Thực trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người dân từ 40 tuổi trở lên tại hai xã thành phố Hải Phòng
lượt xem 3
download
Nội dung của bài viết này là mô tả thực trạng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người ≥ 40 tuổi tại Kiến Thiết - Tiên Lãng và Kiền Bái - Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng năm 2015.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người dân từ 40 tuổi trở lên tại hai xã thành phố Hải Phòng
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII THỰC TRẠNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN TẠI HAI XÃ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Nguyễn Đức Thọ*, Phạm Minh Khuê, Trần Quang Phục, Mạc Huy Tuấn, Vũ Ngọc Trường, Vũ Xuân Hùng, Bùi Hải Hà Trường Đại học Y Dược Hải Phòng TÓM TẮT Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu trên thế giới, gánh nặng BPTNMT ngày một gia tăng do sự già đi của dân số và gia tăng các yếu tố nguy cơ. Kiến Thiết là một xã chuyên canh cây thuốc lào, tỷ lệ hút thuốc của người dân cao. Kiền Bái là một xã thuần nông nghiệp, người dân chủ yếu là nông dân cấy lúa. Nghiên cứu cắt ngang này nhằm mục tiêu mô tả thực trạng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người ≥ 40 tuổi tại Kiến Thiết - Tiên Lãng và Kiền Bái - Thủy Nguyên Thành phố Hải Phòng năm 2015. Nghiên cứu sử dụng máy đo chức năng hô hấp khám sàng lọc và phỏng vấn cho 5220 người dân từ 40 tuổi trở lên tại 2 xã. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT là 5,9% (Kiến Thiết 7,0% và Kiền Bái 5,0%), tỷ lệ mắc ở nam giới là 8,7%; nữ giới là 3,7%. Tỷ lệ mắc tăng theo tuổi, tiền sử mắc hen phế quản, phơi nhiễm khói bếp trên 30 năm. Đặc biệt người hút thuốc có tỷ lệ mắc là 9,2%. Hút thuốc ≥ 10 bao–năm, người hút thuốc lào nguy cơ mắc BPTNMT tăng gấp 4,88 lần so với người hút thuốc lá. Có 91,3% số bệnh nhân mới được phát hiện. Kết quả nghiên cứu gợi ý nên sử dụng máy đo chức năng hô hấp để phát hiện BPTNMT ở những người có yếu tố nguy cơ. Từ khóa: BPTNMT, đo chức năng hô hấp, Kiến Thiết, Tiên Lãng, Kiền Bái, Thủy Nguyên, Hải Phòng. ABSTRACT Chronic obstructive pulmonary disease (COPD) is a leading cause of morbidity and mortality in the world, and the burden of COPD is increasing due to the aging of the population and increasing risk factors. Kien Thiet is a commune specializing in waterpipe tobacco cultivation, the smoking rate of people is high. Kien Bai is a purely agricultural commune, people are mainly rice farmers. This cross-sectional study aims to describe the situation of chronic obstructive pulmonary disease in people aged over 40 years in Kien Thiet, Tien Lang and Kien Bai, Thuy Nguyen, Hai Phong city in 2015. The study used spirometers, screening and interviewing for 5220 people aged >= 40 years in 2 communes. The results have shown that the prevalence of COPD was 5.9% (Kien Thiet 7.0% and Kien Bai 5.0%). The prevalence in men is 8.7%; in women is 3.7%. The prevalence increases with age, history of bronchial asthma, exposure to kitchen smoke over 30 years. Especially, smokers have 9.2% incidence. Smoking ≥ 10 packs – years, waterpipe smokers have an increased risk of COPD more than 4.88 times tobacco smokers.There are 91.3% of newly detected patients. The study results suggest that spirometer should be used to detect COPD in people with risk factors. Key words: COPD, respiratory function measurement, Kien Thiet, Tien Lang, Kien Bai, Thuy Nguyen, Hai Phong. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh thường gặp, có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường ở đường hô hấp bởi các phần tử và khí độc hại [1]. Bệnh có xu hướng tăng nhanh, thường xuất hiện sau 40 tuổi, chi phí điều trị rất tốn kém, đặc biệt là ở giai đoạn muộn, bệnh 236
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 không những ảnh hưởng tới chất lượng sống của người mắc mà còn trở thành gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Năm 1990 trên toàn cầu có khoảng 227,3 triệu người từ ≥ 30 tuổi mắc BPTNMT chiếm 10,7%, năm 2010 mắc 284 triệu người chiếm 11,7% [2]. Theo một số nghiên cứu trước đây, tỷ lệ mắc BPTNMT ở người 40 tuổi trở lên tại Việt Nam là 4,2% [3], Hải Phòng là 5,65% [4]. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến BPTNMT, việc phát hiện sớm để phòng tránh bệnh rất quan trọng. Hải Phòng có nhiều vùng nông thôn còn trồng thuốc lào, Kiến Thiết là xã chuyên canh thuốc lào, người hút thuốc còn phổ biến, Kiền Bái là xã chuyên canh cây lúa, chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Mô tả thực trạng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người ≥ 40 tuổi tại Kiến Thiết - Tiên Lãng và Kiền Bái - Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng năm 2015. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ người dân 40 tuổi trở lên sinh sống tại xã Kiến Thiết - Tiên Lãng và Kiền Bái - Thủy Nguyên - Hải Phòng tự nguyện tham gia nghiên cứu được thực hiện từ 10/2014 đến 4/2015. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. 2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu Cỡ mẫu gồm 5220 người dân ≥ 40 tuổi tại hai xã trong đó Kiến Thiết có 2540 người và Kiền Bái có 2680 người tham gia nghiên cứu. Chọn mẫu có chủ đích toàn bộ số người dân > 40 tuổi của xã theo phương pháp cổng liền cổng. 2.2.3. Thu thập số liệu: Phỏng vấn theo bộ câu hỏi điều tra dịch tễ tham khảo bộ câu hỏi quốc tế áp dụng vào Việt Nam [5] và đo lưu lượng đỉnh cho toàn bộ người tham gia nghiên cứu, thu thập các thông tin như tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn, tiền sử mắc bệnh hô hấp, tình trạng hút thuốc và sử dụng chất đốt trong gia đình thực hiện từ tháng 10/2014 đến 1/2015. Lựa chọn những người có biểu hiện lâm sàng, tiền sử mắc các bệnh nêu trên hoặc có chỉ số lưu lượng đỉnh < 70% để khám phát hiện BPTNMT. 2.3. Các tiêu chí đánh giá Khám chẩn đoán BPTNMT tại trạm y tế xã bằng máy hô hấp ký Chest HI 801 của Nhật Bản tiến hành trong tháng 4 năm 2015. Chẩn đoán xác định BPTNMT khi FEV1/FVC < 0,70 sau test phục hồi phế quản [1]. Hút thuốc lá tính theo bao năm (B-N): là số bao thuốc (một bao thuốc gồm 20 điếu thuốc) hút trong một ngày nhân với số năm hút. Quy đổi từ thuốc lào sang số bao-năm: 1 điếu thuốc lá = 1g thuốc lào sợi = 5 lần hút tương đương với 1/20 bao. Phân loại mức độ tắc nghẽn đường thở và giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2017 [6]. 2.4. Xử lý và phân tích số liệu: nhập liệu, phân tích trên phần mềm SPSS 21.0. Thuật toán sử dụng tính tỷ lệ %, test 2, tính OR, mức ý nghĩa thống kê p < 0,05. 2.5. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được thông qua hội đồng khoa học và đạo đức trường Đại học Y Dược Hải Phòng, sự đồng thuận của chính quyền và y tế địa phương và người dân tại hai xã, thành phố Hải Phòng. Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân và được bảo mật. 237
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ĐTNC Tổng chung Kiến Thiết1 Kiền Bái2 (n=5220) (n=2540) (n=2680) p (1&2) Đặc điểm n % n % n % Nhóm tuổi 40 – 49 1484 28,4 748 29,4 736 27,5 50 – 59 1878 36,0 946 37,2 932 34,8 < 0,05 60 – 69 987 18,9 444 17,5 543 20,3 70 trở lên 871 16,7 402 15,8 469 17,5 Trung bình 57,49 ± 12,11 56,91 ± 11,65 58,04 ± 12,52 < 0,05 Giới tính Nam 2326 44,6 1091 43,0 1235 46,1 < 0,05 Nữ 2894 55,4 1449 57,0 1445 53,9 Hút thuốc Có hút 2169 41,6 1185 46,7 984 36,7 0,05 Nhận xét: Tuổi của ĐTNC chủ yếu từ 40-59 tuổi chiếm 64,4%; cao nhất là nhóm tuổi 50- 59 chiếm 36%; thấp nhất là nhóm 70 tuổi trở lên chiếm 16,7%. Trung bình tuổi của ĐTNC xã Kiến Thiết thấp hơn xã Kiền Bái, p < 0,05. Tỷ lệ nữ tham gia nghiên cứu chiếm 55,4%; nam chiếm 44,6%. Xã Kiến Thiết nữ tham gia nghiên cứu cao hơn xã Kiền Bái, p < 0,05. Tỷ lệ hút thuốc chiếm 41,6%, Kiến Thiết người dân hút thuốc nhiều hơn Kiền Bái. Nghề nghiệp của người dân chủ yếu là nông dân, chiếm 79,2%. Kết quả tỷ lệ mắc BPTNMT: - Nghiên cứu 5220 đối tượng từ 40 tuổi trở lên có 310 người mắc BPTNMT chiếm 5,9% trong đó tỷ lệ mắc tại Kiến Thiết là 7,0% và Kiền Bái là 5,0%, p < 0,001. Có 27/310 bệnh nhân đã được chẩn đoán trước đó chiếm 8,7%. - Nam giới có 202/2326 người mắc chiếm 8,7%; nữ có 108/2894 người mắc chiếm 3,7%. 238
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 - Tỷ lệ mắc BPTNMT ở nông dân là 5,9%; công nhân là 2,9%; viên chức 5,9%; hưu trí 15,8%; buôn bán tự do 2,5%. - Tỷ lệ mắc ở người mù chữ là 2,9%; học hết tiểu học 9,2%; trung học cơ sở 4,7% và trung học phổ thông trở lên là 4,2%. - Tỷ lệ mắc ở người có triệu chứng khó thở là 30%, ho 24,8%, khạc đờm là 23,5% đều cao hơn so với người không có các triệu chứng trên. Bảng 2. Tỷ lệ mắc và các yếu tố liên quan đến BPTNMT ĐTNC BPTNMT OR (95%CI) Yếu tố liên quan % p (5220) (310) sau hiệu chỉnh Nhóm tuổi Tuổi 40- 49 1484 28 1,9 ref Tuổi 50- 59 1878 72 3,8 1,98 (1,3-3,1) < 0,05 Tuổi 60 - 69 987 94 9,5 4,23 (2,7-6,7) < 0,001 70 tuổi trở lên 871 116 13,3 5,31 (3,3-8,6) < 0,001 Giới nam 2326 202 8,7 1,82 (1,3-2,6) < 0,01 Học dưới THCS 1471 137 9,3 1,50 (1,1-2,0) < 0,05 Tiền sử bệnh Hen phế quản 107 31 29 7,47 (4,6-12,3) < 0,001 Đã điều trị lao phổi 65 12 18,5 1,75 (0,9-3,6) > 0,05 Hưu trí 266 42 15,8 1,27 (0,9-1,9) > 0,05 BMI < 18,5 1057 122 11,5 2,05 (1,6-2,7) < 0,001 Hút thuốc Không hút thuốc 3051 110 3,6 ref Có hút thuốc 2169 200 9,2 2,72 (2,14-3,45) < 0,001 Hút < 10 B-N 1483 95 6,4 1,33 (0,9-1,9) > 0,05 Hút 10 - < 20 B-N 402 61 15,2 3,51 (2,3-5,4) < 0,001 Hút ≥ 20 B-N 284 44 15,5 2,86 (1,8-4,6) < 0,001 Khói bếp > 30 năm 5015 309 6,2 7,35 (1,0-53,4) < 0,05 Viết tắt: B-N (bao - năm); THCS (trung học cơ sở). Nhận xét: Sau khi phân tích yếu tố liên quan, các yếu tố liên quan có p < 0,02 được đưa vào phân tích hồi quy đa biến, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT tăng cao theo tuổi, nam giới, học vấn thấp, có tiền sử hen phế quản, BMI < 18,5, phơi nhiễm khói bếp trên 30 năm, hút thuốc và tăng dần theo mức độ hút thuốc. Người nghỉ hưu và đối tượng có tiền sử điều trị lao chưa thấy có liên quan đến BPTNMT. 239
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Bảng 3. So sánh liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với hút riêng từng loại thuốc của đối tượng nghiên cứu ĐTNC Tổng BPTNMT OR % p Hút thuốc (1693) (158) (95%CI) Chỉ hút thuốc lào 1221 122 10,0 1,34 > 0,05 Chỉ hút thuốc lá 472 36 7,6 (0,91-1,98) Thuốc lá < 10 B-N 183 10 5,5 1,382 > 0,05 Thuốc lào < 10 B-N 1095 81 7,4 (0,70-2,72) Thuốc lá ≥ 10 B-N 289 26 9,0 4,88 < 0,001 Thuốc lào ≥ 10 B-N 126 41 32,5 (2,82-8,45) Thuốc lá ≥ 20 B-N 125 16 12,8 5,96 < 0,01 Thuốc lào ≥ 20 B-N 15 07 46,7 (1,90-18.7) Nhận xét: Hút thuốc < 10 B-N mức độ thuốc từ 10 B-N trở lên thì hút thuốc lào có ảnh hưởng tới BPTNMT mạnh hơn gấp 4,88 lần so với hút thuốc lá, p < 0,001. Bảng 4. Mức độ tắc nghẽn đường thở và giai đoạn BPTNMT Mức độ tắc nghẽn đường thở Giai đoạn BPTNMT (GOLD-2017) n=310 % n=310 % GOLD1 59 19,0 GOLD A 40 12,9 GOLD2 147 47,4 GOLD B 115 37,1 GOLD3 75 24,2 GOLD C 65 21,0 GOLD4 29 9,4 GOLD D 29 24,2 Nhận xét: Người bệnh BPTNMT ở giai đoạn tắc nghẽn nhẹ chiếm 19%; đa số ở giai đoạn trung bình chiếm 47,4%. Giai đoạn BPTNMT gặp nhiều nhất là GOLD B chiếm 37,1%. IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu người dân ≥ 40 tuổi tại Kiến Thiết - Tiên Lãng và Kiền Bái - Thủy Nguyên - Hải Phòng, đây là hai xã thuần nông, Kiết Thiết là xã chuyên canh thuốc lào, Kiền Bái người dân trồng lúa. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT chung cho hai xã là 5,9% trong đó Kiết Thiết mắc 7,0%; cao hơn rất nhiều so với Kiền Bái (5,0%), p < 0,001. Tuổi trung bình và nam giới của người dân kiến thiết tham gia nghiên cứu thấp hơn Kiền Bái, mặt khác tỷ lệ hút thuốc ở Kiến Thiết lại cao hơn. Theo GOLD yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là hút thuốc, tỷ lệ hút thuốc tại Kiến thiết là 54,6% và Kiền Bái 45,4% (p < 0,001) và đây có lẽ là lý do giải thích tỷ lệ mắc bệnh ở Kiến Thiết cao hơn Kiền Bái. Trong nghiên cứu đã cho thấy tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng tăng, tỷ lệ mắc thấp nhất ở nhóm 40-49 tuổi, chiếm 1,9%; cao nhất ở nhóm 70 tuổi trở lên, chiếm 13,3% (95%CI: 3,3-8,6). Tỷ lệ mắc BPTNMT ở nam là 8,7%, cao hơn nữ 3,7% (95%CI:1,3-2,6). Một số tác giả trong nước như Ngô Quý Châu (2006), tỷ lệ mắc BPTNMT ở người trên 40 tuổi tại Hải Phòng là 5,65%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam gấp 2,18 lần nữ [4], Đinh Ngọc 240
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Sỹ nghiên cứu BPTNMT cho thấy tỷ lệ người 40 tuổi trở lên sống ở nông thôn có tỷ lệ mắc BPTNMT là 4,7% [3]. Phan Thu Phương (2010) nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT trong dân cư ngoại thành Hà Nội và Bắc Giang ở người 40 tuổi trở lên cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT là 3,6%, cao nhất ở người từ 70 tuổi trở lên [7]. Như vậy tỷ lệ mắc BPTNMT thay đổi qua các nghiên cứu khác nhau, sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh trong các nghiên cứu phụ thuộc vào thời gian và khu vực nghiên cứu và phương pháp chẩn đoán. Tỷ lệ mắc tăng cao theo tuổi là do số tích lũy của bệnh, thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và chức năng phổi giảm. Người ta cũng nhận thấy rằng tỷ lệ mắc BPTNMT ở nam giới cao hơn so với nữ giới, tuy nhiên khoảng 15 năm trở lại đây thì tỷ lệ mắc bệnh tăng ở nữ và kèm theo tỷ lệ tử vong do BPTNMT ở nữ tăng nhanh hơn so với nam giới. Sự khác nhau về giới tính trong BPTNMT là kết quả của sự tương tác về gen giới tính và sự khác biệt giữa nam và nữ về văn hóa xã hội trong thời kỳ niên thiếu, dậy thì và trưởng thành. Sự khác biệt về giới tính trong chức năng sinh lý của phổi và đáp ứng của hệ miễn dịch có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc BPTNMT. Ngoài ra sự khác biệt này còn liên quan đến sự khác nhau ở mức độ phơi nhiễm và các loại yếu tố nguy cơ khác như khói thuốc, nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường [1] [2]. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu là nông dân, tỷ lệ mắc bệnh giống với tỷ lệ chung. Đối tượng mắc bệnh cao nhất là hưu trí chiếm 15,8%, tuy nhiên khi phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ thì đây không phải là yếu tố liên quan đến BPTNMT, có thể do người nghỉ hưu chủ yếu ở đối tượng cao tuổi. Người có học vấn dưới THCS có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đối tượng có trình độ từ THCS trở lên (9,3% vs 4,6%; 95%CI:1,1-2,0) điều này cũng dễ hiểu bởi vì người có học vấn và hiểu biết càng cao thì họ biết cách giữ gìn sức khỏe tốt hơn. Việc sử dụng chất đốt tương tự như nhau nên việc ảnh hưởng của từng loại với bệnh BPTNMT là chưa rõ ràng, tuy nhiên người sử dụng rơm rạ ≥ 30 năm có tỷ lệ mắc BPTNMT cao hơn người sử dụng ít hơn hoặc sử dụng các chất đốt khác (95%CI: 1,0-53,4). Nghiên cứu của Phan Thu Phương, Đinh Ngọc Sỹ cũng cho biết ảnh hưởng của sử dụng chất đốt trong gia đình với BPTNMT không rõ ràng [3] [7]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ mắc BPTNMT thường tăng theo mức tiêu thụ thuốc lá, thuốc lào và hút thuốc được xem là yếu tố nguy cơ chính phát triển bệnh. Trong nghiên cứu, tỷ lệ BPTNMT trong nhóm hút thuốc là 9,2%, nhóm không hút thuốc là 3,6%, tỷ lệ mắc tăng dần theo mức độ hút thuốc, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mắc BPTNMT ở người hút thuốc tăng gấp 2,72 lần so với không hút thuốc (p < 0,001, 95%CI: 2,14-3,45). Trong nghiên cứu của chúng tôi, nếu xét riêng những người chỉ hút thuốc lào hoặc thuốc lá với mức độ hút < 10 bao-năm thì tỷ lệ mắc bệnh của hai nhóm khác nhau không nhiều, tuy nhiên một điều thú vị là với mức độ hút từ 10 bao-năm trở lên thì tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm hút thuốc lào là 32,5% và nhóm hút thuốc lá là 9,0%, nguy cơ mắc BPTNMT ở nhóm hút thuốc lào tăng gấp 4,88 lần so với hút thuốc lá (95%CI: 2,82-8,45). Một lần hút thuốc lào tương đương với 1 gram sợi thuốc, 5 lần hút tương đương với 1 điếu thuốc lá, tuy nhiên chưa có nghiên cứu so sánh thành phần của hai loại thuốc như nồng độ CO, nhựa thuốc (tag), nicotine... Mặt khác khi quan sát cách hút thuốc lào và thuốc lá chúng tôi thấy người hút một điếu thuốc lào thường có hai giai đoạn, giai đoạn đầu hút nhẹ và nhiều lần, giai đoạn sau hút rất sâu còn người hút thuốc lá có thể hút sâu hoặc không, mỗi điếu thuốc lá lại có đầu lọc, trong đó có thể có chứa than hoạt tính có thể làm giảm mức độ gây hại. Tuy nhiên để chứng minh rõ ràng ảnh hưởng của thuốc lào và thuốc lá tới BPTNMT có khác nhau thực sự hay không thì cần phải có nghiên cứu sâu về vấn đề này. Một nghiên cứu tại Việt Nam khi so sánh mức độ giãn phế nang của người bệnh hút thuốc lào và thuốc lá cho biết tình trạng giãn phế nang gặp nhiều nhất ở đối tượng hút thuốc lào, sau đó đến hút cả hai loại, ít gặp hơn ở đối tượng chỉ hút thuốc lá [19]. 241
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Phan Thu Phương nghiên cứu BPTNMT ở Hà Nội và Bắc Giang cho thấy người hút ≥ 15 bao-năm có nguy cơ mắc BPTNMT cao gấp 4,9 lần so với những người hút < 15 bao-năm và không hút [7]. Naseh Sigari (2013) nghiên cứu 400 bệnh nhân gồm 200 nam và 200 nữ ở Iran cho thấy hút thuốc là yếu tố nguy cơ chủ yếu đối với BPTNMT trong đó chỉ 32,5% phụ nữ có tiền sử hút thuốc, còn nam giới chiếm tới 85,5% [9]. Tỷ lệ mắc bệnh ở những người có triệu chứng lâm sàng như ho (33,0%), khạc đờm (35,8%), khó thở (34,6%) và có triệu chứng nói chung (23,5%) cao hơn hẳn những người không có các triệu chứng trên, p < 0,001. Những người có tiền sử mắc một số bệnh đường hô hấp như hen phế quản (29,0%; 95% CI:4,6-12,3), đã điều trị lao (18,5%) thì tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn các đối tượng khác, tuy nhiên tiền sử điều trị lao chưa thấy có liên quan tới mắc BPTNMT (95%CI: 0,9-3,6). Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của WHO, các yếu tố nhiễm trùng, tăng đáp ứng đường thở có liên quan đến mắc BPTNMT [1]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ tắc nghẽn đường thở chủ yếu từ giai đoạn 2 trở xuống, chiếm 66,4%; giai đoạn 1 chiếm 19%. Giai đoạn BPTNMT có 12,9% ở GOLD A, nhiều nhất là GOLB chiếm 37,1%. Douglas W Mapel sử dụng đo CNTK để phát hiện BPTNMT ở các đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thấy người bệnh tắc nghẽn giai đoạn nhẹ và vừa là 69% [10]. Nghiên cứu này cho thấy, cần đo chức năng thông khí phổi để phát hiện sớm BPTNMT ở người có biểu hiện lâm sàng và có yếu tố nguy cơ. V. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 5220 người dân ≥ 40 tuổi về BPTNMT tại Kiến Thiết và Kiền Bái - Hải Phòng, chúng tôi rút ra kết luận sau: Tỷ lệ mắc BPTNMT của 2 xã là 5,9%, Kiến Thiết 7,0%, Kiền Bái 5,0%. Tỷ lệ mắc BPTNMT ở nam là 8,7%; nữ 3,7%. Tỷ lệ bệnh nhân mới được chẩn đoán chiếm 91,3%. Tỷ lệ mắc tăng theo lứa tuổi, nam giới và học vấn thấp, tiền sử hen phế quản, sử dụng chất đốt > 30 năm. Tỷ lệ mắc BPTNMT ở đối tượng hút thuốc là 9,2%; không hút là 3,6%. Hút thuốc lào ≥ 10 bao-năm nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 4,88 lần so với hút thuốc lá ≥ 10 bao-năm. Người mắc BPTNMT chủ yếu ở mức độ tắc nghẽn trung bình và gia đoạn GOLD B. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (2015),“Pocket Guide to COPD Diagnosis, Management and Prevention”, Updated 2015. 2. Davies Adeloye, Stephen Chua, Chinwei Lee, Catriona Basquill, et al (2015), “Global and regional estimates of COPD prevalence: Systematic review and meta–analysis”, J Glob Health. 2015 Dec; 5(2): 020415. 3. Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự. Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) ở Việt Nam và các biện pháp dự phòng điều trị, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ Y tế, Hà Nội – 2009. 4. Ngô Quý Châu, Phan Thu Phương và CS (2006) “Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Y học thực hành số 2/2006, tr 44 - 48. 242
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 5. Minette A. (1989), “Questionnaire of European Community for Coal and Steel (ECSC) on Respiratory Symptoms 1987 - Updating of the 1962 and 1967 Questionnaire for Studying Chronic Bronchitis and Emphysema”, Eur Respir J, 2, pp. 165 - 177. 6. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (2017), Pocket guide to COPD diagnosis, management, and prevent, A Guide for Health Care Professionals 2017 Report. 7. Phan Thu Phương (2010), “Nghiên cứu dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang”, Luận án tiến sỹ Y học, Hà Nội-2010. 8. Trần Hoàng Thành, Nguyễn Phương Lan (2009), “Tình hình hút thuốc lào và thuốc lá của bệnh nhân COPD điều trị tại khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai”, Y học thực hành, (7), Hà Nội, tr. 41-44. 9. Naseh Sigari, Fatemah, et al (2013), “Risk factors of chronic obstructive pulmonary disease in men and women in Sanandaj, Iran”, Chronic disease journal 2013, 1(1): 24-29. 10. Douglas W Mapel, Anand A Dalal, et al (2011), “Severity of COPD at initial spirometry-confirmed diagnosis: data from medical charts and administrative claims” International Journal of COPD, 2011: 6 573-581. PREVALENCE OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE AMONG PEOPLE AGED 40 YEARS AND OLDER IN TWO COMMUNES IN HAIPHONG Nguyen Duc Tho, Pham Minh Khue, Tran Quang Phuc. Haiphong University of Medicine and Pharmacy Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) is a leading cause of morbidity and mortality in worldwide. The burden of COPD is increasing because of increasing the risk factors and aging of the population. TienLang is a rustic tobacco commune, the proportion of smoking among people so high. KienBai is a purely agricultural commune and the people are mainly rice farmers. This cross- sectional study aims at describing the prevalence of COPD at KienThiet, TienLang and KienBai, ThuyNguyen in HaiPhong city in 2015. The study has used spirometry screen COPD and interview 5220 people aged 40 years and older in two communes. Results show that the prevalence of COPD is 5,9% (Kien Thiet is 7,0% and Kien Bai is 5,0%). The proportion of COPD at male is 8.7% and female is 3.7%. The proportion of COPD increases with older age, a history of asthma, exposure with cooking smoke over 30 years. Special the proportion of COPD at smoker is 9,2% (95%CI: 2,14- 3,45) and it increased with amount of smoking. In case of smoking ≥ 10 pack-year, the risk of COPD in pipe tobaco smokers increase 4,88 times compare with cigarette smokers. There is 91,3% of new diagnosed patients. The research results suggest to systematically applying spirometry to detect COPD among at risk population. Keywords: COPD, spirometry, Kien Thiet, Tien Lang, Kien Bai, Thuy Nguyen, Hai Phong. 243
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trầm cảm và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
5 p | 155 | 21
-
Bài giảng Dinh dưỡng cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
67 p | 108 | 13
-
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH Ở TRẺ EM
17 p | 113 | 10
-
Kỹ năng thực hành sử dụng dụng cụ phân phối thuốc và thực trạng tuân thủ điều trị ngoại trú của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai
11 p | 10 | 4
-
Thực trạng quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú tại Bệnh viện Phổi Hải Dương năm 2021
7 p | 15 | 4
-
Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc ngoại trú ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính điều trị tại Bệnh viện Việt Tiệp năm 2019-2020
8 p | 47 | 3
-
Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại đơn vị quản lý ngoại trú Bệnh viện Phổi Thanh Hoá
8 p | 14 | 3
-
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2015-2016
7 p | 11 | 3
-
Tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
8 p | 5 | 3
-
Thực trạng thực hành liệu pháp tập thở ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
6 p | 8 | 3
-
Kết quả test đi bộ 6 phút trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng
7 p | 13 | 3
-
Thực trạng hành vi tự quản lý bệnh của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phổi Nghệ An
3 p | 41 | 3
-
Tình hình dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2021
4 p | 34 | 2
-
Nghiên cứu nồng độ oxít nitơ khí thở ra ở người hút thuốc lá và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
6 p | 50 | 2
-
Thực trạng kiến thức quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của cán bộ y tế Trung tâm Y tế huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
5 p | 8 | 2
-
Đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú
5 p | 45 | 1
-
Thực trạng kiến thức và thực hành phun khí dung ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
11 p | 14 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn