VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 22-26; 39<br />
<br />
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC<br />
HẢI PHÒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG TỰ CHỦ HỌC THUẬT<br />
Phạm Thị Thanh Hải, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Phạm Thị Chang - Trường Đại học Y Dược Hải Phòng<br />
Ngày nhận bài: 20/07/2018; ngày sửa chữa: 21/08/2018; ngày duyệt đăng: 20/09/2018.<br />
Abstract: University autonomous is a trend of development, which is a prerequisite for the<br />
implementation of advanced university governance practices to improve and improve the quality<br />
of education. Vietnam has issued policies related to university autonomy, but the implementation<br />
process still has limitations. The article analyzes the current situation of teaching activities at Hai<br />
Phong University of Medicine and Pharmacy in the direction of academic autonomous, therefore,<br />
proposing some measures to manage teaching activities in this school in the direction of academic<br />
autonomous to improve the quality of training.<br />
Keywords: Autonomous, university, teaching.<br />
nhà trường cần có để có thể thực hiện được việc quản trị<br />
và tổ chức nội bộ, việc phân bổ các nguồn lực tài chính<br />
trong phạm vi nhà trường, việc tạo ra và sử dụng các<br />
nguồn tài chính ngoài ngân sách công, việc tuyển dụng<br />
nhân sự, việc xây dựng các tiêu chuẩn cho học tập và<br />
nghiên cứu, và cuối cùng, là quyền tự do trong việc tổ<br />
chức thực hiện nghiên cứu và giảng dạy [3].<br />
Tự chủ học thuật là quyền của cơ sở giáo dục đại học<br />
về đào tạo, khoa học - công nghệ, và một số mặt liên quan<br />
về nhân sự và đảm bảo chất lượng. Điều 32 của Luật Giáo<br />
dục đại học năm 2012 quy định: “Cơ sở giáo dục đại học<br />
tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ<br />
chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và<br />
công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục<br />
đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở<br />
mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng<br />
và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục” [4].<br />
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lí hoạt động<br />
giảng dạy tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng theo<br />
hướng tự chủ học thuật<br />
- Đối tượng khảo sát: cán bộ quản lí (CBQL), GV và<br />
sinh viên (SV).<br />
- Phạm vi khảo sát: khảo sát được triển khai tại các<br />
khoa: Kĩ thuật y học, Dược, Y học cổ truyền, Điều<br />
dưỡng, Răng Hàm Mặt, Y tế công cộng.<br />
- Phương pháp điều tra: tiến hành điều tra bằng phiếu<br />
hỏi. Các câu hỏi trong phiếu điều tra được thiết kế dưới<br />
dạng câu hỏi “đóng”, câu hỏi có 5 mức độ trả lời và câu<br />
hỏi mở. Mỗi đối tượng được phát 1 phiếu khảo sát. Số<br />
phiếu phát ra là 350, thu về được 324 phiếu (trong đó:<br />
190 SV; 134 CBQL và GV).<br />
- Nội dung khảo sát: việc thực hiện hoạt động giảng<br />
dạy ở Trường Đại học Y Dược Hải Phòng theo định<br />
hướng tự chủ học thuật; trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Tự chủ đại học là một xu thế của sự phát triển, là điều<br />
kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học<br />
tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Tự<br />
chủ sẽ tạo động lực để các trường đại học đổi mới nhằm đạt<br />
được hiệu quả tốt trong các lĩnh vực hoạt động của mình,<br />
đồng thời làm tăng tính cạnh tranh giữa các trường với nhau,<br />
tạo điều kiện để đa dạng hoá các hoạt động giáo dục. Nhà<br />
nước đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn các<br />
trường đại học thực hiện tự chủ, ví dụ như điều 32 trong<br />
Luật Giáo dục đại học [1], điều 5 trong Điều lệ trường<br />
đại học [2],... Chính phủ chủ trương cho phép thí điểm đổi<br />
mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học<br />
công lập giai đoạn 2014-2017 tại Nghị quyết số 77/NQ-CP;<br />
cơ sở giáo dục đại học công lập cam kết tự đảm bảo kinh<br />
phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực<br />
hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện ở các lĩnh vực:<br />
thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức<br />
bộ máy, nhân sự; tài chính; chính sách học bổng, học phí đối<br />
vói đối tượng chính sách; đầu tư mua sắm.<br />
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng là một trường trong<br />
hệ thống các trường Y Dược của cả nước, trong những năm<br />
qua đã rất chú trọng đến việc quản lí hoạt động chuyên môn<br />
của giảng viên (GV), song vẫn còn tồn tại một số hạn chế<br />
cần được nghiên cứu và cải tiến trong công tác giảng dạy.<br />
Bài viết phân tích thực trạng hoạt động giảng dạy tại<br />
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng theo định hướng tự<br />
chủ học thuật, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt<br />
động giảng dạy ở trường này theo định hướng tự chủ học<br />
thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Một số khái niệm cơ bản<br />
Tự chủ đại học (university autonomy) là mức độ độc<br />
lập cần thiết đối với các tác nhân can thiệp bên ngoài mà<br />
<br />
22<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 22-26; 39<br />
<br />
quản lí hoạt động giảng dạy ở trường này theo định<br />
hướng tự chủ học thuật.<br />
- Thời gian tiến hành khảo sát: từ tháng 11/2017 đến<br />
tháng 3/2018.<br />
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy ở<br />
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng theo định hướng<br />
tự chủ học thuật<br />
2.3.1. Thực trạng<br />
Để đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện<br />
hoạt động giảng dạy ở Trường Đại học Y Dược Hải<br />
Phòng, chúng tôi đã tiến hành điều tra CBQL và GV (kết<br />
quả thể hiện ở bảng 1).<br />
<br />
từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường. Ngoài<br />
ra, nội dung, chương trình giảng dạy đại học tạo nên nội<br />
dung hoạt động cơ bản của quá trình đào tạo ở trường đại<br />
học. Mặt khác, nội dung, chương trình giảng dạy đại học<br />
quy định việc lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương<br />
pháp, phương tiện giảng dạy, góp phần nâng cao chất<br />
lượng và hiệu quả giảng dạy ở nhà trường. Đây chính là<br />
lí do giải thích tại sao lựa chọn nội dung, chương trình<br />
giảng dạy đại học theo định hướng tự chủ học thuật là<br />
hoạt động được CBQL và GV đánh giá cao.<br />
- Xếp ở vị trí thứ 3 là sử dụng phương pháp và các<br />
hình thức kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giảng dạy<br />
<br />
Bảng 1. Thực trạng thực hiện hoạt động giảng dạy<br />
ở Trường Đại học Y Dược Hải Phòng theo định hướng tự chủ học thuật<br />
Nội dung<br />
<br />
Mức độ thực hiện<br />
<br />
Thứ bậc<br />
<br />
Kết quả thực hiện<br />
<br />
Thứ bậc<br />
<br />
1. Xây dựng mục đích và nhiệm vụ giảng dạy đại học<br />
theo định hướng tự chủ học thuật<br />
<br />
3,7<br />
<br />
4<br />
<br />
3,8<br />
<br />
4<br />
<br />
2. Lựa chọn nội dung, chương trình giảng dạy đại học<br />
theo định hướng tự chủ học thuật<br />
<br />
3,9<br />
<br />
2<br />
<br />
4,0<br />
<br />
2<br />
<br />
3. Sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy<br />
theo định hướng tự chủ học thuật<br />
<br />
4,1<br />
<br />
1<br />
<br />
4,2<br />
<br />
1<br />
<br />
4. Vai trò GV với hoạt động dạy, SV viên với hoạt<br />
động học trong giảng dạy theo định hướng tự chủ học<br />
thuật<br />
<br />
3,4<br />
<br />
4<br />
<br />
3,5<br />
<br />
5<br />
<br />
5. Sử dụng phương pháp và các hình thức kiểm tra,<br />
đánh giá trong hoạt động giảng dạy theo định hướng<br />
tự chủ học thuật<br />
<br />
3,8<br />
<br />
3<br />
<br />
3,9<br />
<br />
3<br />
<br />
6. Sử dụng các điều kiện hỗ trợ giảng dạy theo định<br />
hướng tự chủ học thuật<br />
<br />
3,3<br />
<br />
6<br />
<br />
3,4<br />
<br />
6<br />
<br />
theo định hướng tự chủ học thuật X = 3,8 - 3,9. Hoạt động<br />
giảng dạy theo định hướng tự chủ học thuật rất coi trọng<br />
việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV. Đánh giá<br />
kết quả học tập của SV không chỉ bằng các bài kiểm tra<br />
và bài thi cuối kì mà còn bằng cách đánh giá thường<br />
xuyên, cả quá trình qua các hoạt động như: mức độ<br />
chuyên cần và ý thức học tập; tự học ở nhà; đi thực tế,<br />
trong các phòng thí nghiệm; làm bài tập nhóm, bài thi kết<br />
thúc môn học... Chính vì vậy, sử dụng phương pháp và<br />
các hình thức kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giảng<br />
dạy theo định hướng tự chủ học thuật cũng được các<br />
CBQL và các GV đánh giá cao và kết quả thực hiện xếp<br />
thứ 1.<br />
- Xây dựng mục đích và nhiệm vụ giảng dạy đại học<br />
theo định hướng tự chủ học thuật là hoạt động được đánh<br />
giá không cao X = 3,7 - 3,8 (xếp thứ 4 trong các nội<br />
dung). Điều này phản ánh sự khó khăn, lúng túng của GV<br />
khi chuyển sang giảng dạy theo định hướng tự chủ học<br />
thuật. Nhiệm vụ trọng tâm giảng dạy ở đây là: đào tạo<br />
những SV tốt nghiệp có đủ tiêu chuẩn về năng lực và<br />
<br />
Kết quả bảng 1 cho thấy:<br />
- Sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy<br />
theo định hướng tự chủ học thuật là hoạt động được<br />
CBQL và GV đánh giá cao nhất trong tất cả các nội dung<br />
X = 4,1 - 4,2; từ năm học 2014-2015 đến nay, nhà trường<br />
đã chuyển đổi hình thức đào tạo từ học chế niên chế sang<br />
tín chỉ, phương pháp giảng dạy cần coi trọng việc phát<br />
huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học và huy<br />
động có hiệu quả vai trò của các phương tiện, kĩ thuật,<br />
công nghệ giảng dạy hiện đại, nên CBQL và GV rất chú<br />
trọng đến phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy.<br />
- Lựa chọn nội dung, chương trình giảng dạy đại học<br />
theo định hướng tự chủ học thuật là hoạt động cũng được<br />
đánh giá cao X = 3,9 - 4,0. Hiện nay, hoạt động dạy học<br />
theo định hướng tự chủ học thuật đã được triển khai ở<br />
nhà trường nhưng vẫn dựa trên chương trình khung của<br />
Bộ GD-ĐT. Vì thế, nhà trường xây dựng chương trình<br />
đào tạo dựa trên chương trình khung, tiến hành rà soát,<br />
điều chỉnh cấu trúc nội dung giảng dạy trong chương<br />
trình hiện hành và xây dựng kế hoạch giáo dục mới ở<br />
<br />
23<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 22-26; 39<br />
<br />
trình độ và những công dân có trách nhiệm đáp ứng được<br />
yêu cầu của xã hội.<br />
- Vai trò GV với hoạt động dạy, SV với hoạt động học<br />
trong giảng dạy theo định hướng tự chủ học thuật được<br />
đánh giá thấp X = 3,4 - 3,5. GV có vai trò rất quan trọng<br />
trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Hiện nay, yêu cầu<br />
đối với các GV ở bậc đại học ngày càng cao, đó là: hiểu<br />
biết công nghệ thông tin và có khả năng ứng dụng chúng<br />
trong giảng dạy; thấu hiểu cách học trong môi trường thông<br />
tin và thông tin lưu để có thể hướng dẫn SV học và có khả<br />
năng làm tốt vai trò có vấn cho họ; có kiến thức đo lường<br />
và đánh giá trong giáo dục và giảng dạy. Để đáp ứng được<br />
yêu cầu trên, GV cần nhận thức đúng đối tượng chuyển<br />
giao nội dung giảng dạy; biết lựa chọn phương pháp thích<br />
hợp với mục tiêu và nội dung giảng dạy; biết lựa chọn<br />
phương pháp thích hợp với mục tiêu và nội dung giảng dạy<br />
ở đại học, phù hợp với đặc thù của từng đối tượng SV.<br />
Người học ở bậc đại học là những người trưởng thành, có<br />
định hướng nghề nghiệp và hoàn toàn có khả năng tự học,<br />
tự nghiên cứu. Để có khả năng đó, SV phải được khuyến<br />
khích cách học chủ động, rèn luyện khả năng tự lực tìm<br />
kiếm, xử lí thông tin và tạo động lực sáng tạo.<br />
- Sử dụng các điều kiện hỗ trợ giảng dạy theo định<br />
hướng tự chủ học thuật được đánh giá thấp nhất X = 3,3<br />
- 3,4. Giảng dạy theo định hướng tự chủ rất cần đến cơ<br />
sở vật chất, thiết bị giảng dạy và các điều kiện phục vụ<br />
giảng dạy khác. Hiện nay, nhà trường đã quan tâm đầu<br />
tư mua sắm về cơ sở vật chất, đầu tư cho thư viện...,<br />
nhưng để đáp ứng đầy đủ cho giảng dạy theo định hướng<br />
tự chủ học thuật thì vẫn còn rất nhiều bất cập. Đây chính<br />
là lí do hoạt động sử dụng các điều kiện hỗ trợ giảng dạy<br />
theo định hướng tự chủ học thuật được đánh giá thấp.<br />
2.3.2. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy<br />
ở Trường Đại học Y Dược Hải Phòng theo định hướng<br />
tự chủ học thuật<br />
- Ưu điểm:<br />
+ Có được sự đồng thuận, chỉ đạo sát sao và kịp thời<br />
của Ban Giám hiệu, sự giúp đỡ, phối hợp của các phòng<br />
ban chức năng, tạo điều kiện thuận lợi để các khoa triển<br />
khai, áp dụng các yếu tố tích cực vào hoạt động giảng<br />
dạy theo định hướng tự chủ học thuật.<br />
+ Sự quyết tâm của các CBQL, bao gồm các trưởng,<br />
phó khoa, các trưởng phó bộ môn trực thuộc khoa, các<br />
cán bộ GV và SV đã giúp cho quá trình giảng dạy được<br />
hiện thực hoá theo các yêu cầu đề ra.<br />
+ Trong hoạt động giảng dạy, CBQL và GV đã xác<br />
định được rõ các yếu tố cấu thành nên hoạt động này đồng<br />
thời cũng đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng lớn đến<br />
chất lượng của hoạt động giảng dạy, đó là: nội dung,<br />
chương trình giảng dạy; phương pháp và hình thức tổ chức<br />
hoạt động giảng dạy; công tác kiểm tra đánh giá kết quả<br />
<br />
học tập của SV; cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật phục<br />
vụ giảng dạy... Đây cũng là những yếu tố cơ bản, quan<br />
trọng giúp người thầy thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.<br />
- Nhược điểm:<br />
+ Việc xây dựng kế hoạch giảng dạy theo định hướng<br />
tự chủ học thuật ở cấp khoa chưa được quan tâm đầy đủ;<br />
kế hoạch giảng dạy theo định hướng tự chủ học thuật của<br />
bộ môn và GV còn sơ sài, mang tính đối phó.<br />
+ Hiệu quả tổ chức hoạt động giảng dạy theo định<br />
hướng tự chủ học thuật chưa cao, nhất là tổ chức xây<br />
dựng đề cương chi tiết môn học và thực hiện hoạt động<br />
giảng dạy theo đề cương chi tiết môn học.<br />
+ Hiệu quả chỉ đạo hoạt động giảng dạy theo định<br />
hướng tự chủ học thuật cũng chưa cao, nhất là chỉ đạo<br />
phát triển chương trình đào tạo và chỉ đạo việc kiểm tra,<br />
đánh giá kết quả học tập của SV.<br />
+ Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt<br />
động giảng dạy theo định hướng tự chủ học thuật chưa<br />
được triển khai đồng bộ từ khâu lập kế hoạch đến các<br />
khâu xây dựng bộ tiêu chí, lựa chọn phương pháp và hình<br />
thức đánh giá cho phù hợp,...<br />
2.4. Một số biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy ở<br />
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng theo định hướng<br />
tự chủ học thuật<br />
2.4.1. Đổi mới, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí,<br />
giảng viên<br />
Mục đích của biện pháp này nhằm đảm bảo CBQL,<br />
GV nhận thức được đầy đủ, chính xác những đặc trưng<br />
cơ bản trọng tâm của hoạt động giảng dạy theo định<br />
hướng tự chủ học thuật, từ đó hình thành thái độ, quan<br />
điểm cho phù hợp với công tác quản lí hoạt động giảng<br />
dạy theo định hướng tự chủ học thuật. Để quản lí hoạt<br />
động giảng dạy theo định hướng tự chủ học thuật cần<br />
nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, quán triệt triệt để tư<br />
tưởng chủ đạo của giảng dạy theo định hướng tự chủ học<br />
thuật,...; nhận thức sâu sắc rằng hiện nay, giảng dạy theo<br />
định hướng tự chủ học thuật trở thành xu thế chung của<br />
nhiều nước trên thế giới; làm cho CBQL, GV nhận thức<br />
rõ được sự khác biệt giữa quản lí hoạt động giảng dạy<br />
theo định hướng tự chủ học thuật và quản lí hoạt động<br />
không theo định hướng tự chủ học thuật.<br />
Để thực hiện biện pháp này, cần phải:<br />
- Tổ chức tập huấn, trao đổi, thảo luận cho CBQL,<br />
GV thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt<br />
tập thể để nhận thức rõ các vấn đề liên quan đến tự chủ<br />
đại học, tự chủ học thuật và yêu cầu đổi mới hoạt động<br />
giảng dạy trong bối cảnh tự chủ học thuật.<br />
- Nhà trường, các khoa phối hợp với các tổ công đoàn<br />
động viên GV thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thông qua<br />
các buổi bình giảng, các hội nghị sáng kiến kinh nghiệm,<br />
các đề tài nghiên cứu khoa học,... Thông qua các hoạt<br />
<br />
24<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 22-26; 39<br />
<br />
động tập thể, GV mới nhận thức được sự quyết tâm của<br />
nhà trường về chất lượng hoạt động giảng dạy theo định<br />
hướng tự chủ học thuật.<br />
- Lãnh đạo các khoa phát huy phong trào sử dụng<br />
công nghệ thông tin, thiết bị phương tiện kĩ thuật dạy học<br />
hiện đại trong quản lí và giảng dạy. GV cần đổi mới<br />
phương pháp giảng dạy của mình, đầu tư thời gian để<br />
“chuẩn hoá” kiến thức, từ trọng tâm bài giảng, xây dựng<br />
và hướng dẫn SV thực hành...<br />
2.4.2. Tự chủ về xây dựng kế hoạch giảng dạy của khoa<br />
Mục đích của biện pháp này nhằm nâng cao năng lực<br />
cho mỗi CBQL, GV chủ động xây dựng kế hoạch giảng<br />
dạy cho từng học kì, cho từng năm học cụ thể. Trên cơ<br />
sở đó, giúp hoạt động giảng dạy của khoa trong từng học<br />
kì, cả năm học và toàn chương trình đào tạo được tự chủ,<br />
công khai; tạo sự chủ động trong việc phân công giảng<br />
dạy và mời GV kiêm chức; tránh sự tùy tiện, ngẫu hứng<br />
hoặc cắt xén chương trình, nội dung giảng dạy đồng thời<br />
cũng giúp cho GV và SV thực hiện đúng và có hiệu quả<br />
các nhiệm vụ giảng dạy. Dựa vào kế hoạch giảng dạy của<br />
nhà trường, tất cả các CBQL và GV tự xây dựng kế<br />
hoạch công tác, kế hoạch giảng dạy của mình. Xây dựng<br />
kế hoạch giảng dạy càng chi tiết, càng cụ thể thì càng<br />
giúp cho hoạt động giảng dạy đạt hiệu quả.<br />
Cách thức thực hiện biện pháp:<br />
- Bên cạnh việc quán triệt tốt các nội dung đến GV,<br />
CBQL cần phải có kế hoạch, định hướng chi tiết để<br />
hướng dẫn cho GV; hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch<br />
giảng dạy. Trên cơ sở kế hoạch của trường, kế hoạch<br />
giảng dạy của khoa, CBQL và GV xây dựng kế hoạch cụ<br />
thể cho từng loại hoạt động chuyên môn cùng với việc<br />
lập kế hoạch giảng dạy cho từng học kì. Kế hoạch giảng<br />
dạy của GV phải phân bố theo đúng quy định thể hiện<br />
theo từng tuần, từng tháng, từng học kì và cho phép điều<br />
chỉnh để GV thực hiện kế hoạch giảng dạy phù hợp;<br />
ngoài ra đây còn là cơ sở, là căn cứ pháp lí cho việc kiểm<br />
tra, giám sát, đánh giá kết quả công việc.<br />
- Nội dung kế hoạch giảng dạy của GV phải xác định<br />
rõ mục tiêu, đảm bảo tính chính xác, khoa học, thiết thực,<br />
đồng thời phải chú trọng đến phương pháp dạy học,<br />
phương tiện phục vụ giảng dạy và các hình thức kiểm tra,<br />
đánh giá SV.<br />
2.4.3. Tổ chức chỉ đạo khảo sát ý kiến để điều chỉnh<br />
chương trình đào tạo<br />
Biện pháp này nhằm đảm bảo việc điều chỉnh chương<br />
trình đào tạo của Khoa đúng với quy định và phù hợp với<br />
yêu cầu phát triển của Khoa, của Nhà trường và xã hội.<br />
Nhà trường cần tiến hành khảo sát, xin ý kiến các đối<br />
tượng liên quan như: SV, GV, nhà tuyển dụng về chương<br />
trình đào tạo; tổng hợp kết quả khảo sát sau đó tiến hành<br />
lập đề xuất điều chỉnh chương trình đào tạo. Các chương<br />
<br />
trình đào tạo được điều chỉnh, bổ sung sau 1 khoá đào tạo.<br />
Các khoa bổ sung vào chương trình đào tạo các môn học<br />
tự chọn mang tính thời sự và các kĩ năng mềm cho SV,<br />
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của lực lượng trí thức mới.<br />
Cách thức thực hiện các biện pháp:<br />
- Khảo sát, xin ý kiến các đối tượng liên quan như:<br />
SV, GV, nhà tuyển dụng về chương trình đào tạo. Tổng<br />
hợp kết quả khảo sát sau đó tiến hành lập đề xuất điều<br />
chỉnh chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo cần<br />
được điều chỉnh, bổ sung sau 1 khoá đào tạo.<br />
- Các khoa bổ sung vào chương trình đào tạo các môn<br />
học tự chọn mang tính thời sự và tích hợp đào tạo kĩ năng<br />
mềm cho SV, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của lực<br />
lượng trí thức mới. Điều này giúp cho SV tiếp cận với<br />
những chuyển biến của các hoạt động xã hội, từ đó có<br />
cách nhìn nhận và ý thức rèn luyện về bản thân theo<br />
hướng tích cực dưới sự hướng dẫn của các GV phụ trách<br />
môn học. Những kĩ năng mềm như kĩ năng thuyết trình,<br />
kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống... giúp SV có<br />
thể hòa nhập nhanh với môi trường việc làm, linh hoạt và<br />
chủ động để bản thân có thể có được việc làm phù hợp.<br />
- Đề cương chi tiết môn học phải có mục tiêu rõ ràng,<br />
nội dung chi tiết quy định khối lượng kiến thức, tài liệu<br />
tham khảo, loại hình kiểm tra.<br />
2.4.4. Quản lí việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy<br />
Biện pháp này nhằm quản lí việc thực hiện nội dung<br />
chương trình giảng dạy nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng,<br />
đủ nội dung chương trình đã xây dựng, góp phần nâng cao<br />
chất lượng đào tạo của Khoa và của Nhà trường; thực hiện<br />
đúng chương trình đã xây dựng nhưng không được cứng<br />
nhắc mà phải linh hoạt, mềm dẻo trong quy định cho phép.<br />
Cách thức thực hiện biện pháp:<br />
- Yêu cầu GV xây dựng đề cương môn học phải phù<br />
hợp với đặc thù phát triển của nhà trường và khoa. Cấu<br />
trúc và yêu cầu của đề cương chi tiết môn học thường<br />
bao gồm các nội dung sau: các thông tin về GV phụ trách<br />
môn học (để SV có thể tiếp xúc, xin tư vấn); các môn học<br />
tiên quyết, kế tiếp (để SV có thể lựa chọn tiến độ phù<br />
hợp); có mục tiêu chung của môn học, các nội dung cốt<br />
lõi của môn học (để SV có thể hình dung được môn học<br />
và vai trò của nó trong chương trình đào tạo); có mục tiêu<br />
chi tiết môn học, nội dung chi tiết của môn học (để SV<br />
có thể nắm bắt được hình hài của môn học, chủ động lập<br />
kế hoạch học tập đối với môn học); có các hình thức và<br />
tiêu chí kiểm tra, đánh giá (để SV có thể tham gia vào<br />
quá trình đánh giá thông qua tự đánh giá); có lịch trình<br />
chung của môn học (để SV chủ động tự điều chỉnh tiến<br />
độ học tập của mình so với yêu cầu của môn học); lịch<br />
trình chi tiết (chỉ rõ các phương thức dạy học phù hợp<br />
phù hợp với nội dung môn học theo tiến độ học tập) của<br />
môn học; có các chính sách khác của môn học do GV<br />
<br />
25<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 22-26; 39<br />
<br />
phụ trách quy định (bên cạnh quy định chung của quy<br />
chế đào tạo và của nhà trường).<br />
- Yêu cầu từng GV nghiên cứu và cập nhật những<br />
kiến thức chuyên môn mới, những thay đổi mới ở thực tế<br />
để kịp thời bổ sung, thay đổi chương trình giảng dạy ở<br />
từng bài, từng chương của môn học nhằm đáp ứng nhu<br />
cầu phát triển của xã hội.<br />
- Khoa duyệt đề cương chi tiết môn học trước khi bắt<br />
đầu năm học, như vậy sẽ đảm bảo tính thống nhất và liên<br />
thông giữa các chương trình đào tạo. Đề cương chi tiết<br />
môn học được cập nhật và bổ sung kiến thức mới 2 năm<br />
một lần nhằm cập nhật kiến thức chuyên môn mới,<br />
những thay đổi ở môi trường thực tế.<br />
- Trưởng khoa theo dõi việc thực hiện giảng dạy có<br />
đúng, đủ số môn dạy, thời lượng của từng môn đã đề xuất<br />
trong chương trình, lịch trình các môn dạy đảm bảo đúng<br />
tiến độ môn dạy. Thường xuyên theo dõi thời khoá biểu;<br />
kiểm tra hoạt động lên lớp, lịch nghỉ, lịch bù giờ của GV.<br />
- Khoa quản lí đề cương, đề thi, đáp án của GV. Sau<br />
khi khoa đã kiểm tra, thẩm định nội dung đề thi mới<br />
chuyển cho trung tâm khảo thí và quản lí chất lượng giáo<br />
dục. Các quy trình ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi, phải<br />
đảm bảo bảo mật, an toàn tuyệt đối và đúng quy định.<br />
2.4.5. Đổi mới cách đánh giá hoạt động giảng dạy của<br />
giảng viên<br />
Biện pháp này nhằm đổi mới cách đánh giá hoạt động<br />
giảng dạy của GV giúp CBQL đánh giá chính xác trình<br />
độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ GV, có cơ sở để<br />
đánh giá chất lượng giảng dạy của GV. Trên cơ sở đó,<br />
CBQL có các biện pháp khen thưởng, biểu dương kịp<br />
thời tạo động lực tích cực cho GV thực hiện tốt nhiệm vụ<br />
của mình đồng thời cũng đưa những biện pháp ngăn chặn<br />
những sai phạm nhằm xác định hiệu quả của hoạt động<br />
giảng dạy. Dựa trên bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng<br />
dạy của GV mà nhà trường đã xây dựng để khoa đánh<br />
giá định kì hàng năm.<br />
Cách thức thực hiện biện pháp:<br />
- CBQL cấp khoa xác định rõ mục đích, yêu cầu của<br />
từng đợt kiểm tra đánh giá dựa trên kế hoạch, yêu cầu cụ<br />
thể của nhà trường.<br />
- CBQL quán triệt tư tưởng, thái độ đối với việc kiểm<br />
tra đánh giá trong toàn thể GV, làm cho GV nhận thức<br />
đúng đắn công tác kiểm tra đánh giá, để giúp họ phát huy<br />
những mặt tích cực, khắc phục sửa chữa những khuyết<br />
điểm để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục.<br />
- CBQL lập kế hoạch kiểm tra đánh giá ngay từ đầu<br />
năm học, trong bản kế hoạch nêu rõ các hình thức, cách<br />
thức kiểm tra, đánh giá.<br />
- CBQL đa dạng hoá các hình thức kiểm tra như:<br />
kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp, kiểm tra thường<br />
xuyên, kiểm tra đột xuất...<br />
<br />
- CBQL tổ chức, đánh giá, xếp loại GV dựa theo bộ tiêu<br />
chí của nhà trường đã xây dựng như sau: + GV giảng dạy<br />
đúng chuyên môn được đào tạo, được đơn vị phân công, có<br />
đầy đủ hồ sơ chuyên môn theo quy định; + Thực hiện đúng<br />
và đầy đủ các quy định trong đề cương chi tiết môn học/học<br />
phần, kế hoạch giảng dạy, kiểm tra đánh giá của môn<br />
học/học phần đã được ban hành; cung cấp đầy đủ mục tiêu,<br />
nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy chi tiết của môn<br />
học/học phần cho SV; + Giới thiệu và cung cấp đầy đủ các<br />
tư liệu, tài liệu tham khảo sát thực tế, phù hợp với nội dung<br />
môn học/học phần và yêu cầu của giảng dạy; thực hiện<br />
đúng, đủ kế hoạch giảng dạy, thời gian lên lớp của môn<br />
học/học phần; + Nội dung bài giảng chính xác, cập nhật các<br />
kiến thức mới, hiện đại phù hợp với tình hình thực tế và có<br />
bài tập liên hệ; + Có phương pháp giảng dạy phù hợp với<br />
mục tiêu, nội dung bài học; + Sử dụng linh hoạt phương tiện,<br />
trang thiết bị giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới phương<br />
pháp dạy học; + GV giảng dạy dễ hiểu, khơi dậy sự hứng<br />
thú và khuyến khích SV làm việc, học tập, tạo điều kiện cho<br />
SV chủ động lĩnh hội kiến thức; quan tâm tổ chức các hoạt<br />
động nhóm, tạo điều kiện để SV chủ động đưa ra câu hỏi và<br />
tranh luận, khuyến khích lối tư duy độc lập, sáng tạo của<br />
SV; + Thông báo kế hoạch và tiêu chí kiểm tra, đánh giá học<br />
phần; thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì<br />
của môn học/học phần theo đúng kế hoạch, thực hiện công<br />
khai, công bằng; các bài tập, bài kiểm tra của SV phải được<br />
trả lại đúng hạn cùng với những phản hồi hữu ích mang tính<br />
tích cực; + SV tích lũy được kiến thức, kĩ năng và năng lực<br />
phát hiện, giải quyết vấn đề đáp ứng mục tiêu của môn<br />
học/học phần; nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn SV;<br />
+ Luôn đúng tác phong, chuẩn mực của nhà giáo.<br />
3. Kết luận<br />
Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy ở Trường Đại<br />
học Y Dược Hải Phòng theo định hướng tự chủ học thuật<br />
vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: lập kế hoạch giảng dạy,<br />
phân công giảng dạy chưa được đồng đều; tổ chức chỉ<br />
đạo trong việc xây dựng đề cương môn học và thực hiện<br />
giảng dạy theo đề cương môn học chưa cao, công tác chỉ<br />
đạo phát triển chương trình chưa được chú trọng; chưa<br />
có cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong toàn trường,<br />
nhận thức của CBQL và GV về hoạt động giảng dạy theo<br />
định hướng tự chủ học thuật chưa cao.<br />
Từ thực tiễn này, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản<br />
lí hoạt động giảng dạy theo định hướng tự chủ học thuật.<br />
Mỗi biện pháp tương ứng với một bước nhỏ trong việc<br />
thực hiện quy trình quản lí giảng dạy theo định hướng tự<br />
chủ học thuật tạo nên một hệ thống liên tục. Việc thực<br />
hiện đồng bộ các biện pháp trên giúp cho công tác quản<br />
lí hoạt động giảng dạy ở Trường Đại học Y Dược Hải<br />
Phòng theo định hướng tự chủ học thuật được tốt hơn.<br />
(Xem tiếp trang 39)<br />
<br />
26<br />
<br />