Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh Giảm tiểu cầu miễn dịch (GTCMD) người lớn tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học. Thiết kế và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, sử dụng phiên bản tiếng Việt của bộ câu hỏi SF-36 để đo lường và so sánh CLCS của người bệnh GTCMD người lớn với nhóm chứng phù hợp về tuổi và giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học
- KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU - GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC Trần Thục Đoan1, Vương Thảo Nguyên1, Nguyễn Quốc Vụ Khanh1, Trần Thị Thiên Kim1 TÓM TẮT 31 bệnh GTCMD cấp có điểm GHCN và GHTL Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống thấp hơn so với nhóm GTCMD dai dẳng/mạn (CLCS) của người bệnh Giảm tiểu cầu miễn dịch tính (P
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 of eight SF-36 domains, including physical Theo hướng dẫn của Hiệp hội huyết học Hoa functioning (SF), role limitations due to physical kỳ, GTCMD được phân thành 3 giai đoạn: problems (RP), body pain (BP), general health giai đoạn cấp tính từ lúc bắt đầu được chẩn perception (GH), social functioning (SF), and đoán đến 3 tháng; giai đoạn dai dẳng là từ 3 role limitations due to emotional problems (RE) tháng đến 12 tháng; giai đoạn mạn tính là từ (all P
- KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU - GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU trong cộng đồng, có độ tuổi và tỉ lệ giới tính quát (TTTQ). Điểm sức khỏe thể chất tương đương với nhóm GTCMD. Người (SKTC) là trung bình cộng của 4 lĩnh vực bệnh tự nguyện tham gia nghiên cứu. HĐCN, GHCN, CNĐĐ và SKTQ. Điểm sức Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh không khỏe tinh thần (SKTT) là trung bình cộng đồng ý thực hiện phỏng vấn nghiên cứu, của 4 lĩnh vực: HĐXH, GHTL, CNSS và người bệnh không hoàn thành đầy đủ bảng TTTQ. Điểm CLCS là trung bình cộng của 2 câu hỏi, người bệnh rối loạn tri giác hoặc rối điểm SKTC và SKTT. Cách đánh giá mức độ loạn tâm thần ảnh hưởng đến quá trình thu CLCS quy định như sau: Từ 0 – 25: CLCS thập thông tin chính xác. kém; Từ 26 – 50: CLCS trung bình kém; Từ 2.2. Phương pháp nghiên cứu 51 – 75: CLCS trung bình khá; Từ 76 – 100: 2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên CLCS khá, tốt [1]. cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh Ngoài ra, các yếu tố bao gồm tuổi, giới viện Truyền Máu Huyết Học trong thời gian tính, trình độ văn hóa, thu nhập bình quân, từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023. tình trạng tham gia bảo hiểm, giai đoạn bệnh, 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu: Phương mức độ lo lắng xuất huyết sẽ xảy ra, số lượng pháp nghiên cứu cắt ngang, mô tả, phỏng vấn tiểu cầu hiện tại, các phương pháp đã và trực tiếp. đang điều trị, tác dụng phụ (TDP) gặp phải 2.2.3. Công cụ thu thập thông tin trong quá trình điều trị cũng được thiết kế Tất cả các đối tượng nghiên cứu được trong bộ câu hỏi. yêu cầu hoàn thành phiên bản tiếng Việt của 2.3. Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu bộ câu hỏi SF-36 đã được tác giả Võ Tuấn được thu thập bằng Excel và được xử lý bằng Khoa và Nguyễn Thy Khuê chuyển ngữ theo phần mềm SPSS 26.0. Các thống kê mô tả quy trình chặt chẽ và thẩm định về tính tin được thực hiện thông qua tính toán giá trị cậy và giá trị có thể dùng trong các nghiên trung bình, độ lệch chuẩn cho các biến định cứu về đánh giá chất lượng cuộc sống tại lượng và tỷ lệ % cho các biến định tính. Phân Việt Nam [1]. SF-36 (Medical Outcomes tích đơn biến gồm kiểm định t-test độc lập và Trust, Boston, MA, USA) là một bảng câu ANOVA. Hệ số tương quan Pearson được sử hỏi chung, đa năng, được thiết kế vào những dụng nhằm đo lường mối quan hệ thống kê năm 1980 và được sử dụng rộng rãi để đo giữa biến phụ với các biến liên tục. P-value < lường tình trạng sức khỏe. Giá trị và độ tin 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. cậy của bảng câu hỏi đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu trước đây. Bộ câu hỏi III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Short Form Health Survey (SF-36) là một 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu thang đo tổng quát gồm 36 câu hỏi đánh giá Trong số 74 người bệnh GTCMD, 71 8 lĩnh vực sức khoẻ bao gồm sức khỏe liên người bệnh hoàn thành đầy đủ bảng khảo sát quan hoạt động chức năng, giới hạn hoạt được đưa vào nghiên cứu, 3 người bệnh động do khiếm khuyết chức năng, cảm nhận không hoàn thành đầy đủ các câu hỏi bị loại đau đớn, tự đánh giá sức khoẻ tổng quát, sức khỏi nghiên cứu. Tỉ lệ hoàn thành khảo sát là khoẻ liên quan hoạt động xã hội, giới hạn 96% (71/74). 20 người bệnh (28,2%) ở khu hoạt động do khiếm khuyết tâm lý, cảm nhận vực nội trú, 51 người bệnh (71,8%) ở khu sức sống (CNSS) và sức khoẻ tâm thần tổng vực ngoại trú. Tuổi trung bình của người 266
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 bệnh là 37±14,5 tuổi, tuổi trung bình lúc đó thường gặp nhất là Giữ nước/Tăng cân. chẩn đoán là 32,2±15,2 tuổi, nữ giới chiếm Phần lớn người bệnh có số lượng tiểu cầu phần lớn với tỉ lệ 77,5%. Tất cả người bệnh dao động trong khoảng 30 –100 ở lần xét đều có bảo hiểm y tế. Phần lớn người bệnh nghiệm gần nhất. Tất cả người bệnh đều đã có trình độ văn hóa phổ thông và thu nhập từng được điều trị với Prednisone, 62% bình quân từ 5-10 triệu mỗi tháng. Tỷ lệ người bệnh từng được truyền tiểu cầu và 2% người bệnh GTCMD giai đoạn mạn chiếm đa người bệnh đã được phẫu thuật cắt lách. Đặc số trong nghiên cứu. 93% người bệnh gặp ít điểm của người bệnh GTCMD được mô tả nhất một TDP trong quá trình điều trị, trong trong Bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm của người bệnh GTCMD và nhóm chứng Nhóm GTCMD Nhóm chứng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (n) (%) (n) (%) Giới Nam 16 22,5 23 22,8 Nữ 55 77,5 78 77,2 Tuổi (trung bình) 37±14,5 -- 35,5±10,9 -- Trình độ văn hóa Phổ thông 47 66,2 40 39,6 Đại học 19 26,8 45 44,6 Sau đại học 5 7,0 16 15,8 Thu nhập < 5 triệu 18 25,4 9 8,9 5 – 10 triệu 23 32,4 32 31,7 10 – 20 triệu 10 14,1 30 29,7 > 20 triệu 7 9,9 9 8,9 Chưa thu nhập 13 18,3 21 20,8 Bảo hiểm y tế Có 71 100 93 92,1 Không 0 0 8 7,9 Tuổi chẩn đoán GTCMD (trung bình) 32,2±15,2 -- -- -- Giai đoạn bệnh -- -- Cấp tính 16 22,5 -- -- Dai dẳng 7 9,9 -- -- Mạn tính 48 67,6 -- -- Tác dụng phụ của thuốc Giữ nước/Tăng cân 57 80,3 -- -- Khó ngủ 23 32,4 -- -- Tăng men gan 23 32,4 -- -- Viêm dạ dày 22 31,0 -- -- 267
- KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU - GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TDP trên mắt 20 28,2 -- -- Nổi mụn 18 25,4 -- -- Loãng xương 16 22,5 -- -- Bứt rứt 14 19,7 -- -- Rạn da 13 18,3 -- -- Tăng huyết áp 13 18,3 -- -- Tăng đường huyết 6 8,5 -- -- Không gặp biến chứng 5 7,0 -- -- Rậm lông 1 1,4 -- -- Số lượng tiểu cầu hiện tại SLTC < 30 x 109/L 16 22,5 -- -- SLTC 30 – 100 x 109/L 32 45,1 -- -- 9 SLTC > 100 x 10 /L 23 32,4 -- -- Phương pháp đã và đang điều trị Prednisone 71 100 -- -- Dexamethason 23 32,4 -- -- IVIG 5 7,0 -- -- Cắt lách 2 2,8 -- -- Truyền tiểu cầu 44 62,0 -- -- Khác 8 11,3 -- -- Mức độ lo lắng xuất huyết Hoàn toàn không lo lắng 15 21,1 -- -- Hơi lo lắng 21 29,6 -- -- Lo lắng 28 39,4 -- -- Cực kỳ lo lắng 7 9,9 -- -- 3.2. So sánh CLCS giữa người bệnh GTCMD và người khỏe mạnh Điểm SF-36 trong 8 lĩnh vực được so sánh giữa nhóm người bệnh GTCMD và 101 người khỏe mạnh ở nhóm chứng. Bảng 2. So sánh điểm CLCS giữa nhóm GTCMD và nhóm khỏe mạnh Nhóm GTCMD Nhóm khỏe mạnh Sai phân trung bình P-value HĐCN 67,9 ± 21,6 81,3 ± 16,3 -13,4 0,000 GHCN 64,4 ± 41,3 80 ± 31,4 -15,5 0,006 CNĐĐ 77,7 ± 22 85,8 ± 17,3 -8,1 0,008 SKTQ 48 ± 19 58,8 ± 14,7 -10,7 0,000 SKTC 64,5 20,8 76,5 14,2 -7,8 0,024 CNSS 56,8 ± 19,6 65,3 ± 15,6 -8,6 0,002 HĐXH 73,9 ± 20,5 81.7 ± 16.2 -7,7 0,006 GHTL 62,4 ± 41,4 81,8 ± 28,9 -19,4 0,000 TTTQ 65,2 ± 19,4 68,3 ± 14,6 -3,1 0,231 SKTT 64,6 20,8 74,3 13,9 -5,0 0,079 CLCS 64,6 19,9 75,4 12,9 -10,8 0,000 268
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 Kết quả cho thấy nhóm GTCMD có điểm số CLCS thấp hơn trong 7 lĩnh vực so với nhóm khỏe mạnh, ngoại trừ sức khỏe tâm thần tổng quát. Điểm CLCS của người bệnh GTCMD thuộc nhóm trung bình khá, điểm cao nhất ở lĩnh vực cảm nhận đau đớn (CNĐĐ) và thấp nhất ở lĩnh vực tự đánh giá sức khỏe tổng quát (SKTQ) Biểu đồ 1. Phân loại mức độ CLCS theo điểm SF36 của người bệnh GTCMD CLCS khá tốt chiếm tỉ lệ cao nhất 40%, theo sau đó lần lượt là CLCS trung bình khá chiếm 32% và trung bình kém 27%; và chiếm tỉ lệ thấp nhất là CLCS kém với 1% 3.3. So sánh CLCS giữa các phân nhóm GTCMD Biểu đồ 2. So sánh CLCS người bệnh GTCMD cấp tính và dai dẳng/mạn tính 269
- KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU - GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU Chú thích: *: P < 0,05; HĐCN: sức khỏe quát; SKTC: Điểm sức khỏe thể chất; SKTT: liên quan hoạt động chức năng; GHCN: giới Điểm sức khỏe tinh thần hạn hoạt động do khiếm khuyết chức năng; Người bệnh GTCMD cấp tính có điểm số CNĐĐ: cảm nhận đau đớn; SKTQ: tự đánh CLCS trong 7 lĩnh vực thấp hơn so với người giá sức khoẻ tổng quát; CNSS: cảm nhận sức bệnh GTCMD dai dẳng/mạn tính, trong đó sống; HĐXH: sức khoẻ liên quan hoạt động lĩnh vực GHCN và GHTL có ý nghĩa thống xã hội; GHTL: giới hạn hoạt động do khiếm kê (GHCN, P=0,034; GHTL, P=0,021). khuyết tâm lý; TTTQ: sức khoẻ tâm thần tổng Biểu đồ 3. So sánh CLCS của người bệnh GTCMD phân nhóm theo SLTC Chú thích: *: P < 0,05;**: P
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 Chúng tôi sử dụng phân tích hồi quy chứng mắt, tổng số phương pháp điều trị tuyến tính để đánh giá các yếu tố dự đoán người bệnh nhận được, điều trị cắt lách, mức làm giảm CLCS của người bệnh GTCMD, độ lo lắng xuất huyết và thu nhập của người bao gồm: tuổi, giai đoạn bệnh, SLTC, số bệnh. lượng biến chứng người bệnh gặp phải, biến Bảng 3: Hệ số tương quan Pearson các yếu tố dự đoán CLCS của người bệnh HĐCN GHCN CNĐĐ SKTQ CNSS HĐXH GHTL TTTQ SKTC SKTT CLCS Tuổi -0,273* -0,241* -0,217 -0,138 -0,079 -0,144 -0,177 -0,171 -0,277* -0,195 -0,246* Giai đoạn 0,140 0,159 0,233 0,077 0,104 0,111 -0,076 0,097 0,117 0,186 0,158 bệnh SLTC 0,310** 0,429** 0,477** 0,309** 0,254* 