Thực tiễn xử lý vi phạm mua bán bộ phận cơ thể người
lượt xem 3
download
Bài viết Thực tiễn xử lý vi phạm mua bán bộ phận cơ thể người tập trung phân tích về thực tiễn xử lý vi phạm mua bán bộ phận trên cơ thể người nhằm góp phần phòng ngừa và đấu tranh, chống tội phạm xâm hại đến sức khỏe con người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực tiễn xử lý vi phạm mua bán bộ phận cơ thể người
- THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠM MUA BÁN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI Nguyễn Thị Ngọc Hà và Trương Thị Hiền* Viện Công Nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Dung TÓM TẮT Hiện nay, số lượng người đang chờ ghép tạng tại Việt Nam luôn ở mức cao trong khi nguồn tạng lại ngày càng khan hiếm dẫn đến các hành vi mua bán bộ phận trên cơ thể người diễn ra tràn lan, bất hợp pháp cùng với đó là sự góp mặt của các bên trung gian môi giới giữa người mua và người bán. Họ vì lợi nhuận thu được mà không quan tâm đến tình trạng sức khỏe của người bán hay sự an toàn của những cuộc phẫu thuật. Các hành vi mua bán bộ phận trên cơ thể người đã phát triển về mặt hình thức lẫn phương cách giao dịch. Trước những thực tế nêu trên, bài nghiên cứu này tập trung phân tích về thực tiễn xử lý vi phạm mua bán bộ phận trên cơ thể người nhằm góp phần phòng ngừa và đấu tranh, chống tội phạm xâm hại đến sức khỏe con người. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mua bán nội tạng, đến nay vẫn bị xem là hành vi bất hợp pháp trên Thế giới. Vấn nạn này không còn là hiện tượng mới ở các quốc gia Đông Nam Á vì nó đã tồn tại suốt hàng thập kỷ qua và Việt Nam cũng không phải là một quốc gia ngoại lệ. Thế nhưng, vấn đề xử phạt đối với hành vi này đang để lại một “lỗ hổng” lớn trong việc kiểm soát nạn buôn bán tạng người. Bên cạnh vấn đề liên quan mang tính xã hội thì vẫn còn tồn tại nhiều khía cạnh về mặt pháp lý xử lý chưa chắc chắn và triệt để. Điển hình như: Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (sau đây viết tắc là BLHS) và Luật hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 nghiêm cấm việc sử dụng bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, nếu trên thực tế người bán và người mua ngầm thỏa thuận với nhau, nhưng lại biểu hiện là tự nguyện hiến thì việc xử lý vấn đề này như thế nào lại trở thành bất cập trong vấn đề xử lý vi phạm. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm bộ phận cơ thể người Xét về mặt pháp lý, theo quy định Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006, cụ thể quy định “bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để 2401
- thực hiện các chức năng sinh lý nhất định”.5 Như vậy, tất cả những gì cấu tạo nên cơ thể con người được gọi chung là bộ phận cơ thể người (bao gồm tay, chân, đầu, tim, gan, thận,...). 1.2 Khái niệm xử lý vi phạm đối với hành vi mua, bán bộ phận cơ thể người Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Mua bán bộ phận cơ thể người là hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Khi chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm đối với hành vi mua bán người thì sẽ được áp dụng xử phạt hành chính căn cứ Điều 44 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó Điều 35 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và căn cứ Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại. Xử lý vi phạm pháp luật là xem xét, quyết định, áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật và phải dựa vào các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật. Xử lý vi phạm đối với hành vi mua, bán bộ phận cơ thể người là hoạt động cưỡng chế của nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật mua bán bộ phận cơ thể người nhằm mục đích ngăn chặn, răn đe đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đồng thời mang tính phòng ngừa chung cho xã hội. 1.3 Đặc điểm xử lý vi phạm đối với hành vi mua, bán bộ phận cơ thể người Thứ nhất, hành vi vi phạm pháp luật về mua bán bộ phận cơ thể người để xử phạt là tương đối khó trên thực tế. Do sự phát triển xã hội, các phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán bộ phận trên cơ thể người diễn ra ngày càng tinh vi. Người bán đa số là những người có hoàn cảnh khó khăn, chính vì vậy việc bán bộ phận cơ thể là xuất phát từ sự tự nguyện trao đổi giữa người mua và người bán và họ luôn tìm mọi cách để lách luật. Thứ hai, chủ thể tiến hành xử lý vi phạm phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định trong pháp luật. Chỉ có cơ quan nhà nước mới có thẩm quyền xử lý vi phạm. Thứ ba, chế tài về mua bán bộ phận trên cơ thể người được quy định trong lĩnh vực hành chính, hình sự. (i) Xử phạt vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác quy định Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.6 (ii) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tội mua bán bộ phận cơ thể người tại BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).7 Ranh giới giữa xử lý Vi phạm hành chính với vi phạm hình sự còn khó xác định. 5 Khoản 2 Điều 13 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 6 Điều 44 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 7 Khoản 4 Điều 154 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 2402
- III. THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI MUA BÁN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI 2.1 Thực trạng về hành vi mua bán bộ phận cơ thể người Hiện nước ta có khoảng 6.000 người bị suy thận mãn tính, hơn 1.500 người cần ghép gan và khoảng 30.000 người mù do các bệnh lý về giác mạc.8 Từ nhu cầu cần tạng để ghép rất lớn đã tạo ra cơ hội cho thị trường mua bán tạng bất hợp pháp. Ở Việt Nam, ghép thận có phần trăm thành công lớn nhất nên việc mua bán thận xảy ra rất nhiều với mức độ ngày một tinh vi hơn. Thời gian gần đây, lợi dụng sự phát triển của các trang mạng xã hội, nhất là nền tảng mạng xã hội Facebook, các đối tượng môi giới, mua bán thận đã ẩn mình bằng các tài khoản trên không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội một cách tinh vi. Cụ thể, vào năm 2019, Công an Thành phố Hồ Chí Minh triệt phá một đường dây mua bán nội tạng xuyên quốc gia lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay.9 Các đối tượng chiêu dụ người bán thận là những người khó khăn về tài chính, có người thân bị bệnh tật, thậm chí là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa... Khi có người tìm mua, chúng sẽ đưa nạn nhân qua nước ngoài bằng đường tiểu ngạch. Sau khi thành công, các nạn nhân sẽ nhận được khoảng 200 triệu đồng. Đầu năm 2021, Công an quận Ba Đình đã bắt giữ nhóm đối tượng mua bán thận trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các đối tượng này khai nhận đã lên mạng xã hội tìm người có nhu cầu bán thận với giá lên đến 230 triệu đồng cho một quả. Thời điểm gần nhất là ngày 1/2/2021, các đối tượng đã làm thủ tục mua bán thận cho 2 người, thu của mỗi người là 1,1 tỷ đồng với mức lãi từ 200 đến 300 triệu đồng và cả hai khai nhận mình đã thực hiện trót lọt nhiều vụ bán thận.10 2.2 Xử lý vi phạm về hành vi mua bán mô, bộ phận cơ thể người Hiện nay, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 có quy định “nguyên tắc tự nguyện đối với người hiến, người được ghép; vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; không nhằm mục đích thương mại...”.11 Bên cạnh đó, Luật này cũng quy định về một số các hành vi bị nghiêm cấm.12 Theo quy định của BLHS 2015 về cấu thành tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bô phận cơ thể người được xếp vào chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, đối tượng tác động là mô, bộ phận cơ thể của người khác. Tuy nhiên, thực tiễn trong xử lý vi phạm cho hành vi trên đã có những bất cập và hạn chế như: 8 Thái Vũ, 12/2018, https://dangcongsan.vn/noi-hay-dung/chieu-bai-hien-than-nhan-dao-508288.html 9 Đức Cường, Phú Lữ, Ngọc Lam, 01/2019, https://cand.com.vn/Ban-tin-113/Triet-pha-duong-day-buon-ban-noi- tang-xuyen-quoc-gia-lon-nhat-tu-truoc-toi-nay-i509384/ 10 Trung Anh, 02/2021, https://thuongtruong.com.vn/news/triet-pha-duong-day-mua-ban-than-tien-ti-tai-ha-noi- 46811.html 11 Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 12 Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 2403
- Một là, theo BLHS 2015 về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, quy định: “ Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù tử 03 năm đến 07 năm”.13 Như vậy, nếu mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể của chính mình thì không cấu thành tội phạm quy định tại Điều 154 BLHS 2015. Trong khi đó, trên thực tế vẫn có những trường hợp vì mục đích của cá nhân mà họ sẵn sàng bán đi một phần bộ phận cơ thể của mình. Hai là, được phép sử dụng bộ phận cơ thể người để phục vụ trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Để cung cấp cho nhu cầu giảng dạy, giả sử trường hợp các bệnh viện cần trao đổi bộ phận cơ thể người với nhau để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học có được xem là hành vi mua bán bộ phận cơ thể người không (nhưng chúng ta ngầm hiểu rằng không có việc trao đổi nào là phi lợi nhuận). Ba là, hành vi mua bán bộ phận cơ thể người thực hiện một cách bất hợp pháp là do sự tiếp tay của các bên trung gian môi giới giữa người bán và người mua. Mặc dù, việc xử lý đối tượng này chỉ dừng lại ở vai trò đồng phạm cùng với người mua, người bán nhưng lại có tính chất, mức độ nguy hiểm không kém gì so với hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người. IV. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Những kiến nghị sau đây: Thứ nhất, đối với những người bán bộ phận trên cơ thể của chính mình cũng là chủ thể của tội phạm với vai trò là đồng phạm giúp sức để đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Nhưng theo góc độ xã hội, thì họ cũng là nạn nhân và họ bị thiệt hại về sức khỏe, đều có hoàn cảnh khó khăn, nhận thức pháp luật còn hạn chế. Để đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật, phải xác định được người bán không biết về hành vi vi phạm của mình. Trường hợp người bán biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện thì phải được quy định mức xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng để răng đe. Thứ hai, pháp luật cần quy định cụ thể việc xử lý hành chính các hành vi trao đổi bộ phận cơ thể người giữa các bệnh viện, hay các cơ sở đào tạo nghiên cứu bộ phận cơ thể người nếu như có mục đích thương mại. Đây cũng là hành vi lợi dụng bộ phận cơ thể người ngầm thực hiện hành vi mua bán. Thứ ba, tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại Điều 154 BLHS 2015 nhưng hành vi môi giới chưa được pháp luật quy định. Kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định cấu thành cơ bản tại Điều 154 BLHS 2015 đưa hành vi môi giới vào từ “Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm” thành “ Người nào mua bán, môi giới, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”. Đối với hành vi môi giới thu được lợi nhuận rất lớn nên ngoài những mức phạt tù thì phải xử phạt chế tài cao ở mức tối thiểu 100.000.000 đồng mức tối đa là 500.000.000 đồng. V. Kết luận 13 Khoản 1 Điều 154 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 2404
- Việc kiểm soát và ngăn chặn những đối tượng vi phạm mua bán bộ phận trên cơ thể người đang ngày càng khó khăn hơn. Nguyên nhân thuộc về nhận thức và công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân làm cho các đối tượng có ý đồ xấu lợi dụng để thực hiện những hành vi mua bán bộ phận trên cơ thể người thực hiện rộng rãi. Nhận thấy, điều này gây bất lợi cho sự phát triển xã hội và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Do đó, trước khi xử lý vi phạm thì cần thiết phải có sự phối hợp của người dân để áp dụng các biện pháp hạn chế và ngăn chặn này. Tài liệu tham khảo [1] Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 [2] Nghị định số 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế [3] Bộ luật hình sự 2015 (Sửa đổi bổ sung 2017) [4] Thái Vũ, 12/2018, https://dangcongsan.vn/noi-hay-dung/chieu-bai-hien-than-nhan-dao- 508288.html [6] Đức Cường, Phú Lữ, Ngọc Lam, 01/2019, https://cand.com.vn/Ban-tin-113/Triet-pha-duong-day- buon-ban-noi-tang-xuyen-quoc-gia-lon-nhat-tu-truoc-toi-nay-i509384/ [7] Trung Anh, 02/2021, https://thuongtruong.com.vn/news/triet-pha-duong-day-mua-ban-than-tien-ti-tai- ha-noi-46811.html 2405
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
13 p | 194 | 23
-
Luật xử lý vi phạm hành chính và hướng dẫn thi hành trong mọi lĩnh vực năm 2014: Phần 1
184 p | 124 | 17
-
Nghiên cứu trao đổi: Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
8 p | 141 | 7
-
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình
12 p | 13 | 6
-
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình thức phạt tiền trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam hiện nay
7 p | 21 | 6
-
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội
12 p | 16 | 5
-
Tính răn đe của hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính
7 p | 57 | 5
-
Thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
8 p | 79 | 4
-
Quản lý lao động thời đại công nghệ số - vấn đề pháp lý và thực tiễn
6 p | 24 | 4
-
Vướng mắc về hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
6 p | 73 | 3
-
Hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
7 p | 42 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Pháp luật đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư
21 p | 6 | 3
-
Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật số: 15/2012/QH13)
47 p | 32 | 3
-
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành
8 p | 50 | 3
-
Vướng mắc trong xử lý hành vi vi phạm liên quan đến một số loại vũ khí và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật của Việt Nam
7 p | 19 | 2
-
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp bằng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản
12 p | 7 | 2
-
Hoàn thiện pháp luật về các hình thức xử phạt bổ sung trong xử phạt vi phạm hành chính
11 p | 67 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn