intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực tập sư phạm chuyên ngành giáo dục đặc biệt - tầm quan trọng và thực trạng tổ chức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thực tập sư phạm chuyên ngành giáo dục đặc biệt - tầm quan trọng và thực trạng tổ chức trình bày khái quát về thực tế, thực tập sư phạm cho sinh viên của ngành Giáo dục Đặc biệt- Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh; Tầm quan trọng của công tác thực tập tốt nghiệp; Thực trạng của công tác thực tập tốt nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực tập sư phạm chuyên ngành giáo dục đặc biệt - tầm quan trọng và thực trạng tổ chức

  1. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm THỰC TẬP SƯ PHẠM CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT -TẦM QUAN TRỌNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TS.Nguyễn Thị Kim Anh Bộ môn Giáo dục Đặc biệt-ĐHSP Tp.HCM 1.Khái quát về thực tế, thực tập sư phạm cho sinh viên của ngành Giáo dục Đặc biệt- Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh. Ngành giáo dục Đặc biệt là một ngành học còn mới mẽ tại Việt Nam. Sự ra đời của ngành học giáo dục Đặc biệt tại Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh bắt đầu vào năm học học 2003-2004. Thực tế, thực tập sư phạm là một khâu trong quy trình đào tạo giáo viên, là hình thức đưa sinh viên về các trường tập làm các công việc của giáo viên. Việc xây dựng và hoàn thiện chương trình thực tế, thực tập sư phạm góp phần hoàn thiện chương trình đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo của Bộ môn Giáo dục Đặc biệt. Những cơ sở để xây dựng nội dung, quy trình tổ chức, đánh giá thực tế, thực tập sư phạm cho sinh viên chính quy Bộ môn Giáo dục Đặc biệt: - Căn cứ vào cấu trúc và kế hoạch đào tạo trong chương trình đào tạo chính quy của Bộ môn xây dựng và được Bộ GD&ĐT cho phép thực hiện. - Căn cứ vào quy chế thực tập sư phạm của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. - Căn cứ vào việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm đợt thực tế sư phạm đã triển khai ở năm học trước. Từ năm thứ hai, sinh viên đã được tham gia thực tế sư phạm tại các trường chuyên biệt nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy lý thuyết, kết hợp lý thuyết với thực hành, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có những kiến thức cơ sở để học những môn chuyên ngành cũng như những kinh nghiệm ban đầu trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Mục tiêu của đợt thực tế sư phạm giáo dục Đặc biệt bao gồm : a) Về kiến thức: - Củng cố và liên hệ với thực tế những kiến thức lý thuyết đã được học và đang học ở năm 1 và 2: hiểu biết về đặc điểm và sự phát triển tâm lý của trẻ khuyết tật, tâm lý nhóm, tâm lý sư phạm, chẩn đoán tâm lý. 3
  2. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm - Làm quen với công tác chủ nhiệm, chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy trẻ khuyết tật ở 3 dạng tật: khiếm thính, khiếm thị và chậm phát triển trí tuệ. - Làm quen với công tác nghiên cứu: nghiên cứu tình trạng sức khỏe, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khuyết tật, quan sát các họat động của trẻ khuyết tật. b) Về kỹ năng: - Hình thành kỹ năng quan sát, chẩn đoán tâm lý trẻ khuyết tật. - Hình thành kỹ năng giao tiếp, chăm sóc trẻ khuyết tật. - Hình thành và phát triển kỹ năng làm đồ dùng dạy học phù hợp với từng dạng tật. c) Về thái độ: - Hình thành thái độ phù hợp với trẻ khuyết tật để có định hướng đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai. Hình thức thực tế: Sinh viên được tổ chức xuống trường thực tế mỗi tuần 1 buổi sáng . Đối với sinh viên năm thứ ba, Bộ môn Giáo dục Đặc biệt tổ chức thực tập sư phạm tại một trường hòa nhập theo đúng chuyên ngành mà các em đang học. Bộ môn xây dựng các nội dung của thực tập đợt 1 theo yêu cầu chung được trình bày trong Quy chế thực tập sư phạm của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM kèm thêm các nội dung cụ thể dành cho sinh viên Bộ môn Giáo dục Đặc biệt: - Tìm hiểu tình hình thực tế giáo dục nói chung và giáo dục trẻ khuyết tật nói riêng ở địa phương, tìm hiểu cơ cấu tổ chức của trường (trung tâm) giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. - Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các cán bộ và giáo viên thuộc nhà trường. Tìm hiểu chương trình giảng dạy và việc tổ chức, quản lý công tác giáo dục trong các trường/ trung tâm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, hồ sơ học sinh khuyết tật. - Kiến tập, tập phân tích các hoạt động, các tiết học được dự. - Thực tập làm công tác chủ nhiệm lớp ở các lớp hòa nhập. - Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp xử lý các tình huống sư phạm trong quan hệ với trẻ và với các lực lượng giáo dục khác. - Thực tập giảng dạy 2 tiết (2 giáo án) trong các lớp hòa nhập mẫu giáo hoặc tiểu học. Thời gian thực tập sư phạm đợt 1 kéo dài 4 tuần. 4
  3. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm Thực tập sư phạm đợt 2 dành cho sinh viên năm cuối với thời gian 8 tuần tại các trường chuyên biệt đúng chuyên ngành các em đang học. Khi đó sinh viên đã được đào tạo hoàn chỉnh về kiến thức chuyên môn trong nhà trường, đã chuẩn bị tâm lý cho việc tốt nghiệp, đi làm thực sự nên đợt thực tập này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả 3 đối tượng là nhà trường, sinh viên và đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập. Các nội dung thực tập đợt 2 dành cho sinh viên bộ môn GDĐB: - Tiếp tục tìm hiểu về tình hình công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở địa phương, tập phân tích, đánh giá, tìm ra biện pháp tổ chức giáo dục trẻ một cách thích hợp. - Vận dụng một cách tích cực và linh hoạt các kiến thức khoa học chuyên môn vào thực tiễn, qua đó tiếp tục rèn luyện nâng cao tay nghề, năng lực sư phạm. - Lập kế hoạch tổ chức công tác giáo dục trẻ khuyết tật, phối hợp hoạt động với các lực lượng giáo dục. - Lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ và thực hiện 2 giờ hướng dẫn phụ huynh trẻ khuyết tật về chăm sóc- giáo dục trẻ kế hoạch ). - Soạn giáo án và tổ chức giảng dạy 6 tiết học dạy trẻ khuyết tật gồm: 2 tiết dạy cá nhân (2 giáo án), 4 tiết dạy nhóm (4 giáo án). - Soạn giáo án và tổ chức giảng dạy 2 tiết (1 giáo án) bồi dưỡng giáo viên dạy trẻ khuyết tật. * Hình thức tổ chức thực tập sư phạn đợt 2 của sinh viên bộ môn Giáo dục Đặc biệt là sinh viên được biên chế thành đoàn, gọi là đoàn thực tập sư phạm. Sinh viên năm 4 được chia thành 2 đoàn, mỗi đoàn có khoảng 15 sinh viên đến thực tập tại trường thực tập, có trưởng đoàn là cán bộ giảng dạy của Bộ môn Giáo dục Đặc biệt cùng với giáo viên các trường thực tập trực tiếp hướng dẫn. 2. Tầm quan trọng của công tác thực tập tốt nghiệp Thực tập đợt 2 hay còn gọi là thực tập tốt nghiệp có thời gian khoảng 8 tuần. Khi đó sinh viên đã được đào tạo hầu hết về kiến thức chuyên môn trong nhà trường, đã chuẩn bị tâm lý cho việc tốt nghiệp, đi làm thực sự nên kỳ thực tập này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả 3 đối tượng là Bộ môn Giáo dục đặc biệt - sinh viên - đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập. Tham gia trực tiếp vào quá trình thực tập không chỉ bao gồm hai đối tượng là sinh viên và đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập mà còn có vai trò của Bộ môn Giáo dục Đặc biệt. Trước tiên, Bộ môn là nơi đã đào tạo, cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng sinh viên sẽ sử dụng trong quá trình thực tập. Nếu những kiến thức, kỹ năng đó thiết thực, gắn liền với thực tế thì sẽ giúp sinh viên dễ dàng hơn trong quá trình tiếp cận với công việc để có một kỳ thực tập thành công. 5
  4. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm Ngược lại, nếu những gì sinh viên nhận được trên giảng đường đại học xa rời với thực tế thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi thực tập, thậm chí có thể làm thui chột tinh thần lao động và tình yêu nghề nghiệp của sinh viên. Bộ môn còn là cầu nối giữa sinh viên và đơn vị tiếp nhận, thể hiện qua việc Bộ môn tìm kiếm những nơi thích hợp để giới thiệu sinh viên tới thực tập, liên hệ trước với các cơ sở thực tập về kế hoạch thực tập, hướng dẫn trước cho sinh viên một số điều họ cần biết khi tham gia vào hoạt động thực tập sư phạm. Mỗi đoàn thực tập có một cán bộ giảng dạy của khoa làm trưởng đoàn thực hiện vai trò hỗ trợ chuyên môn, làm cầu nối giữa Bộ môn, sinh viên và đơn vị nhận sinh viên thực tập. Có thể nói, sinh viên thực tập thành công hay không phụ thuộc một phần lớn vào sự đào tạo và chuẩn bị của Bộ môn dành cho sinh viên của mình. Mối quan hệ giữa Bộ môn Giáo dục Đặc biệt – sinh viên – đơn vị tiếp nhận thực tập sinh không chỉ có sự tác động một chiều. Ngược lại, về phía Bộ môn được hưởng lợi từ các kỳ thực tập này. Thông qua việc hướng dẫn, kèm cặp sinh viên thực tập, các trường chuyên nghiệp và hòa nhập giúp Bộ môn Giáo dục Đặc biệt trang bị kinh nghiệm thực tiễn một cách tốt nhất cho sinh viên, giúp nâng cao chất lượng đầu ra. Qua quá trình sinh viên thực tập, các trường hòa nhập và chuyên biệt góp ý thiết thực về các nội dung đào tạo mà Bộ môn cần bổ sung nhằm hỗ trợ sinh viên trong kỳ thực tập tốt nghiệp. Với sự hợp tác giữa Bộ môn và đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập thì việc theo dõi tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra trường và đánh giá chất lượng đào tạo sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Các chương trình thực tập cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Bộ môn và các cơ sở giáo dục nhằm mở rộng cơ hội tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đối với sinh viên, đợt thực tập tốt nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập mà còn với cả sự nghiệp của họ sau này. Kết quả thực tập tốt nghiệp được tính điểm một học kỳ, tức là bằng 1/8 (đối với hệ ĐH 4 năm) hoặc 1/10 (đối với hệ ĐH 5 năm) kết quả tấm bằng tốt nghiệp của sinh viên. Điều quan trọng nhất của đợt thực tập này giúp sinh viên năm cuối được tiếp cận với nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn khi bước chân vào trường đại học. Các hoạt động thực tiễn thêm một lần nữa giúp sinh viên hiểu được mình sẽ làm công việc như thế nào sau khi ra trường và mình có thực sự phù hợp với công việc đó hay không. Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế công việc giúp sinh viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, mình cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc. Thực tế, chương trình đào tạo trong các trường đại học của Việt Nam còn một độ lệch nhất định đối với thực tế phát triển của ngành nghề, thường thì kiến thức trong nhà trường nặng tính lý thuyết và không theo kịp với yêu cầu thực tiễn. Vì thế, các kỳ thực tập càng trở nên cần thiết đối với sinh viên. Những trải nghiệm ban đầu này khiến họ tự tin hơn sau khi ra trường và đi tìm việc, giúp họ không quá mơ mộng ảo tưởng dẫn đến thất vọng về thực tế khi thực sự tham gia thị trường lao động. Trong quá trình thực tập, sinh viên có thể thiết lập được các mối quan hệ trong nghề nghiệp của mình, 6
