THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU<br />
Ở VIỆT NAM<br />
NGUYỄN THỊ KIM XOA<br />
Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị<br />
Tóm tắt: Trong nền kinh tế mở, các quốc gia đều quan tâm đến kinh tế<br />
thương mại biên giới, thúc đẩy giao lưu hàng hoá với các quốc gia láng<br />
giềng để phát huy lợi thế so sánh của nước mình. Phát huy ưu thế có đường<br />
biên giới dài chung với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, thời gian<br />
gần đây, nước ta đã ban hành những chính sách khuyến khích phát triển kinh<br />
tế khu vực biên giới. Bài viết này trình bày một cách khái quát về lịch sử, vai<br />
trò, đặc điểm và tình hình phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt<br />
Nam.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trên thế giới hiện nay, một số quốc gia, khu vực với trình độ phát triển cao có nhu cầu<br />
mở rộng hoạt động kinh tế của mình. Thông qua các công ty đa quốc gia, họ chuyển<br />
một phần vốn, công nghệ... sang nước khác để mở rộng sản xuất, tăng thêm doanh thu<br />
và lợi nhuận. Nơi đến của các công ty đa quốc gia này thường là những nước kém phát<br />
triển hơn, có nguồn lao động rẻ, kèm theo một số lợi thế khách quan và chủ quan khác.<br />
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm, đặc biệt trong những năm 90 thế kỷ 20, về hoạt động<br />
của các công ty đa quốc gia và các tổ chức kinh tế tại các nước kém phát triển hơn đã<br />
chứng minh những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế<br />
của các nước sở tại thông qua sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu<br />
kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK).<br />
Trong xu thế chung, những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát triển các<br />
khu KTCK nhằm tạo điều kiện phát huy tiềm năng, ưu thế của các địa phương biên giới,<br />
góp phần mở rộng giao lưu, buôn bán, xây dựng các hệ thống phân phối, cung cấp trên<br />
các lĩnh vực, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương và của khu vực<br />
lân cận, cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.<br />
2. THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU<br />
2.1. Các khái niệm liên quan<br />
Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh<br />
doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập<br />
theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định.<br />
Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu chế<br />
xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính<br />
và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 86-93<br />
<br />
THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU Ở VIỆT NAM<br />
<br />
87<br />
<br />
Khu Kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu<br />
quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục<br />
quy định.<br />
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam<br />
Nước ta có lợi thế tự nhiên và lịch sử, đường biên giới dài 4.600 km giáp với 3 nước<br />
láng giềng thuộc 25 tỉnh, được thông thương qua 97 cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính,<br />
cửa khẩu phụ. Bắt nhịp với tiến trình đổi mới quan hệ với các nước láng giềng, từ cuối<br />
năm 1996, một mô hình kinh tế mới - khu KTCK đã ra đời, ngày càng phát triển, trở<br />
thành một thực thể không thể thiếu trong cấu thành của nền kinh tế nước nhà.<br />
Chỉ qua 12 năm, hệ thống các khu KTCK đã trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn mở đầu có<br />
tính chất thử nghiệm bằng quyết định 196/1996/QĐ-TTg ngày 18/9/1996 của Thủ tướng<br />
Chính phủ xây dựng thí điểm khu KTCK tại Móng Cái, Quảng Ninh. Bằng chính sách<br />
khuyến khích hợp lý, thị xã tận cùng Đông Bắc đã từ hoang tàn, đổ nát nhanh chóng<br />
vươn dậy thành một đô thị xứng tầm, đặt nền móng về lý luận và thực tiễn cho việc ra<br />
đời mô hình kinh tế mới - khu KTCK.<br />
Khu<br />
<br />
25<br />
<br />
23<br />
<br />
20<br />
15<br />
<br />
Số S?<br />
lượng<br />
khu KTCK<br />
lư?ng c?a kh?u<br />
<br />
10<br />
<br />
8<br />
<br />
5<br />
<br />
3<br />
1<br />
<br />
Năm<br />
<br />
0<br />
1996<br />
<br />
1998<br />
<br />
2000<br />
<br />
2008<br />
<br />
Hình 1.1. Tình hình phát triển các khu KTCK qua các năm<br />
<br />
Từ năm 1997 đến năm 2000 là giai đoạn mở rộng thí điểm, lần lượt 8 khu KTCK khác ở<br />
8 tỉnh ra đời là Lạng Sơn (Lạng Sơn), Lào Cai (Lào Cai), Hà Tiên (Kiên Giang), Cao<br />
Bằng (Cao Bằng), Cầu Treo ( Hà Tĩnh), Mộc Bài (Tây Ninh), Lao Bảo (Quảng Trị) và<br />
Bờ Y (Kon Tum).<br />
Từ năm 2001 đến nay là giai đoạn khẳng định hình mô hình này. Từ đó, có thêm 14 khu<br />
KTCK là: Bắc Phong Sinh và Hoành Mô - Đồng Văn (Quảng Ninh), Chi Ma (Lạng<br />
Sơn), Thanh Thuỷ (Hà Giang), Ma Lu Thàng (Lai Châu), Loóng Sập, Chiềng Khương<br />
(Sơn La), Tây Trang (Điện Biên), Cha - lo (Quảng Bình), Nam Giang (Quảng Nam),<br />
<br />
88<br />
<br />
NGUYỄN THỊ KIM XOA<br />
<br />
Đường 19 (Gia Lai), Bon-nu-ê (Bình Phước), Xa Mát (Tây Ninh), Đồng Tháp (Đồng<br />
Tháp), Khánh Bình (An Giang). Như vậy, đến nay có tổng số 23 khu KTCK, thuộc địa<br />
phận của 19 tỉnh giáp biên.<br />
Nhờ tăng nhanh số lượng các khu KTCK và sự phát triển hoạt động của từng khu đã<br />
góp phần tăng trưởng quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với 3 nước láng giềng.<br />
Hàng xuất khẩu của Việt Nam qua các khu KTCK ban đầu thường là than nhiệt lượng<br />
thấp, cao su nguyên liệu, hàng tiêu dùng chất lượng bình dân, nay đã có thêm nhiều<br />
hàng chất lượng cao và xuất khẩu qua nhiều nước khác nhau. Ngược lại, qua cửa khẩu,<br />
nhiều nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất của Việt Nam nhanh chóng tới các cơ sở, với<br />
giá cả, chi phí hợp lý hơn so với việc phải nhập khẩu từ các thị trường xa. Các doanh<br />
nghiệp tham gia hoạt động tại các khu KTCK lúc đầu phần lớn thuộc loại vừa và nhỏ,<br />
nay đã có doanh nghiệp có tiếng tăm. Và hoạt động của các doanh nghiệp ban đầu chủ<br />
yếu nhằm vào thương mại - dịch vụ nay đã đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất, xây<br />
dựng cơ sở vật chất. Một số doanh nghiệp nước ngoài đã lập văn phòng đại diện, chi<br />
nhánh hướng tới việc làm ăn lâu dài ở Việt Nam, thậm chí còn xây dựng trung tâm<br />
thương mại bề thế, nhất là tại Móng Cái. Những thành công bước đầu này đã chứng<br />
minh sự đúng đắn, hợp lý và kịp thời của chính sách xây dựng và phát triển khu KTCK<br />
của Đảng và Nhà nước.<br />
2.3. Vai trò của các khu KTCK đối với sự phát triển kinh tế xã hội<br />
Giao lưu kinh tế qua biên giới là sự thể hiện xu thế hội nhập kinh tế giữa các nước gần<br />
nhau về mặt địa lý, đó là hình thức tiếp cận mới để thực hiện mục tiêu mở rộng hợp tác<br />
kinh tế giữa các nước láng giềng. Từ việc áp dụng các chính sách thí điểm trước đây,<br />
các khu KTCK đã có những tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển<br />
dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh cũng như của cả nước.<br />
Trong số đó, các khu KTCK nằm trên tuyến biên giới Việt - Trung đã có đóng góp lớn<br />
cho sự phát triển quan hệ thương mại du lịch qua các cửa khẩu biên giới. Dọc tuyến<br />
biên giới Việt Nam - Trung Quốc có tổng cộng 10 Khu KTCK, trong đó Quảng Ninh có<br />
3 khu (Móng Cái, Hoành Mô - Đồng Văn và Bắc Phong Sinh); Lạng Sơn có 2 khu (Tân<br />
Thanh, Chi Ma); Cao Bằng 1 khu, Hà Giang 1 khu (Thanh Thuỷ), Lào Cai 1 khu; Lai<br />
Châu 2 khu (Ma Lù Thàng, Tây Trang).<br />
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch phát<br />
triển nhanh ở tuyến biên giới Việt - Trung, lượng khách xuất, nhập cảnh chiếm 90% so<br />
với toàn tuyến. Các khu KTCK này phát triển theo hướng phát huy ưu thế của thương<br />
mại và du lịch, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có khu KTCK cũng như<br />
của các tỉnh bên trong nội địa.<br />
Thực tế đã chứng minh, kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch qua các khu KTCK<br />
giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc không ngừng tăng trưởng qua các<br />
năm bởi cả hai nước đều rất quan tâm đến việc phát triển quan hệ thương mại song<br />
phương. Số liệu thống kê chỉ rõ, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa Việt Nam và<br />
Trung Quốc năm 2004 đã đạt 7, 2 tỷ USD. Năm 2005, ước đạt trên 8 tỷ USD, trong đó,<br />
<br />
THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU Ở VIỆT NAM<br />
<br />
89<br />
<br />
kim ngạch xuất nhập khẩu qua các tỉnh biên giới chiếm khoảng trên 2 tỷ USD. Đơn cử<br />
như tại khu KTCK Lào Cai, năm 2001 giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung<br />
Quốc là 106 triệu USD, năm 2002 đã tăng lên tới 280 triệu USD, năm 2005 khoảng 243<br />
triệu USD.<br />
Còn trên tuyến biên giới Việt - Lào hiện có các khu KTCK như ở tỉnh Lai Châu (cửa<br />
khẩu Tây Trang); Sơn La, Hà Tĩnh (Cầu Treo); Kon Tum (Bờ Y Ngọc Hồi), Quảng<br />
Bình (Cha Lo), Quảng Trị (Lao Bảo), Quảng Nam (Nam Giang)... Việc thành lập các<br />
khu KTCK thuộc tuyến biên giới này đều xuất phát từ mối quan hệ láng giềng đặc biệt.<br />
Phần lớn các khu KTCK này mới được triển khai nên hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn nghèo nàn, khả năng phát huy ưu thế về thương mại, dịch vụ hiện còn thấp,<br />
nằm ở vùng xa, địa bàn khó khăn. Tuy vậy, bước đầu cũng đã có ảnh hưởng nhất định<br />
tới sự phát triển kinh tế- xã hội của các tỉnh, góp phần tăng nguồn thu ngân sách trên địa<br />
bàn.<br />
Trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia có các khu KTCK như tỉnh Gia Lai có khu<br />
Đường 19; Tây Ninh có cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát; Đồng Tháp (khu KTCK Đồng<br />
Tháp), An Giang (khu KTCK An Giang), và Kiên Giang có khu Hà Tiên. Các khu<br />
KTCK trên tuyến biên giới phía Tây Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của quan hệ chính<br />
trị, kinh tế, xã hội giữa Việt Nam và Campuchia.<br />
Với sự hỗ trợ đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng, một số khu KTCK đã trở thành các<br />
điểm sáng trên tuyến biên giới, hình thành một số đô thị biên giới như Móng Cái, Lào<br />
Cai, Mộc Bài, Hà Tiên... ngày càng có tác dụng lan toả và làm tăng vị thế của các tỉnh.<br />
Những đô thị này đã tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, cải thiện hình ảnh của<br />
Việt Nam và nâng cao vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập, góp phần chuyển<br />
dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống dân cư khu vực biên giới.<br />
2.4. Đặc điểm của các khu kinh tế cửa khẩu<br />
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 675/TTg ngày 18/9/1996 về việc áp dụng<br />
thí điểm một số cơ chế, chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái thì các khu KTCK<br />
khác lần lượt ra đời như các khu KTCK: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Tiên tỉnh Kiên Giang,<br />
Cao Bằng, Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh, Mộc Bài - Tây Ninh, Bờ Y Ngọc Hồi tỉnh KonTum<br />
và khu KTTM Lao Bảo. Về nội dung các vấn đề thí điểm tại các khu kinh tế đã quy<br />
định về mặt địa bàn trên cơ sở khai thác ưu thế về địa lý, kinh tế, xã hội của cửa khẩu.<br />
Cho phép phát triển đồng bộ các loại hình hoạt động thương mại. Phát triển du lịch với<br />
thủ tục xuất nhập cảnh phù hợp với đặc điểm vùng biên. Ngoài ra còn quy định về đầu<br />
tư ngân sách Nhà nước, các chính sách khuyến khích đầu tư, tài chính tiền tệ và vấn đề<br />
quản lý Nhà nước đối với các khu KTCK.<br />
KTCK phải đảm bảo được những mục tiêu: Đảm bảo quan hệ chính trị, an ninh quốc<br />
phòng, ngoại giao; đảm bảo yêu cầu về phát triển quan hệ kinh tế, nâng cao đời sống xã<br />
hội đồng bào vùng biên. Về đại thể, có rất nhiều nhân tố và nhóm nhân tố ảnh hưởng<br />
đến quá trình hình thành và phát triển các KTCK bởi lẽ đây là mô hình kinh tế được<br />
hình thành và phát triển từ lâu (dưới các hình thức và quy mô khác nhau nhưng tính chất<br />
<br />
90<br />
<br />
NGUYỄN THỊ KIM XOA<br />
<br />
và đặc điểm vẫn giữ nguyên bản chất vốn có của nó), chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng và<br />
chi phối dưới nhiều chiều, hướng tác động. Trong đó, nổi lên các nhóm nhân tố chính<br />
yếu sau:<br />
- Thứ nhất, các yếu tố tự nhiên (vị trí địa lí, khí hậu, địa hình, môi trường,…).Việc<br />
lựa chọn xây dựng các khu KTCK trước hết phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên,<br />
đó phải là nơi có những thuận lợi về vị trí địa lí “đắc địa”, phù hợp với giao lưu<br />
kinh tế - thương mại biên giới, là cầu nối kinh tế trong và ngoài nước, bởi đây là<br />
đầu mối phát triển không gian kinh tế mở nước ta.<br />
- Thứ hai, yếu tố lịch sử. Quan hệ giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước láng<br />
giềng có lịch sử từ lâu đời, xuất phát từ các chuyến cống phẩm bang giao giữa các<br />
nước cũng như hình thành từ các phiên chợ biên giới trao đổi các vật phẩm địa<br />
phương phục vụ nhu cầu hàng ngày và sản xuất tại chỗ. Cứ như thế, các tuyến<br />
đường mòn biên giới hình thành là cơ sở phát triển các tuyến, các hành lang kinh<br />
tế - giao thông sau này; các phiên chợ ba hay bảy ngày ngày xưa giờ nâng lên<br />
thành chợ thường nhật, chợ biên giới, chợ cửa khẩu được tổ chức quy mô với cơ<br />
sở hạ tầng khang trang, rộng rãi hiện nay.<br />
- Thứ ba, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, các vấn đề giáo dục, y<br />
tế, phong tục tập quán. Kinh tế càng phát triển, lượng hàng hóa luân chuyển trên<br />
thị trường càng tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản và ngày càng cao của<br />
người tiêu dùng. Muốn thế, các dòng vật chất đầu vào, sản phẩm đầu ra phải đủ<br />
lớn để đáp ứng nhu cầu đó. Kinh tế trong nội địa phát triển, các dòng hàng hóa,<br />
dịch vụ được vận chuyển nhanh với quy mô ngày càng lớn ra các vùng biên,<br />
thông qua cửa khẩu đến thị trường các nước. Bán kính tiêu thụ càng mở rộng với<br />
những hạt nhân là các trung tâm thương mại có tiềm lực về kinh tế sẽ phát triển<br />
càng nhanh, từ đó hình thành nên các cực, tuyến điểm trong giao thương các<br />
nước.<br />
- Thứ tư, chính sách đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị. Bầu không khí chính<br />
trị của các nước trong khu vực mà trực tiếp là quan hệ giữa các nước láng giềng<br />
có chung đường biên giới ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành và phát triển<br />
KTCK nước ta không chỉ trong quá khứ, hiện tại mà cả trong tương lai. Lịch sử<br />
nước ta đã chứng kiến nhiều thời kì, khi quan hệ hai nước lắng xuống, khu vực<br />
biên giới trở thành điểm nóng về an ninh chính trị, phải đóng cửa hàng loạt các<br />
cửa khẩu biên giới và khi đó trao đổi thương mại hầu như không diễn ra. Chính vì<br />
thế, nhóm nhân tố này không chỉ ảnh hưởng mà còn chi phối đến các nhân tố<br />
khác, điều này thể hiện qua sự uyển chuyển, linh hoạt trong phân tích, xử lí và ban<br />
hành các chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu, nhất là khi nước ta hội nhập kinh<br />
tế khu vực và thế giới với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.<br />
<br />