intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng hôn nhân gia đình của người nhiễm HIV /AIDS ở huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

60
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu bài viết là mô tả thực trạng, nhận thức về hôn nhân gia đình của người nhiễm HIV/AIDS ở huyện Quảng Uyên. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, mẫu thuận tiện gồm 237 người nhiễm HIV/AIDS tại địa bàn nghiên cứu, từ tháng 11/2009 đến 5/2010. Kết quả: Người nhiễm HIV chủ yếu là nam giới (97,89%); dân tộc kinh (89,03%); nghiện chích ma túy (NCMT) (97,47%); tuổi trẻ (53,16% ≤ 30 tuổi); có vợ/chồng là 33,33% (khoảng 2/3 là chưa có vợ, ly dị, góa hoặc ly thân); sống chung với bố mẹ hoặc anh, chị em ruột là 54,01%; sống với vợ/chồng là 83,54% số người đã có vợ/chồng; thường xuyên sử dụng bao cao su (BCS) trong quan hệ tình dục (QHTD) với vợ/chồng là 68,55%, sinh thêm con là 5,06%, dự định sinh thêm con là 12,66%.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng hôn nhân gia đình của người nhiễm HIV /AIDS ở huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng

Bế Thị Phoi và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 104(04): 91 - 95<br /> <br /> THỰC TRẠNG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS<br /> Ở HUYỆN QUẢNG UYÊN TỈNH CAO BẰNG<br /> Bế Thị Phoi1, Trần Văn Tiến2, Nguyễn Quý Thái3<br /> 1<br /> <br /> Trung tâm Y tế Quảng Uyên - Cao Bằng, 2Bệnh viện Da liễu Trung ương,<br /> 3<br /> Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Mô tả thực trạng, nhận thức về hôn nhân gia đình của người nhiễm HIV/AIDS ở huyện<br /> Quảng Uyên. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, mẫu thuận tiện gồm 237 người nhiễm<br /> HIV/AIDS tại địa bàn nghiên cứu, từ tháng 11/2009 đến 5/2010. Kết quả: Người nhiễm HIV chủ<br /> yếu là nam giới (97,89%); dân tộc kinh (89,03%); nghiện chích ma túy (NCMT) (97,47%); tuổi trẻ<br /> (53,16% ≤ 30 tuổi); có vợ/chồng là 33,33% (khoảng 2/3 là chưa có vợ, ly dị, góa hoặc ly thân);<br /> sống chung với bố mẹ hoặc anh, chị em ruột là 54,01%; sống với vợ/chồng là 83,54% số người đã<br /> có vợ/chồng; thường xuyên sử dụng bao cao su (BCS) trong quan hệ tình dục (QHTD) với<br /> vợ/chồng là 68,55%, sinh thêm con là 5,06%, dự định sinh thêm con là 12,66%. Người nhiễm HIV<br /> dự định sẽ kết hôn là 21,77%, trong đó có 29,63% dự định sẽ sinh con. Kết luận: còn nhiều người<br /> nhiễm HIV/AIDS chưa nhận thức đúng về hôn nhân gia đình và có hành vi QHTD không an toàn<br /> làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, có thể để lại hậu quả xấu cho gia đình và cộng đồng.<br /> Từ khóa : nhiễm HIV/AIDS, nghiện chích ma túy, sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục, hôn nhân<br /> gia đình<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Quảng Uyên là một huyện miền núi phía Bắc<br /> thuộc tỉnh Cao Bằng. Tính đến 12/2009 đã có<br /> 237 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó 79<br /> người chuyển AIDS. Các đối tượng nhiễm<br /> HIV nói chung chủ yếu là nam giới, tuổi trẻ,<br /> nghiện chích ma tuý (NCMT) và thường có<br /> hành vi tình dục không an toàn [1],[4],[5].<br /> Ngoài NCMT được coi là hành vi nguy cơ<br /> cao gây lan truyền HIV từ nhóm này ra cộng<br /> đồng thì hành vi tình dục không an toàn cũng<br /> rất quan trọng và được coi là hoạt động đồng<br /> hành làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV và các<br /> bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt<br /> là những đối tượng đang ở độ tuổi hoạt động<br /> tình dục mạnh. Để có những dữ liệu phục vụ<br /> cho việc tuyên truyền vận động phòng chống<br /> lây nhiễm HIV trong gia đình và cộng đồng,<br /> chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm<br /> mục tiêu: Mô tả thực trạng và nhận thức về hôn<br /> nhân gia đình của người nhiễm HIV/AIDS ở<br /> huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.<br /> *<br /> <br /> Tel:<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng và thời gian nghiên cứu<br /> Gồm 237 người nhiễm HIV, có hộ khẩu<br /> thường trú ở 17 xã, thị trấn tại huyện Quảng<br /> Uyên, có sổ theo dõi sức khoẻ của y tế cơ sở;<br /> thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2009 đến<br /> 5/2010.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, mẫu<br /> thuận tiện gồm toàn bộ những người<br /> HIV/AIDS tại địa bàn nghiên cứu.<br /> Phỏng vấn trực tiếp người tự nguyện tham gia<br /> nghiên cứu theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn.<br /> Lấy máu xét nghiệm HIV bằng các kỹ thuật<br /> test nhanh, serodia HIV và ELISA.<br /> Xử lý số liệu bằng phần mềm EPI INFO 6.04,<br /> SPSS.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Đặc điểm chung của người nhiễm HIV/AIDS<br /> ở huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng, kết quả<br /> nghiên cứu cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ là<br /> 97,89%, dân tộc Kinh là 89,03%, NCMT là<br /> 97,47%, từ 30 tuổi trở xuống là 53,16%, trên<br /> 30 tuổi là 46,84%.<br /> 91<br /> <br /> 96Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Bế Thị Phoi và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 104(04): 91 - 95<br /> <br /> Bảng 1. Tình trạng hôn nhân gia đình<br /> n<br /> 79<br /> 124<br /> 14<br /> 5<br /> 15<br /> 109<br /> 19<br /> 66<br /> 2<br /> 12<br /> 2<br /> 11<br /> 16<br /> <br /> Nội dung<br /> Có vợ/chồng<br /> Chưa có vợ/chồng<br /> Tình trạng hôn nhân (n = 237) Ly dị<br /> Goá<br /> Ly thân<br /> Sống với bố, mẹ<br /> Sống với anh, chị, em<br /> Sống với vợ/chồng<br /> Sống với họ hàng<br /> Tình trạng cuộc sống (n = 237)<br /> Sống với bạn bè<br /> Sống lang thang<br /> Sống một mình<br /> Sống với người khác<br /> <br /> %<br /> 33,33<br /> 52,32<br /> 5,91<br /> 2,11<br /> 6,30<br /> 45,99<br /> 8,02<br /> 27,85<br /> 0,84<br /> 5,06<br /> 0,84<br /> 4,64<br /> 6,75<br /> <br /> Nhận xét: tỷ lệ người nhiễm HIV có vợ/chồng là 33,33%, chưa có vợ là 52,32%, số còn lại là ly<br /> dị, góa hoặc sống ly thân. Tỷ lệ người còn sống chung với bố mẹ và anh, chị, em ruột là 54,01%.<br /> Bảng 2: Sử dụng BCS thường xuyên trong QHTD vợ/chồng<br /> Sử dụng BCS thường xuyên<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Có<br /> <br /> 85<br /> <br /> 68,55<br /> <br /> Không<br /> <br /> 39<br /> <br /> 31,45<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> 124<br /> <br /> 100.00<br /> <br /> Nhận xét: tỷ lệ người nhiễm HIV sử dụng bao cao su (BCS) thường xuyên trong 12 tháng qua khi<br /> quan hệ tình dục (QHTD) với vợ/chồng/người yêu là 68,5%.<br /> Bảng 3: Sinh thêm con sau khi nhiễm HIV ở người có vợ/chồng<br /> Tình trạng sinh con<br /> Có<br /> Không<br /> Cộng<br /> <br /> n =79<br /> 4<br /> 75<br /> 79<br /> <br /> %<br /> 5,06<br /> 94,94<br /> 100,00<br /> <br /> Nhận xét: có 5,06% cặp vợ chồng sinh thêm con sau khi đã biết một trong số họ bị nhiễm HIV.<br /> Bảng 4: Dự định sinh thêm con ở người nhiễm HIV đang có vợ/chồng<br /> Dự định sinh con<br /> Có<br /> Không<br /> Cộng<br /> <br /> n= 79<br /> 10<br /> 69<br /> 79<br /> <br /> %<br /> 12,66<br /> 87,34<br /> 100,00<br /> <br /> Nhận xét: có 12,7% người nhiễm HIV vẫn dự định sinh thêm con mặc dù đã biết bị nhiễm HIV.<br /> Bảng 5: Dự định kết hôn và sinh con ở người nhiễm HIV chưa lập gia đình<br /> Thông tin<br /> Dự định kết hôn (n = 124)<br /> Dự định sinh con (n=27)<br /> <br /> Thái độ<br /> Có<br /> <br /> n<br /> 27<br /> <br /> %<br /> 21,77<br /> <br /> Không<br /> <br /> 97<br /> <br /> 78,23<br /> <br /> Có<br /> <br /> 8<br /> <br /> 29,63<br /> <br /> Không<br /> <br /> 19<br /> <br /> 70,37<br /> <br /> Nhận xét: trong số người nhiễm HIV chưa lập gia đình có 21,8% dự định kết hôn. Trong số<br /> người dự định kết hôn có 29,6% dự định sinh con.<br /> 92<br /> <br /> 97Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Bế Thị Phoi và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Kết quả nghiên cứu 237 người nhiễm HIV ở<br /> huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng cho thấy<br /> nam giới chiếm tỷ lệ là 97,89%, dân tộc kinh<br /> chiếm là 89,03%, có NCMT là 97,47%, từ 30<br /> tuổi trở xuống là 53,16%, trên 30 tuổi là<br /> 46,84%. Người nhiễm HIV ở tuổi lao động<br /> tăng thì sẽ giảm sự đóng góp sức lao động<br /> cho xã hội. Chúng tôi chưa xác định được tỷ<br /> lệ những người bị lây nhiễm HIV này là do<br /> NCMT là bao nhiêu. Tuy nhiên, với tỷ lệ cao<br /> người nhiễm HIV có NCMT (97,47%,) cho<br /> thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng<br /> phù hợp với nhận xét của ban phòng chống<br /> AIDS- Bộ Y tế năm 2001 là đa số người<br /> nhiễm HIV được phát hiện là do NCMT<br /> [2],[3]. Như vậy, có thể khái quát đặc điểm<br /> chung của người nhiễm HIV trong nghiên cứu<br /> của chúng tôi là: hầu hết nam giới, người dân<br /> tộc kinh, trẻ tuổi, có NCMT. Những đặc điểm<br /> này ảnh hưởng đến thực trạng và nhận thức<br /> về hôn nhân gia đình của họ như thế nào, đó<br /> là những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu này.<br /> Nghiên cứu thực trạng hôn nhân gia đình của<br /> người nhiễm HIV, kết quả bảng 1 thấy tỷ lệ<br /> các đối tượng này có vợ/chồng là 33,33%.<br /> Như vậy, còn khoảng 2/3 là chưa có vợ, ly dị,<br /> góa hoặc ly thân. Đối với người nhiễm HIV<br /> chưa lập gia đình thì thường hay có những<br /> hành vi tiêu cực hơn vì nhận thức của họ về<br /> cuộc sống còn đơn giản, thiếu trách nhiệm với<br /> bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ<br /> người nhiễm HIV chưa lập gia đình cao cũng<br /> có những thuận lợi cho công tác tư vấn nhằm<br /> kịp thời hạn chế hậu quả do HIV/AIDS gây ra<br /> đó là: nhận thức về hôn nhân, dự định sinh<br /> con và hành vi tình dục an toàn với các loại<br /> bạn tình.... Vì vậy, những vấn đề mà chúng<br /> tôi quan tâm ở những người nhiễm HIV đang<br /> có vợ/chồng là thực trạng gia đình của họ và<br /> hành vi tình dục trong quan hệ vợ chồng. Đối<br /> với người chưa có vợ/chồng thì chúng tôi<br /> muốn tìm hiểu nhận thức của họ về hôn nhân<br /> và gia đình (có con hay không).<br /> Kết quả nghiên cứu về thực trạng cuộc sống<br /> cũng tại bảng 1 thấy có 54,01% người nhiễm<br /> HIV đang sống chung với bố mẹ hoặc anh,<br /> chị em ruột, có thể do những đối tượng này<br /> <br /> 104(04): 91 - 95<br /> <br /> còn trẻ và chưa lập gia đình. Trong nghiên<br /> cứu này, chúng tôi chưa khảo sát được thái độ<br /> đối xử của gia đình đối với họ để tìm hiểu<br /> xem tỷ lệ gia đình chấp nhận hỗ trợ gúp đỡ họ<br /> là bao nhiêu. Tuy nhiên, với tỷ lệ người<br /> nhiễm HIV còn chung sống với gia đình cao<br /> cho thấy nhiều người nhiễm HIV trên địa bàn<br /> nghiên cứu có cơ hội và điều kiện thuận lợi để<br /> được chăm sóc từ gia đình. Số người nhiễm<br /> HIV vẫn sống với vợ/chồng là 66/79 (chiếm<br /> 83,54%). Sống cùng với vợ hoặc chồng sẽ có<br /> những điều kiện thuận lợi để họ được chăm<br /> sóc về bệnh tật và tinh thần. Tuy nhiên, người<br /> nhiễm HIV cần phải nhận thức đúng về cuộc<br /> sống gia đình và có hành vi tình dục an toàn<br /> với vợ hoặc chồng.<br /> Nghiên cứu hành vi tình dục an toàn trong<br /> quan hệ vợ chồng của người nhiễm HIV, kết<br /> quả bảng 2 cho thấy chỉ có 68,55% số người<br /> thường xuyên sử dụng BCS trong quan hệ<br /> tình dục. Vẫn còn gần 1/3 số người không<br /> thường xuyên sử dụng BCS trong QHTD.<br /> Trong khi phần lớn họ còn đang ở độ tuổi<br /> hoạt động tình dục mạnh mà có hành vi tình<br /> dục không an toàn sẽ góp phần làm tăng nguy<br /> cơ lây nhiễm HIV cho vợ hoặc chồng. Mặc dù<br /> nguy cơ nhiễm HIV qua quan hệ tình dục<br /> không cao như so với tiêm chích ma túy,<br /> nhưng việc người nhiễm HIV thường xuyên<br /> sử dụng BCS trong QHTD là cần thiết để làm<br /> giảm nguy cơ lây nhiễm cho vợ hoặc chồng.<br /> Vì vậy, vấn đề đặt ra là để đạt tỷ lệ 100%<br /> người nhiễm HIV sử dụng BCS khi QHTD<br /> với vợ chồng thì cần phải tăng cường giáo<br /> dục để họ thay đổi hành vi tình dục một cách<br /> triệt để. Thành công của công tác dự phòng<br /> lây nhiễm HIV phụ thuộc vào việc thay đổi<br /> hành vi của các đối tượng nguy cơ cao, gồm<br /> việc tăng cường sử dụng BCS trong QHTD,<br /> giảm số lượng bạn tình trong nhóm những<br /> người có hoạt động quan hệ tình dục mạnh;<br /> giảm hành vi dùng chung bơm kim tiêm trong<br /> những đối tượng NCMT.<br /> Tỷ lệ người đã có vợ/chồng sinh thêm con sau<br /> đã bị nhiễm HIV là 5,06% (bảng 3). Điều này<br /> đưa đến những khó khăn trong việc theo dõi<br /> và điều trị dự phòng cho các trẻ sau sinh.<br /> Người nhiễm HIV đang có vợ/chồng, có dự<br /> 93<br /> <br /> 98Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Bế Thị Phoi và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> định sinh thêm con, kết quả bảng 4 cho thấy<br /> có 12,66% người mặc dù họ đã biết mình bị<br /> nhiễm HIV. Dự định sẽ kết hôn ở những<br /> người chưa lập gia đình bị nhiễm HIV, kết<br /> quả nghiên cứu bảng 5 cho thấy là 21,77%,<br /> trong đó có 29,63% số người có dự định sẽ<br /> sinh con. Để đảm bảo tránh lây nhiễm HIV<br /> cho vợ/chồng và những đứa con họ sinh ra thì<br /> cần thiết phải điều trị dự phòng. Điều đó sẽ<br /> gây tốn kém cho gia đình và xã hội. Hơn nữa<br /> hiện nay việc cung cấp thuốc điều trị<br /> HIV/AIDS cũng còn gặp nhiều khó khăn.<br /> Chúng tôi chưa tham khảo được nghiên cứu<br /> nào để so sánh kết quả của mình, song với kết<br /> quả này đã đặt ra cho công tác tư vấn, thông<br /> tin, giáo dục - truyền thông của huyện Quảng<br /> Uyên một nhiệm vụ quan trọng là làm thế nào<br /> để những người nhiễm HIV/AIDS và gia đình<br /> của họ có cách nhìn nhận đúng đắn về hôn<br /> nhân và sinh con sau khi đã bị nhiễm<br /> HIV/AIDS. Mặc dù việc kết hôn và sinh con<br /> là một điều tất yếu trong cuộc sống, là quyền<br /> của mỗi con người song trong bối cảnh của<br /> bệnh dịch HIV/AIDS hiện nay thì người<br /> nhiễm HIV và gia đình của họ cần phải có<br /> những cân nhắc thận trọng trước khi đi đến<br /> quyết định nên hay không nên kết hôn và sinh<br /> con sau khi đã bị nhiễm HIV/AIDS, tránh để<br /> lại những hậu quả không tốt cho gia đình và<br /> cho cộng đồng.<br /> KÊT LUẬN<br /> Người nhiễm HIV ở huyện Quảng Uyên tỉnh<br /> Cao Bằng chủ yếu là nam giới (97,89%), dân<br /> tộc kinh (89,03%), NCMT (97,47%), tuổi trẻ<br /> (53,16% ≤ 30 tuổi).<br /> <br /> 104(04): 91 - 95<br /> <br /> Tỷ lệ người nhiễm HIV có vợ/chồng là<br /> 33,33%, còn khoảng 2/3 là chưa có vợ, ly dị,<br /> góa hoặc ly thân.<br /> Sống chung với bố mẹ hoặc anh, chị em ruột<br /> là 54,01%. Sống với vợ/chồng chiếm 83,54%<br /> số người đã có vợ/chồng.<br /> Người nhiễm HIV thường xuyên sử dụng<br /> BCS trong QHTD với vợ/chồng là 68,55%,<br /> sinh thêm con là 5,06%, dự định sinh thêm<br /> con là 12,66%.<br /> Người nhiễm HIV dự định kết hôn là 21,77%,<br /> trong đó có 29,63% dự định sẽ sinh con.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Tôn Thất Bách, Nguyễn Trần Hiển (2001).<br /> Báo cáo đánh giá nhanh thực trạng sử dụng ma tuý<br /> và tác hại của sử dụng ma tuý lên sức khoẻ ở<br /> những người tiêm chích ma tuý thành phố Hà Nội,<br /> Trường Đại học Y Hà Nội - Uỷ ban phòng chống<br /> AIDS TP Hà Nội - Tổ chức y tế thế giới, tr 32 - 37.<br /> [2]. Bộ y tế - Ban phòng chống AIDS - Viện vệ<br /> sinh dịch tễ Trung ương (2002), Kết quả điều tra<br /> cơ bản dự án "cộng đồng hành động phòng chống<br /> AIDS" Tại: Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Tháp, An<br /> Giang và Kiên Giang, Hà Nội, tr 23 – 26.<br /> [3]. Sở Y tế Thái Nguyên (2003), Báo cáo tổng kết<br /> hoạt động phòng chống AIDS và tình hình nhiễm<br /> HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên từ 1996-2003, Thái<br /> Nguyên.<br /> [4]. Sở Y tế Thái Nguyên (2004), Báo cáo kết quả<br /> nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học - Xây dựng<br /> các mô hình can thiệp có hiệu quả phòng lây<br /> nhiễm HIV/AIDS và giảm lạm dụng ma tuý tại<br /> cộng đồng tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.<br /> [5]. Hạc Văn Vinh (2000), Chương trình thống kê<br /> và tin học ứng dụng EPI INFO 6.04, Trường Đại<br /> học Y khoa Thái Nguyên<br /> <br /> 94<br /> <br /> 99Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Bế Thị Phoi và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 104(04): 91 - 95<br /> <br /> SUMMARY<br /> MARITAL STATUS OF HIV/AIDS PATIENTS<br /> IN QUANG UYEN DISTRICT, CAO BANG PROVINCE<br /> Be Thi Phoi1, Tran Van Tien2, Nguyen Quy Thai3*<br /> 1<br /> <br /> Quang Uyen Medical Center - Cao Bang, 2Central Dermatology Hospital,<br /> 3<br /> College of Medicine and Pharmacy - TNU<br /> <br /> Objectives: To describe marital status and awareness of HIV/AIDS patients at Quang Uyen district.<br /> Method: A cross-sectional study was performed with a convenience sampling of 237 HIV/AIDS<br /> patients at the surveyed area from November 2009 to May 2010. Results: Most of HIV patients<br /> are male of 97.89% ; 89.03% of the patients are Kinh ethnic peoples. The rate of patients who are<br /> drug users was 97.47%. More than half of the patients (53.16%) are under 30 years old. Only<br /> 33.33% of the cases have got marriaged, the rest are singles, devorced, separated and widowers;<br /> 54.01% of the patients are living with their parents or siblings; 83.54% of marriaged cases live<br /> with their partners and 68.55% of them usually use comdoms in sexual activities with their<br /> companions. The number of couples having more children was 5.06% and this rate was 12.66%<br /> for couples who intend to have more children. There was 21.77% of HIV patients getting married<br /> and 29.63% among them want to have children. Conclusions: There was a huge number of HIV<br /> patients still maintaining unappropreated awareness about marriage and having unsafe sexual behaviors<br /> that increase risks of HIV transmission and cause harms to their family and community.<br /> Key words: HIV/AIDS infection, drug users, condom usesage, sexual activities, marital status.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 01/4/2013, ngày phản biện:15/4/2013, ngày duyệt đăng:24/4/2013<br /> *<br /> <br /> Tel:<br /> <br /> 95<br /> <br /> 100Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0