  5. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm điều này rất hữu ích cho sinh viên khi ra trường. Nếu thực tập tốt, họ còn có cơ hội kiếm được việc làm ngay trong quá trình thực tập. Về phía các cơ sở giáo dục thì tiếp nhận sinh viên thực tập là đã đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ lao động trong ngành nghề, lĩnh vực mình đang hoạt động. Điều này có thể chưa giúp ích cho doanh nghiệp ngay trước mắt nhưng về lâu dài thì có tác động tích cực đối với đội ngũ nhân lực phục vụ cho ngành. Thông qua chương trình thực tập, các cơ sở giáo dục có thể nhận thấy đâu là những điểm yếu của chương trình đào tạo trong trường đại học, đâu là những yêu cầu của thực tiễn mà sinh viên chưa đáp ứng được để nhận xét, góp ý với nhà trường. Trên cơ sở đó, các trường đại học sẽ điều chỉnh chương trình đào tạo của mình để nâng cao chất lượng đầu ra. Bên cạnh đó, giáo viên của các trường chuyên biệt và hòa nhậpcó cơ hội được bổ sung thêm những thông tin mới, các phương pháp dạy học hiện đại về giáo dục đặc biệt mà các sinh viên năm cuối được lĩnh hội từ các chuyên gia nước ngoài, chuyên gia, giảng viên trong nước về giáo dục đặc biệt. 3. Thực trạng của công tác thực tập tốt nghiệp Chương trình thực tập tốt nghiệp có những vai trò quan trọng như vậy đối với cả Bộ môn, sinh viên và các đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập nhưng không phải bao giờ các chương trình thực tập này cũng được xem trọng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Các cơ sở giáo dục không mấy hào hứng đối với việc tiếp nhận sinh viên thực tập bởi một số nguyên nhân. Thứ nhất: phải kể đến cơ sở vật chất trường lớp của các trường hòa nhập và chuyên biệt phần lớn đã xuống cấp, chật chội nên không muốn nhận thêm giáo sinh trong hòan cảnh này. Thứ hai: khi tiếp nhận giáo sinh, các trường phải cử giáo viên hướng dẫn thực tập, điều này khiến họ cảm thấy như công việc bị cản trở trong một thời gian và hầu hết các giáo viên các trường hòa nhập hoặc chuyên biệt có trình độ cao đẳng không chuyên ngành giáo dục đặc biệt. Thứ ba: các cơ sở giáo dục chưa nhìn nhận thấy lợi ích của chương trình thực tập đối với đơn vị mình nói riêng và ngành giáo dục đặc biệt nói chung. Thứ tư: tồn tại tâm lý không coi trọng khả năng của sinh viên thực tập và giáo viên ở các trường chuyên biệt và hòa nhập chậm đổi mới phương pháp dạy học nên gặp độ chênh vào thời gian đầu khi tổ chức bình giảng các môn học và sinh viên gặp khó khăn khi tổ chức các hoạt động theo phương pháp dạy học hiện đại. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành chủ trương giáo dục hòa nhập và hàng loạt các quyết định, văn bản liên quan đến giáo dục đặc biệt đã ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp nhận sinh viên thực tập ở các cơ sở giáo dục. Phòng Đào tạo của Trường ĐHSP Tp.HCM đã chuẩn bị tốt công tác liên lạc và làm công văn xin thực tập tại các trường hòa nhập và chuyên biệt theo đề nghị của bộ môn nên công tác thực tập ở nhiều nơi đã cởi mở, dễ dàng hơn. Sinh viên 7
  6. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm được tạo điều kiện để tiếp cận với công việc nhiều hơn. Những cơ hội như vậy tạo cho sinh viên Bộ môn Giáo dục Đặc biệt tâm lý yên tâm hơn khi đi thực tập và có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập của mình. Về phía Bộ môn trong thời gian qua cũng có nhiều chuyển biến tích cực mạnh mẽ trong việc tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập. Các giáo viên trưởng đoàn có tinh thần trách nhiệm cao, có chuyên môn vững vàng khi hướng dẫn sinh viên thực tập. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2