0,490** 0,381** 0,324** 0,469** 0,491** 0,501** Số biến -0,059 0,078 0,029 -0.127 -0,159 -0,031 -0,042 -0,160 -0,024 -0,060 -0,044 chứng TDP ở -0,135 -0,087 -0,088 -.291* -0,215 -0,199 -0,185 -0,284* -0,192 -0,211 -0,210 mắt Số phương -0,181 -0,051 -0,127 -0.145 0,086 -0,082 -0,099 -0,206 -0,146 -0,098 -0,127 pháp điều trị Cắt -0,102 -0,112 -0,259* -0.147 -0,276* -0,253* -0,138 -0,163 -0,156 -0,290* -0,233 lách Mức dộ lo lắng - - - - - - - - - - - xuất 0,388 0,457 0,557 0,461 0,207* 0,540 0,494 0,424 0,556 0,568 0,586** ** ** ** ** ** ** ** ** ** huyết Thu 0,150 0,187 0,206 0,232 0,114 0,242* 0,133 0,144 0,200 0,244* 0,231 nhập Chú thích: *: P < 0,05;**: P
- KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU - GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU IV. BÀN LUẬN 1:3). Số lượng tiểu cầu ở lần xét nghiệm gần Qua khảo sát 71 người bệnh tham gia nhất trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ nữ giới so với tác giả Zhou và cộng sự, với tỉ lệ tiểu gấp 3.5 lần nam giới, tuổi trung bình lúc khởi cầu < 30 x 109/L trong nghiên cứu của chúng phát bệnh là 32,2, điều này phù hợp với dịch tôi và Zhou lần lượt là 22,5% và 44,86% tễ của bệnh GTCMD. Phần lớn nhóm [3],[8] GTCMD trong nghiên cứu của chúng tôi có Về phương pháp điều trị, tất cả đối tượng trình độ văn hóa phổ thông trong khi nhóm nghiên cứu của chúng tôi đều được điều trị chứng chủ yếu có trình độ đại học, điều này với Prednisone, theo sau đó là các biện pháp tương tự với nghiên cứu của Zhou và cộng sự truyền tiểu cầu, Dexamethason, thuốc điều trị tại Trung Quốc năm 2007 (75,4%) và của bước 2 khác và IVIG. Điều này là phù hợp Efficace và cộng sự tại Ý năm 2016 (86,1%) với phác đồ điều trị bệnh Giảm tiểu cầu miễn [3],[8]. Tất cả người bệnh GTCMD của dịch của Bộ Y tế ban hành và của bệnh viện chúng tôi đều có bảo hiểm y tế, cao hơn so Truyền máu Huyết học, với Corticoid là với nhóm khỏe mạnh là 92,1%, cao hơn so thuốc điều trị đầu tay cho tất cả người bệnh với dân số chung của Việt Nam là 89.2% và GTCMD. Điều này cũng tương tự với các cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của nghiên cứu trên thế giới, với tỉ lệ điều trị Zhou và cộng sự chỉ chiếm 31,7%, có thể do Prednisone trong nghiên cứu của Zhou và chính sách khuyến khích người dân tham gia Efficace lần lượt là 100% và 75%. Tỉ lệ bảo hiểm y tế của Chính phủ Việt Nam. Thu người bệnh cắt lách trong nghiên cứu của nhập bình quân hàng tháng của đối tượng chúng tôi chiếm 2,8%, thấp hơn nhiều so với GTCMD và cả đối tượng khỏe mạnh phần nghiên cứu của tác giả Zhou, Snyder, lớn vào khoảng 5 – 10 triệu đồng, nằm trong McMillan, Effcace với tỉ lệ lần lượt là khoảng mức thu nhập bình quân của người 12,1%, 37,13%, 58% và 15%, có thể do sự dân TP.HCM là 6,392 triệu xuất hiện của các thuốc mới điều trị bước 2 đồng/người/tháng theo Kết quả khảo sát mức làm giảm tỉ lệ người bệnh phải phẫu thuật cắt sống dân cư năm 2022 của Tổng Cục thống lách [3],[5],[7],[8] kê. Hầu hết tất cả người bệnh trong nghiên Về giai đoạn bệnh GTCMD, phần lớn cứu của chúng tôi đều gặp tác dụng phụ liên người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi ở quan đến Corticoid trong quá trình điều trị. giai đoạn mạn tính/dai dẳng, với tỉ lệ cấp Tỉ lệ này của chúng tôi tương đương với tính:mạn tính/dai dẳng là 1:3.5. Điều này phù trong nghiên cứu của Brown và cộng sự hợp với dịch tễ của bệnh GTCMD cũng như trong đó tỉ lệ tác dụng phụ của Corticoid lên các nghiên cứu khác của các tác giả trên thế đến 98% [2]. Giữ nước/Tăng cân, Khó ngủ, giới (trong nghiên cứu của Zhou và cộng sự Tăng men gan, Viêm dạ dày là những TDP tỉ lệ là 1:1.7, nghiên cứu của Efficace tỉ lệ là thường gặp nhất trong nghiên cứu của chúng 272
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 tôi, đây cũng là những biến chứng thường chưa có thời gian thích ứng với bệnh cũng gặp của thuốc Corticoid. Vì vậy, trong thực như những biến chứng của bệnh và tác dụng hành lâm sàng cần lưu ý, theo dõi và kiểm phụ của điều trị. Các yếu tố trên ảnh hưởng soát những TDP không mong muốn của rất lớn đến khả năng hoạt động cũng như tâm Corticoid, cũng như chuyển sang điều trị lý của người bệnh. Trong khi đó nhóm bước 2 sớm khi đánh giá người bệnh không GTCMD dai dẳng/mạn tính phần lớn được đáp ứng với Corticoid. theo dõi ngoại trú, đã có thời gian dài để hiểu Kết quả nghiên cứu cho thấy người mắc rõ và thích ứng ứng với bệnh cũng như có bệnh GTCMD có CLCS giảm đáng kể trong kinh nghiệm theo dõi những biến chứng và 7 lĩnh vực so với người khỏe mạnh, trừ lĩnh tác dụng phụ của điều trị. Điều này cho thấy vực TTTQ. Điều này tương tự như trong tầm quan trọng của việc tư vấn, hướng dẫn nghiên cứu của Zhou và cộng sự là 6 lĩnh truyền thông giáo dục sức khỏe toàn diện, vực (trừ CNSS và TTTQ); của McMillan là 7 cũng như các biện pháp hỗ trợ tâm lý cho lĩnh vực (trừ TTTQ); của Efficace và cộng sự người bệnh, đặc biệt là đối tượng mới chẩn là 5 lĩnh vực (trừ CNĐĐ, CNSS và TTTQ); đoán, của Snyder và cộng sự là 7 lĩnh vực (trừ Nghiên cứu cũng nhận thấy điểm CLCS CNĐĐ); Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có mối tương quan chặt chẽ với số lượng tiểu có điểm CLCS thuộc nhóm trung bình khá cầu của người bệnh. Số lượng tiểu cầu càng giống như tác giả Zhou và Efficace (lần lượt thấp thì điểm CLCS càng giảm và ngược lại. là 57,4 điểm và 64,6 điểm), cao hơn so với Các tác giả Zhou và cộng sự; Snyder và cộng tác giả McMillan và Snyder (lần lượt là 44,3 sự cũng có kết luận tương đồng với chúng tôi và 43,9 điểm) thuộc nhóm trung bình kém [7],[8]. Mặc dù GTCMD là bệnh tương đối [3],[5],[7],[8] lành tính, người bệnh có số lượng tiểu cầu Khi so sánh CLCS giữa các phân nhóm thấp kéo dài vẫn có tiên lượng xấu. Người GTCMD, chúng tôi nhận thấy nhóm bệnh GTCMD, đặc biệt là nhóm mạn tính/dai GTCMD cấp có CLCS thấp hơn với với dẳng, chắc chắn hiểu rõ khả năng xuất huyết nhóm dai dẳng/mạn tính, trong đó lĩnh vực có thể xảy ra nghiêm trọng và thậm chí đe GHCN và GHTL có ý nghĩa thống kê. Kết dọa tính mạng khi số lượng tiểu cầu cực kì quả này trái ngược với nghiên cứu của Zhou thấp. Vì vậy, số lượng tiểu cầu thấp, ngay cả và cộng sự; tác giả kết luận rằng đối tượng khi không có triệu chứng xuất huyết nghiêm GTCMD cấp có CLCS cao hơn đối tượng trọng vẫn có tác động đáng kể đến CLCS của mạn tính trong 3 lĩnh vực SKTQ, CNSS và người bệnh. GHTL [8]. Có thể giải thích kết quả này của Cùng với số lượng tiểu cầu, mức độ lo chúng tôi là do phần lớn người bệnh lắng xuất huyết cũng ảnh hưởng bất lợi đến GTCMD cấp là người bệnh nội trú, đang cả 8 lĩnh vực CLCS của người bệnh. Mặt phải nằm viện điều trị, chưa hiểu rõ về bệnh, khác, TDP trên mắt liên quan đến Corticoid 273
- KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU - GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU có tác động tiêu cực đến SKTQ và SKTT của phương pháp điều trị và CLCS. Chúng tôi người bệnh. Vì lý do này, trong thực hành cũng không thể sử dụng bảng câu hỏi chuyên lâm sàng cần lưu ý phát hiện sớm biến chứng biệt cho bệnh GTCMD, ví dụ như GTCMD- trên mắt ở người đang dùng Corticoid, đặc PAQ vì không có sẵn bản Việt hóa tại thời biệt là nhóm sử dụng kéo dài. điểm nghiên cứu. Bảng này có thể bổ sung Phương pháp điều trị cắt lách tác động các thông tin quan trọng nhằm phát hiện sự tiêu cực đến CNĐĐ cũng như SKTT của khác biệt chi tiết hơn giữa các phân nhóm. người bệnh, nhất là CNSS và HĐXH. Theo nghiên cứu của Snyder và cộng sự, nhóm V. KẾT LUẬN GTCMD đã cắt lách có cùng điểm CLCS với Dù là bệnh tương đối lành tính nhưng nhóm chưa cắt lách khi sử dụng bộ câu hỏi CLCS của người bệnh GTCMD suy giảm SF-36 và EQ-5D, nhưng lại thấp hơn rất đáng kể so với dân số chung, đặc biệt là ở nhiều ở 5/10 lĩnh vực trong bộ câu hỏi giai đoạn cấp tính và tiểu cầu thấp. Các yếu GTCMD-PAQ, bao gồm: Lo lắng, Tâm lý, tố như tuổi cao, số lượng tiểu cầu thấp, mức Sợ hãi, Hoạt động xã hội và Công việc [7]. độ lo lắng xuất huyết, tác dụng phụ ở mắt, Như chúng ta đã biết, sau khi cắt lách, miễn cắt lách, thu nhập thấp có tác động tiêu cực dịch của người bệnh suy giảm, dẫn đến tăng đến CLCS của người bệnh. Vì vậy, trên khả năng nhiễm trùng, trong khi tỉ lệ điều trị nhóm người bệnh có những yếu tố này, bác khỏi bệnh là thấp hơn các biện pháp khác. sĩ nên có sự quan tâm và cùng với người Một trong hai người bệnh của chúng tôi giữ bệnh chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp được SLTC trong khoảng 30 – 100 x 109/L nhất để nâng cao CLCS cho người bệnh. sau khi cắt lách, người còn lại tiểu cầu đáp Trong tương lai cần thực hiện những nghiên ứng nhưng sau đó giảm < 30 x 109/L. Như cứu với cỡ mẫu lớn hơn và trong thời gian vậy, cắt lách có thể ảnh hưởng xấu đến dài hơn, cũng như áp dụng các bảng câu hỏi CLCS của người bệnh. Trong thực hành lâm chuyên biệt hơn cho bệnh GTCMD (như sàng, bác sĩ nên cân nhắc khi khuyến cáo bảng câu hỏi ITP-PAQ). Với những phương phương pháp này cho người bệnh pháp điều trị GTCMD mới đang được nghiên Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn cứu và đưa vào sử dụng, điều quan trong chế. Do là nghiên cứu cắt ngang nên không nhất là không chỉ đơn thuần dựa trên hiệu thể khảo sát các mối quan hệ nhân quả, cũng quả điều trị kiểm soát xuất huyết, tăng số như vai trò của sự biến thiên SLTC theo thời lượng tiểu cầu mà còn phải nâng cao chất gian với CLCS người bệnh. Chúng tôi không lượng cuộc sống thể chất và tinh thần của khảo sát phương pháp điều trị hiện tại của người bệnh. người bệnh (thay vào đó là tất cả các biện pháp điều trị người bệnh đã được nhận), nên TÀI LIỆU THAM KHẢO không thể đánh giá mối liên quan giữa 1. Võ Tuấn Khoa, Nguyễn Thy Khuê, “Quá 274
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 trình chuyển ngữ, thích ứng văn hóa và thẩm working group”. Blood, 113 (11), 2386- định bước đầu bộ câu hỏi đánh giá chất 2393. lượng cuộc sống short form-36 phiên bản 5. McMillan R, Bussel JB, George JN, et al. Việt”. Tạp chí Hội Nội tiết - Đái tháo đường “Self-reported health-related quality of life in và rối loạn chuyển hóa miền Trung Việt adults with chronic immune Nam, số 19, 2016. thrombocytopenic purpura”. Am J Hematol. 2. Brown TM, Horblyuk RV, Grotzinger 2008;83:150–154. KM, et al. “Patient-reported treatment 6. Neunert C., Terrell D.R., Arnold D.M. và burden of chronic immune thrombocytopenia cộng sự. (2019). “American Society of therapies”. BMC Blood Disord. 2012;12:2. Hematology 2019 guidelines for immune 3. Efficace F, Mandelli F, Fazi P, et al. thrombocytopenia”. Blood Adv, 3(23), “Health-related quality of life and burden of 3829–3866. fatigue in patients with primary immune 7. Snyder CF, Mathias SD, Cella D, et al. thrombocytopenia by phase of disease”. Am “Health-related quality of life of immune J Hematol. 2016;91:995–1001. thrombocytopenic purpura patients: results 4. Francesco Rodeghiero, Roberto Stasi, from a webbased survey”. Curr Med Res Terry Gernsheimer, Marc Michel, Drew Opin. 2008;24:2767–2776. Provan, Donald M. Arnold, et al. (2009) 8. Zhou Z, Yang L, Chen Z, et al. “Health- “Standardization of terminology, definitions related quality of life measured by the short and outcome criteria in immune form 36 in immune thrombocytopenic thrombocytopenic purpura of adults and purpura: a cross-sectional survey in China”. children: report from an international Eur J Haematol. 2007;78:518–523 275
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân được điều trị Methadone tại Hải Phòng
9 p | 67 | 8
-
Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Thanh Bình (Đồng Tháp) năm 2018
8 p | 103 | 7
-
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vẩy nến đến điều trị tại Bệnh viện Da Liễu TP.HCM từ 01/09/2010 đến 30/04/2011
9 p | 92 | 6
-
Nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2017
7 p | 13 | 6
-
Tìm hiểu kiến thức, thái độ của cha mẹ và chất lượng cuộc sống trẻ bị bệnh thận mạn tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai
7 p | 75 | 5
-
Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại xã Thạch Thán, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội năm 2021
5 p | 34 | 5
-
Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư tại Khoa Ung thư tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
9 p | 16 | 5
-
Đánh giá thực trạng thừa cân béo phì và chất lượng cuộc sống của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
6 p | 8 | 4
-
Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân trào ngược dạ dày - thực quản bằng bộ câu hỏi QOLRAD
6 p | 20 | 4
-
Thực trạng chất lượng cuộc sống ở phụ nữ loãng xương đến khám tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2020
11 p | 18 | 4
-
Thực trạng chất lượng cuộc sống công việc của điều dưỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2020
8 p | 7 | 2
-
Đánh giá thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống ở người bệnh ung thư gan điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, năm 2022
7 p | 5 | 2
-
Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại tràng theo kỹ thuật Duhamel tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2013-2018
9 p | 7 | 2
-
Thực trạng chất lượng cuộc sống sinh viên y học dự phòng của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
8 p | 24 | 2
-
Thực trạng chất lượng cuộc sống ở người bệnh điều trị Methadone khu vực Hà Nội
7 p | 30 | 2
-
Chất lượng cuộc sống của cán bộ nhân viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
6 p | 30 | 1
-
Đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú điều trị tại Trung tâm Ung Bướu Thái Nguyên
5 p | 57 | 1
-
Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh năm 2023
8 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn