70 Xã hội học số 2(54) 1996<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thực trạng người lao động ngoài quốc doanh<br />
ở Thủ đô Hà Nội<br />
<br />
NGÔ THỊ MINH PHƯƠNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong vài năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý<br />
của nhà nước định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa đã làm cho nền kinh tế của nước ta nói chung cũng như ở Thủ<br />
đô nói riêng có nhiều chuyển biến rõ rệt. Với chính sách mở cửa cho phép các thành phần kinh tế khác nhau<br />
cùng tồn tại và phát triển, ở Thủ đô đã ra đời va phát triển các thành phần ngoài quốc doanh. Chính điều đó dẫn<br />
tới sự hình thành trong xã hội một đội ngũ mới của những người lao động - những người lao động trong các<br />
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mà ta thường gọi tắt là người lao động ngoài quốc doanh (NLĐNQD).<br />
Sự hình thành một tầng lớn người - NLĐNQD có những mặt tích cực, đồng thời cũng sẽ tồn tại những mặt<br />
hạn chế riêng của nó. Chính những mặt tích cực cũng như hạn chế này sẽ ít nhiều không thể không ảnh hưởng<br />
đến mọi mặt của đời sống xã hội và chắc chắn sẽ chi phối không ít tới việc xây dựng, thi hành các chính sách,<br />
biện pháp quản lý xã hội, cũng như quản lý kinh tế cả trên phạm vi vĩ mô và vi mô. Vì thế vấn đề NLĐNQD sẽ<br />
là vấn đề sẽ được nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều giới quan tâm. Để làm cụ thể hoá vấn đề NLĐNQD nên<br />
trong bài viết này sẽ cố gắng đề cập đến thực trạng của đội ngũ người lao động này trên cơ sở các cuộc phỏng<br />
vấn sâu, các cuộc trưng cầu ý kiến tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Thủ đô trong năm vừa qua. Những<br />
số liệu được trích dẫn dưới đây là kết quả khảo sát của Liên đoàn Lao động Hà Nội.<br />
A. Người lao động ngoài quốc doanh (NLĐNQD) ở Thủ đô là ai ?<br />
Để nhận diện NLĐNQD ở Thủ đô, chúng tôi tạm chia các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành<br />
các nhóm như sau:<br />
- Liên doanh đó là các doanh nghiệp có sự đầu tư của nước ngoài với một số doanh nghiệp Việt Nam<br />
- Hợp tác xã: là các cơ sở hợp tác xã thủ công nghiệp, các hợp tác xã cấp cao vẫn còn tồn tại từ trước hay<br />
mới được thành lập.<br />
Tư nhân: doanh nghiệp của cá nhân hay một số tư nhân bỏ vốn (công ty trách nhiệm hữu hạn).<br />
- Tự do: những người làm việc không nằm trong một hình thức doanh nghiệp nào mà họ tự tố chức tập hợp<br />
nhất lại hoặc làm việc độc lập (bốc vác, đạp xích lô, thợ cắt tóc...).<br />
1. Nguồn gốc xuất thân:<br />
Trước khi gia nhập đội ngũ NLĐNQD, những người lao động này có nguồn gốc từ đâu, hay nói chính xác<br />
hơn, họ đã làm việc hay học tập ở đâu. Bảng 1 dưới đây sẽ chỉ ra nguồn gốc xuất thân của họ.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Ngô Minh Phương 71<br />
<br />
<br />
Bảng 1: Loại lao động ngoài quốc doanh (%)<br />
Nhóm Liên Hợp Tư Tự Tổng<br />
Nguồn doanh tác xã nhân do<br />
Chưa việc 17,6% 19,2% 34,4% 27,5% 25,1%<br />
Công nhân 46,2% 11,7% 13,6% 18,0% 26,1%<br />
Học sinh 7,0% 20,8% 15,2% 12,8% 12,6%<br />
Bộ đội 2,4% 8,3% 4,0% 11,3% 5,1%<br />
Nghỉ việc 176 2,1% 1,7% 10,6% 15,8% 7,0%<br />
Dạy học 0,9% 0,8% 1,0% 0,8%<br />
Làm tự do 8,8% 8,3% 13,2% 13,5% 11,0%<br />
Thủ công 1,2% 2,5% 6,3% 6,0%<br />
Học nghề 3,3% 3,3% 1,7% 0,8% 2,4%<br />
Khác 10,3% 0,8% 4,0%<br />
Tổng 37,2% 13,6% 34,2% 34,2% 100%<br />
Một thực tế là, do các cơ quan doanh nghiệp nhà nước đang ở tình trạng dư thừa biên chế và thiếu việc làm.<br />
Việc thu hút thành viên mới đến tuổi lao động vào làm việc trong các cơ quan doanh nghiệp nhà nước là rất hạn<br />
chế. Điều này dẫn đến số người chưa việc làm chiếm tới 25,1% trong tổng số NLĐNQD không chỉ là người<br />
chưa có việc làm mà còn là những công nhân đã từng làm việc trong cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp nhà<br />
nước, lực lượng công nhân đang làm việc trong các xí nghiệp doanh nghiệp nhà nước được chuyển ra nhập đội<br />
ngũ NLĐNQD chiếm tỷ lệ cao nhất là 26,1 % trong đội ngũ là động ngoài quốc doanh.<br />
Ngoài hai thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất vừa nên ở trên, những người NLĐNQD còn xuất thân từ những<br />
nguồn khác. Họ là những học sinh không có điều kiện bước vào các trường đại học hoặc phải bỏ học giữa chừng<br />
vì nhiều lý do khác nhau (12,6%), hay những người đang làm việc tự do xin vào làm tại các doanh nghiệp ngoài<br />
quốc doanh trước những đòi hỏi mới của nền kinh tế thị trường (11,0%). Họ cũng có thể là những các bộ, công<br />
nhân viên nhà nước đã nghỉ việc theo Quyết định 176-HĐBT nhưng vẫn còn trình độ và sức khoẻ nay đi làm<br />
thêm tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để tăng thêm thu nhập nhằm nâng cao đời sống (7,0%) hoặc là các<br />
quân nhân xuất ngũ hay tân binh vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự được trả về địa phương nay tìm kiếm công ăn<br />
việc làm dù chỉ là một công việc đơn giản (đạp xích lô, bốc vác...) hay một chân bảo vệ thường trực ...Ngoài ra<br />
trong đội ngũ NLĐNQD còn cả những người thợ thủ công (6,0%) những học sinh đi học nghề, hợp tác lao động<br />
từ nước ngoài trở về (2,4%) kể cả những người giáo viên không chấp nhận đồng lương ít ỏi của ngành giáo dục<br />
(0,8%).<br />
2. Tuổi đời của NLĐNQD:<br />
Một chỉ báo quan trọng trong việc nhìn nhận thực trạng một đội ngũ lao động là tuổi đội. Số liệu khảo sát<br />
cho thấy tuổi đời trung bình của NLĐNQD ở Thủ đô hiện nay là 30 tuổi. Sự chênh lệch tuổi đời ở các doanh<br />
nghiệp ngoài quốc doanh cũng không khác nhiều lắm thông qua các số liệu tổng kết sau:<br />
Liên doanh: 29,7<br />
Hợp tác xã: 31,1<br />
Tư nhân: 28,6<br />
Tự do: 32,6<br />
Nhìn chung tuổi đời trung hình của đội ngũ NLĐNQD là trẻ. Điều này chứng tỏ các chủ doanh nghiệp ngoài<br />
quốc doanh rất quan tâm tới hiệu suất lao động của những người làm công ăn lương. Nếu người làm công là<br />
người lao động cơ bắp thì ở thì độ tuổi 30 đang là độ tuổi sung mãn về sức khoẻ nhất, đồng thời họ cũng đã có<br />
đủ thời gian rèn luyện trong việc làm ăn, cũng như đã trải qua cuộc sống nên có đủ khả năng tiếp thu các kỹ<br />
năng làm việc cần thiết trong một thời gian ngắn để có thể đáp ứng ngay yêu cầu của<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
72 Thực trạng người lao động ngoài quốc doanh ở Thủ đô Hà Nội<br />
<br />
<br />
chủ doanh nghiệp. Còn nếu người lao động là người lao động trí óc thì độ tuổi 30 cũng là độ tuổi của những nhà<br />
chuyên môn trẻ đã từng qua đào tạo và cũng đã có thời gian tập sự để có thể bắt đầu đứng vững ở vị trí công<br />
việc được giao phó. Số liệu nêu ra trong bảng 2 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về số lượng NLĐNQD ớ các độ<br />
tuổi khác nhau có các nguồn gốc xuất thân khác nhau.<br />
Theo kết quả thống kê của bảng 2 dưới đây ta sẽ thấy số NLĐNQD ở độ tuổi dưới 30 chiếm tới 55,5% còn<br />
độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi chiếm 27,7%. Như vậy tổng số NLĐNQD ở hai độ tuổi này (dưới 30 và 30-39 tuổi) là<br />
độ tuổi làm việc sung sức nhất chiếm tất cả là 83,2%, còn lại là độ tuổi trên 40 (16,8%). Điều này càng nói rõ<br />
việc sử dụng sức lao động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như ở trên.<br />
Những số liệu này còn là cơ sở để tự đưa ra nhận định: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hình thành<br />
trong thời gian qua, đa phần họ sử dụng các lao động chân tay, giản đơn, có sức khoẻ. Họ ít thu nhận các lao<br />
động có tay nghề chuyên sâu và không mất thời gian đào tạo lâu. Nếu cần thợ có chuyên môn thì họ tận dụng sử<br />
dụng công nhân đã từng làm trong các doanh nghiệp nhà nước (nghỉ chế độ 176, nghỉ hưu.....) có nhu cầu đi làm<br />
tăng thu nhập.<br />
Bảng 2: Phân hố NLĐNQD thì các độ tuổi (%)<br />
Độ tuổi Dưới Từ 30 đến Từ 40 tuổi<br />
nguồn 30 tuổi 39 tuổi trở lên<br />
Chưa việc 35,9% 11,6% 10,3%<br />
Công nhân 16,7% 51,3% 20,6%<br />
Học sinh 16,9% 5,4% 10,3%<br />
Bộ đội 3,6% 7,1% 8,8%<br />
Nghỉ việc 176 0,4% 4,5% 30,1%<br />
Dạy học 0,7% 0,9% 1,5%<br />
Làm tự do 14,5% 7,1% 5,1%<br />
Thủ công 5,8% 4,0% 8,8%<br />
Học nghề 2,0% 2,7% 2,2%<br />
Khác 3,6% 5,4% 2,2%<br />
Tổng 55% 27,7% 16,8%<br />
3. Trình độ học vấn của NLĐNQD<br />
Chất lượng của lao động phụ thuộc lớn vào trình độ học vấn của người lao động vì chính trình độ học vấn<br />
giúp họ tiếp nhận và cải tiến kỹ thuật cũng như kỹ năng, kỹ xảo làm việc. Chất lượng sản phẩm làm ra cũng sẽ<br />
phụ thuộc vào cách nhìn nhận của người sản xuất (người làm ra nó). Bảng 3 dưới đây sẽ trình bày các kết quả số<br />
liệu điều tra về trình độ học vấn của NLĐNQD ở thủ đô theo các nhóm doanh nghiệp khác nhau ứng với các<br />
mức văn hoá.<br />
Theo bảng 3. chúng ta có thể thấy ngay một điều là trình độ học vấn của đội ngũ NLĐNQD khá lạc quan.<br />
Tuy rằng số người mù chữ vẫn còn nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số là [0,2%], những người này nằm<br />
trong số những người lao động tự do [chiếm 1,5% của số này] và chắc chắn chỉ làm công việc lao động chân tay<br />
giản đơn. Tỷ lệ NLĐNQD có trình độ học vấn từ cấp ba trở lên chiếm 71,2% trong đó số có bằng đại học đã là<br />
15,3% và trên đại học là 0,7%. Một điều thay đổi hẳn so với trước kia là đã có một số người có trình độ học vấn<br />
từ bậc đại học và trên đại học trước đây thuần tuý chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước thì nay cũng đã tham<br />
gia làm việc tại các cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây cũng<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Ngô Minh Phương 73<br />
<br />
<br />
có thể coi là một sự chuyển biển về nhận thức, vì trước đây quan niệm cũ là cứ phải làm trong các cơ quan xí<br />
nghiệp nhà nước thì mới là có công ăn việc làm, thì nay quan niệm đó đã được thay đổi.<br />
Bảng 3: Trình độ họ vấn của NLĐNQD (%)<br />
Mức độ Mù chữ Cấp 2 Cấp 3 Đại học Trên đại<br />
Nguồn học<br />
Liên doanh 4,8% 69,4% 24,2% 1,6%<br />
Hợp tác xã 43,3% 53,3% 3,3%<br />
Tư nhân 32,3% 50,8% 16,5% 0,3%<br />
Tự do 1,5% 63,2% 33,1% 2,3%<br />
Tổng 0,2% 28,6% 55,2% 15,3% 0,7%<br />
<br />
<br />
4. Về giới tính:<br />
Trong đội ngũ NLĐNQD ở Thủ đô ta thấy nam giới chiếm tới 59,3% và nữ giới chiếm 40,7%. Bảng 4 ở<br />
dưới đây cho ta thấy sự phân bố theo giới tính của những NLĐNQD ở Thủ đô. Và cũng từ bảng 4 tự cũng có thể<br />
rút ra một số điểm liên quan đến giới tính của họ. Chẳng hạn như: Lực lượng lao động trong các cơ quan doanh<br />
nghiệp nhà nước như công nhân, diện nghỉ theo quyết định 176-HĐBT và số giáo viên đã dạy học chiếm tới<br />
33,5% của tổng số thì trong đó tỷ lệ nam giới chiếm tới 70% của lực lượng này. Phải chăng cơ quan doanh<br />
nghiệp của nhà nước đang bị mất đi lượng quan trọng của mình bởi sức hút mạnh mẹ của các doanh nghiệp<br />
ngoài quốc doanh.<br />
Bảng 4: Giới tính của đội ngũ NLĐNQD ở Thủ đô (%)<br />
Giới Nam Nữ Tổng cộng<br />
nguồn<br />
Chưa việc 22,2% 29,7% 25,3%<br />
Công nhân 29,1% 21,1% 25,8%<br />
Học sinh 10,4% 16,3% 12,8%<br />
Bộ đội 7,7% 1,7% 5,2%<br />
Nghỉ việc 176 9,8% 2,6% 6,9%<br />
Dạy học 0,8% 0,9% 0,8%<br />
Làm tự do 10,8% 11,7% 11,2%<br />
Thủ công 2,9% 10,3% 5,9%<br />
Học nghề 3,1% 1,4% 2,4%<br />
Khác 3,1% 4,3% 3,6%<br />
Tổng 59,3% 40,7% 100%<br />
Đối với lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ tay nghề được phản ánh qua bậc thợ của họ và nó có ý nghĩa<br />
đặc biệt quan trọng. Số liệu điều tra bậc thợ của 502 công nhân trực tiếp tham gia sản xuất trong các cơ sở quốc<br />
doanh ở thủ đô được khảo sát đưa ra trong bảng 5 dưới đây:<br />
Thợ bậc cao trong đội ngũ NLĐNQD còn rất ít. Nếu kể từ bậc 5 đến bậc 7 thì số thợ này chỉ có 7 người<br />
trong tổng số 502 người tham gia trả lời phỏng vấn. Vậy là số thợ bậc cao chỉ chiếm có 1,4%. Nhìn chung bậc<br />
thợ của những người sản xuất trực tiếp trong đội ngũ NLĐNQD ở Thủ đô còn còn rất thấp. Số liệu trong bảng<br />
này còn cho ta thấy số thợ có tay nghề bậc 1,2 lên tới 77,1% và ngay cả thợ tay nghề bậc 3 cũng chỉ chiếm<br />
18.5%. Nếu xét về khả năng tay nghề trên quan điểm giới tính của NLĐNQD, ta cũng có thể xem kết quả ở một<br />
số số liệu thống kê khác và ta nhận thấy như sau:<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
74 Thực trạng người lao động ngoài quốc doanh ở Thủ đô Hà Nội<br />
<br />
<br />
Trong số thợ có tay nghề thấp (bậc l,2) thì phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới, cụ thể là thợ bậc 1 nữ<br />
chiếm 58,7% và thợ bậc 2 chiếm 51,6%. Nhưng bắt đầu từ thợ bậc 3 thì nam giới chiếm tỷ lệ áp đảo: 68,6% và<br />
cũng từ tỷ lệ này trở lên, số nam giới tỷ lệ thuận với bậc thợ. Chẳng hạn thợ bậc 4, nam giới chiếm 73,3%, bậc<br />
5, nam giới chiếm 75% và bậc 6, 7 là 100%. Tóm lại, nam giới chiếm số đông trong số thợ bậc cao, còn số<br />
đông phụ nữ có tay nghề thấp.<br />
Bảng 5: Bậc thợ của NLĐNQD ở Thủ đô (%)<br />
Bậc thợ Phần trăm<br />
Bậc 1 32,5%<br />
Bậc 2 44,6%<br />
Bậc 3 18,5%<br />
Bậc 4 3,0%<br />
Bậc 5 1,0%<br />
Bậc 6 0,2%<br />
Bậc 7 0,2%<br />
Tổng số 100%<br />
B. Tình hình việc làm của NLĐNQD:<br />
Một trong những vấn đề cần được xem xét một cách kỹ lưỡng đó là việc làm và thu nhập của người lao<br />
động. Đây chính là điểm cốt lõi dễ dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột giữa những người lao động và các chủ<br />
doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các tổ chức đoàn thể, có thể nói cụ thể hơn đó là tổ chức công đoàn trong các<br />
doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan tâm, bảo vệ những lợi ích chính đáng này của người lao động thì họ<br />
mới thấy được lợi ích thiết thực khi tham gia vào các tổ chức đoàn thể và thực sự gắn bó mình và các loạt động<br />
của đoàn thể đó. Ở phần này chúng ta sẽ đi sâu vào thực trạng của NLĐNQD trên các mặt sau.<br />
1. Hợp đồng lao động:<br />
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việc tuyển dụng người lao động là sự thoả thuận giữa chủ doanh nghiệp<br />
và người lao động. Sự thoả thuận này có thể bằng văn bản [hợp đồng lao động] hoặc có thể chỉ bằng lời nói<br />
[không ký hợp đồng chính thức]. Sự tuỳ tiện này là do hậu quả tất yếu khi mà Luật Lao động chưa thâm nhập<br />
vào thực tế đời sống nó khiến cho quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên chưa có cơ sở pháp lý bảo đảm, lúc nhiều<br />
việc thì người lao động có việc làm đủ, thu nhập cao, còn khi thiếu việc làm thì người lao động phải nghỉ việc.<br />
thu nhập thấp hoặc khi bất đồng quyền lợi thì người lao động có thể bị buộc thôi việc hoặc bị đối xử thiếu công<br />
bằng. Hiện nay trong đội ngũ NLĐNQD đã ký hợp đồng như sau: Trong khu vực liên doanh có 11,1%. Trong<br />
khu vực Hợp tác xã có 28% đã ký. Trong khu vực Tư nhân có 22,5% đã ký và cuối cùng là ở khu vực những<br />
người lao động Tự do có 1,5% đã ký. Như vậy, khi tổng hợp số liệu này, ta thấy mới chỉ có 15,2% NLĐNQD đã<br />
ký hợp đồng lao động với chủ doanh nghiệp. Điều đáng lưu ý ở đây là nếu việc những người lao động tự do ký<br />
hợp đồng thì chỉ có 1,5% là điều hiển nhiên dễ hiểu, thì ngược lại, ở các cơ sở liên doanh (nơi mà ta dễ cho rằng<br />
sự quản lý của nhà nước là chặt chẽ hơn vì có sự đầu tư của nước ngoài) thì số người đã ký cũng chỉ có 11,1%.<br />
Nếu phân tích kết quả điều tra theo trình độ học vấn, ta thấy rằng người lao động có trình độ học vấn càng<br />
thấp thì càng có ít điều kiện ký hợp đồng lao động. Trong số những người mù chữ, chỉ có 4,8% đã ký và số<br />
người ở trình độ cấp 2 là 6,3% đã ký. Trong khi đó số lao động có trình độ cấp 3 là 20,8% và trình độ đại học là<br />
40%. Các kết quả này cho ta giả thiết rằng các chủ doanh nghiệp tư nhân rất chú trọng đến vai trò chất xám nên<br />
lưu ý hơn trong việc ký hợp đồng lao động với những người lao động có trình độ văn hoá cao nhiều hơn. Ngược<br />
lại, về phía người lao động, người có trình độ học vấn cao nắm được luật pháp càng đòi<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Ngô Minh Phương 75<br />
<br />
<br />
hỏi nhiều hơn sự đảm bảo pháp lý cho quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc làm thuê cho chủ tư doanh.<br />
Một vấn đề nữa có liên quan đến hình thức và thời hạn hợp đồng. Cần lưu ý là về việc thoả thuận hợp đồng<br />
lao động bằng miệng 9,3% còn lại đều ký văn bản hợp đồng lao động, mà đa số thời hạn kéo dài của hợp đồng<br />
là một năm 34,7% và thời hạn 3 năm là ít nhất: 9,2% trong tất cả các khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.<br />
Phải chăng ở đây có tình trạng cả về phía chủ doanh nghiệp và người lao động đều muốn thăm dò nhau nên<br />
không muốn ký hợp đồng làm việc dài hạn.<br />
2. Thời gian lao động<br />
Thời gian phải làm việc trong một ngày là một chỉ báo quan trọng đánh giá điều kiện làm việc của người lao<br />
động. Tuy nhiên vấn đề này ở ta còn nhiều nét đặc thù. Kết quả điều tra về thời gian làm việc của người lao<br />
động ngoài quốc doanh cho ta thấy: Số người lao động hơn 8 giờ một ngày là 32,1%. Trong đó số người lao<br />
động từ 8 đến 10 giờ là 28.1% và số người lao động trên 10 giờ một ngày là 4,0%. Trong số 68,0% tổng số<br />
NLĐNQD còn lại là làm việc từ 6 đến 8 giờ một ngày thì có 5% số người chỉ làm 6 giờ là do họ không có đủ<br />
việc làm trong 8 giờ chứ không phải điều kiện và thời gian lao động của họ là tốt đẹp hay khách quan hơn và tất<br />
nhiên là thu nhập của họ cũng không được như họ mong muốn.<br />
3. Thu nhập của NLĐNQD<br />
Thu nhập là một trong những động lực chính thúc đẩy người lao động làm việc và gắn bó với doanh nghiệp.<br />
Bởi vậy người lao động luôn quan tâm đến thu nhập của mình. Bảng dưới đây cho ta thấy kết quả điều tra về<br />
mức thu nhập của NLĐNQD ở các khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay ở Thủ đô.<br />
Căn cứ vào kết quả trong bảng ta thấy mức lương của NLĐNQD làm việc trong các liên doanh cao hơn cả.<br />
Theo tính toán thì bình quân thu nhập của người lao động trong Liên doanh là 572.000 đồng/tháng.<br />
Thu nhập thấp của những người lao động cho các doanh nghiệp Tư nhân. Thu nhập bình quân là 280.000<br />
trong tháng. Người lao động Tự do có thu nhập nhiều hơn một chút, bình quân một người lao động tự do là<br />
286.000 đồng tháng .<br />
Bảng 6: Thu nhập của NLĐNQD trong các khu vực doanh nghiệp<br />
Khu vực Liên Hợp Tư Tự Chung<br />
Mức lương doanh tác xã nhân do<br />
< 200.000đ 0,5% 19,6% 48,2% 12,2% 21,5%<br />
201.000đ – 300.000đ 2,5% 61,7% 26,2% 80,5% 32,1%<br />
301.000đ – 400.000đ 31,2% 15,0% 13,3% 1,2% 18,1%<br />
401.000đ – 500.000đ 32,2% 1,9% 6,7% 4,9% 14,3%<br />
> 500.000đ 33,7% 1,9% 5,6% 1,2% 14,0%<br />
<br />
<br />
Thu nhập của người lao động trong khu vực Hợp tác xã là thấp nhất. Bình quân thu nhập của họ chỉ có<br />
265.000 đồng tháng.<br />
Nếu xét theo độ tuổi thì lớp người lao động trẻ ở độ tuổi dưới 30 tuổi có thu nhập bình quân là thấp hơn cả<br />
354.000 trong/tháng và lớp người lao động có thu nhập khá nhất là ớ độ tuổi từ 30 tuổi đến 39 tuổi bình quân là<br />
422000 đồng/tháng, còn lại ở độ tuổi trên 40 có thu nhập mức trung bình là 403.000 đồng/ tháng.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
76 Thực trạng người lao động ngoài quốc doanh ở Thủ đô Hà Nội<br />
<br />
<br />
Nhìn chung chỉ có những người lao động trong các cơ sở Liên doanh là có thu nhập tương đối cao.<br />
Còn lại ở các khu vực khác thu nhập bình quân của người lao động không có gì đáng gọi là khả quan. Thu<br />
nhập của họ cũng chỉ xấp xỉ thu nhập của những người làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh mà thời<br />
gian lao động của họ có khi còn phải kéo dài hơn.<br />
C. Một vài khía cạnh tâm tư của NLĐNQD<br />
1. NLĐNQD tự đánh giá về sự thay đổi trong cuộc sống của họ<br />
Từ các nguồn xuất phát ban đầu khác nhau, sau khi gia nhập vào đội ngũ NLĐNQD hiện nay họ tự đánh giá<br />
về sự thay đổi trong cuộc sống của bản thân so với trước ra sao; Kết quả điều tra cho thấy có tới 37,8% số người<br />
được phỏng vấn cho rằng thu nhập của họ khá hơn trước và nếu kể thêm 14,8 % vui vẻ hơn vì thu nhập hiện nay<br />
thì có tất cả 52,6% hài lòng với thu nhập của mình. Chỉ có 18,9% cho rằng thu nhập của họ thấp, còn lại 28.4%<br />
chấp nhận được thu nhập hiện nay và tự coi mức thu nhập so với trước là ổn định .<br />
Nếu khảo sát trên phương diện giờ tính thì ta có thể thấy mức thu nhập của nam giới thay đổi tốt hơn nữ<br />
giới. Trong khi đó 42,8% nam giới cho rằng thu nhập của mình khá hơn trước thì ở nữ giới tỷ lệ này chỉ có<br />
32,3% còn số nam giới vui vẻ với thu nhập của họ hiện nay là 18.9% thì con số này ở nữ giới chỉ có 7,5%.<br />
Ngược lại tỷ lệ nam giới cho rằng thu nhập của mình thấp hơn trước là 11,6% thì con số tương ứng nữ giới cao<br />
hơn nhiều 28,5%.<br />
Tìm hiểu sự thay đổi về thu nhập của đội ngũ NLĐNQD ta thấy ảnh hưởng của học vấn khá rõ rệt theo quy<br />
luật sau: Sự cải thiện cuộc sống ở người có học vấn thấp nhiều lên người có học vấn cao hơn. Cụ thể là cùng<br />
một đối tượng là lao động trực tiếp thì số người có trình độ học vấn cấp hai thấy thu nhập của mình cao hơn<br />
trước lên tới 59,5% trong khi đó số người lao động trực tiếp có học vấn cấp ba chỉ có 36,9%; 100% số lao động<br />
trực tiếp thù chữ cảm thấy thu nhập của mình khá hơn trước càng khẳng định thêm nhận xét trên. Nhận xét này<br />
cũng xuất hiện ở đội ngũ lao động trí óc trong đội ngũ NLĐNQD. Trong khi số lao động có trình độ đại học cho<br />
rằng thu nhập của mình cao hơn trước là 61% thì con số này ở những người có trình độ học vấn trên đại học chỉ<br />
có 40%. Hoàn toàn ngược lại nếu chỉ có 3,9% số lao động có trình độ đại học thấy thu nhập của mình thấp hơn<br />
có thể là có tới 20% số lao động có trình đô trên đại học thấy rằng thu nhập của mình thấp hơn trước.<br />
Phải chăng trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù là lao động chân tay hay trí óc, học vấn luôn luôn là yếu tố quan<br />
trọng giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn, do đó có thu nhập cao hơn, song cũng có đòi hỏi cao hơn và<br />
cũng khó thoả mãn hơn.<br />
2 . Người lao động ngoài quốc doanh với các phương tiện thông tin đại chúng<br />
Người lao động hiện nay sống trong một xã hội có nhu cầu về thông tin và đồng thời cũng có điều kiện tiếp<br />
nhận thông tin từ nhiều nguồn và phương tiện truyền tin khác nhau. Thông qua điều tra nhu cầu tìm hiểu chính<br />
sách của đảng và Nhà nước sẽ có thể đánh giá được nhận thức chính trị và nhận thức nói chung cũng như<br />
nguyện vọng của NLĐNQD ở Thủ đô ngày nay.<br />
Số liệu điều tra cho thấy NLĐNQD hiện nay rất quan tâm đến việc tìm hiểu các chính sách của Đảng và nhà<br />
nước. Phải chăng trình độ nhận thức khá cao của họ nên họ hiểu rằng các chính sách của Đảng và Nhà nước liên<br />
quan mật thiết đến đời sống của họ. Nếu như tỷ lệ người lao động tìm hiểu chính sách qua sách báo là trên 63%<br />
thì tỷ lệ tìm hiểu qua các phương tiện nghe nhìn (radio, tivi) là 84,9%. Cũng theo kết quả điều tra thì nam giới<br />
quan tâm nhiều hơn nữ giới. thí nghiệm dụ như 68,9% nam giới tìm hiểu qua sách báo thì nữ giới chỉ có 55,1%<br />
và 87,5% nam giới tìm hiểu qua radio và tivi còn con số này ở nữ giới cũng thấp hơn (81,3%).<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Ngô Minh Phương 77<br />
<br />
<br />
Phân tích số liệu điều tra theo lứa tuổi ta có nhận xét tuổi càng cao thì sự quan tâm tìm hiểu chính sách cũng<br />
tăng dần mặc dầu sự chênh lệch không phải là lớn lắm. Thí dụ trong lứa tuổi dưới 30 có 60% tìm hiểu chính<br />
sách qua sách báo thì ở lứa tuổi 30 đến 39 tuổi có tới 67,4% còn ở lứa tuổi trên 40 là 70.8%.<br />
Cũng từ các con số 63% NLĐNQD tìm hiểu chính sách qua báo chí, 84,9% qua ti vi... còn nói lên rằng điều<br />
kiện sống của người lao động ngày hôm nay được nâng lên. Các phương tiện và tiện nghi (báo chí, radio, ti vi...)<br />
mà người lao động có trong tay và nhu cầu nâng cao nhận thức của họ thể hiện qua việc tìm hiểu chính sách.<br />
3. Những mối quan tâm lớn của NLĐNQD:<br />
Khi được hỏi: “Hiện nay anh (chị) quan tâm tới van đề gì?” thì mối quan tâm hàng đầu của NLĐNQD là<br />
việc làm. Điều này thật dễ hiểu vì đối với người lao động có việc làm thì sẽ có thu nhập và có thu nhập thì mới<br />
đảm bảo được cuộc sống. Đối với NLĐNQD lại càng thiết thực hơn bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều<br />
mới hình thành nên sự ổn định của nó chưa có gì chắc chắn. Vả lại hợp đồng lao động giữa người lao động và<br />
chủ doanh nghiệp có thể chỉ là thoả thuận bằng miệng hoặc nếu như có ký kết bằng văn bản thì như đã trình bày<br />
ở trên, đa số chỉ có giá từ thời hạn trong 1 năm. Chính bởi vậy mà có tới 94,6% số người được phỏng vấn đều<br />
quan tâm tới việc làm và trong đó có tới 73,8% đặt nó lên hàng đầu trong số các vấn đề cần quan tâm. Mối quan<br />
tâm tới việc làm trở thành mối quan tâm lớn nhất bất kể NLĐNQD làm việc ở các khu vực khác nhau nào, có<br />
tuổi tác nào, giới tính nam hay nữ và học vấn cao hay thấp.<br />
Mối quan tâm được xếp vị trí thứ hai mà NLĐNQD đề cập tới là vấn đề thu nhập. Điều này thể hiện sự khác<br />
biệt giữa NLĐNQD và người lao động trong quốc doanh là ở người lao động trong quốc doanh thì mối quan<br />
tâm hàng đầu là thu nhập rồi mới đến việc làm. Tồn tại sự khác biệt này chính là biểu hiện rơi rớt của chế độ<br />
bao cấp ở một số nơi nếu không có việc làm thì người lao động càng nhàn mà vẫn được nhận trợ cấp hay lương.<br />
Theo số liệu điều tra thì có từ trên 69% số người được phỏng vấn coi thu nhập là mối quan tâm đáng được xếp<br />
thứ hai sau việc làm.<br />
Xem xét một số vấn đề khác như: việc quan tâm đến địa vị xã hội, trình độ học vấn, gia nhập tổ chức công<br />
đoàn, ta có thể đưa ra nhận xét là hầu như NLĐNQD không quan tâm tới. Thí dụ như về địa vị xã hội chỉ có<br />
13.4% số người được phỏng vấn quan tâm tới, trong đó chỉ 0,5% số người đặt nó vào vị trí quan tâm số 1. Đây<br />
cũng là một nét chuyển biến lớn trong quan niệm xã hội. Người lao động ngày nay đã không còn phải căn cứ<br />
vào làm việc trong cơ quan nhà nước mới có địa vị xã hội mới là đáng kể. Với họ ngày nay chỉ cần có việc làm<br />
và thu nhập cao là điều đáng quan tâm nhất. Nếu có cần nói thêm về vị trí xã hội trong quan niệm của<br />
NLĐNQD, ta cần nêu ra là: có tới 86,7 % số người trả lời không quan tâm đến vấn đề này.<br />
Vấn đề học vấn xem ra còn được quan tâm nhiều hơn là về địa vị xã hội bởi chỉ có 56.7% số người trả lời là<br />
tỏ thái độ không quan tâm tới trình độ học vấn. Tuy nhiên trình độ học vấn không phải là nằm trong số những<br />
quan tâm hàng đầu vì chỉ có 33,2% xếp nó vào mục tiêu quan tâm đúng vị trí thứ 3. Ta cũng có thể đưa ra thêm<br />
nhận xét là nam giới và lứa tuổi trẻ dưới 30 quan tâm tới học vấn nhiều hơn nữ giới và những người cao tuổi<br />
hơn (trên 30 tuổi).<br />
Một vấn đề mà lẽ ra người lao động phải quan tâm nhiều. Đó là việc ra nhập tổ chức công đoàn - tổ chức<br />
nghiệp đoàn bảo vệ quyền lợi của người lao động, thì lại nhận được sự quan tâm không cao bởi có lẽ (l3,4% số<br />
người được phỏng vấn cho biết không quan tâm tới tổ chức công đoàn. Điều này cho thấy tổ chức Công đoàn ở<br />
nước ta chưa làm được hết vai trò mà lẽ ra nó phải đảm nhận. Cũng chính vì vậy mà tổ chức công đoàn chưa thu<br />
hút được sự quan tâm của NLĐNQD. Tuy vậy cũng xin nêu ra ở đây có tới 38.5% số người được phỏng vấn xếp<br />
vấn đề tổ chức công đoàn là mối quan tâm thứ 3 sau việc làm và thu nhập.<br />
4. Những chính sách của nhà nước mà NLĐNQD quan tâm nhiều:<br />
Sau khi chọn ra một số chính sách có liên quan trực tiếp tới lợi ích của người lao động và yêu cầu NLĐNQD<br />
sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 5 cho lần lượt chính sách của bản thân quan tâm nhiều nhất trở<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
78 Thực trạng người lao động ngoài quốc doanh ở Thủ đô Hà Nội<br />
<br />
<br />
xuống, chúng ta được kết quả như sau: Đứng đầu mối quan tâm của NLĐNQD là chính sách giải quyết việc làm<br />
rồi tiếp đó mới là các chính sách bảo hiểm, bảo hộ lao động…<br />
Bằng cách chấm điểm đối với chính sách quan tâm nhất là 5 điểm, chính sách quan tâm thứ hai là 4 điểm ,...<br />
và chính sách không quan tâm là 0 điểm, ta có thể có điểm trung bình thể hiện mức độ quan tâm của NLĐNQD<br />
đối với các chính sách sắp xếp theo các thứ tự sau:<br />
Chính sách giải quyết việc làm: 4,4<br />
Chính sách bảo hộ lao động: 2,9<br />
Chính sách bảo hiểm xã hội: 2,7<br />
Chính sách bảo hiểm y tế: 2,0<br />
Chính sách nâng cao đời sống văn hoá: 1,5<br />
Khi phân tích vấn đề này theo các tiêu chí khác nhau như: loại hình doanh nghiệp của NLĐNQD, tuổi tác,<br />
giới tính, trình độ học vấn…. ta cũng đạt kết quả gần tương ứng với sự chênh lệch không đáng kể.<br />
Điểm nổi bật đáng nêu ra là kết quả điều tra này trùng lặp với kết quả điều tra đã trình bày ở mục 3. Nó nói<br />
lên mối quan tâm bức xúc nhất của họ chính là công ăn việc làm hàng ngày. NLĐNQD chờ đợi chính phủ giải<br />
quyết việc làm để hy vọng cho bản thân một cuộc sống có việc làm ổn định và cũng là để hy vọng cho thế hệ<br />
con em của họ khỏi rơi vào tình trạng thất nghiệp.<br />
Đối với các chính sách khác sự quan tâm của NLĐNQD thấp hơn rất nhiều, thậm chí một bộ phận trong số<br />
họ không quan tâm tới. Điều này nói lên tác động của các chính sách đó đến cuộc sống của họ còn rất ít.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />