Thực trạng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên khóa 6 tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu là đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên khóa 6 tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh. Nội dung nghiên cứu gồm 02 vấn đề chính là: Thực trạng công tác giáo dục thể chất và thực trạng thể lực của sinh viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên khóa 6 tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh
- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN KHÓA 6 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TRÀ VINH Nguyễn Quốc Hiển1, TS. Nguyễn Văn Hòa2 1 Trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh 2 Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu là đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên khóa 6 tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh. Nội dung nghiên cứu gồm 02 vấn đề chính là: Thực trạng công tác giáo dục thể chất và thực trạng thể lực của sinh viên. Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy; Quá trình nghiên cứu cho thấy: Thực trạng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên khóa 6 tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh còn một số nội dung chưa đảm bảo, cụ thể: Chương trình đúng với Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tuy nhiên các nội dung bài tập, do đó hạn chế phát huy tính tự học, tự rèn luyện, sáng tạo của sinh viên; Các hoạt động TDTT chưa thu hút nhiều sv tham gia; cơ sở vật chất chưa đa dạng, thiếu hồ bơi, sân bóng rổ…Giảng viên còn chưa đáp ứng về số lượng và trình độ chuyên môn. Thực trạng của nam sinh viên khóa 6 trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh còn ở mức thấp, chỉ đạt 33-34% so với đánh giá xếp loại thể lực theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ khóa: Hệ thống bài tập, phát triển thể lực, nam sinh viên, trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đảng và Nhà nước định hướng mục tiêu của giáo dục cho nước ta là: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong các mặt giáo dục, Giáo dục thể chất (GDTC) có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Nhà trường các cấp thuộc hệ thống quốc dân có trách nhiệm đào tạo những học sinh, sinh viên trở thành nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Việt Nam trong thế kỷ 21. Để thực hiện theo quan điểm chỉ đạo trên, nhiều trường cao đẳng trên cả nước đều định hướng về tăng cường cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục cho tương lai, trong đó có Trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh. Trường Cao đẳng nghề Trà Vinh (TraVinh Vocational College) được thành lập theo Quyết định số 800/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp từ Trường Trung cấp nghề Trà Vinh. Trường là Cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý Nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh, hiện tại giảng dạy 14 nghề trình độ trung cấp và 16 nghề trình độ cao đẳng đáp ứng được yêu cầu học tập, nghiên cứu của HSSV. 460
- Với hệ thống giảng đường, thư viện, phòng học, xưởng thực tập, trại thực nghiệm, phòng thí nghiệm, ký túc xá, nhà thi đấu đa năng, các sân tập thể thao được đầu tư đồng bộ, trang bị hiện đại, gắn với thực tế. GDTC trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Đồng thời góp phần nâng cao thể lực giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho nam sinh viên khóa 6, trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh, trước hết cần đánh giá thực trạng thể lực sinh viên Trường từ đó đưa ra bài tập phù hợp để nâng cao thể lực. Phương pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp đọc và phân tích tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp toán thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Đánh giá thực trạng về công tác Giáo dục thể chất tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh 2.1.1 Chương trình GDTC tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh Chương trình GDTC tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh đang học chương trình giáo dục thể chất (GDTC) Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Nội dung được tổng hợp ở bảng 1. Bảng 1: Nội dung Giáo dục thể chất tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh Thời gian (giờ) TT Chương/ bài Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra I BÀI MỞ ĐẦU 1 1 II Chương I: GDTC CHUNG 1 Bài 1: Thể dục cơ bản 13 1 12 2 Bài 2: Điền kinh 14 1 13 3 Kiểm tra giáo dục thể chất chung 2 2 Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC III THỂ THAO TỰ CHỌN (chọn 1 trong 30 2 26 2 các chuyên đề sau) 1 Chuyên đề 1: Môn bơi lội 30 2 26 2 2 Chuyên đề 2: Môn cầu lông 30 2 26 2 3 Chuyên đề 3: Môn bóng chuyền 30 2 26 2 4 Chuyên đề 4: Môn bóng rổ 30 2 26 2 5 Chuyên đề 5: Môn bóng đá 30 2 26 2 6 Chuyên đề 6: Môn bóng bàn 30 2 26 2 7 Chuyên đề 7: Môn thể dục thể thao khác 30 2 26 2 Cộng 60 5 51 4 461
- Bảng 1, cho thấy: Chương trình giáo dục thể chất tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh được biên soạn đúng với Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Chương trình môn học GDTC từng bước đã được mở rộng trong đó có các nội dung tự chọn. Chương trình phù hợp với khả năng nhận thức của sinh viên. Phương pháp dạy học GDTC bước đầu đã có những đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực trong học tập, rèn luyện của sinh viên, giờ học được thiết kế tương đối hợp lý, tập trung vào trọng tâm, phù hợp với nội dung chương trình, bảo đảm sinh động, thân thiện. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HSSV bắt đầu có những đổi mới; Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì còn những hạn chế cần được khắc phục như cấu trúc chương trình môn học GDTC chủ yếu phản ánh các nội dung bài tập, do đó hạn chế phát huy tính tự học, tự rèn luyện, sáng tạo của sinh viên. 2.1.2 Hoạt động thể thao tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh Hàng năm, nhà trường đều xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thể dục thể thao nhằm giúp cho cán bộ viên chức và học sinh sinh viên trong nhà trường có sân chơi bổ ích sau những giờ học tập và làm việc mệt nhọc. Như tổ chức định kỳ Hội thao truyền thống 09/01 nhân Ngày HSSV, Các hoạt động TDTT chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, Hội thao 20/11. Ngoài ra, các đội tuyển thể dục thể thao trường thường xuyên duy trì tập luyện và tham gia thi đấu các giải trong và ngoài tỉnh như Hội thao truyền thống 09/01 nhân ngày HSSV, Hội thao Đoàn khối cơ quan Tỉnh Trà Vinh tổ chức, … Tuy nhiên số lượng HSSV tham gia tập luyện và thi đấu thể thao còn ít. Sức khỏe và thể chất của HSSV còn nhiều hạn chế do các em còn ham mê game, đi làm thêm nên chưa dành nhiều thời gian cho các hoạt động tập luyện thể dục thể thao, thường xuyên. 2.1.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện phục vụ GDTC và thể thao trường học, tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh Hiện tại, Trường có hệ thống sân tập, dụng cụ đáp ứng khá tốt công tác giảng dạy và tổ chức thi đấu. Kết quả thống kê cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện phục vụ GDTC và thể thao trường học được trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Thống kê cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện phục vụ GDTC và thể thao trường học, tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh Đơn vị Kích thước Diện tích Stt Nhà tập, sân tập Số lượng tính (m) (m2) 1 Nhà thi đấu đa năng Nhà 01 18x40 720 2 Sân bóng chuyền Sân 03 9x18 648 3 Trụ lưới bóng chuyền Bộ 03 4 Sân cầu lông Sân 03 6,1 x13,4 425,22 5 Trụ lưới cầu lông Bộ 03 6 Sân bóng đá Sân 01 20x40 800 7 Đường chạy 100m Sân 01 6x100 600 8 Đường chạy 400m Sân 01 6x400 2400m 9 Bàn bóng bàn Bàn 02 462
- Bảng 2, cho thấy: Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện phục vụ GDTC và thể thao trường học, tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh tương đối đáp ứng được công tác giảng dạy và tổ chức các phong trào TDTT. Tuy nhiên, cần phải đa dạng về sân tập như sân bóng rổ, bể bơi… 2.1.4 Đội ngũ giảng viên Hiện tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh có 02 giảng viên chuyên ngành TDTT phụ trách giảng dạy môn Giáo dục thể chất và phụ trách tổ chức các phong trào TDTT của nhà trường. Do chỉ có 02 cán bộ phụ trách nên trong công tác tổ chức các phong trào TDTT còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy, trọng tài, huấn luyện đội tuyển... 2.2 Đánh giá thực trạng thể lực nam sinh viên năm nhất khóa 6, trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh Để đánh giá thực trạng thể lực của nam sinh viên khóa 6 (niên khóa 2020 – 2023) tại trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng, đề tài tiến hành kiểm tra 6 test thể lực (theo quyết định 53/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên), tiến hành vào đầu học kỳ II, năm học 2020 – 2021, đối với 60 nam sinh viên khóa 6; được chia thành 02 nhóm (30 nam sinh viên nhóm thực nghiệm và 30 nam sinh viên nhóm đối chứng) nhằm phục vụ các bước nghiên cứu tiếp theo, trong cùng thời điểm học môn Giáo dục thể chất. Kết quả kiểm tra được trình bày trên bảng 3, 4, 5. Bảng 3: So sánh chỉ số thể lực nam sinh viên khóa 6, trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh, giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Nhóm TN Nhóm ĐC Nội dung kiểm tra (n=30) (n=30) t P X σ X σ Lực bóp tay thuận (Kg) 42.49 1.93 42.52 1.78 0.09 >0.05 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 18.10 1.79 18.19 1.58 0.27 >0.05 Bật xa tại chỗ (cm) 208.17 9.04 208.40 6.54 0.32 >0.05 Chạy 30 mét XPC (giây) 5.28 0.55 5.21 0.49 0.38 >0.05 Chạy con thoi 4x10m (giây) 12.21 0.56 12.17 0.50 0.21 >0.05 Chạy tùy sức 5 phút (m) 963.40 50.61 962.93 53.21 0.25 >0.05 Kết quả bảng 3 cho thấy rằng, thực trạng thể lực của nam sinh viên nhóm thực nghiệm và nam sinh viên nhóm đối chứng có sự tương đồng nhau, sự khác biệt thể lực không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P>0.05. Bảng 4: So sánh chỉ số thể lực nam sinh viên khóa 6, trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh, giữa nhóm thực nghiệm với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT thời điểm năm 2008 Tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Xếp TT Nội dung các test xsv Không Tốt Đạt loại Đạt 1 Lực bóp tay thuận (Kg) 42.49 > 47.50 >41.4 22 >17
- 3 Bật xa tại chỗ (cm) 208.17 > 225 > 207 < 207 Đạt 4 Chạy 30 mét XPC (giây) 5.28 < 4.70 < 5.7 > 5.7 Đạt 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 12.21 < 11.75 < 12.4 >12.4 Đạt 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 963.40 >1060 > 950 < 950 Đạt Kết quả đạt loại tốt: 0 SV chiếm tỷ lệ 0%; Đạt 10 SV chiếm tỷ lệ 33.33% và không đạt là 20 SV chiếm tỷ lệ 66.67% Từ kết quả bảng 4 cho thấy thể lực của nam sinh viên khóa 6, trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh, nhóm thực nghiệm có 6/6 test nằm ở mức đạt. Tuy nhiên thống kê tổng hợp thì số sinh viên loại Tốt: 0 SV chiếm tỷ lệ 0%; số sinh viên Đạt 10 SV chiếm tỷ lệ 33.33% và số sinh viên Không Đạt là 20 SV chiếm tỷ lệ 66.67%. Bảng 5: So sánh chỉ số thể lực nam sinh viên khóa 6, trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh, giữa nhóm đối chứng với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT thời điểm năm 2008 Tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Xếp TT Nội dung các test xsv Tốt Đạt K Đạt loại 1 Lực bóp tay thuận (Kg) 42.52 > 47.50 >41.4 22 >17 225 > 207 < 207 Đạt 4 Chạy 30 mét XPC (giây) 5.21 < 4.70 < 5.7 > 5.7 Đạt 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 12.17 < 11.75 < 12.4 >12.4 Đạt 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 962.93 >1060 > 950 < 950 Đạt Kết quả đạt loại tốt: 0 SV chiếm tỷ lệ 0%; Đạt 11 SV chiếm tỷ lệ 36.67% và không đạt là 19 SV chiếm tỷ lệ 63.33% Từ kết quả bảng 5 cho thấy thể lực của nam sinh viên khóa 6 trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh, nhóm đối chứng có 6/6 test nằm ở mức đạt. Tuy nhiên thống kê tổng hợp thì số sinh viên loại Tốt: 0 SV chiếm tỷ lệ 0%; số sinh viên Đạt 11 SV chiếm tỷ lệ 33.67% và số sinh viên Không Đạt là 19 SV chiếm tỷ lệ 63.33%. 3. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra kết luận sau: 1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất của sinh viên khóa 6 tại Trường Đại học Trà Vinh, cho thấy: - Chương trình đúng với Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; - Các hoạt động thể thao đáp ứng được nhu cầu cho cán bộ, sinh viên tuy nhiên các nội dung thi đấu chưa phong phú số lượng sinh viên tham gia còn chiếm tỷ lệ không nhiều; - Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và các hoạt động thể thao tương đối đáp ứng được công tác giảng dạy và tổ chức các phong trào TDTT. Tuy nhiên, cần phải đa dạng về sân tập như sân bóng rổ, bể bơi… - Lực lượng giảng còn hạn chế về số lượng và trình độ chuyên môn; 464
- 2. Đánh giá thực trạng thể lực của nam sinh viên khóa 6, trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh, cho thấy: Thể lực của sinh viên có sự đồng đều ở tập hợp mẫu. Đánh giá xếp loại thể lực theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào thì sinh viên ở mức đạt còn rất thấp (trong khoảng 33-34%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, V/v Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018) Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo; 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết số 08-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020. 465
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam
10 p | 83 | 5
-
Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Xây dựng số 1
6 p | 91 | 5
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất cho học sinh khối 7 trường trung học cơ sở Trừng Xá, Lương Tài, Bắc Ninh
4 p | 48 | 4
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất và nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khoá môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Phú Yên
10 p | 69 | 3
-
Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường Đại học Thương mại Hà Nội
3 p | 33 | 3
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất và trình độ thể lực của học sinh trường Trung học cơ sở Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình
5 p | 13 | 3
-
Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng
6 p | 14 | 3
-
Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất trường trung học phổ thông Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 44 | 2
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất của các Trường Trung học cơ sở Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
5 p | 4 | 2
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất cho nam sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quản Nam
3 p | 36 | 2
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất của sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Công Nghiệp Việt – Hung
6 p | 27 | 2
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội
5 p | 3 | 1
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể lực học sinh lớp 10 trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ
8 p | 53 | 1
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng
8 p | 30 | 1
-
Đánh giá thực trạng chương trình giáo dục thể chất tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
6 p | 34 | 1
-
Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục thể chất cho học sinh khối 7 trường Trung học cơ sở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
4 p | 68 | 1
-
Lựa chọn các tiêu chí và đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
8 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn