó không có sự phát triển bền<br />
vững về kinh tế. Mô hình phát triển kinh tế thị<br />
trường của Việt Nam được xác định là kinh tế<br />
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường<br />
là sự can thiệp của nhà nước và xã hội theo<br />
hướng nhằm tới sự phát triển không chỉ về<br />
kinh tế, mà cả về xã hội, văn hóa và môi<br />
trường. Thực hiện công bằng xã hội là một<br />
nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa đó.*<br />
1. Nội dung công bằng xã hội trong định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế<br />
thị trường<br />
Phát triển về kinh tế và thực hiện công<br />
bằng xã hội là mục đích nhất quán và xuyên<br />
suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa<br />
xã hội là xã hội lý tưởng mà Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam phấn đấu xây dựng ngay từ khi<br />
thành lập. Ngay từ khi đó (chứ không phải chỉ<br />
đến bay giờ), chủ nghĩa xã hội đã được hiểu<br />
là xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công<br />
bằng, tự do, văn minh, hạnh phúc. Công bằng<br />
*<br />
<br />
PGS.TS. Viện Triết học<br />
NCS. Học viện Khoa học xã hội<br />
<br />
**<br />
<br />
là nội dung quan trọng trong mục tiêu chung<br />
của chủ nghĩa xã hội.<br />
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội<br />
trước đổi mới (1954-1986), Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam chủ trương xoá bỏ kinh tế thị<br />
trường vì theo quan niệm của Đảng lúc đó và<br />
cũng là quan niệm chung của nhiều Đảng<br />
Cộng sản khác thì kinh tế thị trường hàng<br />
ngày hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản, chủ<br />
nghĩa tư bản là xã hội bất công, xóa bỏ kinh<br />
tế thị trường là điều kiện cần để có được công<br />
bằng xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế việc xóa<br />
bỏ kinh tế thị trường đã làm cho sản xuất trì<br />
trệ, đời sống nhân dân thấp kém, đất nước<br />
lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội.<br />
Đây là một căn bệnh chung của tất cả các<br />
nước xã hội chủ nghĩa.<br />
Trước tình hình đó, từ năm 1986 Đảng<br />
Cộng sản Việt Nam chủ trương khôi phục<br />
kinh tế thị trường, nhờ vậy kinh tế tăng<br />
trưởng nhanh, đời sống nhân dân không<br />
ngừng được cải thiện, đất nước thoát khỏi<br />
cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội. Cùng với<br />
thành tựu đạt được về kinh tế trong quá trình<br />
phát triển kinh tế thị trường, khoảng cách<br />
giàu nghèo tăng hơn so với thời kỳ xóa bỏ<br />
kinh tế thị trường. Thực tế này đã làm nảy<br />
sinh nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất<br />
cho rằng, trong điều kiện kinh tế thị trường<br />
không thể có công bằng xã hội và do đó cần<br />
trở lại con đường cũ là xóa bỏ kinh tế thị<br />
trường để khôi phục sự công bằng xã hội. Ý<br />
kiến thứ hai cho rằng, tuy trong điều kiện<br />
kinh tế thị trường không thể có được công<br />
bằng xã hội nhưng vẫn cần phải phát triển<br />
<br />
34<br />
<br />
kinh tế thị trường, phải chấp nhận hy sinh<br />
công bằng xã hội để đổi lấy sự tăng trưởng<br />
kinh tế. Ý kiến thứ ba cho rằng, trong điều<br />
kiện kinh tế thị trường có thể và cần phải thực<br />
hiện được công bằng xã hội. Quan điểm của<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc ý kiến thứ<br />
ba. Về điều này Văn kiện của Đảng viết như<br />
sau: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội<br />
ngay trong từng bước và từng chính sách phát<br />
triển: tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển<br />
văn hoá, y tế, giáo dục…, giải quyết tốt các<br />
vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con<br />
người”1, “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã<br />
hội ngay trong từng bước và từng chính sách<br />
phát triển là một chủ trương lớn, nhất quán<br />
của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện bản chất<br />
tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa”2; “Chính<br />
sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người<br />
là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực<br />
sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây<br />
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm công bằng,<br />
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân;<br />
kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với<br />
phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ<br />
và công bằng xã hội trong từng bước và từng<br />
chính sách”3. Thực hiện công bằng xã hội<br />
ngay (chứ không phải đợi đến khi xóa bỏ<br />
kinh tế thị trường mới thực hiện công bằng xã<br />
hội) là quan điểm rất quan trọng của Đảng ta<br />
được thể hiện ở các đoạn trích trên.<br />
Như vậy, nếu trong giai đoạn trước đổi<br />
mới, con đường để đạt được công bằng xã hội<br />
là xóa bỏ kinh tế thị trường, thì trong giai<br />
đoạn từ đổi mới đến nay, con đường để đạt<br />
được công bằng xã hội là phát triển kinh tế thị<br />
trường. Mục tiêu công bằng xã hội thì không<br />
thay đổi, nhưng con đường đi đến mục tiêu đó<br />
thì thay đổi. Với mục tiêu vừa chú trọng phát<br />
triển về kinh tế vừa chú trọng thực hiện công<br />
bằng xã hội, Nhà nước Việt Nam muốn định<br />
hướng sự phát triển kinh tế thị trường một<br />
cách bền vững (phát triển không chỉ về kinh<br />
tế, mà cả về xã hội, văn hóa và môi trường).<br />
Công bằng xã hội rõ ràng là nội dung cơ bản<br />
trong sự định hướng xã hội chủ nghĩa của<br />
Nhà nước.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 2/2012<br />
<br />
2. Quan niệm mới của Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam về công bằng xã hội<br />
Thực hiện công bằng xã hội là mục đích<br />
nhất quán và xuyên suốt của Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam. Tuy nhiên, quan niệm về công<br />
bằng xã hội ở giai đoạn hiện nay khác với ở<br />
giai đoạn trước đổi mới. Trong giai đoạn<br />
trước đổi mới, khoảng cách giàu nghèo càng<br />
thu hẹp thì càng được coi là công bằng xã hội,<br />
nói cách khác lúc đó công bằng xã hội bị<br />
đồng nhất với bình đẳng xã hội. V.I.Lênin<br />
cũng có quan điểm đồng nhất công bằng xã<br />
hội với bình đẳng xã hội. Cụ thể V.I.Lênin<br />
viết: “Cho nên, giai đoạn đầu của chủ nghĩa<br />
cộng sản chưa thể thực hiện được công bằng<br />
và bình đẳng: về mặt của cải, thì vẫn còn<br />
chênh lệch, mà những chênh lệch ấy là bất<br />
công, nhưng tình trạng người bóc lột người<br />
thì không thể có nữa, vì không ai có thể<br />
chiếm tư liệu sản xuất, công xưởng, máy<br />
móc, đất đai, v.v làm của riêng được. Trong<br />
khi bác bỏ câu nói mơ hồ và tiểu tư sản của<br />
Latxan về “bình đẳng” và “công bằng” nói<br />
chung, Mác vạch ra tiến trình phát triển của<br />
xã hội cộng sản, xã hội này thoạt đầu bắt<br />
buộc phải phá huỷ chỉ riêng cái “điều bất<br />
công” này: việc cá nhân chiếm hữu tư liệu sản<br />
xuất làm của riêng, nhưng không đủ sức phá<br />
huỷ ngay điều bất công khác nữa, tức là việc<br />
phân phối vật phẩm tiêu dùng “theo lao động”<br />
(chứ không theo nhu cầu)”4. Trong đoạn trích<br />
trên, V.I.Lênin quan niệm rằng, còn chênh<br />
lệch về của cải là còn bất công; giai đoạn đầu<br />
của xã hội cộng sản tương lai do thực hiện<br />
nguyên tắc phân phối theo lao động nên<br />
không còn bóc lột nhưng vẫn còn chênh lệch<br />
về của cải và do đó vẫn còn bất công. Theo<br />
quan niệm đó về công bằng xã hội thì trong<br />
điều kiện kinh tế thị trường (dù đó là điều<br />
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa) thì vẫn còn bất công.<br />
Trong giai đoạn từ đổi mới đến nay, Đảng<br />
Cộng sản Việt Nam không đồng nhất công<br />
bằng xã hội với bình đẳng xã hội. Bởi vì, như<br />
đã nói ở trên, Đảng cho rằng trong nền kinh tế<br />
thị trường tuy có sự chênh lệch về của cải<br />
<br />
Thực hiện công bằng xã hội...<br />
<br />
nhưng vẫn có thể và cần thực hiện ngay công<br />
bằng xã hội. Đây là sự đổi mới nhận thức<br />
quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam so<br />
với lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về<br />
công bằng xã hội.<br />
3. Nguyên tắc phân phối để thực hiện<br />
công bằng xã hội<br />
Để thực hiện công bằng xã hội thì cần xác<br />
định nguyên tắc phân phối phù hợp. Theo<br />
quan niệm cũ về công bằng xã hội (quan niệm<br />
đồng nhất công bằng xã hội với bình đằng xã<br />
hội), để thực hiện công bằng xã hội thì cần<br />
thực hiện nguyên tắc phân phối theo nhu cầu<br />
(và phải đợi đến giai đoạn cao của xã hội<br />
cộng sản mới thực hiện được nguyên tắc phân<br />
phối này). Còn theo quan niệm mới về công<br />
bằng xã hội (quan niệm không đồng nhất<br />
công bằng xã hội với bình đằng xã hội), để<br />
thực hiện công bằng xã hội thì cần thực hiện<br />
đúng nguyên tắc phân phối của nền kinh tế thị<br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là:<br />
“Phân phối kết quả làm ra chủ yếu theo kết<br />
quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo<br />
mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác<br />
và thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi<br />
xã hội”5.<br />
Nếu thực hiện nguyên tắc phân phối do<br />
Đại hội XI xác định như trên thì giá trị của<br />
tổng sản phẩm xã hội sẽ được chia thành ba<br />
phần: phần thứ nhất được dành để tái sản xuất<br />
và để giải quyết các vấn đề xã hội chung, để<br />
đóng góp vào quỹ phúc lợi xã hội (từ đó phân<br />
phối thông qua hệ thóng an sinh xã hội và<br />
phúc lợi xã hội); phần thứ hai sẽ được phân<br />
phối cho các cá nhân theo mức cống hiến<br />
bằng sức lao động của họ cho xã hội (bao<br />
gồm cả cống hiến bằng sức lao động chân tay<br />
và cống hiến bằng sức lao động trí óc, cống<br />
hiến của người lao động quản lý và người lao<br />
động không tham gia quản lý, cống hiến của<br />
người lao động trực tiếp và cống hiến của<br />
người lao động gián tiếp cho quá trình sản<br />
xuất của xã hội, tức là cống hiến của tất cả<br />
những người lao động làm việc trong mọi lĩnh<br />
vực không thể thiếu của xã hội); phần thứ ba<br />
<br />
35<br />
<br />
sẽ được phân phối cho các cá nhân theo mức<br />
cống hiến vốn. Tỷ lệ giữa ba phần này được<br />
xác định căn cứ vào tình hình cụ thể của từng<br />
địa phương và từng giai đoạn. Những người<br />
vừa có cống hiến vốn vừa tham gia lao động<br />
thì được hưởng ở cả 3 phần nói trên. Những<br />
người tham gia lao động mà không có cống<br />
hiến vốn thì chỉ được hưởng ở phần thứ nhất<br />
và phần thứ hai. Những người không có lao<br />
động và không có cống hiến vốn thì chỉ được<br />
hưởng ở phần thứ nhất. Trong 3 phần trên,<br />
phần thứ nhất là rất quan trọng vì xã hội nào<br />
cũng phải tái sản xuất và giải quyết các vấn<br />
đề xã hội chung (như khắc phục thiên tai,<br />
dịch bệnh…), hơn nữa xã hội nào cũng có<br />
những người không có sức lao động và không<br />
có vốn (những người không nơi nương<br />
tựa…). Việc dành một phần thu nhập (với tỷ<br />
lệ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng<br />
nước) để phân phối cho những người thuộc<br />
diện này là chính sách nhân đạo mà các nhà<br />
nước đều thực hiện, chính sách này được mọi<br />
người ủng hộ và được coi là công bằng vì đó<br />
là điều cần thiết đối với sự phát triển xã hội.<br />
Nguyên tắc phân phối mà Đại hội XI xác định<br />
thừa nhận tính công bằng của sự phân phối<br />
theo mức đóng góp vốn. Tiền lãi thu được sau<br />
khi cho vay (cho các ngân hàng hoặc cho các<br />
tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay) hoặc tiền<br />
lãi thu được từ cổ phần đóng góp vào các<br />
doanh nghiệp cổ phần là hình thức dễ nhìn<br />
thấy của thu nhập do góp vốn. Tiền lãi này ở<br />
mức độ hợp lý là công bằng. Nguyên tắc phân<br />
phối do Đại hội XI xác định là sự đổi mới<br />
quan trọng trong tư duy về nguyên tắc phân<br />
phối vì mục tiêu công bằng xã hội.<br />
4. Khoảng cách giữa mong muốn và thực<br />
tế trong việc thực hiện công bằng xã hội<br />
Về lý thuyết phát triển thì Việt Nam chủ<br />
trương thực hiện công bằng xã hội và nguyên<br />
tắc phân phối do Đại hội XI xác định là công<br />
bằng. Nhưng trên thực tế thì mục tiêu bảo đảm<br />
công bằng xã hội vẫn chưa đạt được như mong<br />
muốn do chưa thực hiện đúng nguyên tắc phân<br />
phối đã nêu. Việt Nam hiện vẫn đang phải đối<br />
mặt với nhiều vấn đề xã hội nan giải, trong đó<br />
<br />
36<br />
<br />
có vấn đề bảo đảm công bằng xã hội. Số hộ<br />
cận nghèo còn nhiều, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng<br />
năm còn cao. Đời sống của một bộ phận dân<br />
cư, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn<br />
nhiều khó khăn. Khoảng cách thu nhập của các<br />
tầng lớp dân cư còn lớn. Tình trạng thiếu việc<br />
làm ở nông thôn, ở vùng đô thị hoá và thất<br />
nghiệp ở thành thị còn nhiều. Nguồn lực cho<br />
an sinh xã hội và phúc lợi xã hội còn hạn chế,<br />
chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, với diện<br />
bao phủ và mức hỗ trợ còn thấp. Các hình thức<br />
bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng<br />
của người dân6.<br />
Trong những năm phát triển kinh tế thị<br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều<br />
người giàu lên nhanh chóng. Một số người<br />
giàu lên bằng sự cấu kết giữa quyền lực chính<br />
trị và tài chính hình thành quyền lợi phe nhóm,<br />
bằng tham nhũng. Một số là do kinh doanh<br />
hợp pháp. Một số người khác giàu lên bằng<br />
cách vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn<br />
thuế. Nếu như trong thời kỳ trước đổi mới tình<br />
trạng bất công bằng xã hội xuất hiện do sự<br />
phân phối cào bằng thì ngày nay nguyên nhân<br />
hàng đầu gây ra tình trạng bất công xuất hiện<br />
là sự làm giàu bất hợp pháp, đặc biệt là tham<br />
nhũng7. Tham nhũng là nguyên nhân chủ yếu<br />
gây ra tình trạng bất công bằng hiện nay. Một<br />
nguyên nhân quan trọng khác gây ra tình trạng<br />
bất công bằng là sự bất hợp lý trong phân phối.<br />
Bất công do phân phối bất hợp lý là bất công<br />
hợp pháp. Nhận diện sự bất công hợp pháp<br />
phức tạp hơn nhận diện sự bất công phi pháp.<br />
Trong thời kỳ trước đổi mới việc thực hiện sự<br />
phân phối bình quân là bất công. Còn trong<br />
thời kỳ đổi mới, tuy đã xoá bỏ sự phân phối<br />
bình quân nhưng trên thực tế vẫn chưa thực<br />
hiện được sự công bằng vì có sự bất hợp pháp<br />
và sự bất hợp lý trong phân phối. Khắc phục<br />
sự bất công này trước hết là trách nhiệm của<br />
Nhà nước.<br />
Bảo đảm công bằng xã hội là một nội dung<br />
cơ bản của tính định hướng xã hội chủ nghĩa<br />
đối với nền kinh tế thị trường. Với nội dung<br />
đó, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã<br />
hội chủ nghĩa là tốt đẹp. Nhiều quốc gia tuy<br />
<br />
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 2/2012<br />
<br />
không sử dụng thuật ngữ “kinh tế thị trường<br />
định hướng xã hội chủ nghĩa” nhưng cũng<br />
chủ trương thực hiện công bằng xã hội và cơ<br />
bản đã đảm bảo được an sinh xã hội cho mọi<br />
người. Điều đó có nghĩa rằng, cách nói thì<br />
khác nhau nhưng mục đích thì có thể giống<br />
nhau. Mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam<br />
là thực hiện ngay công bằng xã hội. Tuy<br />
nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có được<br />
công bằng xã hội. Để có được công bằng xã<br />
hội thì Việt Nam cần phải đẩy mạnh cuộc đấu<br />
tranh chống tham nhũng, tăng cương kỷ<br />
cương pháp luật, khắc phục những bất hợp lý<br />
trong phân phối của cải, hoàn thiện hệ thống<br />
an sinh xã hội.<br />
___________________<br />
Chú thích<br />
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu<br />
toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006,<br />
tr.77-78<br />
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu<br />
toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,<br />
2011, tr.43.<br />
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn<br />
quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia, hà Nội, 2011,<br />
tr.79-80<br />
4. V.I. Lênin, Toàn tập, t.33, Nxb Tiến bộ, M., 1976,<br />
tr.114-115<br />
5. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu<br />
toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,<br />
2011, tr.206.<br />
6. Xem: Nguyễn Tấn Dũng, Bảo đảm ngày càng tốt hơn an<br />
sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của<br />
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Tạp chí<br />
Cộng sản điện tử, 24/8/2010, số 16 (208), năm 2010.<br />
7. Chưa có công trình nghiên cứu khoa học thực sự về thực<br />
trạng tham nhũng ở Việt Nam. Tuy nhiên, một số tổ chức cũng<br />
đã có nhận định cảm tính về tình hình tham nhũng ở Việt<br />
Nam. Chẳng hạn, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (có trụ sở ở<br />
Đức) từ năm 1995 đã cho điểm và xếp hạng tham nhũng của<br />
các quốc gia. Năm 2004 Việt Nam được 2,6 điểm và xếp hạng<br />
102 trong 146 nước được đánh giá. Đứng đầu danh sách này là<br />
Phần Lan với 9,7 điểm. Đứng cuối danh sách này là Haiti với<br />
1,5 điểm. Không có nước nào đạt điểm 10 là điểm tuyệt đối.<br />
Xem: Vietnamnet, ngày 5-12-2004.<br />
<br />