intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực phẩm chứa cafein và mối nguy hại cho con trẻ

Chia sẻ: Mucnuong Sate | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

86
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không chỉ có trong cà phê và trà, cafein còn hiện hữu trong các loại nước ngọt, sữa sô-cô-la, bơ đậu phộng… mà trẻ yêu thích. Không chỉ có trong cà phê và trà, cafein còn hiện hữu trong các loại nước ngọt, sữa sô-cô-la, bơ đậu phộng… mà trẻ yêu thích. Cafein là chất gây nghiện, vì thế, dùng quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực phẩm chứa cafein và mối nguy hại cho con trẻ

  1. Thực phẩm chứa cafein và mối nguy hại cho con trẻ Không chỉ có trong cà phê và trà, cafein còn hiện hữu trong các loại nước ngọt, sữa sô-cô-la, bơ đậu phộng… mà trẻ yêu thích.
  2. Không chỉ có trong cà phê và trà, cafein còn hiện hữu trong các loại nước ngọt, sữa sô-cô-la, bơ đậu phộng… mà trẻ yêu thích. Cafein là chất gây nghiện, vì thế, dùng quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể Các bậc cha mẹ thường ít khi nào cho con mình uống cả tách cà phê, nhưng họ có thể không lưu ý rằng cafein hiện hữu trong các chai nước ngọt, sô-cô-la, cacao sữa… thông dụng mà trẻ vẫn ưa thích. Hầu hết các loại thức ăn và thức uống có chứa chất cafein đều giàu chất đường và ít chất dinh dưỡng. Do vậy, khi ăn nhiều chúng sẽ luôn mang cảm giác no và không muốn ăn những thức ăn dinh dưỡng khác. Một số bậc cha mẹ nghĩ rằng, cho trẻ uống trà đá thay vì uống soda sẽ tốt hơn nhưng thực tế cho thấy, trong trà đá có thể chứa nhiều thành phần cafein và đường tương đương như soda Cafein và sức khoẻ của trẻ
  3. Cafein là chất được sản sinh tự nhiên trong lá và hạt của một số loại cây. Chất cafein còn được chế biến ở hình thức nhân tạo và bổ sung vào một số loại thực phẩm tiêu thụ trong đời sống hàng ngày. Nó cũng được xem là chất có tác dụng tạo ra những kích thích đến hệ thần kinh chính của não bộ. Ở mức độ thấp, cafein có tác dụng mang lại cảm giác sung sức và linh hoạt hơn cho cơ thể. Ảnh hưởng của chất kích thích cafein là như nhau đối với người lớn và trẻ em. Nếu dùng quá nhiều cafein, nhìn chung có thể có cảm giác hồi hộp, xáo trộn hoạt động của bao tử, nhức đầu, gia tăng nhịp tim, làm tăng huyết áp, mất tập trung… Đặc biệt ở trẻ nhỏ, chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể dẫn đến những hiện tượng trên. Hơn thế, cafein là chất gây nghiện, nhất là đối với trẻ. Vì thế, việc tiêu thụ quá nhiều cafein đối với trẻ sẽ đem lại những tác hại như bồn chồn, dễ kích động, cáu kỉnh, chứng ợ nóng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và đặc biệt gây khó ngủ.
  4. Ngoài ra, cafein còn làm ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ và gây ra tình trạng khó hấp thụ can-xi trong cơ thể. Từ đó, trẻ có khuynh hướng mắc các bệnh có liên quan về xương, tác động xấu đến quá trình vận động. Trẻ con thường rất ưa chuộng những loại thức ăn hoặc thức uống có chứa cafein, vì thế bạn nên giới hạn những thực phẩm có chứa cafein mà con bạn ăn hoặc uống mỗi ngày. cafein là chất gây nghiện, nhất là đối với trẻ. Nguồn: Images Kiểm soát thành phần cafein của trẻ Cách tốt nhất để cắt giảm lượng cafein (có bổ sung
  5. chất đường) của trẻ là giới hạn việc cho trẻ tiêu thụ thức uống soda. Thay vào đó, bạn hãy cho trẻ uống nước lọc, sữa, nước khoáng và 100% nước trái cây. Để thuận tiện, bạn nên cho nước ép trái cây vào trong chai để trẻ có thể uống bất cứ lúc nào. Ngoài ra, khi chọn mua thực phẩm cho trẻ, bạn cần kiểm tra cẩn thận thành phần cafein có chứa trong các sản phẩm. Nếu đứa con tuổi teen của bạn thích uống cà phê, bạn nên giới hạn chỉ cho trẻ uống 1 tách cà phê/ngày những khi trẻ muốn có tinh thần tỉnh táo để thức khuya ôn thi, học bài… Đồng thời, bạn cố gắng cho dùng thay thế thức uống không chứa cafein và lưu ý theo dõi liều lượng sử dụng thức uống cafein mỗi ngày của trẻ cho đến khi trẻ tiêu thụ ở mức cho phép, tức dưới 100mg/ngày. Nguyên tắc cắt giảm thực phẩm chứa cafein khi trẻ đã lỡ “nghiện” là giới hạn từ từ mặc dù đôi khi, trong giai đoạn này trẻ thường có cảm giác bị nhức đầu,
  6. căng thẳng… Sau đó, trẻ sẽ lấy lại cảm giác bình thường chỉ trong vài ngày. Bạn cần lưu ý hạn chế lượng cafein của trẻ nhỏ không nên dùng vượt quá 45mg cafein/ngày đối với trẻ từ 5 đến 9 tuổi, tương đương với 1 lon soda hoặc nước ngọt 355ml hay 43g sô-cô-la sữa, và những trẻ lớn hơn khoảng 85mg. Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi dùng các loại thức uống có chứa cafein. Khi cho trẻ dùng các thức ăn hoặc thức uống có chứa cafein, hãy thử một lượng nhỏ để xem trẻ có phản ứng gì không. Lượng cafein có trong sô-cô-la không cao lắm nên bạn vẫn có thể cho trẻ ăn hợp lý và điều độ. Một miếng sô-cô-la trong dịp sinh nhật hoặc tách sô-cô-la nóng khi trở lạnh cũng không có gì gây hại cho trẻ. Thành phần cafein có trong một soda thức uống thông thường được tính như sau: Định Thành Phần lượng
  7. Cà phê 103mg Coca-cola loại 46mg ăn kiêng Trà 36mg Sữa sô- cô- la 8mg Bơ đậu phụng 6mg Sữa cacao 5mg Pepsi 38mg Sô- cô- la sữa 6mg 20mg Sô- cô- la đen Nước trà đá 70mg
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2